• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khái quát quá trình hình thành và phát triển ngành thép Việt Nam Ngành thép là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, sản xuất tư

Chương 3: Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam

2.1. Tổng quan các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam

2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển ngành thép Việt Nam Ngành thép là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, sản xuất tư

liệu sản xuất đáp ứng nhu cầu phát triển cho các ngành công nghiệp, cơ sở hạ tầng của đất nước. Một quốc gia có nền công nghiệp gang thép mạnh là sự đảm bảo ổn định và đi lên của nền kinh tế một cách chủ động, vững chắc.

Ngành thép Việt Nam bắt đầu được hình thành từ đầu những năm 60 với sự ra đời Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên vào năm 1963. Trong giai đoạn trước năm 1990, ngành thép chậm phát triển do kinh tế đất nước còn khó khăn. Nhu cầu thép cho xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ này phần lớn phụ thuộc vào nguồn thép của các nước Đông Âu và Liên Xô cũ.

Giai đoạn từ năm 1990 đến 2000, thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa của Đảng và nhà nước, ngành thép Việt Nam có nhiều đổi mới với những bước phát triển mạnh mẽ. Với sự ra đời của Tổng Công ty thép Việt Nam năm 1990 và 4 công ty liên doanh sản xuất thép năm 1996 gồm công ty liên doanh thép Việt Nhật (Vinakyoei), Việt Úc (Vinausteel), Việt Hàn (VPS) và Việt Nam – Singapore (Nasteel), tổng công suất sản xuất thép của cả nước lên trên 1.000.000 tấn/năm. Tính đến năm 2000, sản lượng sản xuất thép trong nước đã đáp ứng gần 50% nhu cầu trong nước.

Giai đoạn từ năm 2000 đến 2010, là giai đoạn chứng kiến tốc độ phát triển mạnh mẽ của ngành thép. Nhu cầu thép thành phNm tại Việt Nam trong giai đoạn này tăng trưởng mạnh với mức độ tăng trưởng bình quân 9,1%/năm.

Lượng cung của một số mặt hàng thép trong nước tăng nhanh và có khả năng thay thế thép nhập khNu. Theo số liệu của Hiệp hội thép Việt Nam, sản lượng thép thành phNm sản xuất trong nước tăng từ 2,4 triệu tấn đến 7,8 triệu tấn giai đoạn 2000-2010. Sản xuất thép bán thành phNm (phôi vuông) tăng mạnh

82

với tốc độ tăng 20% trong giai đoạn 2000-2010 tuy nhiên vào thời điểm năm 2010 Việt Nam vẫn phải nhập khNu 2,4 triệu tấn phôi vuông tương ứng 47%

tổng nhu cầu. Ngoài ra, trong thời kỳ này, Việt Nam vẫn là nước nhập khNu ròng các sản phNm thép thành phNm đặc biệt là thép dẹt trong nước chưa sản xuất được chiếm trung bình 70% tổng lượng nhập khNu ròng.

Biểu đồ 2.1: Nhu cầu tiêu thụ và sản lượng sản xuất thép thành ph(m trong giai đoạn 2005-2010

Đơn vị: triệu tấn

Biểu đồ 2.2: Sản lượng thép nguyên liệu trong giai đoạn 2005-2010

Đơn vị: triệu tấn

Nguồn: Báo cáo Hiệp hội thép Việt Nam

Giai đoạn từ năm 2010 đến nay, mặc dù phải chịu những tác động tiêu cực từ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, các DN trong ngành thép vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2015 ở mức 7%-8%/năm. Nhiều dự án thép công suất lớn, khu liên hợp thép đi vào hoạt động khiến công suất sản xuất toàn ngành tăng từ 10 triệu tấn năm 2010 lên đến 13 triệu tấn năm 2015.

Năng lực sản xuất của các nhà máy trong nước đã đáp ứng được 100%

nhu cầu thép cho hầu hết các chủng loại thép xây dựng. Tuy nhiên, nước ta vẫn phải nhập khNu một lượng lớn thép nguyên liệu và một số chủng loại thép như thép cuộn cán nóng, thép hợp kim, thép chế tạo cơ khí, thép tấm cán nóng, thép tấm cán nguội chưa sản xuất được trong nước. Không chỉ đáp ứng nhu cầu thép trong nước, sản lượng xuất khNu thép tăng từ 1,09 triệu tấn năm 2010 lên 3,2 triệu tấn năm 2014.

