• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Đặt vấn đề

Ở tiểu học việc phát triển năng lực tính toán (NLTT) cho học sinh (HS) còn gặp nhiều khó khăn nhất định. Do đặc điểm học sinh tiểu học (HSTH), các em thường không cẩn thận, tính toán thiếu chính xác, mắc nhiều sai lầm trong quá trình tính toán.

Nhiều em chưa nắm vững quy trình tính, kỹ năng tính toán chưa vững chắc nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình tính toán. Trong khi đó nội dung các bài tập trong sách giáo khoa chưa tạo được sự hứng thú, kích thích HS tìm tòi, khám phá để thu hút HS tham gia vào các hoạt động học tập để phát triển năng lực tính toán.

Hoạt động thực hành và trải nghiệm là hoạt động được quy định cụ thể trong chương trình môn Toán theo chương trình GDPT 2018, đây là hoạt động rất quan trọng gắn liền giữa lý thuyết với thực tiễn cuộc sống, do đó hoạt động này luôn tạo được sự hứng thú tích cực, kích thích HS khám phá, sáng tạo trong học tập [1]. Môn Toán lớp 4 có nhiều nội dung cần thiết để tổ chức dạy học nhằm phát triển NLTT cho HS thông qua hoạt động thực hành và trải nghiệm.Với việc tổ chức các hoạt động dạy học thông qua hoạt động thực hành và trải nghiệm, các nội dung toán học sẽ trở nên thực tế hơn, giúp HS hứng thú trong học tập môn Toán, tránh việc học lí thuyết suông, một chiều từ đó góp phần phát triển năng lực toán học cho HS đặc biệt là NLTT.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Năng lực tính toán, các thành tố và biểu hiện của năng lực tính toán

2.1.1. Năng lực tính toán

Tác giả Nguyễn Chiến Thắng và Vũ An Hưng cho rằng: NLTT hiểu theo nghĩa rộng không chỉ thu hẹp trong việc thực hiện các phép tính mà còn thể hiện ở sự thành thạo và tự tin khi sử dụng phép tính, ngôn ngữ toán học và công cụ toán học để giải quyết các vấn đề [4].

Tác giả Phạm Thị Kim Châu tiếp cận NLTT theo hướng NLTT gắn với toán học của HSTH, nghĩa là:

NLTT là năng lực xử lí các thông tin, các quan hệ, các mối liên hệ về lượng trong giải quyết các tình huống ở tiểu học [2]

Chúng tôi cho rằng: NLTT là năng lực được biểu hiện thông qua sử dụng các phép tính, ngôn ngữ toán học và các công cụ tính toán nhằm giải quyết các tình huống quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của HS.

2.1.2. Các thành tố và biểu hiện của năng lực tính toánTrong luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Kiều Oanh (2016) và Phạm Thị Kim Châu (2019) cũng đã đề xuất một số biểu hiện về NLTT. Kế thừa các nghiên cứu đó, chúng tôi đề xuất các thành tố và biểu hiện cơ bản của NLTT của HS lớp 4 như sau:

a) Thực hiện thành thạo bốn phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia); vận dụng được các phép tính, công thức, quy tắc, quy trình trong tình huống quen thuộc, đơn giản; bước đầu biết ước lượng trong giải

THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

43

quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến tính toán.

b) Nhận dạng và sử dụng chính xác ngôn ngữ toán học như các thuật ngữ, kí hiệu toán học, tính chất của các phép tính. Giải thích được quá trình và kết quả tính toán bằng nhiều cách; các mối quan hệ phức tạp hay các phát biểu mới được rút ra. Chuyển đổi được giữa các dạng biểu diễn khác nhau để thuận lợi trong tính toán, chuyển đổi được ngôn ngữ để dễ dàng quy lạ về quen. Kết hợp được các biểu diễn để sáng tạo cách tính toán trong giải quyết vấn đề. Chuyển đổi được ngôn ngữ toán với ngôn ngữ tự nhiên để phản ánh ý nghĩa của kiến thức toán với thực tiễn.

c) Biết vận dụng suy luận logic để biểu diễn được mối liên hệ toán học giữa các yếu tố trong các tình huống và giải quyết vấn đề đơn giản trong học tập và

cuộc sống. Xây dựng được chuỗi các lập luận trong quá trình tính toán. Sử dụng được các thao tác tư duy để tìm phương án tính toán trong tình huống không quen thuộc. Dự đoán, đề xuất được giả thuyết phù hợp với quá trình tính toán.

d) Sử dụng được các công cụ toán học như giới thiệu và thực hành sử dụng các công cụ toán học trong tình huống quen thuộc, tình huống không quen thuộc nhưng đơn giản. Sử dụng được các công cụ toán trong tình huống không quen thuộc phức tạp (biết được hạn chế của các công cụ toán, kết hợp được các công cụ toán với nhau, dùng công cụ toán để khám phá ý tưởng toán...).

