• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cấu trúc tài chính theo thời gian huy động và sử dụng vốn

Chương 3: Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam

2.2. Thực trạng cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam

2.2.2. Thực trạng cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp trong ngành thép

2.2.1.2. Cấu trúc tài chính theo thời gian huy động và sử dụng vốn

115

Xem xét hệ số nợ của các DN có vốn đầu tư nhà nước và các DN ngoài nhà nước có thể thấy hệ số nợ bình quân của các DN có vốn đầu tư của nhà nước luôn duy trì ở mức độ cao hơn mức trung bình (từ 0,64 năm 2009 đến 0,67 năm 2014). Ngược lại, hệ số nợ của các DN ngoài nhà nước duy trì ở mức thấp hơn (0,50-0,54). Điều này cho thấy các DN nhà nước sử dụng nợ nhiều hơn và có khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay ở mức cao hơn. Đây cũng là một thực tế khi các DN có vốn đầu tư của nhà nước chính là các DN được hưởng nhiều ưu đãi trong việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, bảo lãnh tín dụng của nhà nước. Khi đi vào xem xét chi tiết hệ số nợ của các DN ngoài nhà nước có thể thấy một số DN duy trì hệ số nợ ở mức rất cao như CTCP Đầu tư thương mại SMC, CTCP Hữu Liên Á Châu, CTCP thép Nam Vang.

Nguyên nhân chủ yếu là do DN thua lỗ dẫn đến mất vốn chủ sở hữu và khả năng không kiểm soát được nợ. Ngược lại, CTCP Tập đoàn Hòa Phát lại luôn duy trì hệ số nợ ở mức độ rất thấp.

116

Số liệu chi tiết về tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên ở từng DN có sự khác biệt rõ rệt. Một điều dễ nhận thấy là việc sử dụng nguồn vốn thường xuyên với mức độ cao chỉ tập trung ở một số ít DN trong ngành. Chỉ có 7/25 DN có tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên trên 50%. Số DN còn lại có tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên trung bình ở mức khá thấp biến động quanh mức 30% - 40%.

Bảng 2.9: Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên của các DN trong ngành thép Đơn vị tính: %

TT Tên công ty 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Trung

bình 1 Công ty CP tập đoàn Hòa Phát 79,03 76,36 88,58 96,33 96,80 98,44 89,25 2 Công ty CP thép Nhà Bè 77,20 75,23 75,29 74,21 56,48 50,60 68,17 3 Công ty CP tập đoàn thép Tiến Lên 55,13 51,81 55,54 60,55 64,02 63,76 58,47 4 Công ty CP gang thép Thái Nguyên 57,44 57,44 54,33 53,78 57,99 60,33 56,88 5 Công ty CP thép Dana-ý 69,25 67,60 52,74 47,55 50,36 50,79 56,38 6 Tổng công ty thép Việt Nam 58,50 58,16 54,91 52,49 54,99 54,50 55,59 7 Công ty CP Thép Pomina 51,55 56,76 57,35 55,70 58,02 53,22 55,43 8 Công ty CP thép Bắc Việt 44,90 45,85 45,76 39,08 50,05 72,83 49,75 9 Công ty CP ống thép Việt Đức 48,40 51,40 48,52 46,01 48,69 46,73 48,29 10 Công ty CP chế tạo kết cấu Thép 40,90 43,46 50,81 52,87 51,69 49,19 48,15 11 Công ty CP thép Biên Hòa 67,39 62,93 48,16 36,72 34,65 36,73 47,76 12 Công ty CP Đại Thiên Lộc 40,08 40,66 43,96 49,46 51,24 48,42 45,64 13 Công ty CP Hoa Sen 52,25 47,26 42,73 45,43 44,24 35,85 44,63 14 Công ty CP SX và KD Kim Khí 45,23 47,07 50,59 43,07 38,51 35,84 43,39 15 Công ty CP thép Việt Ý 64,01 49,71 37,34 36,33 33,63 32,50 42,25 16 Công ty TNHH VSC-POSCO 43,49 38,54 34,63 39,92 46,58 46,02 41,53 17 Công ty CP Kim khí Miền Trung 52,07 33,54 30,44 38,61 48,27 41,15 40,68 18 Công ty CP Kim khí Hồ Chí Minh 36,94 36,19 34,25 35,64 36,96 34,54 35,75 19 Công ty TNHH VINA-KYOEI 29,48 21,38 22,55 30,15 50,82 59,95 35,72 20 Công ty CP thép Thủ Đức 38,14 38,14 36,84 33,41 30,82 34,73 35,35 21 Công ty TNHH VINAUSTEEL 33,57 29,51 33,02 44,49 35,84 28,64 34,18 22 Công ty CP thép Đà Nẵng 19,28 26,88 32,51 40,87 45,69 39,32 34,09 23 Công ty CP đầu tư thương mại SMC 29,10 24,21 26,11 32,28 31,15 23,50 27,72 24 Công ty CP Hữu Liên Á Châu 23,24 21,91 23,19 24,39 20,49 4,62 19,64 25 Công ty CP Thép Nam Vang 11,81 13,03 14,65 9,35 -10,84 -28,29 1,62

