• Không có kết quả nào được tìm thấy

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

141

1. Đặt vấn đề

Đất nước ta đang chuyển sang thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đến nay, về cơ bản Việt Nam đã trở thành một nước công nghiệp, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Chính trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và

Đào tạo tạo đã kí Thông tư số 32/2018/TT – BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới, đánh dấu bước chuyển mình đổi mới căn bản từ nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về thể chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ.[1] Chương trình môn Tiếng Việt (TV) ở tiểu học có nhiều ưu thế trong việc góp phần hình thành và phát triển toàn diện các năng lực và

luôn coi nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực (NL) cảm thụ văn học (CTVH) cho học sinh (HS) là một nhiệm vụ quan trọng. Dạy CTVH thông qua dạy đọc thơ cho HS lớp 4, 5 là dạy HS cách đọc các câu thơ để kích thích HS khám phá những gì ẩn dưới dòng thơ, để cho chúng vang lên có hồn, có hình ảnh, có màu sắc.

Vì vậy, phát triển và bồi dưỡng NL CTVH thông qua dạy đọc thơ cho HS là việc làm thiết thực, góp phần thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học TV ở tiểu học.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Tổ chức dạy học đọc – hiểu tác phẩm thơ

trong chương trình theo hướng phát triển NL CTVH 2.1.1. Hiểu nghĩa từ: Trong quá trình tìm hiểu bài, giáo viên (GV) cần giúp HS hiểu sâu sắc giá trị của những từ ngữ đó để HS hiểu hơn nội dung của bài.

Có thể sử dụng một trong các biện pháp giải nghĩa từ như sau:

+ Giải nghĩa bằng trực quan: Giải nghĩa bằng trực quan là dùng vật thật, mô hình, tranh ảnh… đây là

cách giải nghĩa từ bằng đối chiếu với vật thật, vật thay thế đại diện cho nghĩa của từ. Ví dụ: để giải thích từ:

dẻ cau, táu mật, muồng đen, trai đất, lát chun, lát hoa (Bè xuôi sông La - TV4 – tập 1) GV có thể cho HS quan sát hình ảnh các loại cây trên để HS hình dung rõ hơn về các loại gỗ quý.

+ Giải nghĩa bằng cách phân tích từ thành các thành tố: từ “đồng bào” là từ ghép gốc Hán, chỉ những người cùng giống nòi, cùng đất nước (đồng:

cùng; bào: màng bọc thai nhi), Tổ quốc là từ ghép gốc Hán có nghĩa đất nước của ông cha ta từ xưa để lại (Tổ: ông cha từ thời xa xưa; quốc: nước)…

+ Giải nghĩa bằng định nghĩa: là biện pháp giải nghĩa bằng cách nêu nội dung định nghĩa, ví dụ

“ông nội là cha của cha em”, “Tổ quốc là đất nước mình”,…

2.1.2. Hiểu nghĩa hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, biện pháp tu từ: Rèn luyện cho HS biết cảm nhận vẻ đẹp của hình ảnh nghệ thuật, chi tiết, biện pháp nghệ thuật trong văn bản nghệ thuật…là rất cần thiết, bởi nó phát huy được tính tích cực sáng tạo của HS

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC

trong việc đọc hiểu tác phẩm văn học (TPVH). Thông qua đó, HS biết bộc lộ cách cảm, cách nghĩ của mình trước những vấn đề của cuộc sống.

Ví dụ: Dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển? (Những cánh buồm - TV5- Tập 2). Để giúp HS thực hiện yêu cầu này, GV cần hướng dẫn HS thực hiện các bước như sau:

+ Bước 1: Tìm những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong bài.

+ Bước 2: Tập tả lại bằng lời của mình theo một hoặc nhiều hình ảnh trong bài (GV đưa ra mẫu hoặc HS khá giỏi làm mẫu). Ví dụ: Cảnh trong thơ - “ánh mai hồng”, Tả lại: Ánh nắng sớm mai dịu dàng và

tươi tắn, ánh lên những dải mây trên bầu trời một màu hồng phấn rất đẹp; trên mặt biển xanh, bờ cát vàng mịn, bầu trời trong xanh điểm những dải mây hồng…

cảnh vật buổi sớm mai rất đẹp và tinh khôi.

