• Không có kết quả nào được tìm thấy

THÚC ĐẨY ÁP DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG DỊCH VỤ ĐẠI LÝ HẢI QUAN Ở VIỆT NAM

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Trong bối cảnh mở cửa giao thương mạnh mẽ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới như hiện nay, một đại lý hải quan sẽ đóng vai trò quan trọng trong thực thiện thủ tục hải quan đối với nhập khẩu và xuất khẩu hàng hoá cho khách hàng, cũng như cung cấp các dịch vụ khác có liên quan giao nhận hàng hóa, vận chuyển, bố xếp, kho bãi,... xuyên biên giới. Như vậy, có thể thấy, đại lý hải quan đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng của bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Với sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động giao thương quốc tế, dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cũng diễn ra sự cạnh tranh rất gay gắt, các đại lý hải quan thường phải mở rộng kết hợp thực hiện các dịch vụ có liên quan như giao nhận, vận chuyển, bốc xếp, kho bãi, . .để nâng cao khả năng cạnh tranh. Do vậy, trên thị trường, các doanh nghiệp có quy mô và tiềm lực tài chính lớn cung cấp các sản phẩm đa dạng sẽ có nhiều lợi thế hơn các DNVVN của Việt Nam. Các nghiên cứu thực tế cho thấy 3 rào cản lớn nhất đối với các DNVVN để nâng cao khả năng cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ đại lý hải quan là:

(1) Khả năng sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp. Theo khảo sát của VLA, có tới gần 70% doanh nghiệp logistics Việt Nam không có tài sản và chỉ 16% đầu tư trang thiết bị, phương tiện vận tải; 4% đầu tư vào kho bãi, cảng... còn lại phải thuê ngoài4*. Với quy mô như vậy, các doanh nghiệp logistics rất khó có thể khai thác được tính hiệu quả kinh tế về quy mô, vốn là điểm mạnh của hoạt động khai thác vận tải và kho bãi. Chuỗi cung cấp dịch vụ của các đại lý hải quan logistics ở Việt Nam luôn tồn tại một lượng nguồn lực tài nguyên chưa tận dụng được, đặc biệt là việc sử dụng dịch vụ vận tải bằng ô tô trong việc giao và nhận hàng hoá. Đây là một nguồn lực đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu khá lớn của DNVVN để đảm bảo khả năng vận chuyển hàng hoá chủ động đến khách hàng. Tuy nhiên, do nhu cầu của khách hàng phân tán trên nhiều địa bàn và tại nhiều thời điểm khác nhau nên hầu hết các doanh nghiệp đều gặp vấn đề làm thế nào để giảm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận sử dụng xe. Tình trạng xe chạy “rỗng” chiều về ngày càng tăng dẫn đến lãng phí rất lớn về cả nhiên liệu, nhân công và thời gian. Rất nhiều bài viết và báo cáo nghiên

4 http://cafef.vn/ky-7-70-dn-logistics-lam-an-co-lai-va-thi-truong-con-rat-tiem-nang-20151026163154993.chn

cứu đã chỉ ra tình trạng xe vận chuyển hàng hóa Bắc-Nam “chạy rỗng” chiều về là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp vận tải trên toàn quốc. Theo khảo sát của Viện Chiến lược và phát triển Giao thông vận tải về doanh nghiệp vận tải, con số về tình trạng “chạy rỗng” của xe tải cũng rất cao, khoảng 70%. Chính điều này đã khiến các chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ tăng thêm khoảng 30% so với giá trị thực. Tương tự với phía Bắc, các xe vận chuyển hàng hóa phía Nam cũng gặp tình trạng “chạy rỗng”. Theo ông Bùi Văn Quản, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM cho biết, có khoảng 50% xe tải chở hàng đi nhưng phải “chạy rỗng” về do không tìm được nguồn hàng. Vào những mùa lễ, tết, nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao, tình trạng xe

“chạy rỗng” có giảm một chút nhưng vẫn ở mức cao, khoảng 40%5.* Mặc dù hiện nay cũng đã có một số nhà cung cấp dịch vụ đưa ra một số mô hình kết nối giữa nhu cầu của khách hàng và các nhà cung cấp vận tải tuy nhiên mức độ thành công vẫn còn hạn chế do mức độ kết nối còn thấp, chi phí chưa rẻ, cũng như sự tin tưởng giữa các bên tham gia chưa cao.