6,7 7,2 8,1 8,8 9,3 10,2 4,24 4,74 5,60 5,75

6,90 7,80

0 2 4 6 8 10 12

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Nhu cầu thép thành phẩm

Sản lượng thép thành phẩm

1,318

1,869 2,024 2,25 2,7

3,24

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5

2005 2006 2007 2008 2009 2010 Sản lượng thép bán thành phẩm (phôi vuông)

83 Biểu đồ 2.3: Nhu cầu và sản lượng thép thành

ph(m trong giai đoạn 2010-2014

Đơn vị tính: triệu tấn

Biểu đồ 2.4: Sản lượng thép nhập kh(u và xuất kh(u trong giai đoạn 2010-2014

Đơn vị tính: triệu tấn

Nguồn: Báo cáo Hiệp hội thép Việt Nam

Các DN tham gia hoạt động kinh doanh trong ngành cũng có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và quy mô. Năm 2000, chỉ có khoảng 20 nhà sản xuất (chỉ tính quy mô trên 50.000 tấn/năm) trong đó có 12 DN có công suất cán từ 100 – 300 ngàn tấn/năm. Năm 2015, có khoảng 40 nhà sản xuất thép tham gia thị trường trong đó có tiêu biểu là các DN có công suất lớn như CTCP Thép Pomina với công suất thiết kế 1,6 triệu tấn/năm; Tập đoàn Hòa Phát công suất 1,15 triệu tấn/năm; CT thép Miền Nam công suất 910.000 tấn/năm; CTCP Gang thép Thái nguyên với công suất 600.000 tấn/năm; CT TNHH Vinakyoei với công suất 400.000 tấn/năm. Khoảng trên 20 DN cỡ trung bình với công suất từ 120-300.000 tấn/năm. Số còn lại là các nhà máy thép qui mô nhỏ với công suất từ 50.000 tấn/năm đến 100.000 tấn/năm.

Thành phần tham gia sản xuất và gia công chế biến thép trong nước ngày càng đa dạng. Ngoài Tổng công ty thép Việt Nam và các cơ sở quốc doanh thuộc địa phương và các ngành, còn có các công ty liên doanh, công ty 100%

vốn nước ngoài, các công ty cổ phần và công ty tư nhân. Số DN có quy mô lớn niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán tăng từ 7 DN năm 2008 lên đến 15 DN năm 2014.

10,20

12,60

11,20 11,86

13,86

7,80 8,10 9,20 10,38

12,06

0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 14,00 16,00

2010 2011 2012 2013 2014

Nhu cầu thép thành phẩm Sản lượng thép thành phẩm

8,27 7,09 7,47

12,62 14,86

1,09 1,45 1,80 2,68 3,20 0,00

2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 14,00 16,00

2010 2011 2012 2013 2014

Nhập khẩu Xuất khẩu

84

Biểu đồ 2.5: Số lượng DN và công suất sản xuất của các DN trong ngành thép qua các thời kỳ

Nguồn: Báo cáo Hiệp hội thép Việt Nam

Mặc dù trong những năm gần đây, ngành thép Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu tuy nhiên so sánh với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới ngành thép Việt Nam mới là một ngành công nghiệp non trẻ. Sản lượng sản xuất thép thô ở Việt Nam tương xứng với Malayxia, bằng 25% sản lượng của Đài Loan, 7,8% sản lượng của Hàn Quốc, 7,5% sản lượng của Nga. So với quốc gia có ngành sản xuất thép lớn mạnh nhất là Trung Quốc thì sản lượng thép thô của Việt Nam chưa chiếm đến 1%.

Biểu đồ 2.6: Năng lực sản xuất của ngành thép Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới

Quốc gia Sản lượng thép thô (nghìn tấn)

Tỷ trọng

%

Trung Quốc 720.074 65,90%

Ấn Độ 62.000 5,67%

Indonexia 2.254 0,21%

Nhật Bản 105.402 9,65%

Hàn Quốc 67.907 6,21%

Malaysia 5.612 0,51%

Philippines 1.260 0,12%

Singapore 688 0,06%

Đài Loan 20.576 1,88%

Thái Lan 3.326 0,30%

Việt Nam 5.298 0,48%

Khác 98.272 8,99%

Khu vực Châu Á 1.092.669 100%

Nguồn: Báo cáo thường niên Hiệp hội thép thế giới

Trung Quốc

50%

Nhật Bản

7%

Ấn Độ 5%

Hàn Quốc 4%

Mỹ 5%

Nga 4%

Đức 3%

Khác 22%

1960-1989 1990 1995 2000 2005 2010 2015

Số lượng DN sản xuất thép

(công suất trên 50.000 tấn/năm) 4 8 20 30 35 40

Công suất sản xuất thép thành phẩm (tấn/năm) 100.000 100.000 450.000 1.300.000 4.000.000 11.000.000 13.000.000

