• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cấu trúc nợ và cấu trúc vốn chủ sở hữu

Chương 3: Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam

2.2. Thực trạng cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam

2.2.2. Thực trạng cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp trong ngành thép

2.2.1.3. Cấu trúc nợ và cấu trúc vốn chủ sở hữu

118

Tóm lại, qua phân tích cấu trúc tài chính trên khía cạnh quan hệ sở hữu và thời gian sử dụng vốn cho thấy cấu trúc tài chính của các DN trong ngành thép có đặc điểm chủ yếu là: Năng lực tự chủ về mặt tài chính của các DN còn hạn chế do hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào nguồn lực vay nợ; Mức độ ổn định về nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh không cao do nguồn vốn thường xuyên của hầu hết các DN ở mức thấp; Một số DN khá mạo hiểm trong chính sách tài trợ vốn bằng cách tài trợ TSDH bằng nguồn vốn tạm thời; Mức độ sử dụng nợ trong các DN phân loại theo khía cạnh quy mô vốn kinh doanh hay sở hữu nhà nước có sự khác biệt từ đó có những ảnh hưởng nhất định đến tình hình tài chính cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Để nhận định một cách thấu đáo hơn về cấu trúc tài chính của các DN trong ngành thép, ta cần đi sâu vào xem xét cấu trúc từng thành phần nợ và vốn chủ sở hữu.

119

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tỷ trọng nợ dài

hạn trên tổng nợ % 21,74 18,66 18,35 20,08 22,67 21,88 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

Như vậy, xét về mặt cơ cấu, tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng nợ bình quân của các DN thường xuyên ở mức cao, tương ứng từ 78% đến 81% trong giai đoạn 2009-2014. Đồng thời, tỷ trọng nợ dài hạn duy trì ở mức 18-22%. Về xu hướng biến động, mặc dù tỷ trọng nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dẫn đến tăng nợ dài han, song do quy mô nguồn vốn dài hạn còn quá nhỏ cho nên mức độ rủi ro vẫn rất cao đối với các DN.

Biểu đồ 2.26: Tỷ trọng nợ ngắn hạn, nợ dài hạn trên tổng nợ của các doanh nghiệp trong ngành thép

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

Kết cấu nợ ngắn hạn và dài hạn của các DN phân loại theo quy mô vốn kinh doanh thể hiện qua biểu đồ 2.27.

Biểu đồ 2.27 : Tỷ trọng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trên tổng nợ của các DN phân loại theo quy mô vốn kinh doanh

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

0,00 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 1,20

2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tỷ trọng nợ ngắn hạn

0,00 0,10 0,20 0,30

0,40 Tỷ trọng nợ dài hạn

DN quy mô lớn DN quy mô trung bình DN quy mô nhỏ Trung bình 0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 45.000

2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng nợ Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Tỷ trọng nợ ngắn hạn Tỷ trọng nợ dài hạn

120

Số liệu biểu đồ 2.27 cho thấy nhóm DN quy mô lớn thường có mức độ sử dụng nợ dài hạn cao hơn so với các nhóm DN còn lại. Tương tự như vậy, tỷ trọng nợ ngắn hạn ở các DN này khá thấp. Việc tài trợ nợ dài hạn với mức độ cao đem lại sự an toàn cho các DN trong nhóm quy mô lớn. Nhóm DN quy mô trung bình có xu hướng cải thiện tỷ trọng nợ theo hướng điều chỉnh giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn và gia tăng tỷ trọng TSDH để đảm bảo mức độ an toàn tài chính. Các DN quy mô nhỏ là nhóm DN có tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng nợ bình quân ở mức thấp nhất thường xuyên trong khoảng từ 1% - 3%. Trong số đó, đáng chú ý là các DN như CTCP thép Nam Vang, CTCP thép Thủ Đức, CTCP sản xuất và kinh doanh kim khí, CTCP chế tạo kết cấu thép có tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng nợ ở mức 100% trong năm 2012 và 2013.

