• Không có kết quả nào được tìm thấy

Xây dựng các chỉ tiêu cảnh báo tình hình quản lý nợ

Chương 3: Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam

3.3. Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam

3.3.1. Nhóm giải pháp trực tiếp

3.3.1.6. Xây dựng các chỉ tiêu cảnh báo tình hình quản lý nợ

178

từ các nhà cung cấp quá mức. Để tránh hệ số nợ quá cao, có thể làm DN mất kiểm soát trong trường hợp rủi ro xảy ra, DN phải kiểm soát chặt các dự án, chương trình đầu tư, có kế hoạch thu hồi vốn và trả nợ đúng hạn định hoặc tối thiểu cũng có các phương án dự phòng khi yếu tố không thuận lợi xảy ra.

Đồng thời giải pháp chia, tách, thanh lý các công ty con, các bộ phận không thiết yếu, thanh lý các tài sản không sinh lợi… hoặc sinh lợi kém là nhiệm vụ cần thực hiện.

Đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh hạn chế: cần xác định chiến lược kinh doanh, tăng cường tái cấu trúc hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như tập trung tích lũy gia tăng quy mô vốn.

Các DN năng lực tài chính hạn chế có thể xem xét phương án sáp nhập với các DN khác nhằm mở rộng quy mô và gia tăng năng lực cạnh tranh.

Đối với các doanh nghiệp là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ con: Đây là những DN sở hữu nhiều công ty con và công ty liên kết.

Ngoài nhiệm vụ cải thiện cấu trúc tài chính, tái cấu trúc tài chính trong các DN này cần quan tâm tới những vấn đề như: xóa bỏ sự bảo lãnh đối với các khoản nợ chéo giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn. Hạn chế việc nắm giữ cổ phần chồng chéo giữa các công ty trong tập đoàn. Tách biệt các hoạt động trong lĩnh vực tài chính ra khỏi các hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ.

Đối với những doanh nghiệp có năng lực tài chính đảm bảo, hoạt động kinh doanh hiệu quả mục tiêu tái cấu trúc tài chính nhằm vào: (i) tăng cường năng lực tài chính theo hướng phát triển bền vững; (ii) nghiên cứu khả năng mở rộng quy mô theo chiều dọc hoặc chiều ngang trong đó bao gồm cả nội dung phát triển các lĩnh vực kinh doanh sẵn có, có tiềm lực nhưng tỷ trọng đầu tư còn thấp; (iii) tăng cường năng lực quản trị tài chính tại DN.

179

đó có những biện pháp tái cấu trúc kịp thời. Ngoài các chỉ tiêu tài chính cơ bản, các DN cần thường xuyên đánh giá tình hình sử dụng và khả năng quản trị nợ qua một số chỉ tiêu dưới đây:

Tỷ số thu nhập trên vốn đầu tư (ROIC – Return on invested capital): là một tỷ số giữa lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) với vốn đầu tư. Trên quan niệm nhà đầu tư là người cung cấp vốn cho hoạt động của DN vốn đầu tư bao gồm nợ vay (phải trả lãi) và vốn chủ sở hữu. Tỷ số thu nhập trên vốn đầu tư được xác định theo công thức:

ROIC = EBIT

Nợ vay + Vốn chủ sở hữu

ROIC là một chỉ tiêu rất hữu dụng trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của các DN và chỉ ra dấu hiệu cho việc tái cấu trúc. Để sử dụng chỉ tiêu này làm chỉ tiêu giám sát, DN cần so sánh với mức lãi suất vay vốn trong điều kiện bình thường. Nếu ROIC cao so với lãi suất vay vốn, điều này chỉ ra DN đang sử dụng tài sản và vốn hiệu quả và việc đi vay sẽ giúp gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Ngược lại, nếu ROIC quá thấp, nó chỉ ra rằng tài sản và vốn đầu tư của công ty đang được khai thác và sử dụng kém hiệu quả, từ đó, cần đi sâu phân tích làm rõ nguyên nhân yếu kém nằm ở đâu và đưa ra giải pháp tái cấu trúc phù hợp. Với những DN có ROIC thấp hơn lãi suất vay vốn thông thường thì việc bán tài sản hoặc những bộ phận kém hiệu quả để trả nợ sẽ giúp cải thiện được khả năng sinh lời chung. Bên cạnh đó, một DN có ROIC kém hơn các DN trong cùng ngành cần áp dụng các biện pháp cải thiện hiệu quả và tái cấu trúc để gia tăng khả năng sinh lời.

Hệ số nợ vay trên tổng vốn đầu tư: được xác định bằng tỷ lệ giữa nợ vay có trả lãi trên tổng vốn đầu tư vào DN. Hệ số nợ vay trên vốn đầu tư được xác định theo công thức:

Hệ số nợ vay

trên vốn đầu tư = Nợ vay phải trả lãi Nợ vay + Vốn chủ sở hữu

180

Đứng trên góc độ các nhà đầu tư vốn, mức độ rủi ro tài chính không tương quan chặt chẽ với hệ số nợ thông thường mà tương quan chặt chẽ với hệ số nợ vay trên vốn đầu tư. Để sử dụng hệ số này, chúng ta sẽ so sánh chỉ tiêu của các DN với một ngưỡng an toàn đặc trưng của ngành. Nếu hệ số này của DN lớn hơn ngưỡng an toàn thì nó cho thấy rủi ro tài chính cao và nếu ở dưới ngưỡng này, nó cho thấy rủi ro tài chính đang nằm trong tầm kiểm soát.

Các DN có hệ số nợ vay trên tổng vốn đầu tư vượt quá ngưỡng an toàn thường rất khó có thể tiếp cận với nguồn vốn vay để đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng trưởng cũng như có khả năng giảm sút hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy, nếu một DN có hệ số nợ vay trên tổng vốn đầu tư quá cao cần thực hiện tái cấu trúc tài chính thông qua phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ. Trong trường hợp chủ trương tăng vốn điều lệ không được thông qua vì nhiều lý do, việc bán tài sản hoặc thoái vốn là cần thiết nhằm thực hiện cân đối tài chính.

Hệ số khả năng trả nợ: là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ gốc và lãi được xác định theo công thức:

Hệ số khả năng

trả nợ = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế + Khấu hao TSCĐ Nợ gốc + Lãi vay

Hệ số khả năng trả nợ là một chỉ tiêu hữu ích để DN đưa ra quyết định sử dụng nợ. Thông thường các DN thường sử dụng chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay được xác định bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) với lãi vay phải trả trong kỳ để đánh giá khả năng thanh toán lãi vay của DN. Tuy nhiên, lãi vay không phải là khoản chi phí tài chính cố định duy nhất mà công ty còn phải trả nợ gốc định kỳ; mặt khác EBIT không thể hiện tất cả các dòng tiền khả dụng cho công ty dùng để trả nợ, đặc biệt với công ty có chi phí khấu hao cao. Trong ngắn hạn, nguồn khấu hao có thể sử dụng để thanh toán nợ vay mặc dù mục đích của nguồn này được tái đầu tư duy trì năng lực sản xuất của DN trong dài hạn. Như vậy, các ngân hàng cũng như chủ nợ ngắn hạn có thể quan tâm đến chỉ tiêu hệ số khả năng trả nợ để quyết

181

định hạn mức cho vay và đây cũng là căn cứ giúp các DN xây dưng hệ số nợ bao gồm các khoản nợ ngắn hạn một cách an toàn.

Đề cương

Tài liệu liên quan