• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hiệu quả hoạt động kinh doanh

Chương 3: Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam

2.2. Thực trạng cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam

2.2.1. Khái quát tình hình tài chính của các DN trong ngành thép Các công ty trong mẫu nghiên cứu

2.2.1.4. Hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hiệu quả hoạt động kinh doanh được thể hiện qua các chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của DN. Đây là nhân tố có mối quan hệ trực tiếp với cấu trúc tài chính của DN. Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng, nếu một DN có khả năng sinh lời cao thường ưu tiên sử dụng nguồn vốn nội sinh từ lợi nhuận giữ lại để tài trợ vốn trước khi phát hành trái phiếu và cuối cùng là cổ phiếu khi cần thiết. Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN trong ngành thép ta đi vào xem xét kết quả hoạt động kinh doanh và tỷ suất sinh lời của các DN trong giai đoạn 2009-2014.

Về kết quả hoạt động kinh doanh:

Kết quả hoạt động kinh doanh của các DN trong ngành thép trong giai đoạn 2009-2014 được phản ánh qua các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận trên biểu đồ 2.15.

Biểu đồ 2.15: Doanh thu thuần, lợi nhuận trước lãi vay và thuế, lợi nhuận sau thuế của các DN trong ngành thép

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

Cùng với sự tăng trưởng của tổng tài sản trong giai đoạn 2009-2014, doanh thu thuần của các DN cũng có sự gia tăng nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần trong các DN còn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ diễn biến của nền kinh tế.

0 20.000.000 40.000.000 60.000.000 80.000.000 100.000.000

2009 2010 2011 2012 2013 2014

Doanh thu thuần Lợi nhuận

trước lãi vay và thuế Lợi nhuận sau thuế

103

Trong giai đoạn 2009-2011, doanh thu thuần của các DN tăng trưởng nhanh và mạnh xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu: (i) Chính sách kích cầu và đầu tư công của chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho các DN, đặc biệt là các DN trong lĩnh vực xây dựng. Điều này khiến nhu cầu về sản phNm thép trong nước phục hồi và gia tăng đáng kể sau giai đoạn khó khăn năm 2008.

(ii) Lãi suất cho vay giảm, cùng với chính sách hỗ trợ 4% lãi suất của chính phủ, tạo điều kiện cho các DN tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Chi phí vốn vay thấp hơn tạo thuận lợi cho các DN mở rộng sản xuất, gia tăng doanh thu và lợi nhuận. (iii) Tổng công suất sản xuất thép trong giai đoạn này tăng nhanh do một số dự án mới đi vào hoạt động.

Sau giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, ngành thép đi vào giai đoạn khó khăn khiến sản lượng sản xuất và tiêu thụ suy giảm trong năm 2012,2013 kéo theo sự suy giảm doanh thu thuần. Sang đến năm 2014, quy mô doanh thu của các DN có dấu hiệu phục hồi.

Phân tích mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận của các DN trong ngành thép cho thấy trái với xu hướng tăng trưởng về doanh thu trong giai đoạn 2009-2014 các chỉ tiêu lợi nhuận của các DN lại có chiều hướng sụt giảm mạnh kể từ năm 2012 và bắt đầu có dấu hiệu cải thiện trong năm 2014.

Biểu đồ 2.16: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2009-2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

0 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 5.000.000 6.000.000 7.000.000

2009 2010 2011 2012 2013 2014

Lợi nhuận

trước lãi vay và thuế Lợi nhuận sau thuế

104

Khoảng cách chênh lệch giữa doanh thu và lợi nhuận của các DN trong ngành thép một lần nữa cho thấy mức độ sử dụng chi phí trong các DN là rất lớn. Điều này xuất phát từ nguyên nhân:

- Chi phí sản xuất gồm tiêu hao về nguyên vật liệu và điện năng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất do phần lớn các DN sử dụng công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp. Theo số liệu thống kê của 25 DN được nghiên cứu tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần rất cao có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2009-2014. Chỉ tiêu này tăng từ 88,61% năm 2009 lên đến 92,33% năm 2014. Giá thành sản xuất quá cao ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các DN trong ngành.

- Giá cả nguyên vật liệu đầu vào cao và thường xuyên biến động là một trong những nguyên nhân khiến DN không tiết kiệm được chi phí đồng thời không chủ động trong hoạt động sản xuất. Các DN thép trong nước thường tập trung công đoạn cán thép và phải sử dụng nguồn phôi và thép phế nhập khNu từ nước ngoài. Trong giai đoạn 2011-2014 khi giá các nguyên vật liệu đầu vào như giá than cốc, quặng sắt, điện, xăng đều có xu hướng gia tăng, sự biến động giá phôi thép và thép phế trên thế giới cũng như những biến động về tỷ giá ngoại tệ làm tăng chi phí nguyên vật liệu đầu vào khá lớn.

