• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHỐNG CHUYỂN GIÁ TRONG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Bước 4- Thanh tra thuế về chuyển giá tại doanh nghiệp

chủ yếu sau: (i) Cam kết không chuyển giá dưới bất kỳ hình thức nào.; (ii) Tập hợp các dấu hiệu chuyển giá. (iii) Lập báo cáo và thông báo với cơ quan có thẩm quyền. (iv) Tổ chức thanh tra, kiểm tra xác minh tình hình thực tế. (v) Kết luận, truy thu và áp dụng các chế tài cần thiết khác.

Thứ sáu, hoàn thiện và tăng cường công tác thanh tra thuế chống chuyển giá - Ban hành quy trình thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá

Nội dung quy trình thanh tra có thể bổ sung thêm các bước phân tích hồ sơ theo các bước:

Bước 1- Phân tích hồ sơ kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Mẫu

chống chuyển giá. Nguồn nhân lực của các tổ chuyên trách chủ yếu là những kiểm tra viên thuế có kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, có kỹ năng phân tích dữ liệu, sử dụng được ngoại ngữ..

Vì vậy, để chống chuyển giá trong quản lý thuế TNDN, việc nghiên cứu đào tạo mới, đào tạo lại cho công chức thanh tra, kiểm tra thuế đặc biệt là ở bộ phận chuyên trách thanh tra thuế về chuyển giá ở Cục thuế các địa phương về kỹ năng nghiệp vụ thanh tra giá chuyển nhượng là hết sức cần thiết.

Về giảng viên đào tạo: Giảng viên đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra giá chuyển nhượng có thể mời các chuyên gia nước ngoài và chuyên gia trong nước.

Muốn chống chuyển giá phải đào tạo, bồi dưỡng cho lực lượng công chức hiểu được chuyển giá, nhận biết được các hoạt động chuyển giá. Nâng cao chất lượng công chức bộ phận chuyên trách thanh tra chuyển giá bằng biện pháp mời các chuyên gia nước ngoài, chuyên gia trong nước có kinh nghiệm về hoạt động chuyển giá để đào tạo cả về mặt lý luận và thực tiễn chuyển giá, kỹ năng thanh tra thuế chống chuyển giá sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động chống chuyển giá trong quản lý thuế ở cơ quan thuế địa phương phát triển đúng hướng, phát huy hiệu quả trong công tác chống chuyển giá.

Thứ tám, xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá rủi ro để phân tích, lựa chọn và xác định chính xác doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá

Tổng cục thuế cần xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá rủi ro để phân tích, lựa chọn và xác định chính xác doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá.. Phân loại và đánh giá doanh nghiệp FDI theo các tiêu chí cơ bản như: doanh thu, số nộp ngân sách/tổng doanh số, tổng tiền công/thu nhập khai thuế, chính sách ưu đãi đang được hưởng, số lượng lao động trong doanh nghiệp... Cùng với đó, ưu tiên kiểm tra và rà soát đối với các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ trong nhiều năm, không phát sinh doanh thu; hoặc các doanh nghiệp đang thua lỗ nhưng tiếp tục tăng vốn đầu tư và mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp độc lập theo từng ngành nghề kinh doanh có rủi ro cao trong quản lý giá chuyển nhượng và danh mục giá giao dịch trên thị trường của một số hàng hoá chủ yếu trên cơ sở tham khảo giá hàng hoá cùng loại tại các nước trong khu vực và trên thế giới làm cơ sở chung cho các Cục thuế sử dụng, phân tích rủi ro trong công tác quản lý giá chuyển nhượng; xử lý thông tin thu thập được phục vụ cho công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá và lưu trữ hồ sơ theo qui định.

Áp dụng phổ biến việc sử dụng tiêu chí đánh giá rủi ro để phân tích, lựa chọn, lập kế hoạch, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế đạt hiệu quả cao. Từ đó, các cấp trong ngành thuế xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT được chính xác, sát thực tế, tiết kiệm thời gian.

