• Không có kết quả nào được tìm thấy

CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 Thứ nhất, mở rộng cơ sở thuế tiêu dùng

ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU DÙNG CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA NỀN KINH TẾ

4. CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 Thứ nhất, mở rộng cơ sở thuế tiêu dùng

Đối với thuế XKNK: cơ sở thuế có thể được mở rộng thông qua việc giảm các trường hợp được miễn thuế. Trong đó, những mặt hàng tiêu dùng đa mục đích (như vừa phục vụ cho hoạt động giáo dục, vừa phục vụ cho các hoạt động văn phòng, công sở; vừa phục vụ cho hoạt động BVMT, nghiên cứu khoa học, vừa sử dụng để kinh doanh…) nên đưa ra khỏi diện được miễn thuế nhập khẩu. Bởi vì, hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế sẽ không phải nộp thuế nhập khẩu, nhưng khi hàng hóa này đến tay người tiêu dùng thì không thể đánh giá được việc miễn thuế ở khâu nhập khẩu có tác động hay có đem lại lợi ích gì cho người tiêu dùng hay không? Rất có thể sẽ dẫn đến việc người nhập khẩu, kinh doanh các mặt hàng này sẽ được hưởng lợi từ việc miễn thuế nhập khẩu, còn người trực tiếp sử dụng các hàng hóa này đúng mục đích lại không được hưởng lợi.

Ngoài ra, hiện hành các sắc thuế tiêu dùng, thuế thu nhập nội địa cũng đã có những ưu đãi nhất định đối với các hoạt động liên quan đến giáo dục, y tế, nông nghiệp, BVMT rồi, nên không đưa các hàng hóa có thể sử dụng cho các hoạt động này vào diện được miễn thuế nhập khẩu nữa.

Đối với thuế GTGT: qua phân tích, đánh giá cụ thể từng nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT theo quy định hiện hành, có thể nhận thấy, trong thời gian trước mắt, cần chuyển các nhóm hàng hóa, dịch vụ sau từ không chịu thuế sang chịu thuế GTGT nhằm mở rộng cơ sở thuế GTGT:

- Phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác; giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền. Việc điều chỉnh này sẽ giúp cho ngành sản xuất trong nước các mặt hàng trên giải quyết được khó khăn khi được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, đảm bảo sự bình đẳng và tăng sức cạnh tranh đối với hàng hóa nhập khẩu. Đồng thời, đối với các sản phẩm như thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác là sản phẩm đa mục đích (có thể sử dụng vào mục đích khác, thậm chí có thể làm thức ăn cho con người), việc chuyển sang chịu thuế sẽ hạn chế sự lợi dụng, gian lận khi người nộp thuế cố tình khai báo sai mục đích sử dụng để không bị chịu thuế. Các hàng hóa như máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ cũng nên điều chỉnh tương tự.

- Một số hoạt động có tính chất công cộng như dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện; tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp nếu do các tổ chức, cá nhân thuộc lĩnh vực tư cung cấp với mục đích kinh doanh thì nên đưa các hoạt động này vào diện chịu thuế GTGT. Điều này sẽ phù hợp trong điều kiện việc cung cấp các hàng hoá, dịch vụ công cộng sẽ có sự tham gia mạnh mẽ của lĩnh vực tư nhằm mục đích kinh doanh

Việc chuyển các nhóm này sang đối tượng chịu thuế không chỉ góp phần mở rộng cơ sở thuế, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, mà còn đảm bảo công bằng giữa các hoạt động sản xuất

kinh doanh; đồng thời giúp cho hoạt động bảo hộ sản xuất nội địa tốt hơn, do khi đó các hàng hóa này cũng phải chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu.

Đối với thuế TTĐB: Trong những năm tới, có thể cân nhắc mở rộng cơ sở thuế TTĐB bằng cách bổ sung vào diện chịu thuế các hàng hóa, dịch vụ sau đây

- Đồ uống có đường: Đây là loại nước giải khát được nhiều người yêu thích nhưng việc sử dụng chúng gắn liền với tăng năng lượng nạp vào cơ thể dẫn đến tăng cân và béo phì và nhiều ảnh hưởng xấu khác đến sức khoẻ bao gồm tim mạch và tiểu đường. Hiện trên thế giới đã có trên 40 nước thu thuế TTĐB đối với loại đồ uống này trong đó có 6 nước ASEAN đã thu thuế và xem xét thu thuế TTĐB đối với mặt hàng nước ngọt*. Do đó, việc bổ sung loại nước ngọt có đường vào diện chịu thuế TTĐB là phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay và thời gian tới cũng như theo thông lệ chung các nước đã thực hiện.

