• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Đặt vấn đề

Tại khoa Tâm lý giáo dục và Công tác xã hội (CTXH), Trường Đại học Tân Trào (ĐHTT) đã thực hiện triển khai đưa SV ngành CTXH đến các bệnh viện (BV) trong tỉnh Tuyên Quang để thực hành, thực tập như một nhân viên CTXH trong BV. Đây là cơ hội để sinh viên (SV) tiếp cận và làm quen với môi trường BV. Kết quả nghiên cứu này, trong quá trình kiểm huấn cho SV tại các BV đã có những bài học kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn SV ngành CTXH khi thực hành, thực tập trong BV.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Nội dung cơ bản trong thực hành, thực tập CTXH tại BV

2.1.1. Những nội dung SV thực hiện khi thực hành - thực tập tại BV

Đến nay, khoa Tâm lý giáo dục và CTXH, trường ĐHTT đã tiến hành phối hợp đưa hai lớp ĐH CTXH K1 và K2 đến thực hành, thực tập tại Phòng, tổ CTXH của các BV. Tính đến thời điểm hiện tại, Khoa đã liên kết với 03 BV: BV Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, BV Phục hồi chức năng Hương Sen, BV Bạch Mai (Hà

Nội).... để đưa SV đến thực hành, thực tập.

SV thực hành thực tập ở BV các học phần Thực hành CTXH cá nhân, Thực hành CTXH nhóm và học phần thực tập 1, thực tập 2. Như vậy, hằng năm khoa sẽ giới thiệu SV năm thứ 3 và năm thứ 4 đến thực tập tại các BV. SV tham gia thực tập sẽ nhận được sự hỗ trợ của kiểm huấn viên nhà trường (GV của khoa) và

kiểm huấn viên ở BV (các bác sĩ, nhân viên xã hội tại BV). Trong quá trình thực tập tại BV, SV thực hiện rất

nhiều những công việc để hỗ trợ bác sĩ, bệnh nhân và

người nhà bệnh nhân.

Nội dung thực hành, thực tập bao gồm:

- Hoạt động trợ giúp về thủ tục hành chính: hướng dẫn các thủ tục về dịch vụ khám chữa bệnh tại BV, bảo hiểm, các quyền lợi khám chữa bệnh, thủ tục xuất viện...

- Trợ giúp về tâm lý, tinh thần: Trò chuyện, thăm hỏi, động viên, tham vấn tâm lý, tổ chức sinh hoạt chuyên đề cho nhóm trẻ, nhóm cha mẹ.

- Tổ chức chương trình giáo dục, hỗ trợ can thiệp trị liệu, luyện tập phục hồi chức năng.

- Đào tạo và bồi dưỡng: Kêu gọi, kết hợp với các chuyên gia xây dựng chương trình tập huấn, bồi dưỡng cho nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân.

- Huy động và điều phối nguồn lực vật chất và tài chính: Giúp đỡ vận chuyển bệnh nhân, vận chuyển các trang thiết bị, kêu sửa chữa, bảo dưỡng các phòng học, khu vui chơi, đồ chơi.

- Hỗ trợ nhân viên y tế: Hỗ trợ về các yêu cầu liên quan đến hoạt động chăm sóc, giáo dục bệnh nhân, làm cầu nối giữa gia đình bệnh nhân với y bác sĩ trong các hoạt động giao tiếp, phối hợp điều trị.

- Truyền thông về CTXH: Thực hiện truyền thông về các dịch vụ CTXH tại địa phương, về chính sách, quyền lợi người bệnh, phòng và chăm sóc sức khỏe tâm thần, truyền thông kêu gọi cộng đồng quan tâm trợ giúp người bệnh đặc biệt khó khăn, người nghèo, dân tộc thiểu số.

