• Không có kết quả nào được tìm thấy

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Để thực hiện ECMA sẽ tốn thời gian, công sức, tiền bạc thậm chí trong ngắn hạn phần lợi ích mang lại có thể không đủ bù đắp cho chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra. Nhưng về dài hạn, ECMA sẽ mang lại nhiều lợi ích, giúp tiết kiệm chi phí, thu được lợi nhuận, có ảnh hưởng tích cực đến môi trường. ECMA là lĩnh vực kế toán chi phí chủ yếu cho doanh nghiệp nhưng không thể phủ nhận vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy ECMA, để đưa ra một số khuyến nghị về bài học kinh nghiệm tại Việt Nam về thực hiện kế toán quản trị chi phí môi trường, nhóm tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc đẩy nhanh ứng dụng kế toán quản trị chi phí môi trường như sau:

3.1. Về phía cơ quan Nhà nước

ECMA mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp như: phân bổ chi phí chính xác, thiết kế sản phẩm, dây chuyền thân thiện môi trường, sử dụng nguồn lực hiệu quả, tiết kiệm chi phí, gia tăng cả hiệu quả kinh tế và môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy, có thể kết luận rằng chính phủ nên nhận ra sự cần thiết phải thúc đẩy ECMA. Một khi chính phủ hiểu và nhận ra những lợi ích của ECMA thì họ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và triển khai, có như vậy động lực để thực hiện ECMA mới được tạo ra.

* Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể thực hiện một loạt các biện pháp nhằm thúc đẩy và thực hiện ECMA như: Cấp giấy chứng nhận về môi trường mà nếu thiếu nó các doanh nghiệp không thể thành lập được, cấp giấy chứng nhận môi trường hàng năm về giải phóng mặt bằng để làm rõ vấn đề dòng chảy vật chất của vật liệu, cấp giấy chứng nhận môi trường làm rõ việc bổ sung, thay thế máy móc thiết bị sẽ không cản trở quá trình lưu thông và không ảnh hưởng đến hiệu quả nguồn nguyên liệu; Ban hành tài liệu hướng dẫn ECMA, đưa ra những nghiên cứu trường hợp cho việc ứng dụng ECMA; Xây dựng và thực thi các chính sách liên quan đến ECMA; Cung cấp tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động môi trường (EIA); Giới thiệu các ưu đãi cho các công ty đạt hiệu quả môi trường.

* Bộ Khoa học Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành xây dựng các dự án khoa học trong lĩnh vực sản xuất theo hướng tiết kiệm nguồn lực, tận dụng phế thải, thiết kế công nghệ mới vừa nâng cao hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trường; Phối hợp với Bộ Tài Chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu bổ sung hoàn thiện bộ tiêu chuẩn về ECMA phù hợp với yêu cầu phát triển.

* Bộ Tài chính

Do Bộ Tài chính là cơ quan chính phủ có thẩm quyền cao liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán, nên nó phải là cơ quan đi đầu trong việc nhận thức và hiểu được lợi ích của ECMA. Vì vậy, Bộ Tài chính cần phối hợp với Bộ TN & MT, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành hướng dẫn và quy chuẩn chung về ECMA, thiết lập chuẩn mực kế toán môi trường bắt buộc; Xây dựng nguyên

tắc kế toán các khoản chi phí môi trường nhằm quản lý và hạch toán thống nhất giữa các doanh nghiệp trong toàn ngành; Thống nhất mẫu biểu chi phí môi trường, báo cáo môi trường và hướng dẫn cụ thể với từng doanh nghiệp; Sử dụng báo cáo chi phí môi trường để quản lý và đưa ra quyết định mang tính bền vững cho ngành công nghiệp.

3.2. Về phía doanh nghiệp

Các nhà quản lý chịu trách nhiệm cho việc thiết lập và thiết kế tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức họ. Vì vậy, họ có thể phát triển các chương trình chính sách phù hợp với nhiệm vụ cho mục tiêu phát triển bền vững. Thông qua các dự án về ECMA đề cập ở trên, một số điều kiện quan trọng được phát hiện để giới thiệu và triển khai thực hiện ECMA đó là:

Cam kết của người quản lý cấp cao về ECMA: Thực hiện các dự án ECMA, cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của ECMA và cam kết của nhà quản lý cấp cao về ý thức, trách nhiệm môi trường cũng như thông tin môi trường. Nếu không có sự quan tâm và hỗ trợ của các nhà quản trị nội bộ, thì việc thực hiện các dự án ECMA sẽ đối mặt với nhiều thách thức và những khó khăn.

Thiết lập mối quan hệ giữa các phòng ban: Để thu thập các thông tin cần thiết, yêu cầu có sự tham gia của các phòng ban. Nhìn chung, thông tin về chi phí môi trường được thu thập dựa trên bộ phận môi trường, tuy nhiên bộ phận này lại không có kiến thức chuyên môn về thực hành kế toán. Ngược lại, bộ phận kế toán lại không thực sự có một sự hiểu biết đúng đắn về môi trường, giám đốc tài chính và kế toán trưởng thường duy trì vị trí bảo thủ về việc thay đổi tiếp cận hệ thống kế toán quản trị môi trường. Do đó, để đo lường và phân bổ chi phí môi trường có hiệu quả, các bộ phận cần hợp tác chặt chẽ với nhau. Đặc biệt là khuyến khích bộ phận kế toán tích cực tham gia vào các dự án ECMA.

