• Không có kết quả nào được tìm thấy

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

CHỐNG CHUYỂN GIÁ TRONG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

CHỐNG CHUYỂN GIÁ TRONG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP

Việt Nam, doanh nghiệp vẫn khai báo lỗ lũy kế 236 tỷ đồng. Trong đó, riêng năm 2011 lỗ 141 tỷ đồng. Điều đáng chú ý khác ở đây là kinh doanh liên tục lỗ như vậy nhưng Keangnam vẫn tăng vốn đầu tư vào Việt Nam. Năm 2011 nâng mức vốn góp của chủ đầu tư từ 1.600 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng. Với dấu hiệu trên, cơ quan thuế đã vào cuộc, và cách thức chuyển giá của công ty dần được phơi bầy.

Keangnam Vina đã ký hợp đồng “chìa khóa trao tay” với Công ty Keangnam Enterprise là một thành viên cùng tập đoàn để làm tổng thầu. Keangnam Enterpise không chỉ đảm nhận việc khảo sát, thiết kế dự án, cung cấp thiết bị máy móc, thi công xây dựng mà còn cung cấp cả dịch vụ tư vấn tài chính, dàn xếp vốn vay. Keangnam Enterprise đã được chủ đầu tư Keangnam Vina chi trả tới 30 triệu USD, tương đương với 485 tỷ đồng. Riêng phí dịch vụ sắp xếp nguồn vay lên tới 20 triệu USD cho một khoản vay 400 triệu USD từ ngân hàng Kookmin Bank (là ngân hàng trong cùng tập đoàn) với mức lãi suất 12%/năm. Khoản chi phí tài chính cho lãi vay đã được Keangnam Vina hạch toán tính vào chi phí là 2.030 tỷ.

Một khoản lợi lớn đã được Keangnam Vina chuyển về Hàn Quốc qua chiêu thức dàn xếp giá vốn xây dựng, nâng khống đầu vào, nâng khống mức lãi suất vốn vay, chủ đầu tư Keangnam Vina thua lỗ liên tục, không nộp thuế TNDN ở Việt Nam trong khi tổng thầu Keangnam Enterprise ở Hàn Quốc được hưởng khoản lợi không nhỏ do chỉ phải nộp thuế nhà thầu ở Việt Nam, thấp hơn nhiều so với việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất thời điểm đó là từ 25-28%.

Sau khi cơ quan thuế vào cuộc, doanh nghiệp đã phải tự điều chỉnh mức lãi suất vay từ 12%

xuống còn ở mức 5-7%; điều chỉnh tổng giá trị hợp đồng xây dựng ban đầu từ mức 871 triệu USD xuống còn 699 triệu USD. Kết quả năm 2013 cơ quan thuế thanh tra chống chuyển giá tại Keangnam Vina năm 2013, niên độ 2007-2011 đã truy thu thuế TNDN 43,67 tỷ đồng; ngoài ra truy thu thuế GTGT số tiền 0,418 tỷ đồng; truy thu thuế TNCN số tiền 0,35 tỷ đồng; phạt hành chính 2,1 tỷ đồng; tính tiền chậm nộp 5,344 tỷ đồng.

Tuy nhiên, chế tài của cơ quan thuế có vẻ chưa đủ mạnh hoặc vẫn còn những chiêu thức chuyển giá mới mà cơ quan thuế chưa có đủ tài liệu để so sánh giá, đấu tranh với doanh nghiêp mà sau khi được thanh tra, Keangnam Vina vẫn tiếp tục kê khai lỗ: năm 2012 lỗ 985 tỷ đồng, năm 2013 lỗ 141 tỷ đồng, năm 2014 lỗ 985 tỷ đồng, năm 2015 lỗ 2.883 tỷ đồng và năm 2016 lỗ 1.978 tỷ đồng. Năm 2012, Keangnam Vina tiếp tục tăng vốn chủ sở hữu từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng; Chi phí lãi vay của Keangnam Vina năm 2015 và năm 2016 lên đến 2.000 tỷ đồng/năm.

