• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÂN TÍCH CƠ CẤU ĐẦU TƯ VÀ MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dữ liệu nghiên cứu: Số liệu điều tra DNNVV giai đoạn 2007-2015 trên 9 tỉnh thành Việt Nam bao gồm: Hà Nội, Phú Thọ, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh và Long An và được thực hiện bởi Viện Lao động và Xã hội-Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Một vài kết quả phân tích thống kê

(Tính toán của tác giả trên bộ số liệu điều tra của viện Lao động và Xã hội)

 Số lao động trung bình trong các năm của DNNVV nhìn chung không thay đổi đáng kể, ở các doanh nghiệp này số nao động trung bình theo năm giảm dần từ năm 2007 lao động trung bình là 20.1 đến 2013 giảm còn 15.5 như vậy trong vòng 5 năm số lao động trung bình giảm khoảng 23%. Nguồn gốc của sự sụt giảm về lao động là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn vì vậy họ phải giảm bớt lao động.

(Tính toán của tác giả trên bộ số liệu điều tra của viện Lao động và Xã hội) Về vốn đầu tư: Vốn đầu tư trong các DNNVV tăng dần từ năm 2007 là 731 triệu đến năm 2011 tăng lên 3.695 triệu, sau đó lại giảm dần từ năm 2011 đến 2015 chỉ còn 103 triệu, sau tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới các doanh nghiệp nhà nước đã có các gói cho vay ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp. Vì vậy trong các năm 2009 đến 2011, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nâng cao năng lực sản xuất. Tuy nhiên, sau đó, vốn đầu tư có xu hướng giảm dần từ 2011 đến 2015 bởi năng lực tài chính đối với DNNVV còn hạn chế nên lượng đầu tư của họ cũng có giới hạn và trong thời gian ngắn.

(Tính toán của tác giả trên bộ số liệu điều tra của viện Lao động và Xã hội)

 Về lợi nhuận: Nhìn chung qua các năm lợi nhuận trung bình của DNNVV đều tăng từ mức 533 triệu vào năm 2007 lên 905 triệu vào năm 2011, đến năm 2013 lợi nhuận có giảm so với năm 2011 xuống còn 740 triệu, tuy nhiên lại tăng mạnh trở lại vào năm 2015 và đạt mức 105 triệu.

Khối các DNNVV với lợi thế nhỏ về quy mô và dễ thích ứng với những thay đổi trong sản xuất kinh doanh nên hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thường tốt hơn so với các doanh nghiệp lớn.

Mô hình và các biến số: Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình số liệu mảng để phân tích tác động của cơ cấu đầu tư, loại hình DNNVV cũng như ngành nghề sản xuất của doanh nghiệp đến khả năng phục hồi của doanh nghiệp như sau:

Mô hình 1: Phân tích tác động của yếu tố đầu tư đến khả năng phục hồi của doanh nghiệp

(1)

Trong đó, i là chỉ số theo đơn vị chéo( doanh nghiệp) và t là đơn vị thời gian(năm), là các đặc trưng riêng không quan sát được của doanh nghiệp và là sai số ngẫu nhiên.

là logarit tự nhiên của tỉ số giữa lợi nhuận và vốn biến này được tính trung bình trong hai năm 2013 và 2015 đây là giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế. Trong mô hình này, chúng tôi chọn tỉ số của lợi nhuận trên vốn làm biến đại diện cho khả năng phục hồi của doanh nghiệp bởi vì lợi nhuận là mục đích chính của hầu hết các doanh nghiệp. Lợi nhuận cao giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, dễ dàng tiếp cận với công nghệ hiện đại và lợi nhuận trên vốn cao thể hiện doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, lợi nhuận và vốn là các biến có sẵn trong bộ số liệu, đơn vị tính của lợi nhuận và vốn là nghìn đồng.

Labor: là trung bình của đầu tư cho lao động trong hai năm 2009 và 2011, đây là biến đầu tư cho lao động trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Trong khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới sản phẩm, áp dụng công nghệ vào sản xuất vì vậy đầu tư cho đào tạo lao động là một yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Machinery: là trung bình đầu tư cho máy móc và thiết bị trong hai năm 2009 và 2011. Đây là biến đầu tư cho máy móc thiết bị trong giai đoạng khủng hoảng kinh tế. Để vượt qua khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Do đó, đầu tư vào máy móc thiết bị sẽ tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Size: Quy mô(Vốn) của doanh nghiệp cũng là một yếu tố ỳ vọng đến khả năng phục hồi của doanh nghiệp.

Export: là biến giả. Biến này có giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp có xuất khẩu và bằng 0 nếu doanh nghiệp không có xuất khẩu. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra, các thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam bị ảnh hưởng. Do đó, xuất khẩu cũng được xem là yếu tố tác động lên lợi nhuận và sự phục hồi của doanh nghiệp.

Age: tuổi của doanh nghiệp (kinh nghiệm) cũng được xem là yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Type: yếu tố loại hình doanh nghiệp được chia làm ba loại: Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.