Tăng cường, đôn đốc giám sát doanh nghiệp kê khai giao dịch liên kết theo qui định tại Thông tư 66/2010/TT-BTC: kê khai đầy đủ các giao dịch liên kết theo mẫu GCN-01/QLT theo qui định.

Đối tượng kê khai không chỉ là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà ngay cả các doanh nghiệp trong nước. Đây là tiền đề quan trọng để cơ quan thuế phân loại người nộp thuế. Từ đó, nhận dạng và định vị chính xác các trọng tâm cần thanh tra.

Xây dựng các mẫu khảo sát, hoặc phiếu điều tra để yêu cầu doanh nghiệp báo cáo nhanh về các đối tác nước ngoài mà họ có quan hệ giao dịch. Đây cũng là những thông tin cần tập hợp vào dữ liệu để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra những năm sau.

Thứ chín, áp dụng các biện pháp hiệu quả nhằm kiểm soát giá hàng nhập khẩu, giá sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Đối với đầu vào là máy móc thiết bị:

Cần phải xây dựng ngay hệ thống cơ sở dữ liệu có tính lịch sử về giá giao dịch của các thiết bị mà nước ngoài đưa vào Việt Nam, tham khảo giá giao dịch của các loại thiết bị ở trên thị trường quốc tế. Tất cả các dự án đầu tư nước ngoài có liên quan đến việc nhập khẩu máy móc thiết bị cần có qui định rõ cơ chế thẩm định giá trị đối với máy móc, thiết bị bao gồm: đơn vị được phép thẩm định, năng lực của đơn vị thẩm định, thời gian thẩm định, tiêu chuẩn thẩm định giá máy móc thiết bị được áp dụng bao gồm tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn của Việt Nam...

Đối với nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu:

Cần xác định rõ giá nhập nguyên vật liệu có phải là giá trị thông thường của hàng hoá có thể được bán ở nước xuất khẩu. Cơ quan quản lý nhà nước cần có kế hoạch điều tra khảo sát ngay tại doanh nghiệp xuất khẩu nguyên vật liệu hoặc những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự cùng ở tại nước đó để hình thành bộ hồ sơ về các chi phí hợp lý của giá trị nguyên vật liệu đầu vào, làm cơ sở dẫn chứng cho việc xác định mức giá nhập khẩu hiện tại của nguyên vật liệu của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có đúng giá trị thật hay đây là hành động chuyển giá.

Đối với giá bán sản phẩm xuất khẩu:

Khi doanh nghiệp FDI xuất khẩu sản phẩm tới những nước được coi là thiên đường của thuế Thu nhập doanh nghiệp hoặc những doanh nghiệp có mối quan hệ về lợi ích kinh tế như cùng nằm trong một tập đoàn, có vốn góp cổ phần, cơ quan thuế cần điều tra kiểm soát kỹ lưỡng giá bán, đặc biệt khi giá bán nhỏ hơn giá vốn hàng bán của sản phẩm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật thuế thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và luật số 32/2013/QH13

2. OECD Transfer Pricing Guidelines for Multinational Enterpriceses and Tax Administrations (22 July 2010).

3. Tổng cục Thuế, Báo cáo kết quả khảo sát “Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá giữa doanh nghiệp Việt Nam với các bên liên kết giai đoạn 2006 -2010”, 2011, Hà Nội.

4. Nguyễn Khánh Thu Hằng, Nguyễn Thị Đoan Trang (2019), Hoạt động chuyển giá tại Việt Nam và những tác động đến nền kinh tế, http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/hoat-dong-chuyen-gia-tai-viet-nam-va-nhung-tac-dong-den-nen-kinh-te-302055.html

5. Đỗ Thiên Anh Tuấn (2018), Thực trạng chuyển giá và giải pháp chống chuyển giá ở Việt Nam, https://enternews.vn/thuc-trang-chuyen-gia-va-giai-phap-chong-chuyen-gia-o-viet-nam-136836.html

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI -

Đề cương

Tài liệu liên quan