• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC TỐ CHẤT THỂ LỰC CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON

1. Đặt vấn đề

Giáo dục tố chất thể lực (GDTCTL) là một trong những nhiệm vụ GD thể chất cho trẻ mẫu giáo (MG) ở trường mầm non (MN). GDTCTL cho trẻ MG ở trường MN nhằm phát triển ở chúng các TCTL như:

sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo léo. Tuy nhiên, trong thực tế ở các trường MN chưa chú ý nhiều đến vấn đề đánh giá hiệu quả GDTCTL cho trẻ. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc lập kế hoạch GD trẻ trong các hoạt động liên quan.

2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm

*Thể lực: Thể lực được hiểu là khả năng làm việc của các hệ thống chức năng của cơ thể được đánh giá thông qua hoạt động vận động (HĐVĐ), thể hiện ở các đặc tính: chính xác, tiết kiệm sức, mạnh mẽ, bền bỉ, nhanh chóng và mềm dẻo.

**Tố chất thể lực trong thể dục thể thao, đó là

sức mạnh trong cử tạ, sức bền trong chạy việt dã. Các TCTL được phát triển thống nhất với các kĩ năng vận động (KNVĐ): sự hình thành KNVĐ bao giờ cũng phụ thuộc vào mức độ phát triển các TCTL. Ngược lại, KNVĐ góp phần làm cho các TCTL hoàn thiện dần và thể hiện có hiệu quả hơn.

***Giáo dục tố chất thể lực là quá trình sư phạm nhằm truyền thụ cho người tập các kiến thức và kĩ năng cần thiết để hình thành và phát triển các TCTL phù hợp. Khác với việc truyền thụ và tiếp thu các kiến thức lí luận, việc giáo dục các TCTL luôn luôn gắn với HĐ cơ bắp; kết quả của việc GDTCTL phụ thuộc vào chỗ là nhà sư phạm biết GDTCTL tương ứng như thế nào cho người tập và biết phát triển ở họ những năng lực thể chất như sức mạnh, sức bền, sức nhanh và tính khéo léo của động tác. Các TCTL có liên quan rất chặt chẽ với KNVĐ.

2.2. Đặc điểm chung về giáo dục tố chất thể lực

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

127

Đánh giá GDTCTL thông qua việc rèn luyện hệ thống bài tập vận động và chủ yếu là bài tập vận động cơ bản. Các bài tập đó bao gồm: ngồi gập thân ra trước, bật xa tại chỗ, ném bao cát ra xa, đứng một chân, chạy nhanh 20m, chạy chậm 100m, 200m, 300m.

- Ngồi gập thân ra trước, chỉ số này phản ánh tình hình mềm dẻo cột sống của trẻ, thường dùng để kiểm tra trẻ từ 4 tuổi trở lên. Công việc chuẩn bị như sau:

chọn một chiếc ghế băng thấp, trên mặt ghế vạch một đường đánh dấu điểm “O” như hình vẽ dưới đây:

âm ← O → dương

Cách đo: trẻ được kiểm tra tháo dép ngồi lên trên ghế, duỗi thẳng hai chân, 2 gót chân đặt lên vạch dấu số “O”, hai chân hơi tách sang hai bên, cách nhau 15-20cm. Hai tay của trẻ duỗi thẳng ở giữa 2 chân, thân người cố gắng gập ra phía trước, 2 tay đồng thời men theo mặt ghế vươn thẳng ra trước, gối không được co, có thể nhờ người khác ấn chặt hai đầu gối của trẻ để tránh co gối. Người đo đánh dấu độ vươn duỗi ra trước của ngón giữa trên mặt ghế ở tay vươn được ít nhất, sau đó đo khoảng cách từ điểm đánh dấu đến điểm “O” sẽ là điểm dương, ngược lại sẽ là

điểm âm, còn tới đúng giữa vạch là điểm “O”. Đo 3 lần, lấy thành tích tốt nhất trong 3 lần đó. Đơn vị là

cm và lấy một số lẻ

- Bật xa tại chỗ phản ánh tình hình phát triển sức mạnh cơ bắp, lực bột phát cơ bắp-đặc trưng tổng hợp của sức mạnh và tốc độ cơ bắp chi dưới và năng lực nhịp điệu của cơ thể.

Chuẩn bị: trên một mảnh đất bằng phẳng dùng phấn kẻ một đường làm giới hạn đứng bật nhảy

Phương pháp kiểm tra: trẻ được kiểm tra đứng ở phía sau vạch bật nhảy làm động tác vung 2 tay đồng thời dùng lực đạp hai chân để bật xa ra phía trước.

Khi chạm đất cần phải đứng vững; dùng thước dây đo khoảng cách từ vạch đến mép sau của gót chân chạm đất gần nhất. Đo 3 lần lấy kết quả tốt nhất. Đơn vị là cm.

- Ném bao cát ra xa phản ánh sức mạnh và lực bột phát cơ bắp của trẻ.

