• Không có kết quả nào được tìm thấy

KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM

ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU DÙNG CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA NỀN KINH TẾ

1. KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM

Chính sách thuế tiêu dùng được hiểu là hệ thống những quan điểm, đường lối, phương châm điều tiết phần thu nhập dành cho tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân trong xã hội thông qua thuế tiêu dùng. Biểu hiện cụ thể của chính sách thuế tiêu dùng là các quy định tại các sắc thuế thuộc loại thuế tiêu dùng trong hệ thống thuế các quốc gia.

Các sắc thuế tiêu dùng tiêu biểu hiện nay là thuế giá trị gia tăng (GTGT - điều tiết đối với hầu hết các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB - chỉ điều tiết đối với một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt trong danh mục quy định như thuốc lá, rượu, bia, giải trí đặc biệt...), thuế bảo vệ môi trường (BVMT - điều tiết đối với các hàng hóa mà trong quá trình nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, lưu trữ và tiêu dùng có ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái) và thuế xuất khẩu, nhập khẩu (XK NK - áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu).

* Khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam. Tác giả nhận phản hồi: Email:

nguyendinhchien@hvtc.edu.vn - Điện thoại: 0913579977

Chính sách thuế tiêu dùng ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2018 được thể hiện qua các sắc thuế cụ thể sau:

- Chính sách thuế XK NK: thực hiện theo Luật thuế XK NK số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005 (giai đoạn 2011- 2016) và Luật thuế XK NK số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016 (từ 2016 đến nay).

- Chính sách thuế GTGT: thực hiện ở Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Sau đó, Luật này đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo các Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/04/2016.

- Chính sách thuế TTĐB: thực hiện ở Luật thuế TTĐB số 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008.

Sau đó, Luật này đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo các Luật số 70/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/04/2016.

- Chính sách thuế BVMT: thực hiện ở Luật thuế BVMT số 57/2011/QH12 ngày 15/11/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012.

Những kết quả đạt được của chính sách thuế tiêu dùng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2018 Chính sách thuế tiêu dùng thực thi ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2018 về cơ bản đã đạt được các mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Thể hiện cụ thể qua các nội dung sau:

Thứ nhất, Chính sách thuế tiêu dùng đã góp phần huy động nguồn thu lớn, ổn định cho ngân sách nhà nước

Biểu đồ 1: Kết quả thu thuế tiêu dùng trong tổng thu từ thuế và tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2018

[Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tông cục thuế và tự tính toán]

Với đặc điểm là điều tiết vào các hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, thuế tiêu dùng là loại thuế có phạm vi điều tiết rất rộng nên loại thuế này có khả năng mang lại nguồn thu lớn, ổn định cho ngân sách nhà nước. Trong giai đoạn 2011 - 2018, chính sách thuế tiêu dùng của Việt Nam đã phát huy tốt vai trò huy động nguồn thu, tổng số thu của 4 sắc thuế thuộc loại thuế tiêu dùng của Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu về thuế (chiếm từ trên 46% đến gần 60%) cũng như trong tổng thu của ngân sách nhà nước (chiếm từ trên 40% đến gần 48%).

Về từng sắc thuế cụ thể, thuế GTGT là sắc thuế chiếm tỷ trọng lớn nhất. Số thuế GTGT thu được đều có sự gia tăng qua các năm (nhất là số thuế GTGT thu được từ hoạt động SXKD trong nước) và chiếm khoảng 25% trong tổng thu NSNN, 32% tổng thu từ thuế.

Thuế XKNK cũng đã huy động được số thu đáng kể, góp phần ổn định nguồn thu cho NSNN và phát huy vai trò quản lý của Nhà nước trong chống gian lận thương mại, chống thất thu thuế.

Tổng thu về thuế XKNK trong giai đoạn này hầu hết đều vượt dự toán do Quốc hội giao, giúp cho ngành Hải quan Việt Nam cơ bản hoàn thành vượt mức dự toán thu (trừ năm 2012 và 2013 do chịu tác động lớn của kinh tế thế giới).

