• Không có kết quả nào được tìm thấy

Gia tăng vốn chủ sở hữu và năng lực tự tài trợ của doanh nghiệp

Chương 3: Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam

3.3. Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam

3.3.1. Nhóm giải pháp trực tiếp

3.3.1.1. Gia tăng vốn chủ sở hữu và năng lực tự tài trợ của doanh nghiệp

Việc sử dụng nợ với mức độ cao là một trong những bất cập trong cấu trúc tài chính của các DN trong ngành thép. Cấu trúc tài chính được tài trợ phần nhiều từ nợ phản ánh năng lực tự chủ về mặt tài chính hạn chế, mức độ rủi ro cao, hạn chế khả năng huy động thêm vốn cho đầu tư phát triển và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN trong chương 2 cho thấy mối quan hệ tiêu cực. Chính vì vậy, cải thiện cấu trúc tài chính theo hướng gia tăng vốn chủ sở hữu hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển của các DN trong ngành thép khi yêu cầu gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, gia tăng quy mô và mức độ ổn định trong hoạt động kinh doanh được đặt ra ngày càng bức thiết.

Để gia tăng vốn chủ sở hữu, trước hết, các DN cần khai thác triệt để nguồn vốn nội sinh từ lợi nhuận để lại. Đây chính là nguồn lực tài chính giúp DN chủ động đáp ứng nhu cầu vốn, nắm bắt kịp thời các thời cơ trong kinh doanh; giữ được quyền kiểm soát; tránh được áp lực phải thanh toán đúng kỳ hạn; chủ động đáp ứng nhu cầu vốn, nắm bắt kịp thời các thời cơ trong kinh doanh. Tuy nhiên để có thể khai thác được nguồn vốn này các DN cần thực hiện những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, vượt qua khó khăn, đạt được nhiều lợi nhuận. Bên cạnh đó, cần có chính sách phân phối lợi nhuận hợp lý nhằm đNy mạnh tích lũy lợi nhuận để lại tái đầu tư.

Ngoài việc huy động tối đa nguồn vốn bên trong từ lợi nhuận để lại, các DN cần tìm phương án hiệu quả nhất để huy động nguồn vốn chủ sở hữu từ bên ngoài như phát hành thêm cổ phiếu, gọi vốn góp liên doanh, liên kết. Việc huy động vốn từ phát hành cổ phiếu rộng rãi trên thị trường trong điều kiện hiện nay còn một số khó khăn do thị trường chứng khoán ở Việt Nam còn nhiều biến động và chưa thực sự phục hồi sau khủng hoảng và suy thoái kinh

169

tế. Vì vậy, trong điều kiện thị trường Việt Nam đang khá hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, các DN thép có thể xem xét khai thác nguồn vốn từ các nhà đầu tư tiềm năng thông qua hình thức phát hành riêng lẻ nhằm thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Hình thức này giúp DN có khả năng huy động khối lượng vốn lớn đáp ứng yêu cầu gia tăng quy mô kinh doanh. Bên cạnh đó, DN còn có thể tiếp cận với công nghệ hiện đại và kỹ năng quản lý từ các nhà sản xuất có kinh nghiệm của nước ngoài. Điều cần lưu ý đối với các DN là phải xem xét các yếu tố liên quan để ra quyết định cho phù hợp vì mỗi hình thức huy động vốn đều có những điểm bất lợi riêng. Như vậy DN sẽ chủ động và tự chịu trách nhiệm trước các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.

Cần thấy rằng, việc huy động gia tăng vốn chủ sở hữu sẽ tác động đến cơ cấu sở hữu của các DN do tỷ lệ sở hữu của các cổ đông hiện hành sẽ thay đổi khi có thêm các cổ đông mới. Thay đổi trong cơ cấu sở hữu của DN chắc chắn sẽ dẫn đến những thay đổi trong chính sách điều hành hoạt động sản xuât kinh doanh cũng như quản trị tài chính. Điều này cũng kỳ vọng tạo ra các nhân tố mới tác động tích cực đến việc gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.

