• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 3: Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam

2.2. Thực trạng cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam

2.2.1. Khái quát tình hình tài chính của các DN trong ngành thép Các công ty trong mẫu nghiên cứu

2.2.1.2. Cơ cấu tài sản

97

Mặc dù quy mô vốn kinh doanh bình quân trong các DN có sự gia tăng song tính bền vững không cao. Điều này là do các DN chủ yếu khai thác nguồn vốn vay để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng. Trong giai đoạn ngành thép tăng trưởng mạnh, nắm bắt cơ hội thu lợi nhuận cao trong ngắn hạn, các DN thép kể cả các DN chuyên kinh doanh thương mại cũng ồ ạt đầu tư các nhà máy luyện, cán thép với công nghệ lạc hậu. Sự phát triển thiếu cân đối, bền vững của các DN thép đã bắt đầu nảy sinh nhiều vấn đề khi nền kinh tế rơi vào suy thoái. Nhiều dự án đầu tư nóng vội trong thời gian qua đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề về công nghệ lạc hậu, hiệu quả kém, chi phí tài chính quá cao, tiềm Nn nhiều rủi ro và hiểm họa đổ vỡ theo dây chuyền.

98

Biểu đồ 2.11 cho thấy tỷ trọng TSDH trên tổng tài sản của các DN có xu hướng gia tăng từ 41,9% năm 2009 lên đến 53,2% năm 2014. Việc gia tăng đầu tư vào tài sản dài hạn trong đó phần lớn là tài sản cố định là một hướng đi đúng đắn giúp các DN thép gia tăng năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh.

Tuy nhiên, cần thấy rằng tỷ trọng TSDH trung bình của các DN có sự gia tăng song việc đầu tư, hiện đại hóa công nghệ sản xuất chỉ tập trung tại một số DN có vị thế trên thị trường. Số lượng DN sở hữu trình độ công nghệ kém hiện đại khá lớn trong đó chủ yếu là các DN quy mô nhỏ. Điều này cũng phản ánh đặc thù hoạt động kinh doanh của các DN trong ngành thép ở Việt Nam do hầu hết các DN chỉ tập trung ở khâu gia công, cán thép nên quy mô đầu tư TSDH chỉ ở mức giới hạn nhất định.

Để đánh giá một cách chi tiết hơn cơ cấu tài sản của các DN trong ngành ta xem xét số liệu về tỷ trọng TSDH của các DN phân loại theo quy mô vốn kinh doanh qua biểu đồ 2.12.

Biểu đồ 2.12: Tỷ trọng tài sản dài hạn của các doanh nghiệp phân loại theo quy mô vốn kinh doanh

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính các DN

Số liệu trên biểu đồ 2.12 cho thấy tỷ trọng TSDH của các DN phân loại theo quy mô vốn kinh doanh có sự khác biệt rõ rệt. Các DN có quy mô lớn có tỷ trọng đầu tư TSDH ở mức cao trong khoảng 52% đến 69%. Trong khi đó, các DN quy mô trung bình và nhỏ có tỷ lệ đầu tư TSDN rất thấp, dao động ở mức từ 10-30%. Thực tế này cho thấy các DN quy mô lớn có khả năng đầu tư

0,00%

10,00%

20,00%

30,00%

40,00%

50,00%

60,00%

70,00%

80,00%

2009 2010 2011 2012 2013 2014

DN quy mô lớn DN quy mô trung bình DN quy mô nhỏ Trung bình

99

TSDH tốt hơn để đảm bảo năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh so với các DN quy mô trung bình và quy mô nhỏ. Mặt khác, các DN quy mô lớn cũng có lượng TSDH dồi dào để đảm bảo cho các khoản vốn vay huy động từ bên ngoài.

Đi sâu vào xem xét tình hình đầu tư tài sản của các DN (Phụ lục số 4) có thể thấy tỷ trọng đầu tư TSDH của các DN có sự khác biệt rõ rệt.

Chỉ có 7/25 DN có tỷ trọng TSDH trên 40% bao gồm: CTCP tập đoàn Hòa Phát, CTCP gang thép Thái Nguyên, Tổng công ty thép Việt Nam, công ty CP tập đoàn Hoa Sen... Các DN có tỷ trọng đầu tư TSDH ở mức cao đều là những nhà sản xuất thép quy mô lớn. Trong đó, CTCP gang thép Thái nguyên là một trong số ít các DN có mặt từ những thời kỳ đầu khi Việt Nam mới có ngành công nghiệp sản xuất thép. Hoạt động sản xuất của công ty liên hoàn từ khai thác mỏ quặng, luyện phôi, chế biến thép thành phNm. Hiện tại công ty đang đầu tư lớn vào dây chuyền liên hợp sản xuất thép song do gặp khó khăn về tài chính dự án đang trong quá trình thi công. Các DN như CTCP Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Hoa Sen, Pomina, dù là những DN được hình thành chưa lâu nhưng do quy mô vốn lớn, khả năng tích lũy nguồn lực khá nhanh chóng các đơn vị này được đánh giá là các DN có tầm cỡ và triển vọng trong ngành thép. Các DN này cũng tạo ra vị thế trên thị trường nhờ năng lực công nghệ hiện đại, sản phNm có chất lượng cao và kênh phân phối rộng trên thị trường.

Tính đến năm 2014, hiện Hòa Phát đang chiếm 13,7% thép ống trên thị trường Việt Nam, Pomina chiếm 15,6% thị trường thép xây dựng, Tập đoàn Hòa phát, Hoa Sen và CTCP thép Việt Đức chiếm lần lượt 15%, 11% và 8%

thị phần thép ống.

Trên 60% số DN còn lại có tỷ trọng đầu tư TSDH ở mức trung bình và thấp.

Trong nhóm DN này tỷ trọng TSDH trên tổng tài sản trung bình từ 20% đến trên 30%, đặc biệt có những DN có tỷ trọng đầu tư TSDH rất thấp ở mức dưới 10%.

Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô vốn nhỏ, thiếu nguồn lực đầu tư công nghệ

100

mới dẫn đến nhiều DN có TSDH được đầu tư khá lâu, khấu hao gần hết song vẫn không có khả năng đầu tư, thay thế thiết bị.

Đề cương

Tài liệu liên quan