Thứ hai, chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản khi thành lập hoặc góp vốn đầu tư

Hình thức chuyển giá này thường được các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện do có lợi thế về máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại. Mặt khác, do phía Việt Nam còn thiếu năng lực, trình độ, thông tin để thẩm định, đánh giá các loại thiết bị, công nghệ do phía nước ngoài góp vào liên doanh nên thường phải chấp nhận giá trị do đối tác đặt ra. Hình thức này phổ biến trong những năm đầu Việt Nam mới mở cửa nền kinh tế

Bảng: Một số trường hợp khai tăng giá trị tài sản góp vốn

STT TÊN DỰ ÁN GIÁ TRỊ

GÓP VỐN (USD)

GIÁ TRỊ THẨM

ĐỊNH (USD)

Chênh lệch (USD)

Tỷ lệ khai khống

1 Khách sạn Thăng Long ( Thành phố

Hồ Chí Minh) 496.906 306.900 190.006 62%

2 Trung tâm quốc tế dịch vụ văn hóa

Hà Nội 1.288.170 1.028.170 260.000 25%

3 Du lịch Sài Gòn - Vina Group 4.340.000 2.990.000 1.350.000 45%

4 Công ty ô tô Hòa Bình (Hà Nội) 5.823.818 4.221.520 1.602.298 38%

5 Công ty BGI Tiền Giang 30.850.000 23.550.000 7.300.000 31%

(Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu của tác giả Lê Thưởng Lạng, Lê Xuân Trường, Nguyễn Ngọc Tuyến, Đoàn Văn Trường) Qua tổng hợp cho thấy: Liên doanh khách sạn Thăng Long có giá trị tài sản khai báo liên doanh ban đầu là 496.406 USD nhưng khi thẩm định chỉ còn 306.900 USD, nhà đầu tư đã khai khống 190.006 USD, tăng 62% so với vốn góp. Trường hợp Trung tâm quốc tế dịch vụ văn hóa Hà Nội có giá trị tài sản khai báo ban đầu 1.288.170 USD, giá trị thẩm định 1.028.170 USD, nhà đầu tư đã khai khống 260.000 USD, tỷ lệ khai khống 25%. Dịch vụ Sài Gòn - Vina Group có giá trị khai báo ban đầu 4.340.000 USD, giá trị thẩm định lại là 2.990.000 USD, nhà đầu tư đã khai khống 1.350.000 USD so với vốn góp ban đầu, tỷ lệ khai khống 45%. Công ty ô tô Hòa Bình có giá trị khai báo 5.823.818 USD, giá trị thẩm định lại là 4.221.520 USD, nhà đầu tư đã khai khống 1.602.298 USD, tăng 27.51%. Công ty liên doanh BGI Tiền Giang nhà đầu tư khai báo 30.850.000 USD nhưng Công ty SGS thẩm định lại chỉ có giá 23.550.000 USD, nhà đầu tư đã khai khống 31%

so với giá trị thực tế do đưa thiết bị cũ vào liên doanh.

Thứ ba, chuyển giá bằng cách nâng khống giá trị TSCĐ đầu tư ban đầu

Việc nâng khống giá trị tài sản cố định là máy móc, thiết bị khi góp vốn đầu tư ban đầu cũng là hình thức chuyển giá khá phổ biến ở Việt Nam trong thời gian đầu mới mở cửa đón nhận đầu tư nước ngoài. Điển hình là Công ty Hualon Corporation có Giấy chứng nhận đầu tư số 472023000394 do Tỉnh Đồng Nai cấp ngày 30/12/1993. Vào Việt Nam từ năm 1993, với hơn 20 năm hoạt động kinh doanh doanh nghiệp báo lỗ triền miên. Nguyên nhân gây lỗ được doanh nghiệp này kê khai tới cơ quan thuế chủ yếu là do đầu tư máy móc thiết bị với trị giá 5.288 tỷ đồng, dẫn đến chi phí khấu hao hàng năm trên 250 tỷ đồng, ngoài ra chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu là nhập khẩu với giá cao nên giá vốn thường xuyên được đẩy cao hơn so với giá bán dẫn đến không phải nộp một đồng thuế TNDN ở Việt Nam. Năm 2011, doanh nghiệp nhập khẩu một bộ dây chuyền dệt vải từ bên liên kết nước ngoài với giá gần 16 triệu USD. Tuy nhiên, sau đó, bộ dây chuyền dệt vải này lại được bán cho một công ty khác nhưng với giá thấp hơn tới 40 lần, khoảng 400.000 USD, với lý do không phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh nên phải thanh lý, giá thanh lý bắt buộc phải rẻ hơn giá đặt hàng mua mới ban đầu để thu hồi vốn kinh doanh.