(2) Chi phí về vốn và chi phí hoạt động tính trên dịch vụ cung cấp ở mức cao. Trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngành mạnh mẽ như hiện nay thì việc giảm chi phí đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp cung cấp đại lý hải quan ở Việt Nam, có 3 yếu tố chi phí quan trọng là: Một là, chi phí trả lương nhân viên, mà chi phí này cũng không ngừng tăng để đảm bảo doanh nghiệp có thể giữ được nhân viên giỏi cũng như thu hút được các nhân viên có năng lực về với công ty. Hai là các chi phí tiền vốn lưu động cho các hoạt động cung cấp dịch vụ trước cho khách hàng (như các khoản trả trước về thuế, phí, chi trả dịch vụ cho việc thuê các bên khác,...) và chi phí vận hành doanh nghiệp (chi phí thuê văn phòng, chi phí thuê mua và vận hành trang thiết bị, chi phí sử dụng phần mềm làm thủ tục hải quan,...). Những chi phí này phải một khoảng thời gian sau đó mới có thể thu hồi từ khách hàng để bù dắp. Điều này sẽ có thể dẫn tới những rủi ro khi khách hàng nợ tiền hoặc trì hoãn việc trả tiền khiến cho nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Để duy trì hoạt động doanh nghiệp, các DN có thể phải sử dụng các nguồn vốn vay khác.

Điều này sẽ làm tăng chi phí hoạt động. Ba là, chi phí liên quan đến duy trì hoạt động của lượng xe vận tải hàng hoá (chi phí nhiên liệu, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng,...) và thực tế những năm gần đây cho thấy chi phí này cũng có sự tăng lên liên tục.

(3) Sự cạnh tranh lớn về giá trên thị trường. Hiện tại dịch vụ đại lý hải quan của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) ở Việt Nam nhận áp lực sức ép cạnh tranh cả từ phía khách hàng và các đối thủ cạnh tranh. Điều này là do các doanh nghiệp có quy mô lớn và các công ty quốc tế hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải và logistics đã tạo ra các liên minh, cung cấp kết hợp nhiều dịch vụ có thể kết nối trên toàn thế giới bên cạnh dịch vụ hải quan đã đưa ra mức giá thấp hơn tạo ra sức ép cạnh tranh về giá nghiêm trọng. Do đó, nhiều đại lý hải quan của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) ở Việt Nam không thể chịu được áp lực từ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường và trở thành nhà cung cấp dịch vụ phụ cho các doanh nghiệp lớn này hoặc phải rời bỏ thị trường.

Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là nếu phát triển mạnh nền kinh tế chia sẻ sẽ đem lại những lợi ích gì cho DNNVV trong việc cung cấp dịch vụ đại lý hải quan. Có thể thấy rằng, trong nền kinh tế chia sẻ, việc triển khai các công nghệ mới trong quản lý có khả năng giúp tạo cơ hội chia sẻ tài nguyên giữa khách hàng và nhà cung cấp ở ba khía cạnh như phân tích tại bảng 1.

5 https://vilas.edu.vn/xe-rong-chieu-ve-va-giai-phap-cua-start-up-viet.html

Bảng 1. Phân tích những lợi ích đem lại từ việc sử dụng kinh tế chia sẻ trong dịch vụ đại lý hải quan

STT Các khía cạnh Lợi ích của nền kinh tế chia sẻ đem lại Khách hàng Nhà cung cấp dịch vụ 1 Tối đa hóa khả năng sử dụng

nguồn lực xe tải - Có thể lựa chọn nhà cung cấp gần nhất với giá thấp nhất, tiết kiệm thời gian và nhanh hơn.

- Có nhiều sự lựa chọn.

- Có thể nhận được nhiều công việc hơn.

-Thu nhập cao hơn.

- Cung cấp dịch vụ tiếp cận tới nhiều khách hàng hơn.

- Giảm lãng phí xe chạy rỗng chiều về.

2 Giảm áp lực cạnh tranh về giá từ

khách hàng và đối thủ Nhận được giá rẻ hơn với chất lượng dịch vụ tốt hơn.