Bảng 2.11: Tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng nợ của các DN trong ngành thép Đơn vị tính: %

TT Tên công ty 2009 2010 2011 2012 2013 2014 TB

1 Công ty CP Thép Nam Vang 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 2 Công ty CP tập đoàn thép Tiến Lên 99,98 99,99 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 3 Công ty CP thép Thủ Đức 99,90 99,90 99,88 99,93 100,00 100,00 99,93 4 Công ty TNHH VSC-POSCO 99,75 99,79 99,73 99,77 100,00 100,00 99,84 5 Công ty CP SX và KD Kim Khí 98,69 98,88 99,44 99,95 100,00 100,00 99,49 6 Công ty CP Đại Thiên Lộc 98,38 98,76 99,16 99,47 99,83 99,93 99,25 7 Công ty CP chế tạo kết cấu Thép - ssm 95,68 99,93 99,94 99,96 100,00 100,00 99,25 8 Công ty CP Kim khí Miền Trung 98,82 99,24 99,17 98,84 98,54 99,51 99,02 9 Công ty CP Hữu Liên Á Châu 96,95 98,13 98,69 99,08 99,57 99,83 98,71 10 Công ty CP ống thép Việt Đức 99,94 98,65 96,96 97,98 97,70 96,47 97,95 11 Công ty CP đầu tư thương mại SMC 97,37 99,53 99,94 96,35 95,02 98,05 97,71 12 Công ty TNHH VINAUSTEEL 95,40 96,70 98,15 98,17 98,27 98,67 97,56 13 Công ty CP thép Đà Nẵng 98,77 98,74 96,99 91,72 88,76 91,84 94,47 14 Công ty Kim khí Hồ Chí Minh 95,68 91,43 91,74 92,84 93,78 95,49 93,49 15 Công ty CP thép Nhà Bè 99,37 99,46 99,51 82,58 86,19 91,68 93,13 16 Công ty CP thép Biên Hòa 71,54 79,90 93,64 99,05 99,97 99,69 90,63 17 Công ty CP thép Bắc Việt 99,44 99,61 99,87 100,00 78,77 44,65 87,06 18 Công ty TNHH VINA KYOEI 98,74 99,30 99,64 99,70 69,07 55,79 87,04 19 Công ty CP tập đoàn Hoa Sen 77,38 82,99 85,15 83,24 85,49 88,19 83,74 20 Công ty CP thép Việt Ý 51,12 74,33 99,66 89,17 87,29 91,92 82,25 21 Công ty CP Thép Pomina 98,55 99,83 81,64 71,83 67,70 73,86 82,24 22 Tổng công ty thép Việt Nam 60,28 66,52 77,60 82,86 81,80 86,46 75,92 23 Công ty cp thép Dana-ý 50,54 56,02 67,10 67,69 62,20 59,78 60,55

121

TT Tên công ty 2009 2010 2011 2012 2013 2014 TB

24 Công ty CP gang thép Thái Nguyên 65,21 65,21 63,46 59,83 53,70 50,22 59,61 25 Công ty CP tập đoàn Hòa Phát 99,70 73,78 43,01 24,94 35,18 36,81 52,24

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

Số liệu chi tiết về tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng nợ cho thấy 64% DN có tỷ trọng nợ ngắn hạn ở mức rất cao trên 90%. 20% DN có tỷ trọng nợ ngắn hạn từ 80% - 90%. Số còn lại 16% DN có tỷ trọng nợ ngắn hạn dưới 80%.

Việc sử dụng nợ ngắn hạn với mức độ lớn phản ánh: Thứ nhất, tiềm lực tài chính của DN chưa vững vàng, các DN chưa có chiến lược trong chính sách tài trợ để thu hút các nguồn vốn có tính chất ổn định nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững. Thứ hai, gia tăng rủi ro cho các DN đặc biệt đối với các DN sử dụng nguồn ngắn hạn để tài trợ cho TSDH. Thứ ba, các DN sẽ phải chịu những ảnh hưởng bất lợi do sử dụng nguồn ngắn hạn có chi phí cao, biến động lãi suất tiền vay trong thời gian khiến chi phí lãi vay của các DN thường xuyên gia tăng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Hầu hết các công ty duy trì tỷ lệ nợ ngắn hạn cao trong giai đoạn nghiên cứu. Duy chỉ có CTCP tập đoàn Hòa Phát, CTCP Thép Pomina mặc dù có tỷ lệ nợ ngắn hạn ở mức thấp và trung bình song đã điều chỉnh giảm tỷ lệ nợ ngắn hạn ở hai năm 2012, 2013. Việc điều chỉnh giảm tỷ lệ nợ ngắn hạn giúp các DN có nguồn vốn dài hạn dồi dào hơn từ đó đem lại mức độ an toàn hơn trong việc sử dụng vốn cũng như tránh được biến động lãi suất thời kỳ này.