Chuẩn bị: tìm một mảnh đất dài 20m, rộng 8m. Ở một đầu bố trí một vạch đứng ném, dùng bao cát tự làm có trọng lượng khác nhau: 3-4 tuổi dùng bao cát nặng 100g, 5-6 tuổi dùng bao cát 150g.

Phương pháp kiểm tra: trẻ được kiểm tra đứng phía sau vạch, một tay cầm 1 bao cát, dùng phương pháp ném trên vai để dùng sức ném bao cát ra xa.

Người kiểm tra dùng thước dây đo khoảng cách từ

vạch đứng ném đến điểm rơi của bao cát. Điểm rơi đòi hỏi phải ở trong khu vực rộng 6m ở phía trước.

Nếu vượt ra ngoài phạm vi này coi như thất bại mà

không ghi thành tích. Những trẻ được kiểm tra phải ném cả tay phải và tay trái, mỗi tay 3 lần, ghi lại thành tích mỗi lần và lấy thành tích tốt nhất. Đơn vị đo là cm.

- Đứng một chân phản ánh năng lực thăng bằng ở trạng thái tĩnh của trẻ.

Chuẩn bị: một thanh gỗ nhỏ dài 25cm, rộng 5cm, cao 5cm đồng thời dùng một đồng hồ bấm giây.

Phương pháp kiểm tra: cho trẻ tháo dép và đứng trên thanh gỗ nhỏ. Tư thế đúng là chân trụ đứng trên thanh gỗ phải thẳng, còn chân kia gọi là chân treo trên không từ từ rời khỏi mặt đất. Ghi lại thời gian chân treo bắt đầu rời khỏi mặt đất cho đến lúc xuất hiện bất kì một trong bốn tình huống dưới đây sẽ bấm dừng thời gian:

1. Chân treo trên không chạm đất, chạm vào thanh gỗ hoặc chạm vào chân trụ.

2. Bất kì bộ phận nào của cơ thể chạm đất như tay.

3. Chân trụ di động hoặc tụt xuống đất hoặc làm chuyển dịch thanh gỗ.

4. Gối của chân trụ xuất hiện co.

Những trẻ được kiểm tra phải kiểm tra cả hai chân, mỗi chân hai lần. Khi thống kê chỉ chọn những số đo lớn nhất. Đơn vị là giây và giữ một số lẻ.

- Chạy nhanh 20m phản ánh tốc độ di chuyển vị trí thân người của trẻ.

Chuẩn bị: trên mặt đất bằng phẳng kẻ bốn đường thẳng song song làm thành hai đường chạy chiều dài 25m, mỗi đường chạy rộng 1,5m, hai đầu kẻ vạch xuất phát và vạch đích là 20m. Dùng hai đồng hồ bấm giây.

Phương pháp kiểm tra: mời hai trẻ kiểm tra, tốt nhất là hai trẻ có tốc độ ngang nhau đứng ở sau vạch xuất phát. Mỗi trẻ đứng ở trong một đường chạy; Khi nghe được tín hiệu xuất phát lập tức chạy đồng thời đồng hồ cũng bấm chạy; Khi một chân của trẻ chạy chạm vạch đích hoặc vượt qua vạch đích thì bấm đồng hồ dừng. Ghi lại thời gian chạy nhanh 20m.

Mỗi trẻ được kiểm tra hai lần, ghi lại thành tích, khi thống kê ghi thành tích cao nhất, đơn vị là giây và

lấy một số lẻ. Trong quá trình kiểm tra cố gắng cổ vũ trẻ chạy nhanh và chạy đúng đường chạy. Cũng có thể cắm cờ đỏ đuôi nheo cách vạch đích 2m để biểu thị vị trí trẻ cần chạy đến. Cách bố trí trên sân có thể xem hình dưới.

- Chạy chậm 100m, 200m, 300m: chạy chậm các cự li này chủ yếu là kiểm tra xác định sức bền trong quá trình vận động cơ thể và tình trạng công năng của hệ thống tim phổi của trẻ.

Chuẩn bị: căn cứ vào tình hình cụ thể của trường để lựa chọn sân bãi và đường chạy. Ví dụ có thể chạy vòng quanh các công trình kiến trúc của trường, chạy vòng quanh sân bãi ngoài trời. Nếu ở gần đó có sân bãi và đường chạy chuẩn là tốt nhất. Mặt đất phải bằng phẳng, cự li đường chạy phải đo chính xác. Chú ý bố trí mốc xuất phát, đích và một số đồng hồ bấm giây.

Nhóm 3-4 tuổi chạy chậm cự li 100m, nhóm 5-5,5 tuổi chạy chậm cự li 200m, nhóm 6 tuổi trở lên chạy 300m. Trước khi trẻ chạy phải đo mạch đập trong 10 giây và sau khi trẻ chạy về đích sẽ đo mạch đập ngay trong 10 giây. Tiếp đó dắt các em đi bộ và cứ cách một phút lại đo mạch 10 giây cho đến khi mạch đập hồi phục bằng mạch đập trước khi chạy mới dừng.