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

0 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000 12.000.000 14.000.000

85

Về dài hạn, thép là nguyên liệu cơ bản cho sự phát triển kinh tế. Hiện tỷ lệ tiêu thụ thép bình quân ở Việt Nam vẫn ở mức thấp, 128kg thép/người năm 2012 so với mức bình quân 193 kg của thế giới và 275 kg của khu vực ASEAN. Hơn nữa, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng tiếp tục là yếu tố thúc đNy nhu cầu sử dụng thép mang lại triển vọng dài hạn cho ngành thép trong nước trong thời gian tới.

2.1.2. Khái quát đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành thép

Đặc điểm ngành nghề kinh doanh là một yếu tố có tác động không nhỏ đến cấu trúc tài chính của các DN. Vì vậy, đây là một yếu tố cần quan tâm trong hoạch định cấu trúc tài chính của DN. Đối với các DN trong ngành thép, đặc điểm hoạt động kinh doanh thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, quy mô vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm.

So với các ngành công nghiệp khác, ngành thép là ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn tập trung chủ yếu cho đầu tư xây dựng nhà máy, trang bị dây chuyền công nghệ. Để đầu tư một nhà máy sản xuất thép quy mô lớn, đi từ công đoạn sản xuất phôi đến cán, kéo thép, cần vốn đầu tư tối thiểu từ vài ngàn tỷ USD.

Các DN chỉ sản xuất ở khâu cán thép, quy mô sản xuất trung bình, cũng cần lượng vốn từ vài chục triệu USD. Thời gian thi công đối với các nhà máy liên hoàn thường dài, trong giai đoạn đầu chưa thể đảm bảo hoạt động tối đa công suất nên thời gian thu hồi vốn khá chậm. Bên cạnh đó nhu cầu đối với vốn lưu động thường xuyên trong sản xuất thép cũng ở mức cao do giá trị hàng tồn kho và nợ phải thu khá lớn. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn tài chính nhu cầu nguồn vốn dài hạn của các DN trong ngành thép thường ở mức cao.

Ngoài bộ phận vốn chủ sở hữu, các DN thường phải huy động một phần nguồn vốn dài hạn thông qua vay nợ.

86

Thứ hai, mức độ rủi ro kinh doanh cao.

Rủi ro kinh doanh ở các DN sản xuất thép khá cao, xuất phát từ một số yếu tố: (i) DN ngành thép phải đầu tư một lượng vốn lớn vào tài sản cố định khiến chi phí cố định kinh doanh thường ở mức cao. Trong trường hợp DN gặp khó khăn về tiêu thụ sản phNm có khả năng không thể bù đắp đủ chí phí cố định; (ii) Các yếu tố đầu vào trong sản xuất thép cụ thể giá phôi thép, thép phế liệu, nhiên liệu và tỷ giá hối đoái thường xuyên biến động ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu vào của các DN; đặc biệt đối với các DN dựa chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khNu; (iii) Thị trường đầu ra phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển của ngành xây dựng, các ngành công nghiệp sử dụng sản phNm thép. (iv) khả năng đầu tư công nghệ hiện đại sẽ quyết định đến chất lượng và giá thành sản phNm. Mức độ rủi ro kinh doanh cao là yếu tố để các DN phải cân nhắc trong quyết định chính sách tài trợ. Để giảm thiểu rủi ro tổng thể, các DN chỉ có cách tiết giảm rủi ro tài chính thông qua giảm bớt sử dụng nợ.

Thứ ba, ưu thế trong sản xuất tập trung hóa.

Quy trình sản xuất thép thường được chia thành hai giai đoạn chính là luyện thép và cán thép. Chỉ có các DN có thuận lợi về nguồn nguyên liệu, quy mô vốn đầu tư lớn mới có khả năng tham gia sản xuất từ khâu luyện thép giúp giảm giá thành mang lại lợi nhuận và khả năng cạnh tranh cao. Đối với các DN quy mô nhỏ chỉ tham gia ở khâu gia công, kéo, cán thép do không chủ động về nguyên vật liệu khiến giá trị gia tăng tạo ra không nhiều. Ngoài ra, chi phí sản xuất thép thường cao do tiêu hao nguyên vật liệu, điện năng và chi phí lưu thông khá lớn dẫn đến lợi nhuận không cao. Đây là lý do khiến khả năng tích lũy vốn từ lợi nhuận để lại của các DN quy mô nhỏ còn hạn chế.

