• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực hiện tái cấu trúc hoạt động hỗ trợ tái cấu trúc tài chính trong các DN

Chương 3: Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam

3.3. Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam

3.3.2. Nhóm giải pháp tạo tiền đề tái cấu trúc tài chính

3.3.2.2. Thực hiện tái cấu trúc hoạt động hỗ trợ tái cấu trúc tài chính trong các DN

184

3.3.2.2. Thực hiện tái cấu trúc hoạt động hỗ trợ tái cấu trúc tài chính trong

185

Thứ nhất, nỗ lực tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ.

Sự trầm lắng của thị trường bất động sản, thị trường xây dựng, là nguyên nhân chủ yếu khiến việc tiêu thụ các sản phNm thép ở thị trường nội địa sụt giảm trong thời gian gần đây. Có nhiều thời điểm mức cầu sản phNm thép chỉ bằng 1/2 so với mức cung dẫn đến các DN phải ngừng mở rộng sản xuất hoặc sản xuất chỉ với 50-60% công suất. Để giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phNm các DN cần củng cố thị trường nội địa và có những giải pháp đNy mạnh xuất khNu.

Thị trường xuất khNu thép Việt Nam trong những năm qua tập trung chủ yếu ở các nước thành viên ASEAN do Việt Nam được hưởng thuế suất thuế nhập khNu ưu đãi 0% vào thị trường này. Để đNy mạnh xuất khNu, Việt Nam cần tận dụng cơ hội khi đi vào thực hiện các cam kết của hiệp định thương mại tự do với Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan (VCUFTA), Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là cơ hội để Việt Nam khai thác các thị trường lớn và tiềm năng như Chile, New Zealand, Mỹ, Úc, Mexico. Tuy nhiên, các DN thép cần thấy rõ những thách thức do áp lực cạnh tranh với các đối thủ đến từ những nước có ngành công nghiệp sản xuất thép lớn mạnh. Hơn nữa, một vấn đề không thể phủ nhận là xuất khNu thép chỉ là giải pháp nhằm giải quyết vấn đề gia tăng sản lượng và tăng vòng quay vốn mà không giải quyết được bài toán hiệu quả. Điều này là do tất cả các mặt hàng thép xuất khNu trên toàn cầu đều tạo ra giá trị thấp hơn giá trị tiêu thụ nội địa.

Vì vậy, các DN trong ngành thép cần xác định thị trường nội địa trước mắt và lâu dài vẫn là thị trường cốt lõi. Trong thời gian tới, các DN trong ngành thép cũng phải đối mặt với mức độ cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa do các nhà máy thép của các DN nước ngoài đầu tư tại Việt Nam đi vào hoạt động, lượng thép nhập khNu từ các nước tham gia các hiệp định thương mại tự do được ưu đãi thuế nhập khNu vào Việt Nam. Để tăng cường

186

tiêu thụ trên thị trường nội địa, các DN trong nước cần định vị đầu tư vào phân khúc thị trường thép công nghiệp, chú trọng đầu tư vào nâng cao chất lượng, giảm thiểu chi phí tiêu hao, tiết giảm chi phí sản xuất thông qua quy trình kinh doanh khép kín qua đó kiểm soát tốt chi phí từng công đoạn, tối thiểu hóa giá thành để nâng cao tính cạnh tranh của sản phNm. Bên cạnh đó, DN thép cần xây dựng niềm tin của người tiêu dùng vào các sản phNm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, thiết lập kênh phân phối sản phNm để nắm được lợi thế tuyệt đối so với các đối thủ.

Ngoài những nỗ lực mở rộng thị trường của DN, cần có sự hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước trong việc khơi thông thị trường bất động sản, đầu tư kết cấu hạ tầng, giảm lãi suất cho vay, quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và nhập khNu đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các DN.

Thứ hai, cải tiến phương thức sản xuất theo hướng đầu tư chu trình sản xuất khép kín.