+ Bước 3: GV cho HS làm việc nhóm. Yêu cầu HS tưởng tượng và tả lại cảnh hai cha con đi dạo trên bãi biển bằng lời của mình. Khuyến khích HS kể bằng ngôn ngữ tự nhiên, có thể đóng vai hai cha con trò chuyện với nhau sẽ sinh động và thú vị hơn.

Để cảm thụ tốt các TPVH thông qua việc khai thác các biện pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ, HS cần phải thực hiện các yêu cầu sau: Hiểu được thế nào là biện pháp nghệ thuật tu từ (so sánh, điệp từ, nhân hóa,...). Xác định đúng những biện pháp nghệ thuật đó trong các bài văn, bài thơ; xác định đúng những từ, cụm từ, hình ảnh thể hiện biện pháp nghệ thuật; cảm nhận được giá trị nghệ thuật làm tăng giá trị nội dung, ý nghĩa của bài văn, bài thơ, góp phần làm cho những bài văn, bài thơ thêm sinh động và

thú vị.

Ví dụ trong bài Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy (TV4- T1) có đoạn:

Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau tre chẳng ở riêng Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.

+ HS xác định được: Nghệ thuật được sử dụng:

Nghệ thuật nhân hóa, (hình ảnh nhân hóa: thân bọc lấy thân, tay ôm tay níu, thương nhau chẳng ở riêng).

+ Cảm nhận được: Trong đoạn thơ này, tác giả sử dụng cách nói nhân hoá để nói về những phẩm chất tốt đẹp của tre: sự đùm bọc, đoàn kết. Nhân hoá ở đây nghĩa là gán cho tre những đặc tính của người.

Cách nói nhân hoá làm cho cảnh vật trở nên sinh động. Những cây tre như những sinh thể mang hồn người. Cách nói này giúp tác giả thể hiện được hai

tầng nghĩa: nói được những phẩm chất tốt đẹp của cây tre Việt Nam, và nói được những phẩm chất tốt đẹp, những truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

2.1.3. Hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả: Mỗi TPVH bao giờ cũng ẩn chứa tư tưởng, tình cảm, thông điệp mà nhà văn muốn gửi tới bạn đọc. Sách giáo khoa (SGK) TV4, TV5 đã chú ý tới việc luyện cho HS biết chia sẻ cảm xúc, tâm tình với tác giả, có ý thức tìm hiểu, khám phá những điều tác giả gửi gắm trong tác phẩm.

Ví dụ: Trong bài Tiếng vọng, SGK cũng đưa câu hỏi giúp HS cảm nhận tâm trạng của tác giả trong bài thơ: Vì sao tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết chim sẻ (TV5- Tập 1). Với câu hỏi này, GV hướng dẫn HS chú ý hoàn cảnh và nguyên nhân mà con chim sẻ đáng thương chết. Cái chết của chim sẻ có liên quan gì đến nhân vật “tôi”. Từ đó HS sẽ hiểu vì sao nhân vật “tôi” lại băn khoăn, day dứt khi chim sẻ chết (ân hận vì đã ích kỉ, vô tình gây nên hậu quả đau lòng). Qua đó, HS sẽ cảm nhận được tâm trạng của tác giả gửi trong bài thơ và biết thể hiện giọng đọc cho phù hợp.

2.1.4. Hiểu hàm ý, ý nghĩa của tác phẩm: Sự tồn tại của mỗi tác phẩm bao giờ cũng mang một ý nghĩa riêng, giá trị riêng. Với HS lớp 4, 5 chương trình SGK đưa ra những câu hỏi phù hợp với lứa tuổi và trình độ nhận thức của trẻ, chỉ yêu cầu HS trả lời ở mức đơn giản, phù hợp với nội dung bài học. Ví dụ câu hỏi Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?

(Truyện cổ nước mình – TV4, tập 1). Hay các câu hỏi nhận ra ý nghĩa, giá trị của tác phẩm như: Nêu ý nghĩa của bài thơ? (Bài thơ về Tiểu đội xe không kính -TV4- T2). Những câu hỏi nhận ra hàm ý của câu thơ là dạng câu hỏi tạo cơ sở để HS đọc hiểu ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. GV cần hướng dẫn HS nhận ra hàm ý, ý nghĩa không tường minh của câu chữ.