- Các DN thép chủ yếu sử dụng vốn vay cho hoạt động kinh doanh nên lợi nhuận bị ảnh hưởng trực tiếp với sự biến động của lãi suất. Trong thời kỳ được ưu đãi lãi suất giai đoạn 2009-2011 tình hình lợi nhuận của DN đạt khá.

Tuy nhiên khi lãi suất có sự biến động (chẳng hạn trong 2 quý đầu năm 2012 khi lãi suất vay vốn tăng cao ở mức 17-18%) lợi nhuận sau thuế của các DN sụt giảm nghiêm trọng do các công ty phải chịu chi phí lãi vay quá cao cộng với chi phí sản xuất lớn.

Những yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong vấn đề quản lý chi phí, chủ động thị trường đầu ra và năng lực tài chính hạn chế,

105

của các DN đã bộc lộ rõ nét trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Lợi nhuận của các DN giảm mạnh trong năm 2012, 2013, một số DN thua lỗ nặng nề. Trong số 25 DN được khảo sát có đến 5/21 DN thua lỗ năm 2012. Số DN thua lỗ tăng lên 9/21 DN vào năm 2013, trong đó, phải kể đến khoản lỗ nặng nề của một số DN như :Tổng công ty thép Việt Nam với mức lỗ lũy kế 2 năm 2012-2013 lên đến trên 600 tỷ đồng riêng đối với công ty mẹ Tổng công ty thép lỗ lũy kế lên tới 800 tỷ; CTCP Pomina, CTCP Hữu Liên Á Châu, CTCP Gang thép Thái Nguyên có mức lỗ trên 200 tỷ năm 2013. Năm 2014, tình hình kinh tế vĩ mô dần đi vào ổn định khiến kết quả hoạt động kinh doanh của các DN trong ngành thép được cải thiện. Số DN thua lỗ giảm còn 5/25 DN, một số DN bắt đầu gia tăng lợi nhuận. Tính chung cho toàn bộ DN được nghiên cứu tổng lợi nhuận sau thuế tăng 14% so với năm 2013.

Trái ngược với diễn biến lỗ của hầu hết các DN năm 2013, một số DN vẫn đạt được mức tăng trưởng về lợi nhuận. Trong số các công ty này phải kể đến trường hợp của CTCP tập đoàn Hòa Phát, CTCP tập đoàn Hoa Sen, CTCP tập đoàn thép Tiến Lên và CTCP Việt Đức lợi nhuận luôn duy trì mức cao và tăng trưởng liên tục trong 3 năm . Đặc biệt CTCP Tập đoàn Hòa Phát có mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thép năm 2013 so với 2012 trên 1.300 tỷ tương ứng mức tăng 100%.

Biểu đồ 2.17: Lợi nhuận sau thuế của các DN trong ngành thép trong giai đoạn 2009-2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

-1.000.000 -500.000 0 500.000 1.000.000 1.500.000

BVG HSG POM ĐTL VIS VGS SSM TLH SMC HMC DNY HLA KKC KMT NVC VNSTEEL TIS VPS VINAUS VINAKY HPG VCA TNB TDS DNS

2009 2010 2011 2012 2013 2014

106

Về tỷ suất sinh lời:

Nhìn chung tỷ suất sinh lời bình quân của các DN trong ngành ở mức thấp và có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn nghiên cứu. Phân tích sâu hơn tỷ suất sinh lời và mức độ biến động tỷ suất sinh lời của từng DN có thể thấy sự khác biệt khá lớn giữa các DN ở các quy mô khác nhau thể hiện qua biểu đồ 2.18 và 2.19.

Biểu đồ 2.18. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh (ROA) của các doanh nghiệp phân loại theo quy mô vốn kinh doanh.

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

Biểu đồ 2.19. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu(ROE) của các doanh nghiệp phân loại theo quy mô vốn kinh doanh.

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

2009 2010 2011 2012 2013 2014

DN quy mô lớn 6,17% 4,59% 6,25% 1,33% 3,02% 3,68%

DN quy mô trung bình 11,83% 6,17% 3,21% 1,52% 0,28% -0,93%

DN quy mô nhỏ 9,32% 6,68% 2,69% -2,01% -2,90% -1,84%

Trung bình 7,66% 5,33% 5,26% 1,10% 1,86% 2,00%

-4,00%

-2,00%

0,00%

2,00%

4,00%

6,00%

8,00%

10,00%

12,00%

14,00%

T sut sinh li i sản

2009 2010 2011 2012 2013 2014

DN quy mô lớn 14,09% 10,07% 13,79% 2,96% 6,43% 7,92%

DN quy mô trung bình 34,24% 19,30% 9,91% 4,47% 0,86% -3,08%

DN quy mô nhỏ 28,22% 20,51% 8,03% -5,79% -9,04% -6,24%

Trung bình 19,00% 13,01% 12,74% 2,66% 4,45% 4,95%

-15,00%

-10,00%

-5,00%

0,00%

5,00%

10,00%

15,00%

20,00%

25,00%

30,00%

35,00%

40,00%

T sut sinh li vn ch s hu

107

Qua số liệu biểu 2.18 và 2.19 cho thấy chỉ tiêu ROA và ROE của các DN có xu hướng giảm trong giai đoạn nghiên cứu. Hai chỉ tiêu này giảm mạnh trong năm 2012 và 2013 và có dấu hiệu phục hồi nhẹ trong năm 2014. Mức độ biến động của chỉ tiêu ROE cao hơn (từ -6% đến 34%) chỉ tiêu ROA (-3%

đến 12%).

