• Không có kết quả nào được tìm thấy

KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP TRUNG - DÀI HẠN CHO VIỆT NAM 1. Khuyến nghị chính sách

CÔNG NGHIỆP 4.0 - KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

3. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP TRUNG - DÀI HẠN CHO VIỆT NAM 1. Khuyến nghị chính sách

cao cấp, thiết bị hàng không và vũ trụ, thiết bị cơ khí hàng hải và đóng tàu hiện đại, thiết bị đường sắt, phương tiện tiết kiệm năng lượng, thiết bị điện, nguyên nhiên liệu mới, thiết bị y tế hiện đại và dược phẩm sinh học, thiết bị nông nghiệp. Có thể thấy, các lĩnh vực đều gắn với công nghiệp truyền thống và đều có tính thương mại lớn, thể hiện ở các thị phần mục tiêu được thay đổi (Biểu đồ 6). Đóng góp kinh tế của chiến lược cũng được thể hiện cụ thể hơn khi đặt mục tiêu chủ đạo là nâng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm và nguyên liệu nói trên lên 40% năm 2020 và 70% năm 2025 [5]. Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính sách hy vọng bằng việc thực hiện chiến lược này, các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị toàn cầu, hợp tác hiệu quả với các nền kinh tế phát triển và các lĩnh vực khác như tài chính, y tế, giáo dục đều được hưởng lợi.

3. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP TRUNG - DÀI HẠN CHO VIỆT NAM

của đất nước cũng như ngành công nghiệp thiết yếu do một quốc gia không thể cạnh tranh với tất cả các quốc gia khác ở mọi lĩnh vực. Đồng thời, chính sách công nghiệp phải nhất quán, hướng tới một mục tiêu. Tiêu biểu chính là mô hình Made in China 2025 của Trung Quốc hay Cải cách công nghiệp 3.0 của Hàn Quốc.

- Thứ tư, chính sách phát triển công nghiệp cần được thích ứng với môi trường kinh tế trong nước và quốc tế theo hướng tăng cường nội lực đồng thời tận dụng các nguồn lực bên ngoài; đồng thời chính sách công nghiệp cần đồng bộ trong thực hiện với các chính sách khác như chính sách thương mại, chính sách phát triển khoa học công nghệ, chính sách nhân lực, chính sách xã hội…

3.2. Giải pháp phát triển một số lĩnh vực công nghiệp quan trọng

Từ những định hướng và khuyến nghị nêu trên, có thể đề xuất một số giải pháp cụ thể đối với một số lĩnh vực công nghiệp quan trọng của đất nước:

Thứ nhất, ngành luyện kim

- Cần thay đổi tư duy và quan điểm rằng luyện kim không phải là ngành công nghiệp mũi nhọn hay công nghiệp trọng điểm. Thực tế các nước đều cho thấy, nếu ngành luyện kim không phát triển thì quốc gia không thể có được nền công nghiệp chế tạo tiên tiến, vì hầu hết các ngành kinh tế đều sử dụng sản phẩm của luyện kim

- Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Công thương tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu khả năng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại theo đúng quy định của WTO và các FTA đã ký kết để bảo vệ ngành thép Việt Nam trước áp lực cạnh tranh của sản phẩm thép nhập khẩu.

- Hỗ trợ Formosa tháo gỡ khó khăn, vướng mắc sau sự cố môi trường để sớm đưa dự án sản xuất thép giai đoạn 1 vào hoạt động hết công suất trong năm 2019 và hình thành chuỗi ngành công nghiệp sau thép, công nghiệp hỗ trợ, nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm thép của Dự án Formosa Hà Tĩnh. Thúc đẩy các Dự án trọng điểm ngành thép triển khai đúng kế hoạch: Dự án thép Nghi Sơn của Công ty cổ phần thép Nghi Sơn và Dự án Liên hợp thép Quảng Ngãi của Tập đoàn Hòa Phát...

- Chỉ đạo, phối hợp với các doanh nghiệp chủ động theo dõi sát thông tin thị trường trong và ngoài nước để có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp; cân đối đủ nguyên liệu, vật tư cho sản xuất;

Thứ hai, ngành công nghiệp điện tử

- Xây dựng các biện pháp bảo vệ thị trường điện - điện tử tiêu dùng (như thuế phòng vệ, hàng rào kỹ thuật, chống gian lận thương mại, hàng giả và hàng nhập lậu…) đồng thời tập trung hỗ trợ một số doanh nghiệp triển vọng của Việt Nam trong lĩnh vực điện tử nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp này phát triển, đóng vai trò dẫn dắt thị trường điện tử trong nước, đặc biệt là các sản phẩm điện - điện tử gia dụng.