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

Biểu đồ 2.24 : Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên của các DN phân loại theo quy mô vốn kinh doanh

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

0,00%

20,00%

40,00%

60,00%

80,00%

2009 2010 2011 2012 2013 2014

DN quy mô lớn DN quy mô trung bình DN quy mô nhỏ Trung bình

117

Xem xét nguồn vốn thường xuyên của các DN trong ngành thép phân loại theo quy mô DN có thể thấy các DN có quy mô lớn thường duy trì nguồn vốn thường xuyên ở mức cao hơn (ở mức trên 60%). Ngược lại DN quy mô trung bình và nhỏ duy trì nguồn vốn thường xuyên ở mức thấp (trong khoảng 30-40%) (Biểu đồ 2.24). Điều này cũng hoàn toàn hợp lý do các DN quy mô lớn thường đầu tư một lượng lớn TSDH vì vậy cần đảm bảo nguồn vốn thường xuyên với mức độ cao hơn.

Để nhận định đúng đắn hơn về sự phù hợp, mức độ rủi ro trong chính sách tài trợ của DN, cần có những đánh giá về mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính với cấu trúc tài sản của từng DN. Mối quan hệ này thể hiện qua chỉ tiêu nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) được trình bày ở biểu đồ 2.25 và phụ lục 6.

Biểu đồ 2.25 cho thấy NWC của các DN tương đối thấp và có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2009-2014. Thực tế đáng báo động là tại các DN quy mô lớn cụ thể là Tổng công ty thép Việt Nam, CTCP Gang thép Thái Nguyên, CTCP tập đoàn Hoa Sen thường xuyên có giá trị NWC ở mức dưới 0. Điều này chứng tỏ các công ty đã khá mạo hiểm trong chính sách tài trợ vốn bằng cách dùng nguồn ngắn hạn để tài trợ cho TSDH. Ngoài các công ty trên, một số DN đã thể hiện sự giảm sút NWC trong giai đoạn 2013-2014 như CTCP Hữu Liên Á Châu, CTCP Thép Nam Vang, CTCP thép Việt Ý, CTCP Dana-Ý...

Biểu đồ 2.25: Nguồn vốn lưu động thường xuyên của các DN ngành thép

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

-3.000.000 -2.000.000 -1.000.000 0 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000

VNSTEEL HPG TIS HSG POM VINAKY VIS SMC HLA ĐTL TLH DNY HMC VGS NVC VINAUS VPS TDS DNS VCA KMT TNB BVG KKC SSM

2009 2010 2011 2012 2013 2014

118

Tóm lại, qua phân tích cấu trúc tài chính trên khía cạnh quan hệ sở hữu và thời gian sử dụng vốn cho thấy cấu trúc tài chính của các DN trong ngành thép có đặc điểm chủ yếu là: Năng lực tự chủ về mặt tài chính của các DN còn hạn chế do hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào nguồn lực vay nợ; Mức độ ổn định về nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh không cao do nguồn vốn thường xuyên của hầu hết các DN ở mức thấp; Một số DN khá mạo hiểm trong chính sách tài trợ vốn bằng cách tài trợ TSDH bằng nguồn vốn tạm thời; Mức độ sử dụng nợ trong các DN phân loại theo khía cạnh quy mô vốn kinh doanh hay sở hữu nhà nước có sự khác biệt từ đó có những ảnh hưởng nhất định đến tình hình tài chính cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Để nhận định một cách thấu đáo hơn về cấu trúc tài chính của các DN trong ngành thép, ta cần đi sâu vào xem xét cấu trúc từng thành phần nợ và vốn chủ sở hữu.

Đề cương

Tài liệu liên quan