Biểu đồ 2: Số thu của từng sắc thuế trong tổng thu từ thuế tiêu dùng giai đoạn 2011 - 2018 (tỷ đồng)

[Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục thuế và tự tính toán]

Đối với thuế TTĐB, trong điều kiện hội nhập thời gian qua, số thu cũng chịu tác động lớn của việc cắt giảm thuế quan và thực hiện các FTA, tuy nhiên, số thu từ sắc thuế này cũng có sự gia tăng đáng kể. Ngoài ra, qua gần 8 năm thực hiện, số thu từ thuế BVMT đã có sự tăng trưởng so với số thu từ phí xăng dầu trước đây, góp phần tạo nguồn thu NSNN trang trải các chi phí liên quan đến việc bảo vệ, khắc phục các tổn hại về môi trường, đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững và thuế BVMT.

Bên cạnh vai trò đảm bảo nguồn thu NSNN của chính sách thuế tiêu dùng nói trên, các sắc thuế tiêu dùng còn đóng góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh cơ cấu thu ngân sách theo hướng bền vững. Tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN đã gia tăng qua các năm, trong khi tỷ trọng thu từ dầu thô không ổn định và có xu hướng giảm xuống, thu từ cân đối XKNK cũng giảm dần, thu từ viện trợ chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Thứ hai, Chính sách thuế tiêu dùng của Việt Nam đã đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế, thực hiện các cam kết trong WTO, đáp ứng yêu cầu hội nhập khi thực thi các hiệp định song phương, đa phương đã ký kết

Chính sách thuế tiêu dùng của Việt Nam ngay từ năm 2005 đã được rà soát, loại bỏ tất cả những quy định trái với nguyên tắc, thông lệ chung của WTO để Việt Nam thực hiện tham gia đầy

đủ vào WTO. Trong giai đoạn 2011 - 2018, chính sách thuế tiêu dùng tiếp tục có những điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo bám sát với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội, điều chỉnh kịp thời các biến động của nền kinh tế phù hợp với điều kiện hội nhập theo các cam kết song phương, đa phương mà Việt Nam có ký kết hoặc tham gia.

Chính sách thuế XNK đã tạo lập khuôn khổ pháp lý trong việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Các quy định tại Luật thuế XKNK đã tạo thuận lợi cho Việt Nam trong chủ động đàm phán hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về thuế trong WTO, Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN/AFTA, Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ cũng như các Hiệp định thương mại đa phương, song phương khác đúng lộ trình và có trách nhiệm.

Ngoài ra, việc quy định các biện pháp phòng vệ về thuế để tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hóa và đã được Luật hóa trong Luật thuế XNK năm 2016 đã tạo cơ sở pháp lý cần thiết, quan trọng cho việc áp dụng các biện pháp phòng vệ về thuế, bảo vệ sản xuất trong nước phù hợp thông lệ quốc tế và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

Chính sách thuế GTGT cũng được hoàn thiện theo hướng phù hợp với thông lệ chung thông qua các quy định như áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hóa xuất khẩu, hoàn thuế GTGT cho các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo; hoàn thuế cho đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao; hoàn thuế cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh...

Cùng với đó, các quy định trong Luật thuế TTĐB, luật thuế BVMT đã đảm bảo yêu cầu đối xử bình đẳng giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu, đồng thời có lộ trình xây dựng mức thuế phù hợp cho mức độ phát triển các ngành sản xuất hàng hóa chịu thuế trong nước.

