• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỌC TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

51

1. Đặt vấn đề

SV ngành giáo dục tiểu học tại Trường Đại học Tân Trào được học 03 học phần tiếng Anh, bao gồm tiếng Anh 1, 2 và 3. Vì tiếng Anh là ngôn ngữ đặc biệt thông dụng trong xã hội hiện nay, SV của bất cứ trường đại học nào cũng cần phải học và sử dụng được để vận dụng vào học tập, kiếm tìm tài liệu và áp dụng vào cuộc sống. SV ngành giáo dục tiểu học tại Trường Đại học Tân Trào thuộc nhiều dân tộc khác nhau đang sống ở địa phương có rất nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, khoa học. Do đó, SV gặp không ít những trở ngại về tiếp cận học, sử dụng ngôn ngữ tiếng nước ngoài, đặc biệt là kỹ năng (KN) giao tiếp và các phương pháp học tiếng Anh ở trường đại học. Học tiếng Anh cần phát triển được KN nghe, nói, đọc, viết. Muốn làm tốt điều này, giảng viên (GV) cần có những phương pháp, hình thức dạy sáng tạo, linh hoạt và đòi hỏi SV phải có ý thức tích cực, chủ động và thường xuyên rèn luyện các KN học tiếng Anh. Khi GV triển khai được các phương pháp mới và hình thức học tập linh hoạt, giúp SV trải nghiệm tốt hơn thì sẽ khắc phục được hạn chế đơn điệu về phương pháp, nhàm chán về hình thức trong giảng dạy tiếng Anh hiện nay.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Phát triển kỹ năng học tiếng Anh cho SV

trình đào tạo chung của nhà trường. Mỗi cố vấn học tập là chuyên gia tư vấn về học tập, định hướng chuyên ngành và việc làm cho SV, đồng hành cùng SV trong quá trình học tập bậc đại học. Cố vấn học tập hỗ trợ GV dạy tiếng Anh tổ chức tốt các buổi sinh hoạt định kì, có nội dung phong phú, đa dạng và sát với thực tế học tập và cuộc sống. Nêu cao được vai trò, ý nghĩa thiết thực học tiếng Anh để làm gì? Cố vấn học tập cần phối hợp với GV tiếng Anh giúp cho SV xây dựng được kế hoạch học tiếng Anh phù hợp với điều kiện về năng lực, điều kiện vật chất và hoàn cảnh cá nhân mỗi em và giám sát kế hoạch đó, đôn đốc, khuyến khích để các em tích cực học tập nhiều hơn nữa.

- Sử dụng Phương pháp trực quan: Đây là phương pháp chủ đạo trong quá trình phát triển KN học tiếng Anh cho SV như cho SV tiếp xúc với vật thật, biết sử dụng những giác quan, bộ máy vận động của mình để tích lũy dần dần những vốn từ, kinh nghiệm giao tiếp, tham quan các di tích, danh lam thắng cảnh, xem phim…những hoạt động này sẽ phát triển KN cho SV khi được GV xây dựng bài học theo các chủ đề phù hợp, nhờ đó các em có cơ hội luyện phát âm, phát triển vốn từ, nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc. Phương pháp trực quan là một trong những phương pháp rất hiệu quả giúp sinh viên nhớ lâu, hiểu kỹ và vận dụng vốn từ dễ dàng hơn. Quan trọng là SV kiểm tra được kết quả sử dụng tiếng Anh của bản thân vào thực tế như thế nào. Trực quan sẽ giúp SV vượt qua rào cản tâm lý sợ học, sợ nói tiếng Anh trước đám đông, trước người lạ.

