• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn của DN

Chương 3: Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam

3.3. Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam

3.3.1. Nhóm giải pháp trực tiếp

3.3.1.4. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn của DN

175

TT Tên công ty Hệ số Z Tỷ lệ Nợ/VCSH

năm 2014 Tỷ lệ Nợ/VCSH an toàn

18 Công ty TNHH VSC-POSCO 2,79 1,17 1,49

19 Công ty TNHH VINAUSTEEL 2,46 2,61 1,95

20 Công ty TNHH VINA KYOEI 4,38 2,54 0,67

21 CTCP tập đoàn Hòa Phát 25,27 0,04 0,99

22 CTCP thép Biên Hòa 2,02 1,74 0,88

23 CTCP thép Nhà Bè 1,42 1,17 0,50

24 CTCP thép Thủ Đức 2,26 1,88 1,16

25 CTCP thép Đà Nẵng 0,79 1,95 0,45

176

Việt Nam mới phát triển ở giai đoạn sơ khai; quy mô các DN chưa đủ lớn mạnh để tiếp cận với hình thức huy động vốn này; thói quen sử dụng nguồn vốn tín dụng ngân hàng...Vì vậy, cần có những nỗ lực từ phía các cơ quan quản lý cũng như các DN để phát hành trái phiếu trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu đối với các DN. Về phía DN, cần có phương án đầu tư có tính khả thi qua đó xác định nhu cầu vốn và khả năng hoàn trả gốc và lãi cho nhà đầu tư. DN cần có định hướng trong việc gia tăng quy mô, đảm bảo năng lực tự chủ tài chính vì đây là một điều kiện cơ bản để tiếp cận với hình thức huy động vốn từ phát hành trái phiếu. Bên cạnh đó, DN cần xác định mức lãi suất hợp lý, loại hình trái phiếu phù hợp nhằm tăng tính hấp dẫn của trái phiếu đối với các nhà đầu tư.

Đối với những DN có quy mô nhỏ hơn, khó có thể phát hành trái phiếu, có thể cân nhắc huy động vốn thông qua các quỹ đầu tư hoặc các công ty đầu tư mạo hiểm vì đây là những trung gian tài chính sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm để đầu tư vào các DN nhỏ hoặc các DN mới thành lập nếu dự án của các DN đủ hấp dẫn. Điều này giúp các DN đa dạng hóa nguồn tài trợ, hạn chế rủi ro và chi phí sử dụng vốn.

Ngoài ra, thuê tài chính cũng là một hình thức huy động vốn phù hợp đối với các DN trong ngành thép do đây là ngành có nhu cầu lớn về đầu tư tài sản cố định. Hình thức huy động vốn này không những giúp cho DN có được tài sản đi vào hoạt động, nâng cao năng lực sản xuất mà còn giúp DN lựa chọn được thiết bị phù hợp, tiết kiệm thời gian, chi phí khi vay vốn thông qua sự trợ giúp chuyên nghiệp của các công ty cho thuê tài chính.

3.3.1.5. Xây dựng mô hình tái cấu trúc tài chính phù hợp với đặc thù của từng nhóm DN

Chiến lược tái cấu trúc DN và tái cấu trúc tài chính DN cần được thiết kế trên cơ sở đặc thù của mỗi DN gắn với tình hình thực tế của từng DN. Bối cảnh suy thoái kinh tế những năm qua nảy sinh nhiều nguyên nhân khách

177

quan và chủ quan dẫn đến DN phải thực hiện tái cấu trúc. Tùy từng hoàn cảnh cụ thể, DN lựa chọn phương thức tái cấu trúc hợp lý. Đối với các DN trong ngành thép có thể triển khai mô hình tái cấu trúc tài chính theo các nhóm DN như sau:

Đối với DN kinh doanh thua lỗ kéo dài: Kinh doanh thua lỗ khiến cho giá trị tài sản cũng như vốn chủ sở hữu của DN bị hao hụt dần. Nếu tình trạng này kéo dài, vốn chủ sở hữu sẽ bị hao hụt nhanh chóng, vô hình chung khiến hệ số nợ ngày càng tăng lên và rủi ro tài chính ngày càng đe dọa sự tồn tại của DN.