Xem xét cấu trúc nợ phải trả trên góc độ sở hữu nhà nước trong các DN (Biểu đồ 2.28) có thể thấy: Mặc dù DN có vốn đầu tư nhà nước có hệ số nợ ở mức cao hơn so với các DN ngoài nhà nước song các DN có vốn đầu tư nhà nước duy trì kết cấu nợ đảm bảo hơn do sử dụng nguồn nợ dài hạn với mức độ lớn hơn. Tỷ trọng nợ dài hạn trong các DN ngoài nhà nước cũng có sự cải thiện mạnh mẽ trong giai đoạn 2009-2014, song mức độ sử dụng nợ dài hạn trong các DN nhóm này còn khá thấp.

122

Biểu đồ 2.28: Tỷ trọng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trên tổng nợ của các DN có vốn đầu tư nhà nước và các DN ngoài nhà nước

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

Cấu trúc nợ theo nguồn tài trợ nợ

Nợ phải trả của các DN trong ngành thép chủ yếu hình thành từ nợ vay và các khoản nợ phải trả ngắn hạn gồm các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp khác.

Bảng 2.12: Tỷ trọng nợ vay trong tổng nợ của các doanh nghiệp trong ngành thép

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Nợ phải trả Tỷ đồng 36.480.961 37.125.297 36.480.961 37.125.297 37.164.281 40.333.512 Nợ vay Tỷ đồng 27.799.828 28.480.301 27.799.828 28.480.301 28.844.430 31.189.501

Tỷ trọng nợ vay % 76,20% 76,71% 76,20% 76,71% 77,61% 77,33%

Vay ngắn hạn Tỷ đồng 21.104.337 21.025.103 21.104.337 21.025.103 20.420.150 22.366.332 Tỷ trọng vay ngắn hạn % 75,92% 73,82% 75,92% 73,82% 70,79% 71,71%

Vay dài hạn Tỷ đồng 6.695.491 7.455.198 6.695.491 7.455.198 8.424.280 8.823.170 Tỷ trọng vay dài hạn % 24,08% 26,18% 24,08% 26,18% 29,21% 28,29%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

Mức độ sử dụng nợ vay trong tổng nợ phải trả rất cao và có xu hướng gia tăng về mặt giá trị. Nợ vay bình quân chiếm tỷ trọng trung bình 76,6% tổng nợ phải trả. Quy mô và tỷ trọng nợ vay của các DN trong ngành đều có xu hướng gia tăng trong giai đoạn nghiên cứu. Tỷ trọng nợ vay tương ứng năm 2009 và năm 2014 lần lượt là 76,2% và 77,33%.

0,00 0,05 0,10 0,15 0,20 0,25 0,30 0,35

2009 2010 2011 2012 2013 2014 DN có VĐT NN DN ngoài NN Trung bình

0,00 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 0,60 0,70 0,80 0,90 1,00

2009 2010 2011 2012 2013 2014 DN có VĐT NN DN ngoài NN Trung bình

Tỷ trọng nợ ngắn hạn Tỷ trọng nợ dài hạn

123

Các khoản vay mà DN sử dụng phần lớn là vay ngắn hạn với tỷ trọng từ 70% - 75% vốn vay, có xu hướng giảm dần đến năm 2014. Việc sử dụng nợ vay mức độ cao sẽ gây bất lợi cho các DN do vay ngắn hạn thường phải chịu chi phí sử dụng vốn cao hơn, thiếu sự ổn định trong nguồn tài trợ. Hơn nữa, thời gian qua lãi suất vay ngắn hạn trên thị trường thường xuyên biến động và ở mức cao càng khiến gia tăng rủi ro và chi phí sử dụng vốn, lợi nhuận của DN bị giảm sút nghiêm trọng.

Ngoài khoản vay ngắn hạn, các DN trong ngành chủ yếu tài trợ nguồn vốn ngắn hạn từ khoản nợ ngắn hạn khác. Tỷ trọng nguồn này trong tổng nguồn vốn ngắn hạn có xu hướng gia tăng từ 25% năm 2009 lên đến 30%

năm 2014 trong đó bộ phận chủ yếu là khoản vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp. Nếu xem xét trên góc độ quy mô DN, các DN có quy mô nhỏ có tỷ trọng nguồn vốn chiếm dụng ở mức cao nhất, có xu hướng tăng lên từ 2009-2011 và giảm dần trong giai đoạn 2011-2014. Điều này cũng minh chứng một thực tế các DN quy mô nhỏ thường khó tiếp cận hơn với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng vì vậy chủ yếu sử dụng các khoản vốn của nhà cung cấp tài trợ cho nhu cầu vốn kinh doanh. Các DN quy mô lớn có xu hướng gia tăng tỷ trọng vốn chiếm dụng từ 20% đến 30% nợ ngắn hạn cho thấy sự điều chỉnh hợp lý hơn trong cơ cấu nợ nhằm hạn chế chi phí sử dụng vốn.

