• Không có kết quả nào được tìm thấy

NHAU ĐẠT HIỆU QUẢ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

1. Đặt vấn đề

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và

phát triển. Trong quá trình đó, mỗi sinh viên (SV) nói riêng và người dân Việt Nam nói chung rất cần trang bị cho mình khả năng sử dụng tiếng Anh tốt.

Đó chính là chìa khóa để mở cánh cửa tri thức của nhân loại, thúc đẩy thành công trong hội nhập quốc tế. Trên thực tế, dù đã ý thức được tầm quan trọng của tiếng Anh. Tuy nhiên trong điều kiện, cơ sở vật chất ở các trường đại học còn nhiều thiếu thốn, các lớp học tiếng Anh đều dao động từ 30 đến 40 SV với trình độ ngoại ngữ chênh lệch nhau và Trường Đại học Đồng Tháp cũng không nằm ngoại lệ. Việc giảng dạy giúp cho SV đạt kết quả cao gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt trong điều kiện lớp học khá đông và

trình độ cũng không tương đồng nhau. Chính vì vậy, giảng viên (GV) cần khắc phục hiện trạng lớp học đông SV với nhiều trình độ khác nhau nhằm giúp cho SV các lớp tiếng Anh học tốt và đạt được kết quả cao.

2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Giới thiệu chung

Điều quan trọng nhất trong lớp học đông và

chênh lệch về trình độ là phải tạo được hứng thú học tập cho SV. Với SV giỏi là những thách thức mới cần vượt qua; với SV yếu hơn là những tiến bộ từng bước rõ rệt. Vì vậy, phương pháp dạy và quản lý của GV phải luôn phong phú, linh hoạt. Trong bài báo này, tác giả đề xuất một số kinh nghiệm cải tiến khắc phục hiện trạng lớp học đông SV với nhiều trình độ khác nhau ở Trường Đại học Đồng Tháp.

2.2. Một số kinh nghiệm dạy học tích cực cho

lớp đông SV với nhiều trình độ khác nhau 2.2.1. Xây dựng nội quy chung cho từng lớp học Xây dựng quy tắc nội quy chung là một việc làm cần thiết trong lớp đông SV để duy trì kỷ luật của lớp và tạo môi trường học tập thoải mái cho tất cả SV.

GV và SV cùng thảo luận tạo nên các quy tắc chung của lớp trong đó sự nhất quán là yếu tố then chốt. Đặc biệt với các lớp đông SV, những quy tắc sau vô cùng cần thiết:

SV phải giữ trật tự, lắng nghe khi GV hoặc một SV trong lớp trình bày ý kiến.

SV làm việc theo nhóm không nói quá to để không ảnh hưởng đến các nhóm khác cũng như các lớp khác.

GV nêu trước cho SV những hình thức thưởng phạt và áp dụng công bằng với tất cả SV. Trong từng trường hợp cụ thể, nên áp dụng hình thức nhắc sau mỗi buổi học để không ảnh hưởng đến thời gian của tiết học.

2.2.2. Kĩ thuật chia nhóm linh hoạt: Phương pháp dạy học nhóm hàm chứa quá trình hoạt động để người học tích cực, tự giác chiếm lĩnh nội dung khoa học một cách chủ động và sáng tạo. Bằng quá trình động não và thảo luận tập thể, SV có cơ hội rèn luyện các kĩ năng cơ bản như kĩ năng nghe, kĩ năng nói và

khả năng bảo vệ ý tưởng bằng Tiếng Anh. SV có thể học được các kĩ thuật làm bài, phát triển ý tưởng mới từ thành viên khác trong nhóm.

a. Cách chia nhóm:

Tùy thuộc vào nội dung, tính chất, mức độ khó dễ của nhiệm vụ học tập và trình độ của SV trong lớp, GV lựa chọn hình thức chia nhóm phù hợp nhất.

Thông thường, có những cách chia nhóm sau:

- Chia nhóm ngẫu nhiên: Là các nhóm hình thành

MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC TÍCH CỰC CHO CÁC LỚP

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

65

từ những SV ngồi gần nhau (trong cùng một bàn, 2-3 bàn gần nhau). Bằng cách này nhóm được tổ chức nhanh chóng, dễ dàng.

- Chia nhóm khác trình độ: GV kiểm tra đánh giá và cố định các thành viên của nhóm trong một thời gian nhất định. Trong mỗi nhóm sẽ có một số SV giỏi, khá, kém theo một tỷ lệ nhất định. Thông qua đó tạo cho SV tính cạnh tranh giữa các nhóm với nhau.

