• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÉP LIÊN KẾT VĂN BẢN TRONG BÀI VIẾT VĂN KỂ CHUYỆN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH

1. Đặt vấn đề

Phân môn Tập làm văn (TLV) là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng Việt.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của phân môn TLV là thực hiện mục tiêu cuối cùng của dạy học tiếng mẹ đẻ, đó là dạy học sinh (HS) sử dụng được các kĩ năng tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập.

Văn kể chuyện (KC) là thể loại văn nghệ thuật gắn liền với đời sống xã hội, có tác dụng giáo dục đạo đức, tư tưởng tình cảm, kỹ năng sống cho HS tiểu học. Ở bậc tiểu học, văn KC có vị trí quan trọng trong chương trình TLV. Kĩ năng viết văn KC giúp HS rèn luyện được một số phẩm chất của tư duy, nhận biết được cái đẹp, cái hay, cái tinh tế của tiếng Việt. Để được như vậy, sử dụng các phép liên kết

(LK) văn bản có phần ảnh hưởng lớn tới quá trình rèn các kĩ năng cho HS.

Qua thực tế tìm hiểu việc sử dụng các phép LK trong bài văn KC của HS lớp 4 ở Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, chúng tôi nhận thấy kĩ năng sử dụng các phương tiện LK còn nhiều hạn chế, dẫn đến đoạn văn KC không đạt yêu cầu, làm hạn chế chất lượng dạy học văn KC. Vì vậy, trong bài viết này,

chúng tôi đưa ra biện pháp hướng dẫn nhận diện và

ứng dụng lí thuyết phép LK văn bản trong bài viết văn KC theo định hướng phát triển năng lực (PTNL) cho HS lớp 4 ở tp Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp nhằm góp phần hỗ trợ cho công tác giảng dạy của giáo viên (GV), bên cạnh đó, HS sẽ biết cách tự nhận diện và

sử dụng để bài viết của HS được hoàn thiện hơn.

2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Kết quả khảo sát

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát năng lực nhận diện và ứng dụng lí thuyết phép LK văn bản trong bài viết văn KC của HS. Đối tượng khảo sát là 454 HS ở một số trường tiểu học trong tp Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Kết quả thể hiện ở bảng 2.1.

Năng lực nhận diện các phép LK trong đoạn văn, bài văn của HS là khá tốt. Hầu hết HS đều nhận biết

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

151

đúng các phép lặp, phép thế và phép nối. Cụ thể: có 246/454 HS mức độ hoàn thành tốt bài tập về LK, chiếm 54,19%. Tuy nhiên, số lượng HS chưa làm được bài tập còn khá nhiều có 79/454 HS, với tỉ lệ 17,4%. Về năng lực sử dụng các phép LKC vào bài viết của HS, có 142/454 HS, chiếm 31,28% mức độ chưa tốt. Điều này cho thấy chất lượng học các phép LK văn bản của HS trong chương trình còn nhiều hạn chế. Do đó, GV nên có những biện pháp phù hợp để giúp HS cải thiện khả năng ứng dụng lý thuyết về các phép LK văn bản trong viết văn KC đạt kết quả cao hơn.

2.2. Biện pháp hướng dẫn HS nhận diện và ứng dụng lí thuyết phép liên kết văn bản trong bài viết văn kể chuyện theo định hướng PTNL

2.2.1. PTNL nhận diện các phép liên kết văn bản trong bài văn kể chuyện

Tác giả Lê A quan niệm: “Liên kết là mạng lưới các mối quan hệ trong nội bộ văn bản cũng như giữa văn bản với những yếu tố ngoài văn bản” [1; tr.167].

a. Ý nghĩa của biện pháp: Nhận biết cơ bản về khái niệm tính LK của văn bản; nhận diện được từ ngữ, phương thức LK trong văn bản; hiểu được LK nội dung trong văn bản và sự thể hiện của nó; ghi nhớ các phương thức LK để thực hiện các yêu cầu của đề bài và ứng dụng các phép LK vào bài viết.

b. Cách tiến hành biện pháp: GV sẽ đưa ra một số đoạn văn, bài văn có chứa các phép LK; HS vận dụng các kiến thức đã học về các phép LK (dựa vào từ ngữ, phương thức LK) để xác định được các phép LK trong đoạn văn, văn bản. Để thực hiện có hiểu quả biện pháp này, chúng ta làm như sau:

- Bước 1: Xác định mục đích của đề bài: HS cần đọc kĩ yêu cầu đề bài, xác nhận đối tượng cần quan tâm của đề bài: từ ngữ, phương thức LK. Vận dụng kiến thức LK câu, đoạn vào viết đoạn văn, văn bản.