Thứ tư, chuyển giá qua tính phí bản quyền thương mại

Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam (Metro Việt Nam) là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, bắt đầu đi vào kinh doanh từ năm 2002 với số vốn ban đầu là 120 triệu USD, vốn pháp định 36 triệu USD. Công ty đã thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh 6 lần để nâng tổng vốn đầu tư bổ sung đến tháng 5 năm 2013 là hơn 301 triệu USD. Mạng lưới hệ thống kinh doanh của Công ty gồm 1 trụ sở chính, 15 chi nhánh gồm 19 trung tâm và 1 kho trung chuyển đặt ở 16 tỉnh, thành cả nước. Tuy nhiên, từ năm 2002 đến 2013 công ty kê khai lỗ với tổng số tiền 1.657 tỉ đồng và chỉ duy nhất 1 năm lãi 173 tỉ đồng. Thủ đoạn của Metro Việt Nam là thực hiện giao dịch liên kết với công ty mẹ ở Đức là Công ty Metro AG. Công ty mẹ đã tính chi phí nhượng quyền thương mại với chi phí cao, đồng thời để trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng, Metro Việt Nam không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với Bộ Công thương.

Thứ năm, chuyển giá qua nguyên vật liệu đầu vào

Ở một số lĩnh vực có tính đặc thù, nguyên vật liệu đầu vào phụ thuộc vào phía nước ngoài cung cấp, các doanh nghiệp liên kết phía nước ngoài thực hiện chuyển giá thông qua giá nguyên vật liệu đầu vào.

Công ty TNHH nước giải khát Coca cola Việt Nam được thành lập từ tháng 02/2014 đến nay chưa năm nào Công ty Coca Cola VN khai có lãi dù doanh thu tăng liên tục qua mỗi năm. Năm 2004 doanh thu 728 tỉ đồng, số lỗ là 110 tỉ đồng. Năm 2006 doanh thu vọt lên 1.026 tỉ đồng thì số lỗ lên đến 253 tỉ đồng. Năm 2010, doanh thu của Coca Cola VN lên đến 2.529 tỉ đồng nhưng chi phí lại lên đến 2.717 tỉ đồng, dẫn đến số lỗ 188 tỉ đồng. Lũy kế đến năm 2013 công ty này đã lỗ tổng cộng 3.768 tỉ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỉ đồng.

Nguyên nhân chính doanh nghiệp liên tục kê khai lỗ là do hương liệu được nhập trực tiếp từ công ty mẹ với giá rất cao. Trung bình chi phí nguyên phụ liệu chiếm trên 70% giá vốn, cá biệt năm 2006-2007 chi phí nguyên phụ liệu lên đến 80-85% giá vốn. Như năm 2010 chi phí do nhập nguyên vật liệu từ công ty mẹ lên đến 1.671 tỉ đồng trên doanh thu 2.329 tỉ đồng. Năm 2009 chi phí này là 1.065 tỉ đồng. Giải thích giá nguyên phụ liệu cao Công ty cho rằng do đây là sáng chế lâu đời, bao gồm cả chi phí chất xám, Công ty mẹ xuất bán nguyên liệu cho các công ty con ở nước khác với giá tương tự. Nguyên liệu đầu vào đều có tờ khai nhập khẩu chính ngạch, chứng từ thanh toán, chuyển tiền… đúng quy định. Doanh nghiệp vẫn kê khai thuế với cơ quan thuế đầy đủ, chấp hành đúng pháp luật của Việt Nam. Giá sản phẩm bán ra công ty tương đương với sản phẩm nước uống có ga trên thị trường Việt Nam nhưng thấp hơn giá thành. Công ty không tăng giá sản phẩm bán ra với lý do cạnh tranh, đang muốn mở rộng thị trường nước giải khát ở Việt Nam.

Thứ sáu, chuyển giá từ doanh nghiệp hết ưu đãi thuế, sang doanh nghiệp ưu đãi thuế TNDN

Hiện tượng chuyển giá không chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp FDI, chuyển giá còn diễn ra ở một số tập đoàn kinh tế, một số doanh nghiệp có quan hệ liên kết ngay ở trong nước để tối thiểu hóa số thuế TNDN phải nộp của cả tập đoàn. Để thực hiện hình thức chuyển giá này, các doanh nghiệp tính toán, chuyển lợi nhuận trước thuế TNDN từ doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi thuế TNDN sang doanh nghiệp đang hưởng ưu đãi thuế TNDN. Trường hợp các doanh nghiệp trong hệ thống không có thành viên nào được hưởng ưu đãi thuế, các doanh nghiệp vẫn có thể thực

hiện chuyển giá sang doanh nghiệp đang được chuyển lỗ để tối thiểu hóa số thuế TNDN phải nộp.

Một trường hợp điển hình đã được cơ quan thuế phát hiện ở Hải Phòng.