2.2. Hoạt động thực hành và trải nghiệm toán học Hoạt động thực hành và trải nghiệm toán học có thể hiểu là hoạt động được tổ chức trong các giờ học toán, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên (GV), HS được tìm tòi, khám phá để kiến tạo kiến thức cho bản thân hoặc trực tiếp tham gia giải quyết các tình huống trong thực tiễn bằng việc huy động các kiến thức toán học đã biết [3].

2.3. Thiết kế và sử dụng các hoạt động thực hành và trải nghiệm theo hướng phát triển năng lực tính toán cho HS lớp 4

2.3.1. Thiết kế hoạt động thực hành và trải nghiệm vận dụng nội dung “Tỉ lệ bản đồ - Ứng dụng tỉ lệ bản đồ” vào giải quyết các tình huống thực tiễn

Bước 1. Xác định mục tiêu, nội dung kiến thức sẽ thiết kế hoạt động

- Mục tiêu của hoạt động: Vận dụng tỉ lệ bản đồ để xử lí các tình huống thường gặp thực tiễn trong cuộc sống. Qua đó rèn kĩ năng giải toán về tỉ lệ bản đồ. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp tiếp học.

- Nội dung: Tỉ lệ bản đồ - Ứng dụng tỉ lệ bản đồ.

Bước 2. Tìm hiểu, lựa chọn nguồn thông tin gắn với thực tiễn.

Các khu vực trong trường như lớp học, sân trường, cổng trường, bồn hoa luôn quen thuộc gần gũi với HS. GV có thể cho HS đo xác định chiều dài, chiều rộng của các khu vực trong trường, tính diện tích rồi cho HS vẽ kích thước các khu vực đó theo tỷ lệ bản đồ do GV quy định.

Bước 3. Thiết kế hoạt động thực hành và trải nghiệm vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Hoạt động 1. Tổ chức cho các nhóm HS đo chiều dài và chiều rộng của phòng học trong trường.

GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi thực hiện.

- Hoạt động 2. Các nhóm báo cáo kết quả thực hành, trải nghiệm

+ Mỗi nhóm sẽ ghi lại kết quả mà các em đo được, GV tổ chức cho HS kiểm tra chéo kết quả đo giữa các nhóm và yêu cầu cho biết các nhóm nào có số liệu (kết quả đo) giống nhau. GV nhận xét, đánh giá quá trình các nhóm thực hành đo và kết quả đo của các nhóm.

+ Sau đó các nhóm đố nhau tính diện tích của phòng học là bao nhiêu mét vuông dựa vào kết quả đo chiều dài và chiều rộng vừa thực hiện.

- Hoạt động 3. Tham gia chơi trò chơi “Thử tài ai nhanh, ai đúng”

GV tổ chức cho các nhóm thi đua vẽ hình chữ nhật với số liệu vừa đo được (Ví dụ như chiều dài 8 m, chiều rộng 6 m) biểu thị trên tỉ lệ bản đồ có tỉ lệ 1:200.

Các nhóm thực hành sau đó trưng bày sản phẩm để GV cùng HS cùng nhau nhận xét, góp ý.

2.3.2. Thiết kế hoạt động trải nghiệm vận dụng nội dung “Phân số và phép chia số tự nhiên” vào giải quyết các tình huống thực tiễn

Bước 1. Xác định mục tiêu, nội dung kiến thức sẽ thiết kế hoạt động

- Mục tiêu của hoạt động: Tính được mỗi người trong gia đình được bao nhiêu phần bánh piza, từ đó giải quyết các tình huống tương tự trong cuộc sống.

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.

- Nội dung: Phân số và phép chia số tự nhiên.

