• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỒNG BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Bước 1: Dựa vào dữ liệu về giá đóng cửa của cổ phiếu, tỷ suất lợi tức của cổ phiếu i ở tuần thứ t của mỗi năm được tính như sau:

3. Kết quả nghiên cứu

Bảng 3.1: Thống kê mô tả đồng biến động giá cổ phiếu Biến Số quan sát Giá trị

trung bình Độ lệch

chuẩn Giá trị

nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Be ta (β) 5679 1.023864 1.084673 -6.406054 9.27015 Logarit (R2/1-R2)

hay (Ψi) 5679 -2.688022 2.452311 -21.74169 2.322745 Nguồn: Tính toán dựa trên Stata

Thống kê mô tả biến logarit (R2/1-R2) hay(Ψi) của mẫu nghiên cứu cho thấy giá trị thấp nhất là -21,742, giá trị cao nhất là 2,323 và mức độ phân tán của hệ số Ψi là 24,52% cho thấy độ ổn định của hệ số Ψi là nhỏ. Đo lường đồng biến động giá cổ phiếu bằng cách biến đổi logarit (R2/1-R2) theo công thức (2) thì đồng biến động giá cổ phiếu trung bình của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian nghiên cứu là -2,688, giá trị ước lượng này cho thấy đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nằm trong phạm vi giá trị đồng biến động giá cổ phiếu của các nghiên cứu trước đây (Hsin &

Tseng, 2012; He và cộng sự, 2013; Hamdi & Cosset, 2014) được thực hiện tại các nước đang phát triển. Điều này cho thấy rằng giá cổ phiếu của các công ty niêm yết tại Việt Nam có xu hướng biến động đồng bộ với biến động chung của toàn thị trường và biến động của thị trường có ảnh hưởng lớn đến biến động giá của cổ phiếu niêm yết, phần lớn biến động trong giá cổ phiếu được giải thích bởi các thông tin chung của toàn thị trường.

Bảng 3.1 cho thấy hệ số beta có giá trị nhỏ nhất là -6,406 và giá trị lớn nhất là 9,27. Giá trị trung bình là 1,024 và mức độ phân tán của hệ số beta là 1,085. Đo lường đồng biến động giá cổ phiếu bằng giá trị hệ số β từ hồi qui mô hình (1), thì giá trị hệ số β = 1,024. Điều này hàm ý rằng, biến động trong tỷ suất sinh lời của cổ phiếu là do biến động chung của toàn thị trường gây ra, biến động tỷ suất lợi tức của cổ phiếu phụ thuộc lớn vào biến động chung của thị trường và ít chịu tác động bởi các thông tin thuộc về đặc thù của công ty. Như vậy, tại thị trường chứng khoán Việt Nam có tồn tại hiện tượng đồng biến động giá cổ phiếu của các công

ty niêm yết và biến động trong giá cổ phiếu của công ty có xu hướng đồng bộ với biến động chung của toàn thị trường.

Như vậy, cả hai thước đo của sự đồng biến động giá cổ phiếu đều cho thấy rằng tồn tại hiện tượng đồng biến động giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến động tỷ suất lợi tức cổ phiếu chịu ảnh hưởng lớn bởi các thông tin vĩ mô toàn thị trường hay giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có mức độ đồng biến động cao với biến động của thị trường. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với những phát hiện được rút ra bởi các nghiên cứu trước như: Morck và cộng sự (2000); Jin & Myers (2006);

Fernandes & Ferreira (2008); Dang, Moshirian & Zhang (2015). Kết quả rút ra từ nghiên cứu ủng hộ thêm lập luận về nguyên nhân dẫn đến đồng biến động giá cổ phiếu cao ở các nước có nền kinh tế đang phát triển đó là môi trường thông tin kém minh bạch và sự yếu kém trong bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Ngoài ra, thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường đang ở dạng cận biên và mức độ bất cân xứng thông tin lớn cũng là một nguyên nhân làm gia tăng sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường.

Kết quả này phù hợp với phát hiện của Jin & Myers (2006) đó là R2 cao ở những quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người thấp, quyền sở hữu của các nhà đầu tư cá nhân không được bảo vệ, ở những quốc gia mà có sự kém phát triển của hệ thống tài chính. R2 sẽ cao hơn ở các quốc gia mà không có sự minh bạch trong thông tin công bố của các công ty niêm yết. Kết quả này cũng phù hợp với phát hiện trong nghiên cứu của Morck và cộng sự (2000) đó là R2 cao hơn ở các nước có nền kinh tế mới nổi. Tại các quốc gia này các chỉ số vĩ mô, các sự kiện chính trị và những tin đồn trong nước có thể gây ra biến động giá cổ phiếu toàn thị trường. Ngoài ra, ở những quốc gia mà hạn chế trong các qui định liên quan đến việc bảo vệ các nhà đầu tư, sẽ xuất hiện hiện tượng bất cân xứng thông tin và một số đối tượng có lợi thế hơn về thông tin sẽ tìm kiếm lợi nhuận từ chính việc có lợi thế thông tin đó. Vì vậy, thông tin thị trường và thông tin của công ty sẽ không được phản ánh hết vào trong giá cổ phiếu, làm giảm đi sự biến động giá của cổ phiếu và từ đó giá cổ phiếu sẽ phụ thuộc vào sự vận động giá của các cổ phiếu khác trên thị trường và làm tăng sự đồng biến động giá cổ phiếu của toàn thị trường.