- Chia nhóm cùng trình độ: GV kiểm tra đánh giá và cố định các thành viên của nhóm trong một thời gian nhất định. GV phân hạng nhóm và có đánh giá, xếp hạng lại theo định kỳ. Cách chia nhóm này giúp các thành viên trong nhóm có vai trò và trách nhiệm như nhau trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, giảm được tính ỷ lại của một số SV trong lớp.

- Chia nhóm theo sở thích: Khi bắt đầu tiến hành một hoạt động học, GV đưa ra một số sự lựa chọn và hỏi xem SV thích làm hoạt động nào. Những SV thích làm cùng một hoạt động sẽ được phân vào một nhóm. Cách chia nhóm này tạo hứng thú học tập cho SV, giờ học sôi nổi.

b. Một số lưu ý khi tổ chức hoạt động nhóm Với hoạt động nhóm, hãy đưa ra yêu cầu cụ thể để buộc tất cả các thành viên đều phải tham gia, ví dụ như: “write two sentences each” (mỗi người viết hai câu), “submit one idea each” (mỗi người đóng góp một ý kiến), “take turns to speak so that you all speak” (phát biểu ý kiến theo vòng tròn lần lượt).

Chỉ định các SV khác nhau trả lời câu hỏi. Không nên lúc nào cũng gọi SV xung phong đầu tiên trả lời câu hỏi vì đây sẽ thường là các SV khá, như vậy các SV kém hơn sẽ không có nhiều cơ hội để trả lời. GV có thể chỉ định SV trước rồi mới đặt câu hỏi, câu hỏi dễ cho SV kém và câu khó hơn cho SV khá.

Sử dụng nhóm trưởng: Chỉ định những SV có năng lực và nhanh hơn làm nhóm trưởng để những này có thể hổ trợ các SV chậm hơn. Nhiệm vụ của nhóm trưởng là giúp GV duy trì trật tự của lớp học.

Nhóm trưởng có thể được chỉ định luân phiên để mỗi thành viên trong nhóm đều có trách nhiệm với nhóm của mình.

2.2.3. Đa dạng, điều chỉnh nhiệm vụ, bài tập phù hợp đối tượng SV

a. Phương pháp 1: Điều chỉnh độ khó của bài tập Với cùng một bài tập, GV có thể điều chỉnh mức độ khó của bài tập và đưa ra nhiều dạng bài tập như điền từ, điền cụm từ, chọn đáp án đúng, chọn đúng sai, trả lời câu hỏi, … để thích hợp với nhiều trình độ SV khác nhau. Trong lớp học nên chia ra 4 nhóm cho SV dễ thực hành.

Ví dụ: Change indirect speech into reported speech. Begin each of the sentences in the way shown

Nhóm 1: (nhóm có trình độ yếu hơn) GV có thể làm đơn giản hóa bài tập bằng việc cho sẵn phương án chọn:

Câu 1: “I hear you passed your exams.

Congratulations!” John said to us

John congratulated we on passing your exams John congratulated us on passing our exams John congratulated us on passed our exams John congratulated us to pass our exams

Câu 2: “I am sorry, I didn’t phone you earlier,”

Mary said

Mary apologised for not phoning you earlier Mary apologized for not phoned you earlier Mary apologized didn’t phone me earlier Mary apologized for not phoning me earlier.

Nhóm 2&3: Nhóm có trình độ khá, GV có thể thiết kế bài tìm và sửa lỗi sai với cùng một nội dung trên:

Câu 1: “I hear you passed your exams.

Congratulations!” John said to us

John congratulated us on passed our exams A B C D

Câu 2: “I am sorry, I didn’t phone you earlier,”

Mary said

Mary apologized for didn’t phone me earlier A B C D

Nhóm 4: Nhóm học tốt, GV có thể tăng độ khó của bài tập yêu cầu SV phải thuộc được cấu trúc và

có tư duy tiếng Anh tốt để viết lại câu tương đương hoặc cho một từ gợi ý để SV viết lại câu:

Câu 1: “I hear you passed your exams.

Congratulations!” John said to us

John ………

Câu 2: “I am sorry, I didn’t phone you earlier,”

Mary said

Mary………

Câu 3: “I’ll drive you to the station, I insist,” Peter said to Mary (ON) ………

Câu 4: “You didn’t pay attention to what I said,” the teacher said to the boy (OF)………

b. Phương pháp 2: Bài tập bổ sung

GV nên chuẩn bị thêm một số bài tập dành cho những SV học tốt hơn vì những SV này thường hoàn thành bài tập trên lớp trước các SV yếu hơn.