Bước 2. Tìm hiểu, lựa chọn nguồn thông tin gắn với thực tiễn

Hàng ngày mẹ đi siêu thị thường mua bánh piza cho gia đình cùng ăn. Với số lượng bánh piza mẹ mua, các em có thể giúp mẹ chia đều số bánh piza

cho gia đình cùng ăn để mỗi người trong gia đình đều có số phần bánh piza như nhau. Đây là một trong những tình huống mà các em thường bắt gặp hàng ngày trong thực tế cuộc sống.

Bước 3. Thiết kế hoạt động thực hành và trải nghiệm vận dụng kiến thức vào thực tiễn

GV có thể thiết kế tình huống như sau: Buổi sáng khi đi siêu thị về mẹ em đã mua 2 chiếc bánh piza để cả nhà cùng nhau ăn. Mẹ nhờ em chia đều 2 chiếc bánh piza vừa mua cho 5 người trong gia đình cùng ăn. Vậy em sẽ phải chia bánh như thế nào để 5 người đều có phần bánh piza như nhau?

Với tình huống này HS phát hiện và giải quyết tình huống như sau:

Phát hiện tình huống cần giải quyết: Chia đều 2 chiếc bánh piza cho 5 người.

Cách thực hiện: Sau khi học xong bài “Phân số và

phép chia số tự nhiên”.

HS biết được mỗi người trong gia đình sẽ được 2 : 5 = chiếc bánh.

GV yêu cầu HS giải thích cách chia bánh:

- Để chia đều bánh piza ta thực hiện phép chia 2 : 5. Vì 2 không chia hết cho 5 nên ta làm như sau:

+ Chia mỗi cái bánh piza làm 5 phần bằng nhau, sau đó chia cho mỗi người 1 phần bánh piza, tức được chiếc bánh.

+ Sau 2 lần chia bánh như thế, mỗi người được 2 phần, ta nói mỗi người được chiếc bánh.

2.3.3. Thiết kế trò chơi củng cố kiến thức liên quan đến “Thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức số”

Mục tiêu: Củng cố kiến thức về thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức số. Rèn kỹ năng thực hiện bốn phép tính thành thạo, tư duy sáng tạo linh hoạt.

Nội dung: Thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức số

Đối tượng chơi: HS lớp 4 Thời gian chơi: 4 - 5 phút.

Chuẩn bị: GV chọn hai đội, mỗi đội 3 HS có sẵn giấy nháp, bút. GV chuẩn bị vào giấy khổ lớn treo lên bảng với nội dung:

GV yêu cầu HS tìm cách đặt dấu ngoặc vào biểu thức 25 x 4 + 50 : 2 + 8 để có giá trị biểu thức là 105;

15; 733 và 925.

- Luật chơi: Tổ chức chơi theo nhóm 4 HS trong một đội sẽ cùng nhau trao đổi, bàn bạc cách làm rồi

viết vào giấy chuyển cho GV. Đội nào xong trước và

đúng là đội thắng cuộc.

- Đáp án như sau:

+ Với giá trị của biểu thức là 105 ta có cách đặt dấu ngoặc như sau:

25 x 4 + 50 : 2 + 8 = 25 x 4 + 50 : (2 + 8) = 25 x 4 + 50 : 10 = 100 + 5 = 105.

+ Với giá trị của biểu thức là 15 ta có cách đặt dấu ngoặc như sau:

25 x 4 + 50 : 2 + 8 = (25 x 4 + 50) : (2 + 8) = (100 + 50) : (2 + 8) = 150 : 10 = 15

+ Với giá trị của biểu thức là 733 ta có cách đặt dấu ngoặc như sau:

25 x 4 + 50 : 2 + 8 = 25 x (4 + 50 : 2) + 8 = 25 x (4 + 25) + 8 = 25 x 29 + 8 = 733

+ Với giá trị của biểu thức là 925 ta có cách đặt dấu ngoặc như sau:

25 x 4 + 50 : 2 + 8 = 25 x (4 + 50 : 2 + 8) = 25 x (4 + 25 + 8) = 25 x 37 = 925

3. Kết luận

Trong quá trình dạy học môn Toán cho HSTH, GV cần tạo ra cho HS nhiều cơ hội để HS được thực hành và trải nghiệm trong học tập môn Toán qua đó giúp HS hiểu rõ và nhớ lâu hơn kiến thức và điều quan trọng là HS biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn góp phần hình thành và phát triển ở HS năng lực toán học, đặc biệt là NLTT. Vì vậy, GV cần chuyển dần từ dạy học tiếp cận trang bị kiến thức sang dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực HS, quan tâm đến việc tổ chức cho HS được thực hành và trải nghiệm hình thành kiến thức, trải nghiệm vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Tài liệu tham khảo

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán, Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[2]. Phạm Thị Kim Châu (2019), Thiết kế tình huống học tập nhằm đánh giá năng lực tính toán của HSTH, Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 – 2/2019), tr 35-40.