2.2. Tổ chức cho HS đọc thêm các tác phẩm thơ ngoài chương trình để phát triển NL CTVH

Hoạt động ngoại khóa văn học giúp HS có thể thể hiện sở trường và sự yêu thích đối với một lĩnh vực thơ ca nào đó trong quá trình tiếp nhận tác phẩm. Ví dụ, với hình thức câu lạc bộ, phổ biến nhất là câu lạc bộ đọc sách hay câu lạc bộ văn học - nghệ thuật; câu lạc bộ phóng viên, báo tường… Các hoạt động của HS với hình thức dự án (kết nối cả giờ học chính khóa và ngoại khóa) như: giới thiệu sách; triển lãm sách, triển lãm nghệ thuật; hội chợ sách;…cũng có thể đem lại sức thu hút lớn với HS. Các hoạt động ngoại khóa văn học này sẽ giúp HS giảm những căng thẳng, áp

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

143

lực trong giờ học, tạo niềm say mê, hứng thú khi học môn Tiếng Việt.

“Tham quan là một hình thức ngoại khóa bổ ích.

Hình thức này không tác động trực tiếp vào trình độ TV của HS nhưng nó giúp HS làm giàu thêm vốn hiểu biết, cảm xúc qua quan sát thực tế để làm bài văn sau này”. [4] Thông qua những chuyến tham quan dã ngoại giáo dục tình yêu quê hương đất nước, đem bài giảng vào đời thường, giảng dạy văn chương bằng trực quan sinh động. Qua những chuyến thực tế HS được quan sát tìm hiểu, lắng nghe và ghi chép lại những nội dung phục vụ cho bài học. Sau đó áp dụng những điều vừa tìm hiểu vào trong những bài viết cảm thụ của mình.

2.3. Xây dựng hệ thống bài tập luyện tập phân tích, tập bình thơ nhằm nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm thơ cho HS

“Bài tập là một loại công cụ hữu hiệu trong toàn bộ quá trình dạy học. Hệ thống bài tập hoàn hảo là

một con đường giúp HS tự hình thành tri thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực.” [ 2] Nếu các câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà được in trong SGK sau mỗi bài học chưa đáp ứng được yêu cầu này, GV cần phải

“tái thiết kế” cho phù hợp để kích thích HS tò mò, hứng thú suy nghĩ về tác phẩm và hướng dẫn HS thực hiện. Để làm bài tập về CTVH đạt kết quả tốt, GV cần hướng dẫn HS thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đọc kĩ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập (phải trả lời được điều gì? cần nêu bật được ý gì?...)

Bước 2: Đọc và tìm hiểu về câu thơ hoặc đoạn trích được nêu trong bài. (dựa vào yêu cầu cụ thể của bài tập để tìm hiểu, ví dụ: Cách dùng từ, đặt câu; cách dùng hình ảnh, chi tiết; cách sử dụng biện pháp tu từ quen thuộc như so sánh, nhân hóa,… đã giúp em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ, sâu sắc.)

Bước 3: Viết đoạn văn về cảm thụ văn học (khoảng 5 – 7 dòng) hướng vào yêu cầu của đề bài. (đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu “mở đoạn” để dẫn dắt người đọc hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính; tiếp đó cần nêu rõ các ý theo yêu cầu của đề bài; cuối cùng có thể “kết đoạn” bằng một câu ngắn gọn để “gói” lại nội dung cảm thụ.) [3]

Ví dụ: Trong bài “Hành trình của bầy ong” (TV5 – tập 1), nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết:

Chắt chiu vị ngọt mùi hương

Lặng thầm thay những con đường ong bay.

Trải qua mưa nắng vơi đầy Men trời đất đủ làm say đất trời.

Bầy ong giữ hộ cho người

Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.

Em hiểu nội dung bốn dòng thơ đầu nói gì? Hai dòng thơ cuối giúp em cảm nhận được ý nghĩa gì sâu sắc và đẹp đẽ?

- Gợi ý:

Nội dung 4 dòng thơ đầu cho thấy: bầy ong lao động rất cần cù, thầm lặng qua ngày tháng để chắt chiu trong “vị ngọt”, “mùi hương” của các loài hoa, làm nên giọt mật thơm ngon. Trải qua gian lao vất vả (mưa nắng vơi đầy), bầy ong làm nên thứ “men” của trời đất để làm “say” cả đất trời. Qua đó tác giả cho thấy rõ thành quả lao động của bầy ong có giá trị to lớn biết bao!