Khi rơi vào tình trạng này, một mặt đòi hỏi DN phải tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, mặt khác phải tái cấu trúc tài chính để cải thiện tình hình tài chính. Để giảm lỗ, DN cần cắt bớt những chi phí không cần thiết, hạn chế khoản vay đầu tư vào những dự án chưa thu lời được ngay, chấp nhận thu hẹp ngành nghề, rút bớt chi nhánh thiếu hiệu quả, đNy mạnh doanh thu bằng tăng khả năng tiêu thụ sản phNm; đồng thời DN nên thực hiện đàm phán ngay với các chủ nợ thông qua các giải pháp như chuyển đổi nợ thành vốn góp, bán nợ cho chủ nợ khác, cơ cấu lại thời hạn thanh toán, cho phép thêm vào các điều khoản bổ sung hợp lý vào các hợp đồng để giảm thiểu lãi suất vay phải trả…để tránh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán khi các hợp đồng vay đến hạn thanh toán.

Đối với doanh nghiệp mở rộng quá mức: DN cần đánh giá lại qui mô của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy khi DN mở rộng đầu tư quá mức sẽ dẫn đến sự tăng trưởng quá nhanh thậm chí rơi vào tình trạng quá "nóng". Điều này trước mắt dễ làm cạn kiệt các nguồn lực tài chính cũng như khiến cho cấu trúc tài chính mất cân đối nghiêm trọng. Trong trường hợp này, mặc dù đã huy động tối đa nguồn vốn bên trong nhưng không thể đáp ứng được yêu cầu DN buộc phải gia tăng huy động vốn từ bên ngoài như vay nợ qua hệ thống ngân hàng thương mại, phát hành trái phiếu và sử dụng tín dụng thương mại

178

từ các nhà cung cấp quá mức. Để tránh hệ số nợ quá cao, có thể làm DN mất kiểm soát trong trường hợp rủi ro xảy ra, DN phải kiểm soát chặt các dự án, chương trình đầu tư, có kế hoạch thu hồi vốn và trả nợ đúng hạn định hoặc tối thiểu cũng có các phương án dự phòng khi yếu tố không thuận lợi xảy ra.

Đồng thời giải pháp chia, tách, thanh lý các công ty con, các bộ phận không thiết yếu, thanh lý các tài sản không sinh lợi… hoặc sinh lợi kém là nhiệm vụ cần thực hiện.

Đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh hạn chế: cần xác định chiến lược kinh doanh, tăng cường tái cấu trúc hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như tập trung tích lũy gia tăng quy mô vốn.

Các DN năng lực tài chính hạn chế có thể xem xét phương án sáp nhập với các DN khác nhằm mở rộng quy mô và gia tăng năng lực cạnh tranh.

Đối với các doanh nghiệp là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ con: Đây là những DN sở hữu nhiều công ty con và công ty liên kết.

Ngoài nhiệm vụ cải thiện cấu trúc tài chính, tái cấu trúc tài chính trong các DN này cần quan tâm tới những vấn đề như: xóa bỏ sự bảo lãnh đối với các khoản nợ chéo giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn. Hạn chế việc nắm giữ cổ phần chồng chéo giữa các công ty trong tập đoàn. Tách biệt các hoạt động trong lĩnh vực tài chính ra khỏi các hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ.

Đối với những doanh nghiệp có năng lực tài chính đảm bảo, hoạt động kinh doanh hiệu quả mục tiêu tái cấu trúc tài chính nhằm vào: (i) tăng cường năng lực tài chính theo hướng phát triển bền vững; (ii) nghiên cứu khả năng mở rộng quy mô theo chiều dọc hoặc chiều ngang trong đó bao gồm cả nội dung phát triển các lĩnh vực kinh doanh sẵn có, có tiềm lực nhưng tỷ trọng đầu tư còn thấp; (iii) tăng cường năng lực quản trị tài chính tại DN.

Đề cương

Tài liệu liên quan