• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 3: Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam

2.2. Thực trạng cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam

2.2.1. Khái quát tình hình tài chính của các DN trong ngành thép Các công ty trong mẫu nghiên cứu

2.2.1.1. Quy mô vốn kinh doanh

Quy mô vốn kinh doanh là một chỉ tiêu phản ánh năng lực sản xuất cũng như năng lực tài chính của các DN. Đây là một trong những nhân tố quan trọng

95

có tác động trực tiếp đến cấu trúc tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN. Theo lý thuyết đánh đổi, các DN có quy mô lớn có khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay dễ dàng hơn, do đó có thể sử dụng nợ với tỷ lệ cao hơn.

Quy mô vốn kinh doanh của các DN trong mẫu nghiên cứu có xu hướng gia tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân 8%/năm trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2014. Trong giai đoạn 2009-2011, các DN đạt mức tăng trưởng tổng tài sản năm sau so với năm trước ở mức rất cao. Tốc độ tăng tổng tài sản có xu hướng giảm mạnh trong hai năm 2012, 2013 và phục hồi vào năm 2014.

Biểu đồ 2.9: Quy mô và tốc độ tăng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2009-2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính các DN

Số liệu trên biểu đồ 2.9 cho thấy, các DN có tỷ lệ tăng tổng tài sản năm sau so với năm trước tương ứng là 26,5% năm 2010 và 17,34% năm 2011.

Nguyên nhân chủ yếu là do các DN đã tận dụng điều kiện thuận lợi về mặt thị trường, ưu đãi về chính sách tín dụng của chính phủ trong giai đoạn này để thực hiện đầu tư mở rộng. Hầu hết các DN có sự tăng trưởng mạnh mẽ về tổng tài sản trong đó điển hình là: CTCP Dana-Ý với mức tăng trưởng tổng tài sản là 155,96%, CTCP Tập đoàn Hoa Sen với mức tăng trưởng 120,86%, CTCP Thép Pomina với mức tăng trưởng 102,8%. Các công ty như CTCP Tập đoàn Hòa Phát, CTCP Thép Việt Đức, CTCP Hữu Liên Á Châu, CTCP đầu tư thương mại SMC có mức tăng trưởng tổng tài sản từ 50%-80% (Phụ lục 3).

26,50%

17,34%

2,07%

0,65%

6,13%

0 0,05 0,1 0,15 0,2 0,25 0,3

0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000

2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng tài sản

TSNH

TSDH

Tốc độ tăng trưởng

tổng tài sản

96

Giai đoạn 2011-2014, do những khó khăn chung của nền kinh tế, hầu hết các DN ở tất cả các ngành kinh doanh đều hoạt động cầm chừng. Các DN trong ngành thép cũng không nằm ngoài xu thế này. Mức độ mở rộng quy mô giảm mạnh năm 2011 từ 17,34% xuống còn 0,65% năm 2013. Mặc dù trên 50% các DN thu hẹp quy mô kinh doanh song do một số dự án đầu tư nhà máy thép đang bắt đầu đi vào hoạt động nên tổng tài sản năm 2013 vẫn gia tăng so với 2012. Năm 2014, ngành thép có những dấu hiệu phục hồi khiến cho tỷ lệ tăng tổng tài sản được cải thiện ở mức 6,13% so với năm 2013.

Xem xét các DN phân loại theo quy mô vốn kinh doanh (biểu đồ 2.10) có thể thấy các DN có quy mô lớn có mức độ mở rộng quy mô kinh doanh mạnh mẽ với tổng tài sản bình quân tăng từ 5.391 tỷ đồng năm 2009 lên 8.712 tỷ đồng năm 2014. Ngược lại, các DN quy mô nhỏ lại có xu hướng thu hẹp quy mô vốn kinh doanh từ 467 tỷ xuống 438 tỷ đồng chủ yếu do một số DN thua lỗ trong năm 2012,2013. Khoảng cách khá lớn về quy mô vốn kinh doanh giữa các nhóm DN cho thấy xu hướng tập trung hóa ở các DN trong ngành thép. Điều này là do các DN quy mô lớn thường có lợi thế hơn về khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động. Sự khác biệt về quy mô VKD cũng phản ánh khả năng tiếp cận với nguồn tài trợ từ bên ngoài thông qua vay nợ ở mỗi nhóm DN.

Biểu đồ 2.10 : Quy mô vốn kinh doanh bình quân theo nhóm DN

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính các DN

2009 2010 2011 2012 2013 2014

DN quy mô lớn 5.391 6.860 8.386 8.713 8.369 8.712 DN quy mô trung bình 1.083 1.460 1.634 1.655 1.915 2.147

DN quy mô nhỏ 467 498 496 448 428 438

Trung bình 1.673 2.117 2.484 2.535 2.552 2.708 1.0000

2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 9.000 10.000

Đơn v tính: tđng

97

Mặc dù quy mô vốn kinh doanh bình quân trong các DN có sự gia tăng song tính bền vững không cao. Điều này là do các DN chủ yếu khai thác nguồn vốn vay để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng. Trong giai đoạn ngành thép tăng trưởng mạnh, nắm bắt cơ hội thu lợi nhuận cao trong ngắn hạn, các DN thép kể cả các DN chuyên kinh doanh thương mại cũng ồ ạt đầu tư các nhà máy luyện, cán thép với công nghệ lạc hậu. Sự phát triển thiếu cân đối, bền vững của các DN thép đã bắt đầu nảy sinh nhiều vấn đề khi nền kinh tế rơi vào suy thoái. Nhiều dự án đầu tư nóng vội trong thời gian qua đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề về công nghệ lạc hậu, hiệu quả kém, chi phí tài chính quá cao, tiềm Nn nhiều rủi ro và hiểm họa đổ vỡ theo dây chuyền.

Đề cương

Tài liệu liên quan