Các DN cần xây dựng lộ trình giảm dần phương thức sản xuất gia công và chế biến thép, tiến tới thực hiện đầu tư theo chu trình khép kín từ khai thác, sản xuất nguyên liệu thô, chế biến thành phNm và tổ chức tiêu thụ. Việc cải tiến phương thức sản xuất theo cách này giúp các DN trong ngành thép chuyển sang sản xuất tập trung, theo quy mô lớn. Đồng thời giúp chủ động về kế hoạch sản xuất, giảm giá thành để có thể cạnh tranh được với sản phNm thép từ các nước có lợi thế về xuất khNu thép khi hàng rào thuế quan bị xóa bỏ. Để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi các DN cần xác định lại chiến lược hoạt động kinh doanh trên khía cạnh quy mô kinh doanh và nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. Về quy mô kinh doanh, những thất bại trong việc đầu tư nhỏ lẻ, tập trung hạ nguồn, công nghệ lạc hậu của nhiều DN đã chỉ ra sự không hợp lý đối với các DN sản xuất kinh doanh thép quy mô nhỏ. Vì vậy, những DN năng lực sản xuất nhỏ, tiềm lực tài chính còn mỏng có thể xem xét việc sáp nhập, hợp nhất hoặc bán DN cho các đơn vị khác. Điều này giúp các

187

DN tận dụng những lợi thế hiện tại, tăng cường năng lực và mở rộng khả năng hoạt động, tận dụng tính kinh tế nhờ quy mô hợp nhất, sáp nhập DN mang lại. Ngược lại, đối với những DN quy mô lớn cần rà soát lại các bộ phận của mình để cắt bỏ những bộ phận hoạt động không hiệu quả hoặc lãng phí đồng thời tìm nguồn lực để phát triển thêm các hoạt động có thế mạnh và mở rộng thêm chuỗi giá trị, tạo dựng những thương hiệu mạnh nhằm tăng vị thế cạnh tranh trong tương lai.

Thứ ba, tăng cường đầu tư hiện đại hóa dây chuyền công nghệ.

Sử dụng công nghệ lạc hậu chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế trong khả năng cạnh tranh của các DN trong ngành thép do chất lượng thấp, giá thành cao. Ngoài một số DN quy mô lớn như CTCP Tập đoàn Hòa Phát, CTCP Tập đoàn Hoa Sen, CTCP Thép Pomina có khả năng đầu tư các nhà máy liên hợp, hầu hết DN trong ngành chủ yếu chỉ tham gia gia công, chế biến sản phNm thép xây dựng. Mặc dù có thế mạnh về thép xây dựng nhưng chất lượng của các sản phNm thép thường không cao, một số mặt hàng thép không được lựa chọn sử dụng trong xây dựng các công trình trọng điểm.

Đầu tư công nghệ hiện đại sẽ giải quyết cơ bản bài toán nâng cao chất lượng sản xuất thép, đảm bảo sức cạnh tranh của sản phNm. Ngoài ra, việc hiện đại hóa công nghệ sản xuất còn giúp các DN cắt giảm các chi phí đầu vào nâng cao hiệu quả hoạt động của DN.

Việc đầu tư mở rộng quy mô, hiện đại hóa phương thức sản xuất, đổi mới thiết bị dây chuyền công nghệ đòi hỏi một quy mô vốn lớn. Các DN cần huy động tối đa các nguồn vốn bên trong như sử dụng lợi nhuận để lại để tái đầu tư đồng thời cần có kế hoạch huy động vốn từ bên ngoài như các hình thức huy động vốn từ thuê tài chính, phát hành chứng khoán để huy động vốn đầu tư dài hạn. Ngoài ra, do đầu tư dây chuyền công nghệ dẫn đến rủi ro kinh doanh cao, các DN cần định hướng cấu trúc tài chính theo hướng tăng tỷ

188

trọng nguồn vốn thường xuyên, tăng nguồn vốn chủ sở hữu để hạn chế rủi ro tổng thể và đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh.

Đề cương

Tài liệu liên quan