Chỉ tiêu này chỉ kiểm tra một lần. Điều đáng chú ý là

trong quá trình trẻ chạy không yêu cầu các em chạy nhanh mà yêu cầu chạy chậm, nhẹ nhàng tự nhiên.

3. Kết luận

Đánh giá GDTCTL cho trẻ là một quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của

việc GDTCTL, dựa vào những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao mức độ phát triển TCTL của trẻ. Việc đánh giá GDTCTL cho trẻ phụ thuộc vào nhiều điều kiện như công tác quản lí chỉ đạo của ban giám hiệu, trình độ giáo viên MN, sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục, mối liên hệ giữa gia đình và

nhà trường. Trong quá trình GDTC, nhiệm vụ giáo dục và phát triển toàn diện các TCTL là hết sức quan trọng. Đấy chính là một trong những phương tiện

GD thể hệ trẻ trong nhà trường các cấp. Coi trọng GDTCTL cho trẻ em có tác dụng thúc đẩy quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc đối với việc tăng cường thể chất, nâng cao sức khỏe và dễ thích ứng với cuộc sống xã hội trong tương lai, làm tố chất của lớp người mới được nâng cao toàn diện.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục mầm non, NXB Giáo dục.

2. Karyn Wellhousen (2002), Out door play, every day, Delmar Thomson Learning.

3. Vũ Đào Hùng, Nguyễn Mậu Loan (1998), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, NXB Giáo dục.4. Đặng Hồng Phương (2018), Giáo trình lí luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

5. Lưu Tân (2002), Thể dục thể thao nhi đồng trước tuổi đi học, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội.

Tuổi 3 tuổi 3,5 tuổi 4 tuổi 4,5 tuổi 5 tuổi 5,5 tuổi 6 tuổi

Các chỉ tiêu kiểm tra Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Ngồi gập thân ra trước (cm)

Bật xa tại chỗ (cm) Ném bao cát ra xa

Tay phải Tay trái Chạy nhanh 20m (giây) Đứng 1 chân Chân phải

Chân trái Tổng số trẻ tham gia ở các nhóm tuổi

Bảng thống kê số trung bình kiểm tra các chỉ tiêu năng lực thực hiện bài tập vận động cơ bản của trẻ MG

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

129

1. Đặt vấn đề

Việc đánh giá thực trạng hoạt động thể dục thể thao (TDTT) ngoại khoá của sinh viên (SV), tìm ra những yếu tố làm hạn chế tình hình hoạt động TDTT ngoại khoá của SV nhà trường để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp và vận dụng vào thực tiễn đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tập luyện TDTT ngoại khoá. Nâng cao chất lượng công tác huấn luyện và rèn luyện thể lực cho SV, góp phần vào công tác đào tạo của nhà trường. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Đánh giá thực trạng phong trào TDTT ngoại khoá của SV Trường Đại học SPKT Vinh.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Thực trạng đội ngũ giảng viên TDTT của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh

Kết quả nghiên cứu về thực trạng đội ngũ giảng viên của Bộ môn Giáo dục thể chất trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh được thể hiện ở bảng 2.1 dưới đây.

Bảng 2.1. Thực trạng về số lượng, trình độ và tuổi đời của giảng viên dạy môn Giáo dục thể chất, trường Đại học SPKT Vinh trong 5 năm trở lại đây.

* ThS. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh

Qua bảng 2.1 cho thấy đội ngũ cán bộ giảng dạy môn Giáo dục thể chất của trường tương đối ổn định về số lượng, về trình độ hiện nay là 100% Thạc sỹ.

Về tuổi đời nhìn chung đội ngũ giảng viên khoa nằm trong độ tuổi từ 30 - 50 tuổi, đây được xem là độ tuổi đã chín chắn vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ và còn nhiều năm công tác để phục vụ cho công tác giảng dạy và NCKH cho nhà trường.

2.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TDTT ngoại khóa tại Trường Đại học SPKT Vinh

Tiến hành khảo sát thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TDTT ngoại khóa tại Trường Đại học SPKT Vinh thông qua quan sát sư phạm và phỏng vấn trực tiếp các giảng viên dạy môn Giáo dục thể chất tại Trường Đại học SPKT Vinh. Kết quả được trình bày tại bảng 2.2.

Qua bảng 2.2 cho thấy: Số lượng sân bãi dụng cụ của SV phần lớn có chất lượng từ trung bình trở lên. Đây là ưu thế trong phát triển phong trào TDTT ngoại khóa tại trường. Tuy nhiên, theo đánh giá của các giảng viên dạy môn Giáo dục thể chất, quá trình khai thác cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TDTT ngoại khóa tại trường lại chưa có hiệu quả cao, các loại sân bãi như: Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bàn bóng bàn… chưa được khai tác tốt. Chính vì vậy, cần có các giải pháp tác động để nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất trong phát triển phong trào TDTT ngoại khóa tại trường.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHONG TRÀO THỂ DỤC THỂ THAO

Đề cương

Tài liệu liên quan