- Phương pháp viết văn chuyển ngữ: GV đưa ra chủ đề phù hợp với tâm lý và khả năng chuyên môn của SV, đưa ra yêu cầu cho SV thực hiện viết lại các cảm xúc của bản thân bằng tiếng Anh thông qua những câu chuyện diễn ra trong đời sống SV. Đồng thời yêu cầu SV chuyển ngữ các đoạn văn ngắn, câu chuyện ngắn từ tiếng Việt sang tiếng Anh được lấy từ sách tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học theo cấp độ thấp lên cao từ những bài học tập đọc của học sinh lớp một cho đến sách tiếng Việt lớp 5. Phương pháp này giúp SV rèn kỹ năng viết từ ngữ, ngữ pháp chính xác, đúng trọng tâm và tạo tư duy logic trong phân tích, tổng hợp và so sánh từ ngữ tiếng Việt với tiếng Anh. Bên cạnh đó, GV có thể yêu cầu SV chuyển ngữ các bài thơ từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Thông qua cách này sẽ kích thích SV phải tìm hiểu từ mới, vận dụng các kỹ năng ghi nhớ, khái quát được nội dung và nghiên cứu tìm hiểu văn hóa của các quốc gia nhằm hiểu sâu nội dung bài thơ để chuyển ngữ cho phù hợp, chính xác.

- Sử dụng Apps học tiếng Anh trên Smartphone, website: là hình thức hướng dẫn SV sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và phần mềm trực tuyến vào

quá trình học để phát triển KN nghe, nói trực tiếp với người nước ngoài có sử dụng ngôn ngữ Anh. Việc vận dụng này sẽ tạo điều kiện cho các em có thể quan sát, phá bỏ rào cản e ngại khi tiếp xúc với người nước ngoài, phát huy khả năng quan sát, bật âm, và vận dụng tư duy ngôn ngữ tốt hơn. Hiện tại các Apps học tiếng Anh và hệ thống phần mềm học tiếng anh rất phong phú,GV cần tư vấn, gợi ý và hướng dẫn cho SV những apps tiêu biểu, dễ học, hiệu quả cao và không bị vướng phải tình trạng quảng cáo nhiều trên apps hoặc các website. Nếu có thể, hướng dẫn SV tiếp cận các phần mềm miễn phí, các website bằng tiếng Anh mà

SV có thể học thuận tiện, mọi lúc mọi nơi. Chú trọng các website có sự tương tác trực tiếp với người bản ngữ, có giáo viên nước ngoài chia sẻ, tư vấn cách học tiếng Anh hiệu quả, không tốn nhiều thời gian.

- Khuyến khích thói quen tích lũy và phát triển vốn từ cho SV: Theo Wilkins (1972), nếu người học không học ngữ pháp thì họ chỉ có thể truyền đạt được rất ít ý tưởng của mình. Nhưng nếu họ không có vốn từ vựng nhất định thì hoàn toàn không thể diễn tả được điều gì trong giao tiếp [4]. Như vậy, để phát triển được ngữ pháp và khả năng nói thì SV phải tích lũy số lượng từ nhất định làm vốn để có thể có khả năng ứng biến, xoay sở trong giao tiếp với người nước ngoài trong những ngữ cảnh cần thiết. GV có thể yêu cầu SV xây dựng cho mình một kế hoạch về tích lũy số lượng từ mới cần học và nắm vững trong một ngày là bao nhiêu từ, và trong một tuần SV cần thuộc khoảng bao nhiêu lượng từ mới. Có làm được điều này, SV mới tạo được nền tảng để phát triển ngôn ngữ nói và viết cho bản thân.

Vốn từ là cơ sở để SV phát triển các KN nói, viết một cách toàn diện. Khi có lượng từ lớn các KN đọc, viết, nói cũng sẽ phát triển đồng bộ, tăng được nhu cầu chiếm lĩnh tri thức nhiều hơn trước. SV sẽ tích lũy dần dần những kinh nghiệm, hình ảnh, biểu tượng và hình thành phản xạ dùng phương tiện ngôn ngữ để diễn đạt lại bằng tiếng Anh và hình thành thói quen tự học tiếng Anh phù hợp với bản thân.

2.3. Tổ chức trải nghiệm rèn luyện KN học tiếng Anh cho SV

Theo David Kolb, tất cả những gì con người đã trải nghiệm đều tham gia vào quá trình giáo dục và con người đạt đến tri thức mới bằng trải nghiệm [6]. GV xây dựng quy trình tổ chức hoạt động giáo dục cho SV thông qua trải nghiệm theo một trình tự nhất định để có kết quả như mong muốn.