- Bước 2: Phân tích ngữ liệu theo định hướng nội dung đề bài: Từ ngữ liệu đề bài đưa ra, xác định xem đoạn văn, văn bản có bao nhiêu câu, các câu có LK với nhau hay không (LK nội dung, phương thức LK), nếu có thì LK với nhau như thế nào.

- Bước 3: Xác định từ ngữ có tác dụng LK: Để xác định được các từ ngữ, phương thức LK, chúng ta có thể thực hiện như sau:

+ Từ ngữ chỉ đối tượng được nhắc đi nhắc lại nhiều nhưng mỗi lần mang một nghĩa khác nhau, vẫn giữ được sức hấp dẫn cho văn bản.

+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước.

+ Sử dụng ở câu sau có các từ ngữ biểu thị quan

hệ (nối kết) với câu trước.

- Bước 4: Xác định phép LK: “Phép liên kết (phương thức liên kết) là cách sử dụng các phương tiện liên kết có đặc tính chung vào việc liên kết câu với câu” [3; tr.189].

Để xác định đúng các phép LK văn bản thì ở bước 3 HS phải xác định đúng các từ ngữ có tác dụng LK. “Người viết sẽ dựa vào loại đơn vị mà lựa chọn phương thức liên kết thích hợp” [4; tr.32].

- Bước 5: Khái quát lại lý thuyết cần ghi nhớ:

Sau khi thực hiện đúng theo các yêu cầu của đề bài, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận nội dung, lí thuyết về phép LK văn bản một cách ngắn gọn dễ hiểu, phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS.

c. Ví dụ minh họa

Bài tập: Trong đoạn văn sau, người viết đã dùng những từ nào để chỉ nhân vật Trần Quốc Khái?

Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học ngay cả khi đốn củi, kéo vó tôm. Vì nhà nghèo nên buổi tối không có đèn, cậu bé bèn bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng mà đọc sách. Nhờ học say mê và chăm chỉ như vậy nên chẳng bao lâu Khái đỗ tiến sĩ và làm quan to cho nhà Lê. Ông còn có công truyền dạy cho dân nghề thêu và nghề làm lọng. Nhân dân biết ơn ông nên tôn ông là “Ông tổ nghề thêu”.

(Bài soạn của GV)

HS sẽ thực hiện ví dụ theo các bước sau:

- Bước 1: Xác định yêu cầu của đề bài: Đối tượng:

Các từ chỉ nhân vật Trần Quốc Khái trong đoạn văn.

- Bước 2: Phân tích ngữ liệu: Đoạn văn gồm 5 câu, các từ ngữ Cậu, cậu bé, Khái, Ông được sử dụng để thay thế cho từ Trần Quốc Khái.

- Bước 3: Xác định phương tiện LK: Từ ngữ thay thế danh từ: Cậu, cậu bé, Khái, Ông.

- Bước 4: Xác đính phép LK: Đoạn văn sử dụng phép thay thế từ ngữ trong câu, tránh lặp từ ngữ, làm câu văn thiếu mạch lạc với nhau.

- Bước 5: Khái quát lại lý thuyết cần ghi nhớ:

GV hướng dẫn HS rút ra kết luận nội dung, lí thuyết về phép LK văn bản: phép thế dùng những đại từ để thay thế cho một từ ngữ, nhằm tạo ra tính LK giữa các phần trong văn bản. Các đại từ có thể là đại từ nhân xưng.

2.2.2. Hướng dẫn học sinh ứng dụng lí thuyết về phép liên kết văn bản trong bài viết văn kể chuyện

a. Ý nghĩa của biện pháp: Giúp HS nắm vững lý thuyết về phép LK văn bản trong viết văn; rèn năng lực sử dụng các phương tiện LK, các phép LK văn bản phù hợp, chính xác; HS nâng cao năng lực viết câu, xây dựng đoạn, LK đoạn thành một bài văn;

ứng dụng được các phép LK câu vào bài viết và tự hoàn thiện bài viết của mình.

b. Cách tiến hành của biện pháp: Biện pháp hướng dẫn HS ứng dụng lý thuyết về phép LK văn bản trong viết văn KC nhằm giúp HS cải thiện kĩ năng viết văn của bản thân. HS chủ động xây dựng đoạn văn, sử dụng các phép LK văn bản viết thành bài văn hoàn chỉnh. Đồng thời, HS biết tự phát hiện ra lỗi sai trong các bài viết (ngữ liệu cho sẳn, bài viết của bạn hoặc bài viết của bản thân). Nâng cao ý thức nhận biết việc sử dụng các phép LK văn bản trong viết văn KC. Để thực hiện có hiểu quả biện pháp này, chúng ta làm như sau:

- Bước 1: Xác định yêu cầu của đề bài: HS phải xác định được mục đích, nội dung, đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp để từ đó làm cơ sở cho HS lựa chọn cách thức trình bày phù hợp trong bài viết. Đối tượng cần quan tâm của đề bài là các từ ngữ, phương tiện LK, các phép LK văn bản.