- Nước hoa, mỹ phẩm cao cấp, dịch vụ thẩm mỹ: Trong những năm gần đây, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã được nâng cao đáng kể nên một bộ phận dân cư có thu nhập trung bình khá trở lên sử dụng ngày càng nhiều các sản phẩm nước hoa, mỹ phẩm và đến với dịch vụ thẩm mỹ. Việc điều tiết thu nhập của bộ phận dân cư này là phù hợp với nguyên tắc đánh thuế TTĐB, vừa tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa góp phần đảm bảo công bằng xã hội.

- Các sản phẩm điện tử cao cấp như dàn âm thanh, máy ảnh, điện thoại di động… không phải là nhu cầu thiết yếu nên việc điều tiết một phần thu nhập của người mua các sản phẩm điện tử cao cấp này qua thuế TTĐB là một giải pháp hợp lý nhằm mở rộng cơ sở thuế để tăng thu thuế từ những người có khả năng chi trả khoản thuế này.

Có thể thấy, các hàng hóa, dịch vụ nói trên trong điều kiện hiện nay cũng như thời gian tới là những loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp mà thành phần sử dụng đa số là những người có thu nhập cao trong xã hội. Việc mở rộng diện chịu thuế TTĐB với những hàng hóa, dịch vụ này sẽ góp phần điều tiết thu nhập, định hướng tiêu dùng, mở rộng thêm được nguồn thu.

Đối với thuế BVMT: Một số loại hàng hóa cần nghiên cứu đưa vào diện chịu thuế BVMT trong thời gian tới bao gồm: Phân bón hóa học, chất tẩy rửa, chất kích thích tăng trưởng, khí than, khí thiên nhiên, pin, ắc quy… Các sản phẩm này hiện nay đang được sử dụng nhiều và cũng khó quản lý. Nếu quá trình sử dụng không đúng quy định sẽ gây đột biến gen, dị dạng, ung thư đối với con người, gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí. Mặc dù, mỗi loại có tính chất hóa lý khác nhau, cơ chế gây độc khác nhau nhưng ít nhiều đều có tác hại đến môi trường. Bởi đây rõ ràng là những sản phẩm mà trong quá trình sản xuất, lưu thông, lữu trữ, tiêu dùng hay vứt bỏ chúng đều có tác động xấu đến sức khỏe con người, đến môi trường sinh thái. Việc đánh thuế BVMT đối với các sản phẩm này sẽ góp phần tác động đến người sử dụng các hàng hóa này, họ có thể cân nhắc hạn chế sử dụng và qua đó động viên số thu ngân sách nhà nước để sử dụng cho mục đích BVMT.

Thứ hai, điều chỉnh một số quy định của các sắc thuế tiêu dùng theo hướng rõ ràng, minh bạch, tạo thuận lợi tối đa cho việc thực thi

- Đối với thuế XKNK, cần nghiên cứu đầy đủ và áp dụng toàn phần hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS) trong xác định mã hàng hóa và thuế suất. Nhanh chóng đưa các mặt hàng với các chủng loại, quy cách mới vào hệ thống đảm bảo hài hòa với các nước liên quan để thực

* Dự thảo Tờ trình của Bộ Tài chính kèm công văn số 10958/BTC-CST ngày 17/8/2017 Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB, Luật thuế thu nhập DN, Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật thuế tài nguyên

hiện thống nhất, tránh những sai sót, nhầm lẫn hoặc các vướng mắc trong quá trình áp dụng, vừa gây khó khăn trong quản lý, vừa không đảm bảo yêu cầu công bằng.