- Tiếp tục hỗ trợ hoạt động lắp ráp của Samsung tại Việt Nam; phối hợp với Samsung xây dựng hệ thống nhà cung ứng nội địa cung cấp cho hoạt động lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh.

- Đẩy mạnh thu hút các tập đoàn công nghiệp điện tử đã và đang có xu hướng rời bỏ Trung

Quốc do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tới đầu tư tại Việt Nam. Việc thu hút cần hướng vào các tập đoàn lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường và phù hợp với trình độ nguồn nhân lực của lao động Việt Nam

Thứ ba, ngành dệt may và da giày

- Xây dựng và hoàn thiện Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da dày Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản lý ngành trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

- Triển khai các hoạt động thu hút và hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực dệt nhuộm, đẩy mạnh hỗ trợ công nghệ nhuộm nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt vải và nguyên phụ liệu thông qua việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung, từ đó đảm bảo nguyên tắc xuất xứ sản phẩm dệt may trong nước nhằm tận dụng tối đa cơ hội từ các FTAs đã ký kết .

Thứ tư, ngành công nghiệp hỗ trợ

- Trước mắt, cần điều chỉnh, sửa đổi những quy định còn vướng mắc trong Nghị định số 111/2015/NĐ-CP liên quan đến phạm vi CNHT; làm rõ tiêu chí xác định đối tượng ưu đãi; rà soát, cập nhật và điều chỉnh danh mục các sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

- Triển khai hiệu quả Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ được phê duyệt tại Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ. Nghiên cứu sửa đổi Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về chính sách phát triển CNHT để thu hút đầu tư nguồn lực xã hội vào phát triển CNHT; Xây dựng cơ sở dữ liệu về các DN CNHT Việt Nam và cụm liên kết nhằm thúc đẩy kết nối giữa nhà cung cấp Việt Nam và các tập đoàn đa quốc gia có nhu cầu tìm kiếm nhà cung cấp tại Việt Nam; Triển khai hiệu quả các chương trình kết nối kinh doanh, liên kết giữa DN Việt Nam với các DN đa quốc gia, các công ty sản xuất, lắp ráp trong nước và nước ngoài; Xúc tiến kết nối đầu tư tại thị trường các nước mà Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do nhằm đa dạng hoá và mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm tạo cơ hội thị trường cho các sản phẩm CNHT…

4. KẾT LUẬN

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách góp phần quan trọng tạo nên những thành tựu phát triển công nghiệp đất nước.

Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, những năm gần đây có đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước, trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, cần nhanh chóng có những nhận định, đánh giá về tình hình trong và ngoài nước, tham khảo kinh nghiệm quốc tế cũng như khu vực để xây dựng chính sách công nghiệp quốc gia theo hướng bền vững.

Tài liệu tham khảo

1. Ban Kinh tế trung ương Đảng 2017, Chính sách phát triển công nghiệp quốc gia, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

2. Bộ Công thương (2018), Báo cáo Định hướng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp Việt Nam.

3. Bộ Tài chính (2017), Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Phản ứng chính sách của một số quốc gia, tại https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/tttc/r/m/cochechinhsach/cochechinhsach_

chitiet;jsessionid=P9pj7r9JFhGJjvCMaycTl9o0Pq5bs4sohhNP83V5BiOL7dj7s_

p D ! - 6 4 6 1 9 7 9 7 1 ! - 1 7 0 6 1 1 6 4 0 0 ? d D o c N a m e = M O F U C M 1 0 2 4 8 2 & _ a f r L o o p = 4 9 7 5 8 2 2 7 1 2 6 8 0 4 6 9 2 # ! % 4 0 % 4 0 % 3 F _ afrLoop%3D49758227126804692%26dDocName%3DMOFUCM102482%26_adf.ctrl-state%3D9xuwl8b49_4

4. Nguyễn Hoàng Hà 2017, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: thách thức và cơ hội cho phát triển, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Cải cách quốc gia để phát triển, Hà Nội ngày 24/3/2017.

5. Institute for Security and Development Policy (ISDP) 2018, Made in China 2025:

Backgrounder, June 2018, www.isdp.eu

6. Li, L 2017, China’s manufacturing locus in 2025: with a comparison of “Made in China 2025” and “Industry 4.0”, Technological forecasting and social change, Elsevier.

7. Đinh Tiến Minh (2018), Kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Nhật Bản, Hội thảo khoa học: Thực trạng, Định hướng và Giải pháp phát triển Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

8. OECD Economic Surveys: Greece 1975.

9. OECD Econimic Surveys 2013.

10. World Economic Forum (WEF) 2018, Readiness for the future of production, Report 2018, Geneva, Switzerland.

CHỐNG CHUYỂN GIÁ TRONG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP

Đề cương

Tài liệu liên quan