3.3.1.2. Tái cấu trúc nợ theo hướng gia tăng nợ dài hạn, đảm bảo sự an toàn và ổn định về nguồn tài trợ của DN.

Nợ phải trả, trong đó chủ yếu là nợ vay ngắn hạn, chiếm tỷ trọng lớn ở các DN trong ngành thép đã phản ánh mức độ rủi ro rất cao trong quyết định tài trợ của các DN. Sử dụng nợ vay quá mức trong đầu tư chính là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng trầm trọng ở các DN trong ngành thép trong thời gian vừa qua. Mục tiêu tái cấu trúc các khoản nợ trong các DN thép là chủ động kiểm soát nợ, giảm hệ số nợ, đa dạng hóa nguồn tài trợ nợ đồng thời tăng tỷ trọng nợ dài hạn để đảm bảo an toàn tài chính.

Biện pháp tái cấu trúc các khoản nợ cần phù hợp với hoàn cảnh thực tế của từng DN. Cụ thể:

170

Đối với các DN gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn song vẫn có khả năng hoạt động cần áp dụng các biện pháp nhằm cải thiện khả năng thanh toán như thực hiện đàm phán với các chủ nợ trong việc giảm lãi suất, khoanh nợ, giãn nợ. Các biện pháp trên sẽ giúp các DN giảm được áp lực thanh toán, tập trung vào cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh để có nguồn thanh toán nợ. Để thực hiện được điều này các DN cần có phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và kế hoạch trả nợ hợp lý để có thể thuyết phục chủ nợ.

Đối với các DN có chính sách tài trợ thiếu an toàn, do sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tư tài sản dài hạn, có thể tái cơ cấu bằng cách đàm phán điều chỉnh kỳ hạn nợ đảm bảo phù hợp với thời gian sử dụng tài sản nhằm tránh tình trạng mất cân đối nguồn vốn, góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính của DN.

Việc hỗ trợ các DN tái cấu trúc nợ thông qua dùng vốn dài hạn để tái cấu trúc các khoản nợ ngắn hạn của các tổ chức tín dụng góp phần làm bảng cân đối kế toán của DN lành mạnh hơn, nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của DN. Trong trường hợp các DN có khả năng hoạt động tốt ngân hàng cũng cần xem xét tới việc bơm thêm dòng vốn nhằm duy trì hoạt động và tiến tới hoạt động có hiệu quả. Bản thân DN cần điều chỉnh tốc độ tăng trưởng chậm lại, cắt giảm tiến độ đầu tư mới, bán các tài sản và vốn góp tại các công ty thành viên để trả bớt nợ đồng thời tái cấu trúc lại hoạt động kinh doanh nhằm cải thiện khả năng sinh lời từ đó tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu.

Chuyển nợ thành vốn góp cổ phần là một giải pháp hữu hiệu đối với các DN cần thực hiện tái cấu trúc một cách toàn diện. Trong trường hợp này, DN có thể đàm phán với chủ nợ để chuyển một phần vốn vay thành vốn cổ phần khi đó chủ nợ có quyền tham gia sâu vào các hoạt động của DN nhằm kiểm soát tốt hơn dòng tiền đầu tư và giải ngân đúng hướng. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro cho các chủ nợ, cần cân nhắc kỹ lưỡng phương án sản xuất kinh doanh sau tái cấu trúc và khả năng am hiểu cũng như tham gia vào các hoạt động của DN khi chủ nợ chuyển thành chủ sở hữu của DN.

171

Đối với các DN không có khả năng phục hồi do hệ số nợ quá cao, hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài cần có những giải pháp kịp thời như bán lại các khoản nợ cho bên thứ ba hay thực hiện thủ tục phá sản DN.

Sau khi thực hiện các biện pháp tái cấu trúc nợ, các chủ nợ và DN cần thiết lập cơ chế kiểm soát nợ vay phát sinh mới của DN nhằm giúp DN có được cấu trúc tài chính hợp lý. Muốn vậy, cơ chế cho vay và giám sát nợ của DN cũng cần được đổi mới. Chẳng hạn như: Khống chế tổng mức vốn đối ứng của DN tính cho tất cả các dự án của DN không được vượt quá vốn chủ sở hữu của DN trên báo cáo tài chính được công bố tại thời điểm gần nhất;

Đối với DN mở nhiều tài khoản giao dịch tại nhiều ngân hàng khác nhau cần cử ra một ngân hàng chủ nợ giám sát về hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của DN.

Hệ số này do DN xây dựng làm căn cứ điều hành, giám sát nhằm kiềm chế gia tăng nợ.

Đề cương

Tài liệu liên quan