Môi trường thông tin của công ty niêm yết kém minh bạch, tính chính xác của thông tin về tình hình tài chính mà công ty niêm yết công bố không cao, điều này ảnh hưởng lớn đến niềm tin của nhà đầu tư. Hệ quả là, nhà đầu tư ít quan tâm đến các thông tin thuộc về đặc thù của công ty mà chủ yếu là dựa vào các thông tin thuộc về yếu tố vĩ mô chung của toàn thị trường để làm cơ sở cho quyết định đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư trên thị trường phần lớn là cổ đông nhỏ, các cổ đông nhỏ là nhà đầu tư cá nhân khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin của công ty niêm yết, đầu tư theo xu thế “đám đông”, chủ yếu dựa vào thông tin chung của thị trường để ra quyết định đầu tư. Các yếu tố trên kết hợp với nhau và làm gia tăng mức độ đồng biến động trên thị trường.

Sự khác biệt về các qui định của điều kiện niêm yết, công bố thông tin sẽ tác động đến mức độ đồng biến động giá cổ phiếu tại mỗi Sở giao dịch. Tác giả phân tích sự khác nhau về mức độ đồng biến động giá cổ phiếu của Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

Bảng 3.2: Đồng biến động giá cổ phiếu phân loại theo Sở giao dịch Biến Số quan sát Giá trị

trung bình

Độ lệch

chuẩn Giá trị

nhỏ nhất Giá trị lớn nhất HOSE

Be ta (β) 2661 1.058449 1.022236 -6.406054 9.27015 Logarit (R2/1-R2)

hay (Ψi) 2661 -2.40029 2.275963 -21.74169 1.784928 HNX

Be ta (β) 3018 0.9933696 1.13618 -5.713532 8.489588 Logarit (R2/1-R2)

hay (Ψi) 3018 -2.941718 2.571687 -18.89588 2.322745 Nguồn: Tính toán dựa trên Stata

Bảng 3.2 cho thấy giá trị Logarit (R2/1-R2) của HOSE cao hơn so với HNX, ngoài ra hệ số Be ta (β) của HOSE là 1,058 trong khi đó của HNX là 0,993. Điều này cho thấy rằng mức độ đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh là cao hơn so với các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Với qui định về qui mô vốn đối với các công ty niêm yết tại HOSE là cao hơn so với HNX, các công ty có qui mô vốn càng lớn (thể hiện thông qua giá trị vốn hóa thị trường cao) thì đồng biến động giá cổ phiếu càng lớn (Piotroski & Roulstone, 2004). Biến động trong giá cổ phiếu của các công ty có qui mô vốn lớn thường là chỉ dấu phản ánh xu hướng của các thông tin vĩ mô của nền kinh tế và biến động giá cổ phiếu của các công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn có xu hướng dẫn dắt biến động của thị trường, chính điều này càng làm gia tăng sự đồng biến động trên thị trường. Qui mô của công ty thường được dùng là chỉ tiêu để phản ánh môi trường thông tin của công ty, khi mà môi trường thông tin của các công ty niêm yết không minh bạch và kết hợp với sự yếu kém của môi trường thể chế trong vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư sẽ làm gia tăng sự đồng biến động giá cổ phiếu trên thị trường. Mặc dù có sự đồng biến động cao hơn nhưng mức độ phân tán của hệ số đo lường đồng biến động giá cổ phiếu tại HOSE là thấp hơn so với HNX.

Để đánh giá mức độ đồng biến động giá cổ phiếu giữa các năm, tác giả phân tích đồng biến động giá cổ phiếu từng năm trong giai đoạn nghiên cứu 2007-2017 như sau:

Bảng 3.3: Đồng biến động giá cổ phiếu theo năm nghiên cứu của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2007-2017

Năm Giá trị trung bình của đồng biến động giá cổ phiếu Đo lường bằng Logarit (R2/1-R2) hay (Ψi)

2007 -1.363621

2008 -0.0003385

2009 -0.5665148

2010 -0.915845

2011 -2.122655

2012 -2.028037

2013 -3.479981

2014 -2.801835

2015 -3.589342

2016 -3.828376

2017 -4.287174

Nguồn: Tính toán của tác giả

Đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam là cao nhất vào năm 2008 với giá trị củaΨi là -0,0003385, thấp nhất năm 2017 với giá trị củaΨi là -4,287174 và có xu hướng giảm dần trong giai đoạn nghiên cứu 2007-2017. Trong giai đoạn 2008-2010 đồng biến động giá cổ phiếu có xu hướng giảm, tuy nhiên tốc độ giảm là chậm và vẫn là giai đoạn có mức độ đồng biến động cao nhất trong khoảng thời gian nghiên cứu. Năm 2013 đồng biến động giá cổ phiếu giảm với tốc độ mạnh và sau đó có xu hướng giảm đều qua các năm đến năm 2017.

Đồng biến động giá cổ phiếu cao nhất trong giai đoạn 2008-2009 chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các bất ổn của nền kinh tế vĩ mô như: tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, thâm hụt ngân sách và thâm hụt vãng lai cao, lạm phát leo thang,… Năm 2008 chỉ số VN-Index có sự biến động lớn và tạo ra chênh lệch giữa giá trị cao nhất và thấp nhất của VN-Index là 634,22 điểm. Những ảnh hưởng bất lợi của môi trường vĩ mô của năm 2008 tiếp tục tác động đến thị trường chứng khoán trong năm 2009 và làm cho chỉ số VN-Index đạt mức thấp nhất là 236 điểm trong năm 2009. Những bất ổn của nền kinh tế vĩ mô và tác động cộng hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán, làm giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường sụt giảm và gây ra sự đồng biến động cao trong giai đoạn này.

4. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU

Đề cương

Tài liệu liên quan