Trong giai đoạn hoạt động kinh doanh có thuận lợi, các DN quy mô trung bình và quy mô nhỏ thường có hiệu quả hoạt động kinh doanh cao hơn.

Cụ thể là năm 2009 và 2010, chỉ tiêu ROA ở các DN có quy mô trung bình là 11,83 và 6,17%, chỉ tiêu này ở các DN quy mô nhỏ là 9,32 và 6,68%, song ở các DN quy mô lớn ROA là 6,17% và 4,59%. Tương tự, chỉ tiêu ROE trong các DN quy mô trung bình và nhỏ cao hơn so với DN quy mô lớn. Ngược lại, trong giai đoạn thị trường có những dấu hiệu bất lợi, các DN quy mô lớn lại có khả năng chống đỡ tốt hơn. Điều này thể hiện qua chỉ tiêu ROA và ROE của các DN quy mô lớn duy trì ở mức cao hơn và sụt giảm với tốc độ thấp hơn các DN quy mô trung bình và nhỏ. Ngoài ra, có thể thấy rằng chỉ tiêu trên được tính ở mức trung bình cho các DN quy mô lớn. Tuy nhiên, trong các DN này, hiệu quả hoạt động kinh doanh có sự khác biệt rõ rệt. Năm DN quy mô lớn hàng đầu ngành thép thuộc sở hữu tư nhân bao gồm CTCP Tập đoàn Hòa Phát, CTCP Pomina, CTCP tập đoàn Hoa Sen có hiệu quả hoạt động tốt hơn.

Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của các DN này thường cao và ổn định ngay cả trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn. Các DN thuộc sở hữu nhà nước gồm Tổng công ty thép Việt Nam và CTCP gang thép Thái Nguyên có hiệu quả hoạt động rất thấp.

Đi sâu vào đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN có vốn đầu tư nhà nước và các DN ngoài nhà nước cho thấy: mặc dù các DN ngoài nhà nước có tốc độ giảm tỷ suất lợi nhuận nhiều hơn, song tỷ suất lợi nhuận của các DN này luôn cao hơn so với các DN có vốn đầu tư nhà nước. Điều này phần nào cho thấy sự yếu kém trong khâu quản lý vốn kinh doanh ở các

108

DN có vốn đầu tư của nhà nước. Đặc biệt, trong năm 2012,2013, nhiều DN có vốn đầu tư nhà nước thua lỗ nặng nề khiến cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm xuống dưới 0%.

Biểu đồ 2.20. Tỷ suất sinh lời của các DN trong ngành thép có vốn đầu tư nhà nước và các DN ngoài nhà nước

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

Như vậy, có thể thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của hầu hết các DN trong ngành thép khá thấp và không ổn định. Đây chính là lý do khiến cho các DN khó có thể tài trợ cho nhu cầu vốn bằng nguồn vốn nội sinh từ lợi nhuận để lại. Hơn nữa, tỷ suất sinh lời thấp cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc tiếp cận với nguồn vốn vay của các DN gặp khó khăn hơn. Xu hướng giảm sút khả năng sinh lời của các DN trong ngành thép đã phản ánh những khó khăn mà DN gặp phải trong giai đoạn nghiên cứu đặc biệt trong những năm từ

0%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

14%

16%

18%

2009 2010 2011 2012 2013 2014 DN ngoài nhà nước

DN có vốn đầu tư nhà nước Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)

-4%

-2%

0%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

14%

16%

2009 2010 2011 2012 2013 2014 DN ngoài nhà nước

DN có vốn đầu tư nhà nước Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh ( ROA)

-10%

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

2009 2010 2011 2012 2013 2014 DN ngoài nhà nước

DN có vốn đầu tư nhà nước Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

109

2011 đến nay. Ngoài ra, khả năng sinh lời của các DN quy mô trung bình và nhỏ thấp hơn nhiều DN quy mô lớn cũng phản ánh những hạn chế của nhóm DN này trong việc đầu tư công nghệ, tích hợp trong sản xuất, chiếm lĩnh thị trường. Các DN quy mô trung bình và nhỏ có khả năng sinh lời thấp hơn sẽ bị giới hạn nhiều hơn về nguồn vốn nội sinh, không ổn định về mặt tài chính so với các DN quy mô lớn. Khả năng sinh lời của các DN có vốn đầu tư nhà nước thấp hơn các DN ngoài nhà nước cũng thể hiện sự yếu kém trong công tác quản lý sản xuất và quản lý vốn của các DN thuộc loại này.

Đề cương

Tài liệu liên quan