2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi SV thực hành, thực tập tại BV

2.2.1. Thuận lợi

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HƯỚNG DẪN

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

187

SV được trang bị những kiến thức cơ bản về thực hành CTXH, tâm lý lứa tuổi cũng như được dạy những kỹ năng liên quan đến tham vấn, vận động nguồn lực, xây dựng và tổ chức các hoạt động truyền thông, tập huấn,…

Kiểm huấn viên ở khoa luôn theo sát, hỗ trợ SV khi SV gặp những khó khăn.

BV tạo điều kiện cơ sở vật chất để tiếp nhận SV đến thực hành, thực tập, tạo cơ hội cho SV trải nghiệm với môi trường làm việc trong BV.

Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tích cực tham gia các hoạt động do SV thực tập tổ chức.

2.2.2. Khó khăn

a) Những khó khăn từ phía cơ sở đào tạo và đơn vị thực tập

Do là ngành CTXH mới được đào tạo chính quy bậc đại học tại trường ĐHTT cho nên đội ngũ giảng viên (GV) phần lớn có hạn chế trong việc kiểm huấn đối với SV khi thực hành, thực tập. Do đó, kinh nghiệm hướng dẫn thực hành chưa có nhiều và điều này đã tạo ra khó khăn trong phân công GV làm công tác kiểm huấn SV tại cơ sở thực tập. Một GV phải làm kiểm huấn ở nhiều cơ sở thực tập tại nhiều địa phương khác nhau.

Môi trường bệnh viên có khá nhiều bệnh nhân và

đa dạng loại hình điều trị bệnh cho nên có nguy cơ lây nhiễm cao, số lượng công việc làm lĩnh vực CTXH tại BV là rất nhiều, nên SV sẽ phải tham gia nhiều hơn, sẽ ảnh hưởng đến việc vừa học trên lớp và thực hành tại cơ sở.

Môi trường làm việc trong BV mang tính chất khép kín quy trình, bệnh nhân ra vào thường xuyên nên tạo ra khó khăn cho SV khi tiếp cận bệnh nhân trong thời gian lâu dài để nghiên cứu trường hợp bệnh nhân.

Cơ sở thực hành, thực tập trong BV đã có phòng CTXH, tuy nhiên số lượng làm kiểm huấn viên được đào tạo đúng chuyên môn ngành CTXH không nhiều nên khi SV xuống thực tập, vẫn có cơ sở không có kiểm huấn viên đúng chuyên ngành mà chủ yếu là trái ngành hướng dẫn.

b) Những khó khăn của SV trong quá trình thực hành, thực tập

SV còn hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn. Do đó, khó khăn của SV rất lớn khi tiếp xúc, trao đổi kiến thức với những nhân viên CTXH tại BV.

Điều kiện kinh phí của SV khá hạn chế nên những hoạt động tổ chức còn mang tính đơn giản, ít phong phú. Hiện tại, các BV đã thực hiện thu kinh phí hướng dẫn thực tập đối với SV đến thực tập tại BV. Ví dụ: BV đa khoa tỉnh Tuyên Quang thu kinh phí theo tháng, không tính theo ngày là 1000.000đ/tháng/SV đến thực

tập. BV Bạch Mai thu 50.000đ/ngày thực hành, thực tập và yêu cầu các phụ phí khác như mua đồng phục thực tập, in thẻ. Tùy theo mối quan hệ và sự thuyết phục của kiểm huấn viên mà cơ sở thực hành, thực tập sẽ tạo điều kiện không thu phí của SV khi đến thực hành, thực tập như BV Phục hồi chức năng Hương Sen.SV gặp hạn chế khi chỉ mới được tham gia tập trung hỗ trợ ở một số khoa như khoa nhi, khoa khám bệnh…Những khoa khác thì SV chưa tiếp cận được.

Việc tạo tin tưởng với bệnh nhân và người nhà

bệnh nhân gặp những khó khăn bởi SV thực tập không phải là bác sĩ, không mặc áo blu nên đôi lúc bệnh nhân, người nhà bệnh nhân còn dè dặt trong tiếp xúc.