[3]. Nguyễn Minh Hằng (2018), Thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học cho HS các lớp cuối cấp tiểu học, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục.

[4]. Nguyễn Chiến Thắng, Vũ An Hưng (2017), Khai thác một số tình huống trong dạy học môn Toán lớp 10 nhằm phát triển năng lực tính toán cho HS, Tạp chí Giáo dục (số 402).

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

45

1. Đặt vấn đề

Trong Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, mọi tổ chức, cá nhân sẽ không theo kịp sự phát triển nếu như không có những kiến thức cơ bản và kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật, công nghệ. Trên cơ sở của chương trình đào tạo (CTĐT) ở các bậc học trước, môn Công nghệ thông tin (CNTT) ở Học viện Chính trị (HVCT) trang bị những kiến thức cập nhật, nâng cao phù hợp với thực tiễn hoạt động, chức trách nhiệm vụ của mỗi cán bộ chính trị, chính ủy, chính trị viên và giảng viên (GV) khoa học xã hội nhân văn quân sự (KHXHNVQS). Đồng thời, rèn luyện kỹ năng, thao tác sử dụng và vận dụng thành thạo vào hoạt động chuyên môn nghiệp vụ (CMNV) nâng cao hiệu quả công việc, giảm thời gian tối đa nhất đáp ứng tốt nhất cho hoạt động công tác đảng (CTĐ), công tác chính trị (CTCT) và giảng dạy NCKH, tư tưởng lý luận của học viên (HV) sau khi ra trường. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng yêu cầu “Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp GD&ĐT theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế,…”1, nâng cao chất lượng GD&ĐT hướng tới phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học.

Chất lượng dạy học (CLDH) môn CNTT ở HVCT phụ thuộc vào chất lượng, hiệu quả của nhiều mặt công tác: trình độ tổ chức, quản lý GD&ĐT, CSVC phục vụ

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb CTQG, Hà Nội, 2021, tr.136.

dạy học, trình độ GV, nội dung chương trình, PPDH và thi, KTĐG kết quả. Thi, kiểm tra môn CNTT có vai trò rất quan trọng không chỉ là đánh giá năng lực, chất lượng người dạy, người học và xác định đủ hay không đủ theo chuẩn đầu ra của môn học. Thông qua thi, kiểm tra làm cho kiến thức, kỹ năng của HV được củng cố, mở rộng và phát triển. Mặt khác, trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi đổi mới chương trình, nội dung, PPDH môn CNTT phải gắn với đổi mới nâng cao chất lượng thi, kiểm tra. Thực tiễn dạy học ở HVCT cho thấy khi nào thực hiện có chất lượng thi, kiểm tra, HV sẽ tích cực học tập môn học và CLDH được nâng cao.

Ngược lại, công tác thi, kiểm tra không được quan tâm, không bảo đảm chất lượng thì HV không cố gắng học tập, CLDH không cao. Để nâng cao chất lượng thi, kiểm tra cần bám sát chương trình, nội dung và

thực trạng DH cũng như thi, kiểm tra để xác định các biện pháp đồng bộ, khả thi.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Kết quả thực hiện thi, kiểm tra môn CNTT ở Học viện Chính trị

Quán triệt sâu sắc Nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ GD&ĐT. Đảng ủy, BGĐ HVCT đã có Nghị quyết, chương trình hành động cụ thể nhằm nâng cao CLDH, chất lượng thi, kiểm tra. Đảng ủy HVCT coi việc tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung đào tạo gắn với đổi mới phương pháp, nâng cao CLDH2 nâng cao chất

2. Đảng bộ Học viện Chính trị, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Chính trị lần thứ XVI, Hà Nội, 2020, tr.61.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI,

Đề cương

Tài liệu liên quan