Biểu đồ 2.29: Nguồn vốn chiếm dụng của các DN phân loại theo quy mô vốn kinh doanh

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

0,00%

5,00%

10,00%

15,00%

20,00%

25,00%

30,00%

35,00%

40,00%

45,00%

2009 2010 2011 2012 2013 2014

DN quy mô lớn DN quy mô trung bình DN quy mô nhỏ Trung bình

124

Nợ dài hạn của các DN trong ngành thép hình thành chủ yếu từ nợ vay của các ngân hàng và tổ chức tín dụng, hình thức thuê tài chính và phát hành trái phiếu để huy động vốn ít được sử dụng.

Hình thức huy động nợ từ thuê tài chính được thực hiện bởi 4/25 công ty gồm CTCP Hữu Liên Á Châu, Tập đoàn Hoa Sen, CTCP đầu tư thương mại SMC, CTCP Đại Thiên Lộc trong 2 năm 2012,2013. Các DN chủ yếu thuê tài chính các tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính với tỷ trọng thuê tài chính trên tổng nợ dài hạn khá cao. Tỷ lệ này ở CTCP Đầu tư thương mại SMC và CTCP Hữu Liên Á Châu là trên 40%; CTCP Tập đoàn Hoa Sen có tỷ lệ nợ thuê tài chính chiếm khoảng 12,26% tổng nợ dài hạn;

CTCP Đại Thiên Lộc tỷ trọng thuê tài chính không đáng kể.

Đối với việc phát hành trái phiếu DN, chỉ 2/25 công ty thực hiện hình thức huy động vốn này trong giai đoạn cụ thể:

Tổng công ty Thép Việt Nam: Đây là DN đầu tiên có hình thức huy động vốn từ phát hành trái phiếu với 2 đợt phát hành trái phiếu: Đợt 1, vào năm 1997 nhằm huy động vốn đầu tư vào liên doanh Tôn Phương Nam và liên doanh thép Sài Gòn, thời hạn trái phiếu đồng nhất 25 năm. Tính đến 31/12/2013, giá trị còn lại số trái phiếu này lần lượt là 3.436 triệu đồng và 4.444 triệu đồng; Đợt 2, năm 2012, phát hành trái phiếu huy động vốn cho dự án đầu tư và bổ sung vốn hoạt động kinh doanh với tổng giá trị là 500 tỷ, thời hạn 3 năm kể từ ngày 28/12/2012 đến ngày 28/12/2015. Lãi suất áp dụng cho hai kỳ tính lãi đầu tiên là 16%/năm và tính cho các kỳ tiếp theo là lãi suất tham chiếu cộng biên độ 4%/năm.

Tập đoàn Hòa Phát: phát hành trái phiếu 200 tỷ ngày 21/7/2010, thời gian đáo hạn 3 năm, lãi suất 14,5% năm đầu tiên, các năm tiếp theo tính bằng lãi suất tham khảo công thêm 3,5%/năm. Số lượng trái phiếu phát hành của Tập đoàn Hòa Phát đã hoàn tất thanh toán trong năm 2013.

125

Việc huy động vốn từ phát hành trái phiếu của các DN còn hạn chế có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như các DN trong ngành có quy mô nhỏ khó tiếp cận với hình thức phát hành trái phiếu, việc phát hành trái phiếu của các DN chưa thu hút được các nhà đầu tư trên thị trường do tính thanh khoản của trái phiếu trên thị trường chưa cao... Tuy nhiên có thể thấy rằng đây là một hình thức huy động vốn có khả năng đem lại nhiều lợi ích mà các DN cần xem xét để đa dạng hóa các hình thức tài trợ vốn.

Như vậy, có thể thấy cấu trúc nợ của các DN trong ngành thép chủ yếu được hình thành từ nợ ngắn hạn trong đó các khoản vay ngắn hạn chiếm đa số. Hình thức huy động nợ của các DN trong ngành chưa đa dạng do hầu hết các DN chủ yếu huy động nợ từ vay vốn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Việc áp dụng các hình thức huy động vốn từ phát hành trái phiếu hay thuê tài chính còn hạn chế.