- Bước 2: Kỹ năng tìm ý – lập dàn ý: Kĩ năng tìm ý, lập dàn ý là một kĩ năng vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện bài viết của HS. Một bài viết có sinh động, đầy đủ nội dung thông tin, đạt được mục đích giao tiếp hay không, trước hết bắt đầu từ bộ khung của nó. Muốn lập được dàn ý, HS phải qua giai đoạn phân tích đề bài. Trên cơ sở đó HS tiến hành lựa chọn sắp xếp các ý đưa chúng vào các phần khác nhau của bài viết. Trên cơ sở hệ thống bài tập, câu hỏi gợi ý, GV hướng dẫn các thao tác cụ thể để lựa chọn ý, sắp xếp các ý theo hệ thống đề mục.

- Bước 3: Xác định các phương tiện LK văn bản:

“Phương tiện liên kết là những yếu tố ngôn ngữ cụ thể được dùng trong việc nối kết câu với câu” [2; tr.221].

Ở bước này, GV dựa vào nội dung, đặc điểm của bài văn mà hướng dẫn cho HS vận dụng các từ ngữ LK hoặc phép LK một cách hợp lí. GV có thể chia gợi ý thành 2 mức độ khác nhau để HS vận dụng các phép LK vào bài viết:

Mức độ 1: Yêu cầu HS sử dụng một phép LK văn bản, phép LK văn bản có thế được GV cung cấp hoặc có thể do HS tự chọn.

Mức độ 2: Trong một đoạn văn, HS sử dụng ít nhất hai phép LK, còn trong một bài văn có thể sử dụng 3 phép LK.

- Bước 4: Hoàn thiện bài viết (phát hiện và chữa lỗi: Bước này, GV hướng dẫn HS tìm được các từ ngữ có tác dụng LK (từ ngữ lặp, từ thay thế, từ nối,…) đã sử dụng chưa chính xác. Từ đó, GV sẽ lựa chọn từ ngữ LK hoặc phép LK phù hợp nhất để thay thế cho các từ ngữ LK hoặc phép LK đã sử dụng chưa chính

xác có trong đoạn văn, bài văn.

c. Ví dụ minh họa: Bài tập: “Dựa theo cốt truyện Vào nghề, hãy viết câu mở đầu cho từng đoạn văn (đã cho ở bài TLV, tuần 7)” [5; tr.82].

HS thực hiện theo các bước:

- Bước 1: Xác định yêu cầu đề bài: Đối tượng:

Viết câu mở đầu từng đoạn văn theo trình tự thời gian - Bước 2: Xác định nội dung: GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS: Đề bài yêu cầu các em viết đoạn nào trong cấu tạo bài văn KC?

+ Đoạn văn này gồm có những nhân vật nào?

+ Đoạn văn có thể kể theo những trình tự nào?

- Bước 3: GV hướng dẫn, hỗ trợ các phương thức LK câu trong đoạn văn cho HS.

- Bước 4: Hoàn thiện bài viết: HS đọc lại bài và

trao đổi cùng với các bạn để phát hiện lỗi trong bài viết; GV cho HS trao đổi kết quả, sau đó thống nhất ý kiến và yêu cầu HS đọc lại bài hoàn chỉnh.

GV cần lưu ý HS: Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý khái quát, bao trùm toàn đoạn. Các câu còn lại trong đoạn phải có mối quan hệ mật thiết và

làm rõ ý cho câu khái quát, đồng thời thể hiện được cảm xúc của người viết. Khi viết đoạn văn KC, HS cần phải sử dụng các phương tiện LK câu để mạch văn không bị ngắt quãng, sử dụng các biện pháp tu từ để làm cho đoạn văn thêm sinh động và hấp dẫn.

3. Kết luận

Việc hướng dẫn nhận diện và ứng dụng lí thuyết phép LK văn bản trong bài viết văn KC theo định hướng PTNL là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học GV phải biết sử dụng kết hợp các biện pháp, phương pháp và kĩ thuật trong một quy trình dạy học, hướng dẫn HS vận dụng phép LK văn bản trong bài văn KC phù hợp với thực tế. Do đó, GV cần nắm vững nội dung, kiến thức, mức độ yêu cầu của từng biện pháp để hướng dẫn HS ứng dụng cụ thể vào thực hành có hiệu quả.