2.3. Những giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng thực hành, thực tập của SV nói chung và thực hành, thực tập trong BV nói riêng

2.3.1. Xây dựng mạng lưới cơ sở thực tập có chất lượng chuyên môn và đa dạng về lĩnh vực

Khoa Tâm lý giáo dục và CTXH, trườngĐHTT cần xây dựng mối quan hệ hợp tác và có hợp đồng với các cơ sở thực hành để họ tham gia cộng tác với nhà

trường trong việc đào tạo nhân viên xã hội cho chính họ và xã hội.

Mở rộng hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học có đào tạo CTXH ở Việt Nam và trên thế giới. Hợp tác với các cơ quan, tổ chức làm việc trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ CTXH để triển khai các chương trình thực hành môn học tại các cơ sở thực hành tạo một mạng lưới rộng khắp và đa dạng để SV có thể thực hành, thực tập một cách hiệu quả.

Nhà trường cũng có thể phối hợp với cơ sở tạo cơ hội cho SV thực hành phương pháp nghiên cứu, kết quả của những nghiên cứu ứng dụng này có thể là một khởi đầu cho sự hợp tác lâu dài giữa nhà trường và cơ sở, từ đó cũng có thể hình thành những dự án cụ thể nho nhỏ để SV CTXH có thể thực tập mà không quá tốn kém.

Cần chủ động xây dựng cơ sở thực hành CTXH tại Trường Phổ thông Tuyên Quang (TSE) để SV ngành CTXH thực hiện các hoạt động CTXH trong trường học và tham vấn học đường cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà

trường.

Khoa cần mở rộng mạng lưới các cơ sở thực hành trên tinh thần hợp tác hai bên cùng có lợi với các đơn vị là BV, trường học, Trung tâm CTXH tỉnh Tuyên Quang và các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH trong và

ngoài tỉnh.

Xây dựng cam kết hợp tác trong đào tạo giữa cơ sở xã hội và trường đại học bằng văn bản có tính pháp lý

trên cơ sở tính toán thù lao hợp lý cho đội ngũ kiểm huấn viên tại cơ sở.

2.3.2. Đào tạo và xây dựng đội ngũ kiểm huấn viên Kiểm huấn viên có kinh nghiệm của Khoa cần hướng dẫn, bồi dưỡng cho GV trẻ, còn ít kinh nghiệm trong Khoa trong từng đợt thực hành, thực tập.

Khoa cần tổ chức hội thảo nhằm xây dựng quy trình thực hành CTXH [3]. Tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức chia sẻ kinh nghiệm kiểm huấn cho các GV trong Khoa… Kết hợp giám sát, kiểm tra giữa kiểm huấn viên cơ sở và kiểm huấn viên tại trường.

Cần tổ chức các lớp tập huấn miễn phí cho các cán bộ, nhân viên CTXH tại các cơ sở xã hội cũng như các cán bộ nòng cốt tại cộng đồng, nơi đang tiếp nhận SV về thực hành, thực tập.

Sau đợt thực hành, thực tập cũng cần phải có buổi họp lượng giá giữa các kiểm huấn viên, cơ sở, nhà

trường và SV thực tập để xem lại công tác kiểm huấn.

Qua đó rút ra những khó khăn – thuận lợi trong quá trình kiểm huấn SV cũa kiểm huấn viên, cơ sở, để giúp nhà trường, khoa, kiểm huấn viên và cơ sở làm tốt hơn nũa các chức năng của mình nhằm mang lại hiệu quả cho việc thực hành, thực tập của SV.

Xây dựng đội ngũ kiểm huấn viên để đào tạo và

bồi dưỡng thường xuyên, đảm bảo quyền lợi đối với kiểm huấn viên có thể có tùy vào nguồn lực của nhà

trường như: quyền được ưu tiên tham dự các hội thảo, tập huấn về chuyên môn, các buổi toạ đàm, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm về lý thuyết và thực tiễn. Nếu là Kiểm huấn viên tại cơ sở thì có chế độ bồi dưỡng cao hơn so với quy chế chi tiêu nội bộ hiện nay và

tùy theo khả năng chuyên môn của kiếm huấn viên và

thỏa thuận của trường với cơ sở.