Ví dụ: Trong bài Reading có bài tập nhằm giúp cho SV làm củng cố phần đọc hiểu.

Nhóm 1: Yêu cầu SV viết từ gợi ý thành câu hoàn chỉnh dựa trên nội dung bài đọc.

Activity 5,/Hung/unable/recite/poem

Having/highest/score/,/ Group B/70 points/and/

winner

Group C/ lost/game/they/got/points

Nga/encouraged/group/saying/important/thing/

their participation/competition/and/enjoyment/had/it Nhóm 2&3: Yêu cầu SV đọc lại bài đọc và hoàn thành câu

In activity 5, Hung was unable ……….

Having achieved the highest score, Group B ……

Group C lost the game ………...………..

Nga encouraged her group ………

Nhóm 4: Yêu cầu SV đóng vai nhân vật trong bài đọc trình bày trước cả lớp diễn biến của cuộc thi, dạng bài tập này đòi hỏi SV phải tập trung để nhớ được nội dung bài, đồng thời phát triển các kĩ năng tổng hợp và độ chính xác về ngữ pháp.

Supposing you were Hung, tell us about your team’s performance and your feelings.

(giả sử bạn là Hùng, hãy kể cho chúng tôi nghe về diễn biến của cuộc thi và cảm giác của bạn?)

What did Nga tell Hung? What would you say if you were Nga?

(Nga đã nói gì với Hùng? Bạn sẽ nói gì với Hùng nếu bạn là Nga?)

Supposing you were a member of Group B, what would you like to tell us?

(giả sử bạn là một thành viên của nhóm B, bạn sẽ

kể gì với chúng tôi?).

2.2.4. Lồng ghép các trò chơi trong tiết dạy Thông thường, trong những lớp SV chênh lệch về trình độ, nếu GV không linh hoạt điều chỉnh bài dạy với bài học ngày càng khó hơn, khoảng cách về trình độ ngày càng lớn hơn. Những SV trình độ tiếng Anh yếu hơn thường cảm thấy thiếu tự tin, thu mình, không dám phát biểu và vì vậy không nâng cao được trình độ.

Tổ chức trò chơi là phương thức hữu hiệu để gây hứng thú cho SV, xóa tan mặc cảm cho những SV yếu hơn, giúp SV tiếp thu và vận dụng tiếng Anh một cách dễ dàng. Bài báo đề xuất một số trò chơi, GV có thể linh hoạt trong quá trình giảng dạy nhằm giúp cho SV cảm thấy mới lạ và hứng thú hơn.

a. Jumbled words

GV viết một số từ bị xáo trộn lên bảng.

Yêu cầu SV sắp xếp lại thành từ có nghĩa.

GV có thể biến tấu trò chơi này khi muốn kiểm tra hoặc cho SV luyện tập cấu trúc ngữ pháp bằng cách cho SV tìm và sắp xếp câu đúng ngữ pháp.

b. Word square

GV viết ô chữ lên bảng hoặc chuẩn bị sẵn trên

bìa.Nêu chủ điểm của từ và số lượng từ cần tìm trong ô chữ.

Chia lớp thành 2 nhóm: Mỗi nhóm cử đại diện lên bảng khoanh tròn các từ tìm thấy (theo hàng ngang, dọc, chéo).

Trò chơi này có thể được áp dụng khi dạy xong một hay một số chủ đề.

c. Lucky numbers

GV nên tổ chức trò chơi này trên power point.

GV nên chia lớp thành 2 nhóm.

GV viết lên bảng một vài con số trong đó có số may mắn mà giáo án thiết kế dưới mỗi slide con số là một câu hỏi nội dung bài đọc, câu hỏi về cấu trúc ngữ pháp, hoặc biểu tượng may mắn và điểm thưởng.

Nhóm nào trả lời chọn được số may mắn sẽ được cộng điểm và có cơ hội trả lời lần 2.