Hơn nữa, các DN còn khó có thể hấp dẫn các nhà đầu tư khi huy động vốn từ bên ngoài.

Ở Việt Nam, ngành thép đã được hình thành từ cách đây trên 50 năm.

Tuy nhiên, các DN trong ngành thép mới phát triển mạnh trong khoảng gần

87

hai chục năm trở lại đây. So với những quốc gia có ngành công nghiệp thép phát triển, quy mô và trình độ phát triển của các DN thép Việt Nam còn khá nhỏ bé. Vì vậy, ngoài những đặc điểm chung thuộc về ngành nghề kinh doanh, các DN trong ngành thép ở Việt Nam cũng có những đặc thù riêng biệt ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tài trợ vốn, hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh của DN. Cụ thể là:

Thứ nhất, quy mô sản xuất của các DN thép ở Việt Nam khá nhỏ.

Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tính đến 2015, nước ta có khoảng trên 60 DN tham gia hoạt động sản xuất thép chủ yếu trên các lĩnh vực: sản xuất thép xây dựng (thép dài), ống thép hàn và thép tấm lá, tôn mạ kim loại và sơn phủ màu (thép dẹt). Trong lĩnh vực sản xuất thép xây dựng, hầu hết các nhà máy sản xuất quy mô lớn đều thuộc VSA, số còn lại là các cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công với công suất dưới 20.000 tấn/năm. Số liệu thống kê về công suất thiết kế và quy mô vốn kinh doanh các DN thép trong VSA thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 2.1: Công suất sản xuất và quy mô vốn kinh doanh của các DN trong Hiệp hội thép Việt Nam

Công suất thiết kế 1 (nghìn tấn/năm)

Số lượng DN

Quy mô vốn kinh doanh 2 (tỷ đồng)

Số lượng DN

Trên 1.000 3 Trên 10.000 4

Từ 500 - 1.000 10 Từ 5.000-10.000 5

Từ 100 - 500 20 Từ 1.000 - 5.000 15

Dưới 100 27 Từ 500 - 1.000 22

Từ 100-500 30

Dưới 100 15

Tổng 61 Tổng 91

1: Không bao gồm các DN kinh doanh thương mại ngành thép

2: Trong số 91 DN thuộc hiệp hội thép có 34 DN sản xuất thép xây dựng, 12 DN sản xuất ống thép, 15 DN tấm lá-tôn mạ, 32 DN kinh doanh thương mại thép.

Như vậy, phần lớn các DN trong ngành thép ở Việt Nam có công suất thiết kế khá nhỏ, trung bình khoảng 200 – 300 nghìn tấn/năm. Ở thời điểm hiện tại, công suất lò cao lớn nhất ở Việt Nam mới đạt mức 500m3 trong khi

88

đó các lò cao ứng dụng công nghệ hiện đại trên thế giới đạt mức 5000m3. So sánh các DN thép trong nước với các dự án thép có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cũng cho thấy khoảng cách khá lớn. Chẳng hạn đối với các dự án đã được phê duyệt đầu tư như: Dự án Guang Lian tại Dung Quất, công suất 5 triệu tấn/năm tương đương mức vốn đầu tư 3 tỷ USD, Dự án thép Posco với công suất 3 triệu tấn thép tấm/năm với vốn đầu tư 1 tỷ USD. Dự án Formosa Hà Tĩnh với công suất 22,5 triệu tấn thép/năm, quy mô vốn đầu tư 28 tỷ USD.

Quy mô vốn kinh doanh nhỏ bắt nguồn từ hạn chế về năng lực tài chính của chính các DN. Vốn đầu tư của chủ sở hữu có hạn vì vậy hầu hết các DN phải huy động vốn thông qua vay nợ khiến hệ số nợ luôn ở mức cao. Theo số liệu thống kê của các DN niêm yết trong ngành sản xuất ở Việt Nam, hệ số nợ các DN trong ngành thép thường ở mức rất cao chỉ xếp sau ngành xây dựng và vật liệu xây dựng. Quy mô kinh doanh nhỏ còn là trở ngại khiến các DN thép ở Việt Nam khó có thể tiếp cận đầu tư đồng bộ và hiện đại đáp ứng với yêu cầu của ngành. Đây chính là một yếu tố cản trở năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN thép trong nước.

Thứ hai, các DN chủ yếu tham gia khâu gia công, chế biến nên giá trị gia tăng tạo ra không nhiều.