Cấu trúc vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp ngành thép

Vốn chủ sở hữu thường chiếm tỷ trọng 40%-42% tổng nguồn vốn của các DN trong giai đoạn nghiên cứu. Tốc độ tăng tổng nguồn vốn chủ sở hữu của các DN năm 2014 so với 2009 là 62,74%, tương ứng với mức tăng trưởng bình quân là 10,74%/năm.

Do có sự khác biệt về quy mô kinh doanh, tình trạng sở hữu nên quy mô vốn chủ sở hữu của các DN trong ngành thép cũng có sự khác biệt rõ rệt.

Bảng 2.13: Quy mô vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp trong ngành thép Đơn vị tính: triệu đồng

TT Tên công ty 2009 2010 2011 2012 2013 2014 TB

1 CTCP tập đoàn Hòa Phát 4.189.863 5.060.735 6.073.256 6.785.999 7.400.202 8.029.371 6.256.571 2 Tổng công ty thép Việt Nam 3.556.386 5.154.588 6.769.412 6.516.898 6.102.808 6.010.105 5.685.033 3 CTCP Thép Pomina 1.273.890 2.196.007 2.427.112 2.388.441 2.269.019 2.204.692 2.126.527 4 CTCP gang thép Thái Nguyên 1.848.286 1.950.968 2.018.619 1.929.281 1.731.029 1.653.353 1.855.256 5 CTCP tập đoàn Hoa Sen 904.690 1.250.219 1.708.498 1.936.150 2.159.579 2.345.370 1.717.417 6 Công ty TNHHVINA KYOEI 499.120 486.233 589.911 725.489 1.154.833 1.619.948 845.923 7 CTCP tập đoàn thép Tiến Lên 627.228 757.370 722.280 711.447 789.916 895.191 750.572 8 CTCP Đại Thiên Lộc 554.918 674.731 783.142 746.695 721.805 753.494 705.798 9 CTCP thép Việt Ý 353.847 508.423 552.508 590.828 644.750 642.646 548.834 10 CTCP đầu tư thương mại SMC 277.429 403.005 518.674 543.206 552.647 541.861 472.804

126

TT Tên công ty 2009 2010 2011 2012 2013 2014 TB

11 CTCP ống thép Việt Đức 313.026 482.884 472.811 465.059 472.421 478.088 447.382 12 CTCP Hữu Liên Á Châu 253.170 366.239 479.607 510.813 412.258 68.202 348.382 13 CTCP Kim khí Hồ Chí Minh 295.845 303.696 323.676 343.119 339.718 334.427 323.414 14 CTCP thép Dana-ý 178.003 258.064 343.827 353.381 364.206 366.845 310.721 15 Công ty TNHHVSC-POSCO 323.524 323.261 307.013 289.740 296.609 315.432 309.263 16 Công ty TNHHVINAUSTEEL 296.646 260.966 253.458 263.142 218.377 198.822 248.568 17 CTCP thép Biên Hòa 195.806 211.368 208.579 190.118 188.436 189.117 197.237 18 CTCP thép Thủ Đức 186.375 186.375 190.781 182.232 167.470 168.004 180.206 19 CTCP thép Đà Nẵng 71.537 114.425 156.807 191.186 212.541 199.315 157.635 20 CTCP thép Nhà Bè 140.365 146.355 145.710 130.013 141.534 166.762 145.123 21 CTCP Kim khí Miền Trung 113.156 118.257 122.645 118.557 116.589 116.183 117.565 22 CTCP thép Bắc Việt 78.834 100.291 122.821 106.228 84.247 72.173 94.099 23 CTCP SX và KD Kim Khí 84.406 84.746 82.398 78.516 80.621 84.149 82.473 24 CTCP chế tạo kết cấu Thép 52.382 79.781 85.681 78.568 80.561 83.237 76.702 25 CTCP Thép Nam Vang 148.328 156.940 155.743 81.968 -74.151 -167.968 50.143

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

Theo số liệu bảng thông kê, chỉ có 5/25 DN có quy mô vốn chủ sở hữu lớn (trên 1.000 tỷ đồng); hầu hết các DN có quy mô vốn chủ sở hữu ở mức từ 100 tỷ đến 1.000 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng khoảng 57%); số còn lại là các DN có quy mô vốn chủ sở hữu dưới 100 tỷ đồng. Ngoài ra, quy mô vốn chủ sở hữu khá tương đồng với quy mô kinh doanh của DN. Cụ thể các DN có quy mô vốn kinh doanh lớn thường có quy mô vốn chủ sở hữu cao hơn điển hình là 5 DN có quy mô VKD hàng đầu trong ngành thép là CTCP tập đoàn Hòa Phát, Tổng CT Thép Việt Nam, CTCP Thép Pomina, CTCP gang thép Thái Nguyên và CTCP tập đoàn Hoa Sen.