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng được thành lập năm 2004 tại Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, là địa bàn được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo điều kiện đặc biệt khó khăn: được áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 10% trong 15 năm kể từ khi có doanh thu; miễn thuế 4 năm, giảm thuế 9 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế. Năm 2006 doanh nghiệp bắt đầu có doanh thu và có thu nhập chịu thuế TNDN. Như vậy, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng được áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% từ năm 2006-2020; miễn thuế TNDN từ năm 2006-2012; giảm 50% số thuế TNDN phải nộp từ năm 2013-2021. Năm 2012 Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng chung vốn với một số cá nhân khác thành lập Công ty cổ phần tiếp vận có số vốn điều lệ 30 tỷ đồng, trong đó, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng đóng góp 45,6% vốn điều lệ, đồng thời Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng cắt một phần đất đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN cho Công ty cổ phần tiếp vận thuê để khai thác kinh doanh. Công ty cổ phần tiếp vận được hưởng ưu đãi thuế TNDN: áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% từ năm 2027, miễn thuế TNDN từ năm 2012-2015, giảm 50% thuế TNDN phải nộp từ năm 2016-2024. Theo quy định hiện hành thì Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng cho thuê đất dự án thì thu nhập từ hoạt động này không được hưởng ưu đãi thuế TNDN và Công ty đi thuê sẽ được hưởng ưu đãi thuế. Tuy nhiên, bằng hình thức thành lập mới doanh nghiệp để tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế TNDN nêu trên, hai doanh nghiệp đã trốn được 5,457 tỷ đồng tiền thuế TNDN.

Thứ bảy, thủ đoạn mua hóa đơn khống để che dấu doanh thu

Ông Tai Chung Tui (Đài Loan) đã gửi đơn tố cáo bà Lê Minh Đức, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng thương mại Nguyên Đạo (công ty Nguyên Đạo) và ông Jame Chung (quốc tịch Mỹ) thông qua hình thức chuyển giá và vốn đầu tư sang một doanh nghiệp khác do chính bà Lê Minh Đức thành lập, để chiếm đoạt gần 9 tỷ đồng và hơn 240 nghìn USD. Cụ thể, sau khi thành lập công ty Nguyên Đạo và chuyển nhượng 40% phần vốn góp cho ông Tui với giá 100 nghìn USD, bà Lê Minh Đức lại cho thành lập một công ty riêng là Công ty TNHH Một thành viên Thái Liên và sử dụng toàn bộ nhân viên và tài sản của công ty Nguyên Đạo để phục vụ việc kinh doanh của công ty Thái Liên. Toàn bộ các khoản thu nhập vốn có từ hoạt động kinh doanh của công ty Nguyên Đạo đều được chuyển sang công ty Thái Liên và những chi phí phát sinh của công ty Thái Liên lại do công ty Nguyên Đạo gánh chịu. Công ty Liên Thái như một nơi để chuyển mọi giá trị vốn góp và lợi nhuận từ công ty Nguyên Đạo. Ông Tui còn tố cáo bà Lê Minh Đức dùng thủ đoạn mua hóa đơn khống để che dấu doanh thu của công ty Nguyên Đạo cho những hợp đồng không có thực để được khấu trừ chi phí, trốn thuế với Nhà nước dẫn đến doanh thu của công ty thua lỗ. Hành vi này, được các chuyên gia cho rằng đây cũng là một hình thức chuyển giá sang công ty liên kết. Như vậy, các hình thức chuyển giá của các doanh nghiệp nội bộ tại Việt Nam hiện nay về độ phổ biến và phức tạp cần có những cuộc thanh tra thuế trên diện rộng mới có thể đưa ra được nhận định chính xác. Tuy nhiên, từ một vài vụ việc đã xảy ra trong thời gian qua có thể thấy, hiện tượng các doanh nghiệp nội địa tranh thủ lách luật để giảm số thuế nộp là hiện hữu và cũng khá đa dạng trong hình thức thực hiện.

Nguyên nhân

Các nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp tại Việt Nam

trong thời gian qua có thể kể đến cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

Nguyên nhân chủ quan như: Khung pháp lý cho hoạt động chống chuyển giá chưa đồng bộ và hoàn thiện; Năng lực quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của cơ quan thuế còn hạn chế;

Công tác cán bộ còn bất cập; Cơ sở dữ liệu để phục vụ cho công tác phát hiện, đấu tranh chống chuyển giá còn hạn chế cả về dữ liệu các bên có giao dịch liên kết và cơ sở giá...

Nguyên nhân khách quan như: Do xuất phát điểm nền kinh tế Việt Nam còn thấp, kéo theo đó là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước còn lạc hậu không đáp ứng yêu cầu quản lý; Do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ bên cạnh những thuận lợi là những thách thức đi kèm.; Do việc thu thập, sàng lọc thông tin trong bối cảnh các giao dịch quốc tế đa dạng, phức tạp trên phạm vi toàn cầu....

Đề cương

Tài liệu liên quan