Ý nghĩa sâu sắc và đẹp đẽ của hai dòng thơ cuối:

Nhờ có những giọt mật ong tinh túy, bầy ong đã giữ lại được cho con người cả thời gian và vẻ đẹp, đó là

điều thật kì diệu mà không ai làm nổi!

3. Kết luận

Bồi dưỡng NL CTVH cho HS lớp 4, lớp 5 qua dạy học thơ là vấn đề cần quan tâm trong quá trình dạy - học văn. Nhờ có NL CTVH, HS mới có thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp mà văn chương mang lại cho cuộc đời, từ đó hình thành cho bản thân những giá trị chân - thiện - mỹ. Vì vậy một trong những yêu cầu quan trọng mà mọi GV cần phải quan tâm đới với phân môn TV là phát triển NL CTVH cho HS tiểu học. Để làm được điều đó thì HS cần phải có sự hướng dẫn, định hướng tốt để phát huy tốt nhất NL CTVH.

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông (Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hà Nội.

[2] Phạm Minh Diệu, (2007) Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho HS tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam.

[3] Trần Mạnh Hưởng, (2019) Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học theo chương trình và sách giáo khoa mới, NXB Giáo dục Việt Nam.

[4] Lê Phương Nga, (2009) Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học II, NXB Đại học Sư phạm.

[5] Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), (2006) Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 tập một, NXB Giáo dục.

[6] Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), (2009) Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập một, NXB Giáo dục.

[7] Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), (2014) Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập hai, NXB Giáo dục.

1. Đặt vấn đề

Quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục của Nghị quyết 29 nhấn mạnh: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [1]. Để làm được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên (GV) phải có tri thức, phải có sự đổi mới về tư duy.

Ở tiểu học, cảm thụ văn học (CTVH) được dạy tích hợp thông qua dạy học môn Tiếng Việt. CTVH ở tiểu học nhằm hướng đến những mục tiêu giúp cho học sinh (HS) tiếp xúc với ngôn ngữ văn học, nắm được một số nội dung và đặc điểm chính yếu về tác phẩm văn học để vận dụng trong việc tiếp nhận các sáng tác văn học phù hợp với lứa tuổi và trong việc sáng tạo lời nói.

Kể chuyện giúp HS phát triển ngôn ngữ, nhận thức và giao tiếp, góp phần vào việc hình thành và

phát triển nhân cách sau này. Nó có ý nghĩa trong việc phát triển tư duy, các kỹ năng (KN) cơ bản, cũng như các phẩm chất tích cực ở HS. Điều này vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho HS.

Bên cạnh đó đối với HS lớp 4, 5 KN kể chuyện còn bao gồm cả KN truyền cảm, thể hiện cảm xúc qua

lời kể, giọng điệu, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, phân vai diễn…phù hợp với nội dung câu chuyện. Những cung bậc cảm xúc sẽ được biểu thị qua giọng kể của HS lan tỏa đến cho người nghe.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Khái niệm liên quan năng lực CTVH 2.1.1. Cảm thụ văn học

Từ điển Thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên) chỉ giải thích các thuật ngữ: tiếp nhận văn học, thưởng thức văn học. Có thể hiểu CTVH chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tinh tế, đẹp đẽ của văn học được thể hiện trong tác phẩm.

Trong cuốn “Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho HS tiểu học”, các tác giả cho rằng:

“CTVH cũng như các khái niệm tiếp nhận, thưởng thức, phê bình văn chương là hết sức đa dạng và vô cùng phong phú đến mức khó thể khái quát thậm chí trong phạm vi một cuốn sách” [4]. Từ đó, “Có thể nói dù hiểu theo cách nào thì CTVH cũng bao gồm ít nhất là khả năng nhận thức và rung cảm trước nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn chương, các hoạt động tâm lí đó mang tính chủ quan và cảm tính”.

Như vậy, CTVH chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (bài văn, bài thơ) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ hoặc câu văn, câu thơ).

* TS. GV, Trường Đại học Đồng Tháp

** Giáo viên, Trường Tiểu học Thạnh Tân 2, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC THÔNG QUA

Đề cương

Tài liệu liên quan