Sector: yếu tố ngành sản xuất được đưa vào mô hình với kì vọng tác động đến khả năng phục hồi của doanh nghiệp, chúng tôi chia ngành công nghiệp chế biến chế tạo thành 3 nhóm: nhóm 1 gồm các doanh nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm, nhóm 2 gồm các doanh nghiệp dệt may, in ấn và chế biến gỗ, nhóm 3 gồm các doanh nghiệp thuộc ngành hóa dầu, kim loại và phi kim.

PCI: là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Trong bài viết này, chúng tôi lựa chọn PCI là chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp, chỉ số này đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, biến này sẽ có tác động đến khả năng phục hồi và phát triển của doanh nghiệp.

Các biến số cơ bản được mô tả trong bảng 1.

Bảng 1: Thống kê mô tả các biến số

Biến số N Mean Std.Dev Min Max

Ln(Q/K) 3,433 -1.952045 1.196928 -7.462917 2.754967 labor 1,783 23.75996 358.317 0 13636.36

machinery 1,769 5.384892 55.46289 0 2000

size 3,495 5768601

4500

age 3,495 17.47067 9.357107 2 61

export 3,495 .0412017 9.357107 0 1

pci 18,314 57.51021 5.28611 49.76 64.83

(Tính toán của tác giả dựa trên bộ số liệu sử dụng phần mềm Stata) 4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM

1. Đối với các mô hình hồi quy, kết quả kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình tác động ngẫu nhiên (RE) và mô hình tác động cố định(FE) cho thấy, mô hình RE là phù hợp hơn trong cả hai trường hợp. Kết quả ước lượng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2. Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến sự phục hồi của doanh nghiệp

Biến độc lập Coef Std.Err(Robust) T P>

Labor 2.38.10-6 7.74.10-7 3.07 0.006 Machinery 1.39.10-7 2,19.10-8 6.35 0.000

Size .3919134 .0850889 4.61 0.000

Age .0110988 .0146004 7.96 0.000

export .3203577 .0705416 4.54 0.000

Pci .025045 .0027983 8.95 0.000

(Tính toán của tác giả dựa trên bộ số liệu sử dụng phần mềm Stata) Kết quả hồi quy (Bảng 2) cho thấy các biến Machinary, Size, Export, Age, PCI có ý nghĩa thống kê dưới 1%, các biến Labor có ý nghĩa thống kê ở mức dưới 5%, các biến này đều có tác động thuận chiều đến sự phục hồi của doanh nghiệp.

Hệ số của biến Labor cho thấy, nếu doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn cho lao động trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thì khả năng phục hồi sẽ nhanh hơn.

Hệ số của biến Machinery cho thấy trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, đầu tư vào máy móc, thiết bị, đầu tư cho công nghệ sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và sự phục hồi của doanh nghiệp.

Hệ số của biến Size cho thấy doanh nghiệp gia tăng số lượng lao động hoặc gia tăng tài sản(vốn) thì khả năng phục hồi sẽ tăng.

Hệ số của biến Age cho thấy tuổi của doanh nghiệp (kinh nghiệm) cũng tác động đến lợi nhuận cũng như khả năng phục hồi của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệp thì lợi nhuận trung bình cũng như khả năng phục hồi sẽ tốt hơn.

Hệ số biến Export cho thấy xuất khẩu ảnh hưởng đến lợi nhuận và khả năng phục hồi của doanh nghiệp, những doanh nghiệp có xuất khẩu thì khả năng phục hồi cao hơn doanh nghiệp không xuất khẩu.

Hệ số của biến PCI cho thấy, PCI ảnh hưởng đến sự phục hồi của các doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương sẽ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Bảng 3. Kết quả hồi quy sự phục hồi của doanh nghiệp theo nhóm ngành

Biến độc lập Coef Std.Err (Robust) T P>

Labor .0001257 .0000666 1.69 0.002

Machinery .0004567 .0002346 2.18 0.000 Sector2 .1740906 .2294972 0.76 0.017

Sector3 .1595607 .2345678 1.26 0.023

(Tính toán của tác giả dựa trên bộ số liệu sử dụng phần mềm Stata) Bảng kết quả hồi quy theo nhóm ngành sản xuất cho thấy, hệ số của các biến đều có ý nghĩa thống kê ở mức dưới 0.05% và đều có tác động đến khả năng phục hồi của doanh nghiệp, các biến không có ý nghĩa thống kê đã bị loại khỏi mô hình, theo kết quả hồi quy nói trên thì nhóm ngành chế biến lương thực, thực phẩm có khả năng phục hồi cao nhất trong ba nhóm ngành đã phân chia, điều này là phù hợp thực tiễn bởi vì nước ta chiếm tỉ trọng nông nghiệp lớn, nguồn lao động dồi dào với giá lao động rẻ, nguyên liệu đầu vào sẵn có và khá phong phú và vì vậy giá thành sản phẩm của ngành chế biến lương thực thực phẩm thấp. Thêm vào đó, Việt Nam là quốc gia có thế mạnh xuất khẩu ngành nông nghiệp và thực phẩm.

Đề cương

Tài liệu liên quan