• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Chương 3: Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam

1.2. Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

1.2.3. Các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

1.2.3.2. Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của DN, dù chiều hướng tác động của các nhân tố đến cấu trúc tài chính của DN là khác nhau song về cơ bản các nhân tố bên trong DN có ảnh hưởng đến việc sử dụng nợ của DN bao gồm:

- Quy mô doanh nghiệp: Quy mô của DN thường được thể hiện qua chỉ tiêu tổng tài sản hoặc tổng doanh thu của DN. Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc sử dụng nợ và quy mô doanh nghiệp cho thấy mối quan hệ hai chiều. Theo nghiên cứu của Marsh (1982) [88] các DN có quy mô lớn

46

thường có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay tốt hơn các DN có quy mô nhỏ nên quy mô doanh nghiệp có quan hệ tỷ lệ thuận với hệ số nợ. Kết luận này cũng được minh chứng bằng các nghiên cứu của Agrawal và Nagarajan(1990)[35], Fama và Jensen(1983)[65], Rajan và Zingales (1995) [109], Barclay và Smith (1996) [41]. Tuy nhiên, nghiên cứu của Kester (1986) [81], Tisman và Wessels (1988) [119] chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô và hệ số nợ của DN. Ngoài ra, trong nghiên cứu của Bevan và Danbolt(2002) [43] quy mô DN có quan hệ ngược chiều với hệ số nợ ngắn hạn, ngược lại có quan hệ thuận chiều với hệ số nợ dài hạn.

- Hiệu quả hoạt động kinh doanh: Hiệu quả kinh doanh đo lường khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của DN thông qua các chỉ tiêu như khả năng sinh lời tài sản, khả năng sinh lời trên doanh thu, khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu.

Theo lý thuyết trật tự phân hạng, nhà quản trị DN bao giờ cũng có thông tin về giá trị DN tốt hơn nhà đầu tư bên ngoài. Sự bất cân xứng về thông tin dẫn đến chi phí huy động vốn từ bên ngoài sẽ cao hơn. Vì thế, nhà quản trị có xu hướng ưu tiên sử dụng các nguồn vốn nội tại trước, rồi mới đến các nguồn vốn vay mượn bên ngoài. Ngoài ra, nghiên cứu của Kester(1986)[81], Friend và Lang(1988)[69] đã chỉ ra rằng hệ số nợ của công ty có mối quan hệ nghịch biến với hiệu quả hoạt động hay công ty có tỷ lệ thu nhập ở mức cao có thể duy trì tỷ lệ nợ thấp bởi họ có khả năng tự tài trợ bằng nguồn vốn bên trong.

Tương tự, các nghiên cứu thực nghiệm của Pendey (2001)[104], Huang and Song (2002)[77], Braduri (2002)[44] ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi cũng cho thấy hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ ngược chiều với hệ số nợ.

Mặt khác, lý thuyết tĩnh lại chỉ ra mối quan hệ đồng biến giữa mức độ sử dụng nợ với hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN bởi các công ty có hiệu quả cao thường gánh chịu nghĩa vụ về thuế lớn hơn do đó việc sử dụng nợ giúp đem lại lợi ích về thuế.

47

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng mối quan hệ giữa mức độ sử dụng nợ và hiệu quả hoạt động của DN không diễn ra một cách đồng điệu. Diamond (1991) [60] đã chỉ ra rằng chính sách tài trợ của các DN có khả năng sinh lời ở mức thấp thường phụ thuộc vào nguồn vay ngắn hạn trong khi các DN có khả năng sinh lời ở mức cao lại phụ thuộc chủ yếu vào các khoản nợ dài hạn.

- Mức độ tăng trưởng: Mức độ tăng trưởng của DN thường được đo lường thông qua tốc độ tăng tài sản hay doanh thu. Khi DN trong giai đoạn tăng trưởng, niềm tin của các nhà đầu tư vào DN sẽ cao, vì vậy khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài càng lớn để tài trợ cho tài sản của DN. Theo lý thuyết bất cân xứng công ty có tỷ lệ tăng trưởng cao thường phải đối mặt với bất cân xứng về thông tin cao hơn do vậy thường có tỷ lệ nợ cao hơn (Gul, 1999)[71]. Tuy nhiên, nghiên cứu của Titman & Wessels (1988)[119], lại cho rằng công ty có mức độ tăng trưởng cao thường có hệ số nợ ở mức thấp.