3. Kết luận

Vấn đề cốt lõi dẫn đến việc dạy và học có hiệu quả, bất kể số lượng SV của lớp học, là việc thu hút SV vào việc học tập tích cực. Do đó GV cần: Xây dựng nội quy của lớp rõ ràng, thống nhất và rèn cho SV thói quen theo nội quy đã đề ra; kiên trì vận dụng phương pháp dạy học tích cực kết hợp với các phương pháp truyền thống; dành thời gian đọc bài và

các tài liệu tham khảo về phương pháp dạy học tích cực để lựa chọn vấn đề tổ chức thảo luận nhóm cho phù hợp; xây dựng các câu hỏi thảo luận theo trình tự từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp; tạo môi trường học tập thân thiện, cởi mở để SV chủ động, tích cực hợp tác học tập; làm cho SV hiểu rõ tác dụng tích cực của phương pháp dạy học hợp tác cả về lý thuyết và thực hành. Có như vậy GV mới có thể đạt được thành công trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhất là phương pháp dạy học hợp tác nhóm, cũng như các trò chơi nhằm giúp cho SV học tập một cách hứng thú, sáng tạo hơn trong quá trình lĩnh hội tri thức mang lại kết quả cao trong học tập.

Tài liệu tham khảo

1. Chris R. & Gillie C. Face2face. Cambridge University Press.

2. Deborah P. Preparation Course for the Toefl Test. Longman.

3. Guildelines for a Language and Culture Learning Program.

4. Leslie Opp-Beckman Shaping the way we teach English University of Oregon

5. Simon H. et al. Ielts Masterclass. Oxford University Press.

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

67

1. Đặt vấn đề

Thuyết trình là một thành phần thiết yếu của hình thức kiểm tra đánh giá tại các trường đại học. Hoạt động này thúc đẩy tư duy phản biện bằng cách cho SV áp dụng những gì họ đã học trong lớp và những thông tin mà họ thu thập được qua nghiên cứu. Các bài thuyết trình cho phép SV truyền đạt sự hiểu biết của họ về các khái niệm, các chủ đề và tạo môi trường cho việc thảo luận. Thuyết trình còn giúp đánh giá một loạt các kết quả học tập tùy thuộc vào nhiệm vụ được đặt ra. Các lợi ích tiềm năng của bài thuyết trình của SV bao gồm sự tương tác và tham gia trong lớp nhiều hơn, sự hứng thú học tập cao hơn, kỹ năng giao tiếp và thuyết trình được cải thiện hơn.

Với giá trị sư phạm được công nhận rõ ràng của các bài thuyết trình trên lớp (TTTL) truyền thống của SV, câu hỏi đặt ra là liệu việc thay thế chúng bằng các bài thuyết trình trực tuyến (TTTT) có mang lại trải nghiệm học tập tương tự và khuyến khích chất lượng học tập tương tự hay không. Và liệu chúng ta có thể tin tưởng rằng TTTT là một giải pháp thay thế đích thực cho trải nghiệm lớp học truyền thống không?

Trong số 53 môn học triển khai tại Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (KQT-ĐHQGHN) trong

học kỳ hè – học kỳ 3, năm học 2020-2021 vừa qua, hình thức thuyết trình đã được áp dụng trong hầu hết các môn học trong việc đánh giá quá trình hoặc đánh giá tổng kết môn học. Để có cái nhìn khách quan hơn về tính hiệu quả của hình thức TTTT so với TTTL, một khảo sát đã được gửi tới 129 SV ngẫu nhiên có đăng ký học phần của học kỳ hè tại khoa.

2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các hình thức TTTT

2.1.1. Bản trình bày trực tuyến trực tiếp (Live presentation)

SV trình bày trực tiếp trực tuyến trên nền tảng công nghệ sẵn có. Người thuyết trình có thể chia sẻ màn hình của họ với những người có mặt để hiển thị các trang trình bày.

Cách tiếp cận này giữ lại nhiều lợi ích của một buổi TTTT. Khán giả và người thuyết trình có thể nhận được câu hỏi và phản hồi từ những người đang xem. SV có thể học hỏi từ các bài thuyết trình của nhau nếu được thực hiện trong một nhóm.

Nhược điểm của hình thức này là yêu cầu tương đối cao về công nghệ. SV cần kết nối Wi-Fi tốt, máy tính xách tay có micrô và webcam. Ngoài ra, còn có yêu cầu các buổi học đồng bộ với kỳ vọng rằng người thuyết trình và khán giả sẽ có thể tham gia vào một thời điểm nhất định và có một không gian yên tĩnh để làm điều đó. Hơn nữa, người thuyết trình có

SO SÁNH THUYẾT TRÌNH TRỰC TUYẾN VÀ THUYẾT TRÌNH

Đề cương

Tài liệu liên quan