Quy định về tính hiệu quả và chia sẻ mục tiêu: Thông thường, các thành viên có trách nhiệm càng cao thì hiệu quả hoạt động của các dự án ECMA càng tốt. Điều quan trọng là phải có một đội ngũ phù hợp và tất cả các thành viên chia sẻ các mục tiêu dự án. Một đội kiểm tra (Team Test Force - TTF) lý tưởng là một đội mà các bộ phận môi trường, kế toán và kỹ thuật được tham gia như là các thành viên quan trọng.

Nâng cao hiểu biết về ECMA cho các nhân viên trong doanh nghiệp: Để tận dụng thành công những thông tin về chi phí môi trường, hoạt động quản lý của công ty cần thiết phải có một sự hiểu biết chung về tầm quan trọng và tính hữu ích của ECMA. Ở giai đoạn đầu của dự án, tiến hành một chương trình đào tạo ECMA sẽ là một phương pháp hiệu quả để có được nhận thức chung.

Việc thiết lập một kế hoạch chi tiết về cách sử dụng thông tin kế toán quản lý môi trường nên được ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, việc đào tạo nhân viên để am hiểu về kế toán quản trị môi trường cũng như có kiến thức chuyên môn về báo cáo môi trường và thẩm định tài chính liên quan đến môi trường là điều cần thiết.

4. KẾT LUẬN

Hiện nay, bảo vệ môi trường đang được coi là một trong những vấn đề cấp thiết của toàn nhân loại. Dưới sự ảnh hưởng của nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu, thực trạng môi trường ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đang có chiều hướng đi xuống, biểu hiện ở những hiện tượng môi trường cực đoan như nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao, mưa lũ lớn và liên tục,…

Nguyên nhân chính là do sức ép từ quá trình phát triển KT - XH đã và đang tiếp tục làm gia tăng

nhiều áp lực đối với môi trường, gây ra không ít vấn đề bức xúc về môi trường, tác động tới sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng và làm thiệt hại đến kinh tế, làm gia tăng các xung đột liên quan đến môi trường trong xã hội. Trong đó, thành phần gây ô nhiễm môi trường nặng nhất chính là các doanh nghiệp sản xuất chỉ vì chạy theo lợi nhuận mà hy sinh môi trường. Chính vì vậy, kế toán quản trị chi phí môi trường (ECMA) ra đời như một phương pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp giải quyết được bài toán về bảo vệ môi trường.

Trong tương lai không xa, doanh nghiệp có chỉ số cạnh tranh cao nhất chính là doanh nghiệp đạt được yêu cầu về kinh doanh bền vững, nghĩa là đảm bảo cân bằng ba yếu tố: kinh tế, môi trường và trách nhiệm xã hội. ECMA giúp các doanh nghiệp tính toán chính xác và đầy đủ hơn chi phí môi trường, từ đó hỗ trợ các nhà quản trị trong việc ra quyết định và hoạch định chiến lược kinh doanh. Như vậy, với phương pháp luận tiếp cận có hệ thống của kế toán quản trị môi trường và những lợi ích mà nó mang lại, rõ ràng đây là một bộ công cụ rất hữu hiệu để hỗ trợ các doanh nghiệp đạt được yêu cầu này. Qua đó, ECMA cũng giúp Chính phủ trong vấn đề BVMT, khắc phục sự cố môi trường và xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường. Dù đem lại nhiều lợi ích nhưng thực tế là ECMA ở Việt Nam còn khá mới mẻ, vì vậy, cần thiết phải học hỏi kinh nghiệm từ những nước đi trước đã thành công trong ứng dụng ECMA như Mỹ, Anh, Nhật, Hàn Quốc. Các trường hợp nghiên cứu thí điểm, bài học kinh nghiệm ở các quốc gia trong việc thực hành ECMA và các vấn đề được đề xuất được xem như là một điểm khởi đầu tốt để chỉ ra một phương pháp hiệu quả nhằm ứng dụng ECMA cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. UNDSD (2001), Environmental Management Accounting: Procedures and Principles, United Nations Division for Sustainable Development, New York.

2. Rikhardsson, Bennett, Bouma & Schaltegger (2005), Implementing Environmental Management Accounting: Status and Challenges, Springer, Dordrecht.

3. IFAC (2005), International Guidance Document: Environmental Management Accounting, International Federation of Accountants, New York.

4. Jasch (2003), The use of Environmental Management Accounting (EMA) for indentifying environmental costs, Journal of Cleaner Production 11, pp. 667-676.

5. JMETI (2002), Environmental Management Accounting Workbook (available only in Japanese), Tokyo: Japanese Ministry of Economy, Trade and Industry.

6. Lê Thị Tâm, Nguyễn Thị Mai Anh (2016), Kế toán quản trị chi phí môi trường trên thế giới (Kỷ yếu hội thảo khoa học “Đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam - Những tác động đến doanh nghiệp, 2016 Học viện Ngân hàng.

Đề cương

Tài liệu liên quan