- Cơ cấu tài sản: Cơ cấu tài sản được đo lường thông qua chỉ tiêu tỉ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản. Cơ cấu tài sản của DN thường phản ánh đặc trưng về lĩnh vực hoạt động kinh doanh mà DN tham gia. Về mặt lý thuyết, khi tỉ lệ tài sản dài hạn trong đó tài sản cố định chiếm tỉ trọng lớn, DN có cơ hội thế chấp các tài sản này để tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài. Các nghiên cứu của Scott (1976)[115], Haris và Ravis (1990)[74], Rajan & Zingalis (1995) [109], Chittenden, F., Hall G. & Hutchinson, P. (1996)[55], đều chỉ ra rằng công ty có tỷ trọng tài sản dài hạn (tài sản có thể đảm bảo cho các khoản vay) cao thường vay mượn nhiều hơn. Nói cách khác hệ số nợ của DN thường có quan hệ thuận chiều với giá trị tài sản đảm bảo.

- Khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán thường dùng để đo lường khả năng DN có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hoặc các khoản nợ đến hạn. Khả năng thanh toán của công ty ảnh hưởng hai chiều đến cấu trúc tài chính. Trước hết, khi công ty có khả năng thanh toán ở mức cao có thể

48

có hệ số nợ dài hạn cao tương ứng để đáp ứng cho khả năng có được các khoản vay ngắn hạn. Từ quan điểm này, khả năng thanh toán và hệ số nợ có mối quan hệ thuận chiều. Tuy nhiên, công ty có tài sản có tính thanh khoản cao có thể dùng tài sản đó để tài trợ cho các khoản đầu tư. Nếu điều này xảy ra, khả năng thanh toán và hệ số nợ của công ty có mối quan hệ ngược chiều.

- Lợi ích của lá chắn thuế từ khấu hao: Công ty có thể sử dụng khấu hao như một tấm lá chắn thuế để giảm bớt thuế thu nhập DN phải nộp. Theo nghiên cứu của De Angelo và Masulis (1980) [57] các khoản giảm trừ thuế không liên quan đến vay nợ có thể được dùng để thay thế lợi ích thuế từ vay nợ. Vì thế, một công ty có tỷ lệ lợi thuế từ khấu hao lớn kỳ vọng sẽ giảm được mức độ sử dụng nợ trong cấu trúc tài chính. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra mối quan hệ có tính hai chiều giữa lợi ích của lá chắn thuế từ khấu hao đến cấu trúc tài chính của DN. Chẳng hạn, trong nghiên cứu của Bradley và cộng sự (1984)[47], Campbell và Jerzemowska (2001)[48]chỉ ra lợi ích từ lá chắn thuế từ khấu hao có quan hệ thuận chiều với hệ số nợ. Tuy nhiên, nghiên cứu của Chaplinsky and Niehaus (1993)[52], Wald (1999)[123] chỉ ra mối quan hệ ngược lại.

- Chu kỳ sống và giai đoạn phát triển của DN: Sự phát triển của một DN thường trải qua bốn giai đoạn: giai đoạn hình thành, giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn phát triển ổn định và suy thoái. Mỗi DN cần tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của mình mà có quyết định tổ chức cơ cấu nguồn vốn hợp lý, đảm bảo tính hiệu quả và hạn chế các rủi ro trong kinh doanh. Thông thường, trong giai đoạn hình thành thường có tỷ trọng nợ vay thấp, sau đó tăng dần ở giai đoạn tăng trưởng và phát triển và cuối cùng trong giai đoạn suy thoái thường giảm dần tỷ trọng nợ trong cơ cấu nguồn vốn.

- Trình độ quản lý và thói quen sử dụng nợ của nhà quản lý: Về mặt lý thuyết nếu nhà quản lý không dám chấp nhận mạo hiểu trong kinh doanh thì thường chọn cơ cấu nguồn vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu. Ngược lại, nếu

49

người lãnh đạo dám chấp nhận mạo hiểm, rủi ro thì dễ gia tăng việc sử dụng nợ trong cơ cấu nguồn vốn để hi vọng gia tăng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập một cổ phần thường (EPS) đồng thời chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn do sự giảm sút khả năng thanh toán cũng như mức độ an toàn về tài chính.

1.2.4. Tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

Đề cương

Tài liệu liên quan