- Đối với thuế GTGT, cần quy định rõ ràng, đầy đủ hơn các trường hợp không chịu thuế GTGT, trong đó, xác định rõ như thế nào là hàng hóa nông sản, lâm sản, thủy sản đánh bắt, nuôi trồng chưa qua chế biến hoặc mới qua sơ chế thông thường, cách phân biệt với các sản phẩm này đã qua chế biến. Đồng thời, các quy định về đối tượng không chịu thuế cần được quy định rõ ràng hơn nhất là các trường hợp dựa trên đối tượng kinh doanh, mục đích sử dụng để xác định chịu thuế hay không chịu thuế.

Bên cạnh đó, cần xem xét, điều chỉnh về phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ thuế là phương pháp chính thống của chính sách thuế GTGT, thể hiện đúng việc điều tiết vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ và tính liên hoàn của thuế GTGT qua các giai đoạn luận chuyển. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT theo quy định hiện hành của Việt Nam rõ ràng không phải là một nội dung của thuế GTGT, bởi vì chủ yếu thuế được tính trên cơ sở doanh thu nhân với tỷ lệ thuế GTGT ấn định (trừ hoạt động kinh doanh vàng bạc, đá quý). Do vậy, trong tương lai, cần xem xét chỉ quy định một phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ thuế, các trường hợp hiện tại chưa thể áp dụng phương pháp khấu trừ thuế sẽ được tiếp tục hoàn thiện về sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ để áp dụng phương pháp này. Các quy định về hóa đơn điện tử, hình thành cơ sở dữ liệu về khai thuế, tính thuế của người nộp thuế hiện hành cũng đang là một trong những điều kiện đang được triển khai để thực hiện được nội dung nêu trên.

Ngoài ra, cần sửa đổi các quy định về hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp xuất khẩu và các doanh nghiệp có thuế suất thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn thuế suất thuế GTGT đầu vào. Bởi vì, theo quy định hiện hành, các DN khởi nghiệp đã đầu tư một lượng vốn ban đầu rất lớn nhưng đang trong quá trình đầu tư, chưa phát sinh doanh thu, chưa phát sinh thuế GTGT đầu ra hoặc đã phát sinh nhưng còn rất thấp họ vẫn không được hoàn thuế, gây khó khăn trong thời gian đầu tư ban đầu. Do đó, cần bổ sung quy định các doanh nghiệp mới thành lập, trong giai đoạn đầu tư có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết ở một mức nào đó sẽ được hoàn số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết. Tương tự, một số doanh nghiệp sản xuất các loại hàng hóa đang áp dụng thuế suất 5%, có thuế GTGT đầu ra thấp, nhưng khi doanh nghiệp mua sắm nguyên, nhiên vật liệu, hoặc nhập khẩu thiết bị để nâng cấp, bổ sung, thay thế thiết bị cũ, lạc hậu hoặc hết giá trị sử dụng... sẽ phát sinh thuế GTGT đầu vào với thuế suất 10% làm cho số thuế đầu vào lớn, không thể khấu trừ hết trong nhiều kỳ cũng cần được xem xét hoàn thuế để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp này.

- Đối với thuế TTĐB, cần điều chỉnh quy định về đối tượng chịu thuế TTĐB là thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm từ cây thuốc lá dùng để nhai, hút, hít, ngửi ngậm. Với cách quy định loại hàng hóa chịu thuế này, rõ ràng chúng đang được xác định vừa dựa trên mặt hàng, vừa dựa trên mục đích sử dụng và dựa cả vào cách thức sử dụng, đồng thời các văn bản hướng dẫn kèm theo không thống nhất. Bên cạnh đó, các quy định về khấu trừ thuế TTĐB đối với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hàng hóa về tiêu thụ cũng cần rõ ràng hơn khi phát sinh số thuế tính trên hàng hóa bán thấp hơn thuế đầu vào khấu trừ. Ngoài ra, cần nghiên cứu đơn giản hóa biểu thuế TTĐB hiện hành. Tuy sắc thuế này nhằm mục tiêu chủ yếu là điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt nên để đảm bảo yêu cầu điều tiết đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể, mức điều tiết cần chi tiết theo từng loại hàng hóa. Nhưng biểu thuế TTĐB hiện hành là quá phức tạp, chi tiết, nhất là đối với mặt hàng rượu, ô-tô, gây khó khăn trong tuân thủ và thực thi. Trong thời gian tới, cần nghiên cứu lại các mức thuế suất của các hàng hóa này theo hướng

đơn giản hóa, giảm bớt số lượng thuế suất, giảm bớt sự chi tiết quá mức đối với từng chủng loại sản phẩm để đảm bảo tính rõ ràng, khả thi của sắc thuế này.