Liên kết đào tạo đội ngũ kiểm huấn viên cơ sở thông qua các hình thức như tập huấn, đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm. Tổ chức kết nối mạng lưới kiểm huấn viên có kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn.

2.3.3. Nâng cao phương pháp quản lý SV trong quá trình thực hành thực tập

Nhà trường cần xây dựng quy trình lượng giá SV một cách chặt chẽ và khoa học. Bởi quá trình thực hành thực tập chỉ thực sự có kết quả tốt nếu SV nắm rõ được những yêu cầu cần đạt được trong quá trình thực tập, những nội dung gì sẽ được lượng giá. Quy trình lượng giá SV cần có sự tham gia của các bên khác nhau để đảm bảo tính minh bạch và toàn diện. Ví dụ: bao gồm việc tự đánh giá SV, đánh giá từ người phụ trách thực tập tại cơ sở thực hành hoặc là kiểm huấn viên, đánh giá từ người phụ trách thực tập tại cơ sở đào tạo.

Nhà trường cần để mở quy chế thực tập ngoài sư

phạm cho các đơn vị khoa, bộ môn xây dựng quy trình thực tập và đánh giá thực tập phù hợp với mỗi chuyên ngành riêng. Nếu làm được điều này, khoa đào tạo sẽ chủ động trong việc đánh giá và quản lý SV tốt hơn.

Bản thân mỗi SV CTXH cần nâng cao ý thức kỷ luật và nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong quá trình thực hành thực tập.

2.3.4. Tăng cường hoạt động hỗ trợ GV và SV trong quá trình thực hành thực tập

Để chuyên nghiêp hóa quan hệ cộng tác giữa cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành, thực tập cho SV, kinh phí là yếu tố không thể thiếu. Sự cộng tác sẽ bền chặt hơn nếu có sự chia sẻ về quyền lợi. Vì vậy, rất cần sự tăng cường hỗ trợ về kinh phí cho GV, SV trong quá trình thực hành tại cơ sở.

TrườngĐHTT cần có sự điều chỉnh về quy chế thực tập ngoài sư phạm, mục kinh phí để tạo cơ thuận lợi cho GV và SV. Có sự hỗ trợ, đầu tư kinh phí cao từ nhà trường cho công tác thực hành thực tập sẽ khiến cho việc tổ chức các hoạt động thực hành thực tập cho SV ngành CTXH trườngĐHTT được phong phú đa dạng và chất lượng hơn, tránh được tình trạng trùng lặp tại một vài cơ sở thực hành thực tập, tại một địa phương; vừa tạo nên hứng thú và niềm say mê nhất định của SV đối với nghề CTXH.

3. Kết luận

Nâng cao chất lượng hướng dẫn SV ngành CTXH trườngĐHTT thực hành thực tập trong BV sẽ góp phần tăng cường ý thức, vai trò và kinh nghiệm cho GV trong Khoa Tâm lý giáo dục và CTXH vừa tìm hiểu tổng quan về mô hình CTXH tại các BV vừa được trao dồi những kiến thức kỹ năng và áp dụng những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế vào nhiệm vụ kiểm huấn viên, hướng dẫn thực hành, thực tập cho SV ngày một chất lượng và hiệu quả cao hơn.

Bên cạnh đó, đây là cơ hội thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa Cán bộ, GV trong Khoa và BV trong quá trình tiếp nhận và hỗ trợ SV thực hành, thực tập./.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế, (2010) Đề án “ Phát triển nghề CTXH trong lĩnh vực Y tế giai đoạn 2011 – 2020”.