Cơ cấu vốn chủ sở hữu

Trong cơ cấu vốn chủ sở hữu của các DN, phần lớn là vốn đầu tư của chủ sở hữu. Nhiều DN đã thực hiện tăng vốn điều lệ trong giai đoạn năm 2009 đến năm 2014. Lợi nhuận giữ lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn và có xu hướng giảm dần từ 10,11% trong tổng vốn chủ sở hữu năm 2009 xuống còn 4,01% năm 2014. Các DN có trích lập quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, ngoài ra còn có các khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái. Một số DN thực hiện mua lại cổ phiếu trong một số thời điểm, chủ yếu nhằm mục đích ổn định giá thị trường.

127

Biểu đồ 2.30: Cơ cấu vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp ngành thép giai đoạn 2009-2014

Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Bảng 2.14: Tình hình biến động vốn điều lệ của các doanh nghiệp

TT Tên công ty 2.009 2010 2011 2012 2013 2014

1 CTCP thép Bắc Việt 108.000 108.000 108.000 108.000 108.000 108.000 2 CTCP Hoa Sen 700.000 1.007.908 1.007.908 1.007.908 1.007.908 1.007.908 3 CTCP Thép Pomina 1.620.000 1.874.500 1.874.500 1.874.500 1.874.500 1.874.500 4 CTCP Đại Thiên Lộc 388.000 484.975 501.361 501.361 501.361 614.356 5 CTCP thép Việt Ý 230.000 230.000 280.000 280.000 280.000 280.000 6 CTCP Thép Việt Đức 140.000 140.000 182.000 182.000 182.000 182.000 7 CTCP chế tạo kết cấu Thép 280.000 280.000 280.000 280.000 280.000 280.000 8 CTCP tập đoàn thép Tiến Lên 540.000 577.068 577.068 623.815 806.857 806.857 9 CTCP đầu tư thương mại SMC 146.595 246.001 295.184 295.184 295.184 295.184 10 CTCP Kim khí Hồ Chí Minh 210.000 210.000 210.000 210.000 210.000 210.000 11 CTCP thép Dana-ý 150.000 200.000 200.000 200.000 269.995 269.995 12 CTCP Hữu Liên Á Châu 190.000 328.000 328.000 344.593 344.593 344.593 13 CTCP SX và KD Kim Khí 52.000 52.000 52.000 52.000 52.000 52.000 14 CTCP Kim khí Miền Trung 88.709 98.466 98.466 98.466 98.466 98.466 15 CTCP Thép Nam Vang 160.000 160.000 160.000 160.000 160.000 163.200 16 Tổng công ty thép Việt Nam 2.939.788 4.003.601 6.780.000 6.780.000 6.780.000 6.780.000 17 CTCP gang thép Thái Nguyên 1.656.000 1.840.000 1.840.000 1.840.000 1.840.000 1.840.000 18 Công ty TNHH VSC-POSCO 185.017 185.017 185.017 185.017 185.017 197.968 19 Công ty TNHH VINAUSTEEL 141.640 141.640 141.640 141.640 141.640 151.554 20 Công ty TNHH VINA KYOEI 358.820 378.640 416.560 416.560 1.167.498 1.249.223 21 CTCP tập đoàn Hòa Phát 1.963.640 3.178.498 3.178.498 4.190.525 4.190.525 4.819.082 22 CTCP thép Biên Hòa 135.000 151.873 151.873 151.873 151.873 151.873 23 CTCP thép Nhà Bè 100.000 115.000 115.000 115.000 255.000 255.000 24 CTCP thép Thủ Đức 122.254 122.254 122.254 122.254 122.254 122.254 25 CTCP thép Đà Nẵng 59.537 59.537 59.537 59.537 59.537 59.537

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

0 5 10 15 20 25 30

Năm

2009 Năm

2010 Năm

2011 Năm

2012 Năm 2013

Vốn CSH Vốn ĐT của SCH

Thặng dư vốn CP

LN giữ lại Quỹ khác

% Vốn ĐT CSH

% LN giữ lại

Đề cương

Tài liệu liên quan