- Đối với thuế BVMT, cần quy định chi tiết, cụ thể hơn về túi ni-lông chịu thuế. Luật thuế BVMT hiện nay chỉ tính thuế đối với túi ni-lông làm từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE hoặc LLDPE, trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định. Trong khi đó, túi ni-lông trên thị trường hiện hành được làm từ rất nhiều loại nhựa khác nhau, không chỉ ba loại quy định nêu trên, do đó, cần phải có các quy định rõ ràng hơn về các loại túi ni-lông có thành phần hạt nhựa nguyên liệu khác nhau, các căn cứ xác định là gì, trong trường hợp không có các căn cứ thì cách thức xác định như thế nào, trách nhiệm của NNT trong kê khai thuế như thế nào…

Tương tự, đối với các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ mối, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng chịu thuế BVMT cũng cần bổ sung thêm các quy định cụ thể hơn, bao gồm cả phương pháp xác định, cơ quan chịu trách nhiệm kiểm định, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không có thành phần… để giúp cơ quan thuế xác định được đúng đối tượng chịu thuế, đồng thời quản lý, kiểm soát được việc nhập khẩu, sản xuất và sử dụng các sản phẩm này trên thị trường Việt Nam.

Ngoài ra, cần xem xét, điều chỉnh thời điểm tính thuế đối với xăng dầu nhập khẩu: theo quy định hiện hành, xăng dầu nhập khẩu về để bán thì kê khai nộp thuế BVMT với cơ quan thuế, còn xăng dầu nhập khẩu để phục vụ sản xuất, tiêu dùng thì kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan ngay khi nhập khẩu. Quy định này có thể dẫn đến thất thoát tiền thuế đối với phần xăng dầu do chính các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối tiêu thụ và có thể số lượng xăng dầu kê khai xuất bán ít hơn số lượng xăng dầu thực tế nhập khẩu. Vì vậy, nên điều chỉnh quy định về việc thu thuế BVMT, giao cho cơ quan Hải quan thu các loại thuế phát sinh tại cửa khẩu nhập, phù hợp với quy định của Luật quản lý thuế.

Thứ ba, điều chỉnh mức độ điều tiết của các sắc thuế tiêu dùng để vừa đảm bảo nguồn thu NSNN, vừa thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển

- Xem xét, điều chỉnh thuế suất thuế GTGT: Trong bối cảnh hội nhập, một số nguồn thu suy giảm và không bền vững thì việc điều chỉnh thuế suất thuế GTGT với mục tiêu tiếp tục tăng tỷ trọng số thu của thuế GTGT trong trung hạn và dài hạn là cần thiết.

Trước mắt, vẫn giữ mức thuế suất 5% bên cạnh thuế suất 10% và thuế suất 0%; tuy nhiên, cần thu hẹp dần diện chịu thuế 5% để tiến tới áp dụng một mức thuế suất thuế GTGT ngoài thuế suất 0%. Khi đó, các mặt hàng có nhiều công dụng hay có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau cần đưa về thuế suất 10% để hạn chế gian lận, đồng thời thực hiện được xu hướng thu hẹp thuế suất 5% như lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá; thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, y tế, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học... Bên cạnh đó, nhóm các hàng hóa như hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành và chiếu phim, trình diễn thời trang, thi người mẫu, bóng đá, chiếu bóng, cung cấp nước sạch... hiện đang áp dụng thuế suất 5%. Tuy nhiên, hiện nay, việc cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ này đã được xã hội hoá sâu rộng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế nhằm mục đích lợi nhuận, do đó, cũng cần thiết phải chuyển sang chịu mức thuế suất 10%.

Trong dài hạn, cần xem xét điều chỉnh thuế suất thuế GTGT theo định hướng chỉ nên giữ lại một mức thuế suất ngoài thuế suất 0%. Đây cũng là một mục tiêu đã được đặt ra trong Chiến lược cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế Việt Nam đến năm 2010, tuy nhiên đến nay vẫn chưa thực

Đề cương

Tài liệu liên quan