Như vậy, về cơ bản, chính sách thuế tiêu dùng của Việt Nam đã đảm bảo phù hợp với quá trình hội nhập, làm tiền đề mở ra những cơ hội phát triển kinh tế, giao thương văn hóa và hợp tác chặt chẽ về chính trị, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ huy động nguồn thu cho NSNN, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thực hiện thành công hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ ba, Chính sách thuế tiêu dùng đã hướng đến điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển theo hướng bền vững

Chính sách thuế tiêu dùng thông qua các quy định tại Luật thuế XKNK đã góp phần bảo hộ hợp lý, có điều kiện, có chọn lọc đối với một số nhóm mặt hàng, ngành nghề cụ thể phù hợp với tiến trình hội nhập và định hướng phát triển.

Chính sách thuế GTGT cũng đã có những sửa đổi, điều chỉnh các nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế, tạo điều kiện cho việc tính thuế, khấu trừ thuế được liên hoàn giữa các khâu trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Việc sắp xếp, điều chỉnh lại hợp lý các nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5% và 10% đã góp phần nâng cao sự minh bạch về chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý, sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ Việt Nam trên thị trường quốc tế, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xuất khẩu.

Chính sách thuế TTĐB cũng đã trở thành công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng và phân phối thu nhập góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Thuế suất thuế TTĐB cũng được điều chỉnh theo hướng vừa điều tiết hợp lý thu nhập của người nộp thuế, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển theo định hướng của Nhà nước.

Ngoài ra, chính sách thuế BVMT đã góp phần nâng cao ý thức chung về BVMT trong tiêu dùng hàng hóa, hạn chế việc sản xuất, sử dụng các hàng hóa gây tác động xấu đến môi trường, qua đó đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững gắn với trong điều kiện toàn cầu hóa.

Thứ tư, Chính sách thuế tiêu dùng cơ bản đã đảm bảo được tính rõ ràng, minh bạch, khả thi, nâng cao tính hiệu lực và ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế

Chính sách thuế tiêu dùng đã thực hiện việc tập trung, đồng bộ các quy định về thuế tại các văn bản quy phạm pháp khác, tạo thuận lợi cho việc thực hiện. Các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật thuế được xây dựng tương đối đồng bộ và đầy đủ; bảo đảm về kỹ thuật soạn thảo, sử dụng từ ngữ chính xác, rõ ràng, nội dung minh bạch và đúng quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Các quy định pháp luật về thuế XKNK đã tạo ra hành lang pháp lý cho người khai hải quan, đồng thời cũng đòi hỏi các đối tượng này phải có ý thức tuân thủ pháp luật, tăng cường chất lượng thi hành chính sách thuế XKNK trong toàn quốc, tạo thuận lợi thương mại, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.

Bên cạnh đó, do có phạm vi điều tiết rộng, danh mục hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế không nhiều, nên thuế GTGT về cơ bản đảm bảo được tính liên hoàn giữa các khâu luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ; đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý và bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh trong xã hội. Tính liên hoàn giữa các khâu luân chuyển hàng hóa nói trên cùng với yêu cầu về sử dụng hóa đơn, chứng từ trong sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế đã tạo ra sự kiểm soát lẫn nhau giữa các đối tượng này, hạn chế được các gian lận về thuế, nâng cao hiệu quả quản lý và làm tăng khả tính khả thi của sắc thuế này trong quá trình áp dụng. Ngoài ra, một số quy định của Luật thuế GTGT hiện hành cũng đã góp phần nâng cao tính khả thi, tính hiệu lực của chính sách thuế GTGT như: quy định rõ các trường hợp không phải khai, tính, nộp thuế GTGT; quy định trường hợp tiêu dùng nội bộ phục vụ sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT không phải lập hóa đơn;

quy định rõ dịch vụ xuất khẩu không chịu thuế GTGT; đưa ra các quy định rất cụ thể về nguyên tắc, cách thức, điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào; quy định các trường hợp được hoàn thuế GTGT và các trường hợp không được hoàn thuế GTGT do không đầy đủ hồ sơ, chứng từ hay không thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật có liên quan…

Đề cương

Tài liệu liên quan