Để tổ chức rèn luyện khả năng nghe nói cho SV được tốt, GV cần lựa chọn các hình thức hoạt động dạy phù hợp giúp SV chủ động tiếp thu, lĩnh hội kiến thức nhằm đạt được chuẩn đầu ra của học phần, trong

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

53

đó thể hiện được bản kế hoạch thực hiện trải nghiệm đảm bảo thời gian, địa điểm, các phương tiện và điều kiện kinh tế của SV để họ tham dự trải nghiệm được thuận lợi nhất.

* Tổ chức hoạt động trải nghiệm trên lớp bao gồm:- Rèn luyện khả năng nghe lời nói: Cho SV nghe các đoạn hội thoại, xem phim có phụ đề để nhận biết sự biểu cảm, tăng khả năng nghe.

- Rèn luyện khả năng phát âm: GV tổ chức chơi trò chơi trên lớp như tập luyện các bài hát ngôn ngữ Anh nhằm phát triển sự cơ động của lưỡi, môi, hàm dưới… luyện đọc từ, kể chuyện hài, trò chơi đóng kịch đa dạng hóa các chủ đề trong nhiều ngữ cảnh, tập viết bài và diễn thuyết bằng tiếng Anh trước tập thể lớp.

- Sửa lỗi phát âm cho SV: Hướng dẫn SV luyện phát âm chuẩn theo ngôn ngữ Anh, giúp SV xác định đúng được các lỗi phát âm của từng người, chỉ ra các lý do, nguyên nhân và hạn chế của bản thân đã gây ra mắc lỗi và có biện pháp cụ thể để sửa lỗi phát âm đó, giúp SV truyền tải ý kiến, thông tin một cách rõ ràng, và sửa lỗi dễ ràng và hiệu quả nhất.

* Tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài trời bao gồm:- Hoạt động trải nghiệm tại khu di tích, tham quan thắng cảnh: Sát với từng nội dung và đối tượng nghiên cứu sẽ giúp SV liên tưởng những hình ảnh mới do mình cảm nhận khi quan sát những hình ảnh cụ thể ở trước mắt như: không gian, kiến trúc độc đáo ở các di tích, màu sắc ngẫu nhiên, nhân vật, sự kiện lịch sử,…

Vì vậy, GV cần rèn luyện KN nghe, nói, đọc, viết, từ vựng và ngữ pháp một cách linh hoạt, phù hợp với năng lực của SV. Có thể tham khảo mô hình chương trình học từ vựng của tác giả Micheal F. Graves (2006) để hỗ trợ cho giảng dạy và phát triển kiến thức từ vựng cho SV. Phương pháp mà ông đưa ra gồm bốn phần:

Cung cấp các kinh nghiệm phong phú, đa dạng về ngôn ngữ; dạy các từ riêng lẻ; dạy các chiến lược học từ vựng; tăng cường ý thức về từ vựng [5].

GV chú ý tổ chức hoạt động trải nghiệm học tiếng Anh ngoài trời không chỉ kích thích hứng thú và sự say mê học tập ở SV ngành giáo dục tiểu học mà còn tạo ra môi trường để SV rèn luyện các KN, xác lập cho mình một thói quen sử dụng tiếng Anh tại trên giảng đường, tại nơi công cộng. Nội dung trải nghiệm ngoài trời phong phú gắn các sự kiện, địa danh lịch sử, danh thắng, siêu thị, nhà máy, khu vui chơi giải trí…

sẽ giúp SV khắc sâu vốn từ, tích lũy vốn từ nhiều hơn.

Khi SV thường xuyên được trải nghiệm các em sẽ có những phản xạ về nghe, nói bằng tiếng Anh trong các hoàn cảnh giao tiếp. Bản thân SV sẽ tự tin vào bản thân, biết coi tiếng Anh là phương tiện, công cụ chiếm

lĩnh tri thức khoa học bên ngoài giảng đường. Như vậy, không chỉ học được tiếng Anh, thông qua hoạt động trải nghiệm SV còn học được nhiều kỹ năng sống và các giá trị sống tốt đẹp. Trong mỗi không gian trải nghiệm sẽ đem lại cho các em niềm vui, sự hứng khởi, chuyển hóa thái độ học tập tích cực, luôn biết chủ động học tập và không bị bó hẹp trong tư duy sách vở, lý thuyết.