2. Thùy Dương (2017), “Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về CTXH”, http://m.giadinhvatreem.

vn/xem-tin_can-som-hoan-thien-khung-phap-ly-ve-cong-tac-xa-hoi_593_17942.html

3. Nguyễn Hải Hữu (chủ biên) (2009), Khung kỹ thuật phát triển nghề CTXH, NXB Thống kê, Hà Nội.

4. Khoa CTXH (2016), Kỷ yếu Hội thảo CTXH trong BV, Trường ĐH KHXH và Nhân văn tp HCM, NXB ĐHQG - TP HCM.

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

189

1. Đặt vấn đề

Bạo lực học đường (BLHĐ) là một vấn đề nghiêm trọng của nước ta hiện nay, và nguy hiểm nhất là vai trò của giáo viên (GV) chưa được phát huy đầy đủ trong việc ngăn chặn tệ nạn này, thậm chí một số GV còn chính là thủ phạm gây ra BLHĐ. Điều 83 của Luật chỉ rõ quyền của người học “Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh”. Như thế, học sinh nào đánh bạn, chủ động gây ra mất an toàn cho người khác thì đó là vi phạm luật pháp và

phải xử lý.

Với giáo viên chủ nhiệm, điều 69 của Luật Giáo dục chỉ rõ, giáo viên phải “bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học”. Để có thể hạn chế thành công BLHĐ, cần phải có những giải pháp căn cơ, đồng bộ, trong đó GV phải trở thành một trong những lực lượng quan trọng nhất, kịp thời nhất phòng chống BLHĐ. Bài viết đưa ra các giải pháp hạn chế BLHĐ trong nhà trường từ phương diện GV

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Một số vấn đề chung về BLHĐ

Khoản 5, điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP định nghĩa: “BLHĐ là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập” [2].

BLHĐ là tất cả những hành vi gây tổn hại cả tinh thần lẫn thể chất cho người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập. Các hành động bạo lực liên quan tới là hậu quả của việc học tập trong cơ sở giáo dục học tập hoặc lớp độc lập cũng cần được coi là BLHĐ khi xảy ra ở không gian khác [3]. Nhiều

văn bản pháp quy đã được ban hành nhằm giảm thiểu BLHĐ như Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục, Nghị định số 80/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/7/2017 Quy định về môi trường giáo dục (GD) an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống BLHĐ, Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ngày 28/12/2017 về Chương trình hành động phòng, chống BLHĐ trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021.

Trong ba trụ cột giáo dục HS là nhà trường, gia đình và xã hội, thì xã hội, các đoàn thể có vai trò khá mờ nhạt trong việc phòng chống BLHĐ, bảo vệ HS kể cả khi bạo lực vừa mới bắt đầu. HS ở độ tuổi tiểu học thường kể với bố mẹ những chuyện xảy ra với mình ở trường như thế nào, nhưng càng lớn lên thì sự thông tin này có xu hướng hạn chế dần, HS chủ yếu chia sẻ với bạn bè nhiều hơn [5]. Trong hoàn cảnh đó, việc HS được học tập rèn luyện trong một môi trường an toàn càng cần có sự nhận thức đầy đủ, vào cuộc với toàn bộ tinh thần trách nhiệm của thầy cô.

2.2. Vai trò tiên phong của GV trong hạn chế BLHĐCác vụ BLHĐ xảy ra xúc phạm thân thể, danh dự HS xảy ra nhiều lúc nhiều nơi, các đặc điểm tính chất đa dạng, mức độ khác nhau. Truyền thống kỷ luật

“thương cho roi cho vọt” của thời xưa vẫn còn sót lại, một bộ phận không nhỏ xem là cần thiết để nên người. Với lực lượng HS, sinh viên lên tới khoảng 22 triệu và 1,2 triệu GV, giảng viên, thì phòng chống BLHĐ không thể phó thác cho riêng một ngành, một đối tượng nào thực hiện, đơn giản điều đó là bất khả.

Trong công tác phòng chống BLHĐ, GV càng phải

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Đề cương

Tài liệu liên quan