- Có thể đặt ra giá rẻ hơn cạnh tranh với các công ty lớn và công ty quốc tế..

- Nâng cao tiềm lực cạnh tranh khi sử dụng tổng hợp nguồn lực của nhiều doanh nghiệp qua mạng lưới liên kết được với nhau.

3 Giảm chi phí cho khách hàng, doanh nghiệp và đa dạng hoá dịch vụ.

-Thuận tiện trong việc kết nối và phối hợp thực hiện dịch vụ.

-Tạo sự tin cậy trong sử dụng dịch vụ

- Giúp tạo ra sự đa dạng dịch vụ từ mạng lưới liên kết.- Giảm chi phí hoạt động

Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả Ngoài ra, nhờ sự liên kết kinh doanh, mô hình kinh tế chia sẻ có thể giảm chi phí hoạt động cho các DNVVN bằng cách sử dụng sức mạnh của nhóm để thuê, mua dùng chung cơ sở vật chất văn phòng điều hành, trang thiết bị, phần mềm,... trong các hoạt động dùng chung, từ đó, giúp doanh nghiệp đại lý hải quan vừa và nhỏ đưa ra các mức giá tương đương với các đối thủ của họ trên thị trường, thậm chí có thể thấp hơn và cung cấp các dịch vụ đa dạng hơn. Đây chính là những lợi ích rất rõ rệt cho các nhà cung cấp dịch vụ đại lý hải quan. Trong khi đó lợi ích đem lại cho khách hàng là tạo điều kiện giao dịch và phối hợp thực hiện dịch vụ ở một nơi, kết hợp sử dụng nhiều dịch vụ cùng lúc với sự tin cậy và giá cả hợp lý.

Để có thể thực hiện được mô hình kinh tế chia sẻ trong dịch vụ đại lý hải quan, vấn đề xác định nền tảng công nghệ quản lý nào hữu ích cho việc thuyết phục các doanh nghiệp vừa và nhỏ đại lý hải quan tham gia vào mạng lưới kinh tế chia sẻ là hết sức quan trọng. Các nghiên cứu chứng minh rằng công nghệ áp dụng cần giúp các bên tham gia dễ dàng truy cập mọi lúc mọi nơi và đơn giản sử dụng trên cả thiết bị máy tính và điện thoại di động. Khả năng tiếp cận và sự đơn giản có thể giúp các nhà cung cấp dịch vụ giảm sức ép đòi hỏi từ trình độ năng lực áp dụng công nghệ của nhân viên có trình độ kỹ năng máy tính thấp. Bên cạnh đó là việc khách hàng có thể kiểm tra công việc, tình trạng thực hiện dịch vụ mọi lúc mọi nơi, không phải chờ đợi và đồng thời có thể

tiết kiệm thời gian và tiền bạc để tìm kiếm dễ dàng một nhà cung cấp khác khi cần thiết. Ngoài ra, công nghệ áp dụng cần phải có một hệ thống nhận dạng và bảo mật mạnh mẽ. Các nhà cung cấp đại lý hải quan có thể đạt được niềm tin với khách hàng của họ về quyền riêng tư bảo mật thông tin bằng cách có các chính sách bảo mật mạnh mẽ. Cùng với những điều đó, hệ thống công nghệ áp dụng dựa trên việc chia sẻ nên rất cần có sự minh bạch và phân phối công việc công bằng giữa tất cả các thành viên tham gia và khách hàng.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, một doanh nghiệp công nghệ kinh doanh trên một nền tảng kinh doanh kỹ thuật số mới sẽ giúp tạo điều kiện cho các khách hàng tiếp cận với hàng hóa và dịch vụ mới của các nhà cung cấp một cách nhanh chóng và dễ dàng. Hơn nữa, công nghệ có sẵn sẽ giúp phù hợp với nhu cầu và dễ dàng cung cấp đem lại hiệu quả hơn, các thách thức của việc quản lý công nghệ trên cùng một nền tảng giúp người tiêu dùng giảm chi phí tham gia. Điều này cũng đã được minh chứng qua mô hình hoạt động của các công ty Uber, Grab,..

Đề cương

Tài liệu liên quan