3. Kết luận

GV vận dụng sáng tạo phương pháp phát triển các KN học tiếng Anh cho SV ngành giáo dục tiểu học sẽ góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển tri thức, KN tự học và hoàn thiện KN tâm lý, xã hội cho SV ở trường đại học. Thực tế SV ngành giáo dục tiểu học tại Trường Đại học Tân Trào có những khó khăn nhất định do đặc điểm địa lý, văn hóa dân tộc và môi trường giao tiếp đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng học tiếng Anh. Do đó, GV cần phải chú trọng đến cách thức tổ chức trải nghiệm, quan tâm đến đặc điểm riêng của mỗi SV, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy phù hợp điều kiện địa phương và phát triển được các KN học tiếng Anh cho SV. Sự linh hoạt, sáng tạo trong các hình thức dạy Tiếng Anh cho SV sẽ tạo động lực hứng thú, giúp SV có thể duy trì, phát huy năng lực ngôn ngữ của bản thân. Như vậy, SV ngành giáo dục tiểu học Trường Đại học Tân Trào sẽ áp dụng tiếng Anh vào hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, không còn tâm lý e ngại, mạnh dạn sử dụng tiếng Anh giao tiếp với người nước ngoài ngày một nhiều hơn. Đặc biệt, đưa SV vào trải nghiệm thức tế còn tạo ra ở SV thói quen rèn luyện các phương pháp tự học tiếng Anh, cách tiếp cận kiến thức từ các nguồn tài liệu tiếng Anh, nảy sinh óc tò mò khám phá, nghiên cứu khoa học.

Tài liệu tham khảo

1. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014), luận dạy học hiện đại, cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Hà Nội, 2018.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông “Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp”

4. Wilkins, David A (1972), Linguistics in Language Teaching, Cambridge, MA: MIT Press.

5. Micheal F. Graves (2006), Learning &

Instruction, New York: Teachers. College Press.

6. David Kolb (1939), Study experience: Experience is the source of Learning and Development.

I. Introduction

Since lifelong learning has been of high interest of policymakers and educators, this educational trend has promoted many solutions to enhance students’

self – learning management. The research on learner autonomy has been thrived for the last 30 years (Dang, 2012). The concept of learner autonomy not only catches the attention of Western scholars (Aoki and Smith, 1999, cited in Pham, 2018) but also takes the attention of Asian researchers such as Chan, 2003 and Little, 1996. However, research on learner autonomy in Vietnamese context is still limited. Some prominent researchers studying learner autonomy in Vietnamese context are Nguyen (2008, 2009), Dang (2010), and Nguyen (2014).

These studies aim at fostering learner autonomy at tertiary levels by investigating teachers and students’

belief towards learner autonomy and practice.

The positive correlation between learner autonomy and language proficiency has been proved in a number of studies (Ezzi, 2018; Nguyen, 2009; Deng, 2007; Zhang and Li, 2004). Although these studies were implemented with participants from different contexts, they all showed positive correlation between learner autonomy and language proficiency. There is substantial difference between the degree of learner autonomy among different levels of English proficiency; meanwhile among groups of relatively same level of proficiency, there is no significant difference in the degree of learner

autonomy. In other words, the more autonomous learners are, the higher proficiency of English they achieve.

Textbooks play an important role in language teaching. Beside the interation between teachers and learners and the interaction between students and students, the interaction between students and materials is an important part of language acquisition.

Textbooks serve as one of the major sources of input of learners in and outside classrooms (Richards, 2001). Thus, students have the most chance to be familiar with the concept of autonomy if it is included in the textbooks. Graves (2000, cited in Gak, 2011) stated that “the textbook is a book used as a standard source of information for formal study of a subject and an instrument for teaching and learning.” I am of the opinion that textbooks should not only include a source of information but also offer favorable conditions for learner autonomy to take place.

Despite the growing interest in learner autonomy, the role of textbooks in promoting learner autonomy receives little attention from researchers.

II. Learner autonomy

1. Definitions and versions of learner autonomy 1.1. Models of learner autonomy

There has been a substantial amount of studies which attempt to set out models for measuring learner autonomy. Most of the research has agreed on some principles of learner autonomy, namely determining goals and objectives, defining content, determining learning strategies and evaluating learning process.

Some of the studies have added other principles

THE CORRELATION BETWEEN TEXTBOOKS

Đề cương

Tài liệu liên quan