Tài liệu tham khảo

1. Lê A, Phan Phương Dung, Đặng Kim Nga (2014), Giáo trình Tiếng Việt 3, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

2. Diệp Quang Ban (2002), Giao tiếp, văn bản, mạch lạc, liên kết đoạn văn, NXB Khoa học Xã hội.

3. Diệp Quang Ban (2006), Văn bản, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

4. Trần Ngọc Thêm (2013), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt (tái bản), NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Nguyễn Minh Thuyết (2007), Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 (tập 1), NXB Giáo dục, Hà Nội.

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

153

1. Đặt vấn đề

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu, giúp con người trao đổi thông tin, thể hiện suy nghĩ, tình cảm. Do vậy, việc rèn luyện ngôn ngữ, trong đó có rèn luyện phát âm là rất quan trọng. Ở học sinh (HS) tiểu học, đặc biệt là HS dân tộc Khmer, việc rèn luyện phát âm lại cực kỳ quan trọng. Bởi tiếng Việt (TV) là ngôn ngữ thứ hai của các em - chỉ dùng khi đến lớp học tập, còn trong giao tiếp hàng ngày ở gia đình, phum sóc thì các em luôn dùng tiếng mẹ đẻ (tiếng Khmer). Vì vậy, năng lực phát âm TV của các em còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc giao tiếp bằng TV không đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, giáo viên (GV) chưa có biện pháp hướng dẫn rèn luyện tốt, sử dụng phương pháp dạy học chưa phù hợp. Trước thực trạng trên, chúng tôi đề xuất sử dụng một số biện pháp dạy học hiệu quả để nâng cao năng lực phát âm TV cho HS lớp 4 dân tộc Khmer.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Rèn phát âm chuẩn trong giờ học phân môn Tập đọc

GV phải phát âm đúng chuẩn, làm mẫu cho HS.

Vì vậy, GV phải có sự chuẩn bị chu đáo, mỗi từ ngữ GV đọc (nói) phải chuẩn mực. Do đó, GV cần phải nghiên cứu, học hỏi và rèn luyện để bản thân có kỹ năng phát âm tốt. GV rèn cho HS phát âm đúng các âm phụ đầu, vần và thanh điệu. Trong dạy học hằng ngày, GV cần chú ý đến năng lực nghe - nói TV của HS dân tộc Khmer trong dạy học môn TV Khi hướng dẫn rèn luyện phát âm, GV cần phải vận dụng mềm dẻo, linh hoạt qua các tình huống có vấn đề (đa dạng các tình huống), lựa chọn cách phát âm

* ThS. Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng

gần gũi, đơn giản (không cầu toàn), thường xuyên đối chiếu với cách phát âm tự nhiên (phương ngữ) với cách phát âm chuẩn (toàn dân) để chỉ ra những điểm nào khác biệt, cần lưu ý khi đọc (nói). Hơn nữa, GV nên xây dựng kế hoạch chữa lỗi phát âm theo từng phân môn, để từ đó hình thành thói quen phát âm đúng chuẩn khi đọc và nói năng trong giao tiếp hằng ngày.

Ngoài ra, để khắc phục lỗi phát âm tiếng Việt cho HSDT Khmer, người GV phải có năng lực ngôn ngữ, tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong giảng dạy.

Trong soạn giảng, GV cần phải dự kiến được khả năng của HS, quan tâm đến mọi đối tượng HS nhất là HS đọc chậm, đọc sai. Trong giảng dạy, GV phải luôn linh hoạt, tạo hứng thú rèn luyện phát âm cho HS. Thông qua các buổi họp với phụ huynh HS, GV vận động gia đình cùng tham gia việc rèn luyện phát âm TV cho HS. GV nêu lên tầm quan trọng trong việc nói đúng TV, để từ đó có sự phối hợp giữa GV và gia đình trong việc rèn luyện phát âm TV cho HSDT Khmer đạt kết quả cao.

2.2. Cách thức thực hiện

Nghe và nói có liên quan mật thiết với nhau, có nghe được mới nói được, nghe đúng mới nói đúng.

Khả năng phát âm là nền tảng quan trọng ban đầu để hình thành các kĩ năng khác trong học tập. Trong thực tế, khả năng phát âm TV của HS lớp 4 dân tộc Khmer còn rất yếu, phát âm lẫn lộn giữa các âm, vần, thanh điệu (nói lẫn lộn giữa các thanh điệu và đặc biệt nhất là nói toàn thanh ngang (không có dấu)).

Để giúp HS khắc phục những hạn chế trên, người GV phải thường xuyên hướng dẫn HS phát âm đúng âm, vần và thanh điệu TV.

2.2.1. Hướng dẫn học sinh phát âm đúng các âm

BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT

Đề cương

Tài liệu liên quan