Quy trình sản xuất thép bao gồm nhiều công đoạn song hầu hết DN thép trong nước chủ yếu tham gia sản xuất ở khâu gia công, kéo, cán thép. Chỉ có một vài DN như: Thép Thái Nguyên, Thép Hòa Phát, Liên doanh thép Việt Trung... có quy trình sản xuất tích hợp đầy đủ từ khâu khai thác quặng, tinh luyện quặng, luyện phôi, cán thép, phân phối và chế biến các sản phNm từ thép; Các DN như: Thép Việt Ý, Thép Pomina, Thép Dana-Ý có quy trình tích hợp dọc thông qua khâu luyện phôi thép từ thép phế liệu đến cán thép.

Các DN tập trung ở khâu gia công chủ yếu là do khó khăn về vốn, vì một nhà máy thép đi từ sản xuất quặng đến cán thép đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, thời gian thu hồi vốn chậm. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh trong sản xuất thép lại

89

quyết định ở khâu cung ứng nguyên vật liệu giá rẻ. Do đó, việc tập trung sản xuất, chế biến thép ở khâu hạ nguồn là một trong những nguyên nhân khiến giá trị gia tăng tạo ra trong hoạt động sản xuất của các DN không cao.

Biểu đồ 2.7. Quy trình sản xuất thép.

Nguồn: Báo cáo Hiệp hội thép Việt Nam

Thứ ba, kết cấu các nhóm sản ph(m trong ngành thép mất cân đối.

Trong khâu sản xuất thép thành phNm, sản phNm thép được chia thành hai nhóm chính: thép xây dựng (thép dài) và thép dẹt (gồm thép tấm, thép lá, cán nóng và cán nguội). Các DN trong nước mới chỉ sản xuất được thép xây dựng, còn các sản phNm thép dẹt hầu hết vẫn phải nhập khNu.

Theo số liệu của Bộ Công thương, nhu cầu thép xây dựng trong nước năm 2015 ước khoảng 6 triệu tấn trong khi công suất của các nhà máy trên cả nước lên đến 11 triệu tấn. Công suất phôi thép là 10 triệu tấn trong khi nhu cầu chỉ là 5,5 triệu tấn/năm. Công suất tôn mạ và sơn phủ màu đạt 2,5 triệu tấn/năm nhưng tiêu thụ chỉ đạt 1,3 triệu tấn/năm. Do sự mất cân đối giữa nhu cầu tiêu thụ và năng lực sản xuất nên hiện tại nhiều DN sản xuất thép xây dựng chỉ hoạt động cầm chừng khoảng 40-60% công suất, có DN chịu thua lỗ, nhiều nhà máy thép phải đóng cửa.

90

Trái ngược với tình trạng dư thừa sản phNm thép xây dựng, năng lực sản xuất thép dẹt như thép tấm, cuộn cán nóng, thép hợp kim...là các sản phNm chủ yếu sử dụng cho công nghiệp đóng tàu, sản xuất ô tô, máy móc công nghiệp còn hạn chế chủ yếu phải dựa vào nguồn nhập khNu. Công suất sản xuất thép tấm hiện tại của cả nước xấp xỉ 4 triệu tấn, trong khi đó nhu cầu thép tấm phục vụ cho ngành sản xuất công nghiệp hiện nay khoảng 7 triệu tấn. Như vậy, trong khi sản lượng thép xây dựng đang vượt gấp hai lần nhu cầu, sản xuất trong nước vẫn còn phụ thuộc vào việc nhập khNu phôi thép, các loại thép phế và các sản phNm thép phục vụ ngành công nghiệp chế tạo. Sự mất cân đối trầm trọng trong cơ cấu sản phNm ngành thép có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của các DN.

Biểu đồ 2.8: Công suất sản xuất và sản lượng tiêu thụ sản ph(m thép giai đoạn 2006 -2013.

Nguồn: Báo cáo ngành thép 2013 – CTCP chứng khoán Phương Nam

Thứ tư, giá thành sản xuất sản ph(m thép ở Việt Nam quá cao.

Theo tính toán của McKinsey&Company, tính trung bình, giá thép sản xuất tại Việt Nam có giá bán cao hơn từ 10-14% so với thép nhập khNu từ Nga và Tây Âu, 4-5% so với liên doanh thép với nước ngoài. Giá thành sản phNm thép ở Việt Nam ở mức cao do các nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, công nghệ sản xuất lạc hậu dẫn đến tiêu tốn về nguyên vật liệu, điện năng và nhân công trong quá trình sản xuất thép. Theo thống kê của VSA, hơn hai phần ba các nhà sản xuất thép trong nước sử dụng công nghệ

Đề cương

Tài liệu liên quan