• Không có kết quả nào được tìm thấy

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

33

1. Đặt vấn đề

Ở mỗi phương pháp dạy học (PPDH) gồm nhiều kĩ thuật dạy học khác nhau. Để việc vận dụng một PPDH đạt hiệu quả, giáo viên (GV) cần hiểu rõ, thành thạo các kĩ thuật dạy học, đặc biệt là những kĩ thuật phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo thông qua đó mà phát huy được năng lực của học sinh (HS) [2]. Trong các kĩ thuật dạy học thì sơ đồ tư duy (SĐTD) là một trong những kĩ thuật dạy học đáp ứng tốt các yêu cầu đặt ra.

Nội dung Hình học và Đo lường trong chương trình môn Toán 4 có nhiều lợi thế để thiết kế và sử dụng SĐTD trong dạy học nhằm mục tiêu phát triển năng lực cho HS. Với việc dạy học bằng cách sử dụng SĐTD sẽ giúp HS phát triển các thao tác trí tuệ (ghi nhớ, chú ý, sáng tạo) và phát triển các năng lực tư duy ban đầu (phân tích, tổng hợp, khái quát hóa,...).

2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm sơ đồ tư duy

Tony Buzan cho rằng: “Sơ đồ tư duy là một công cụ năng động, hấp dẫn giúp bạn suy nghĩ và lên kế hoạch nhanh chóng cũng như hiệu quả hơn. Việc lập sơ đồ tư duy là một bước đột phá để tận dụng nguồn tài nguyên vô tận trong não bạn, giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn và hiểu được cảm nhận của mình” [3].

Trần Đình Châu – Đặng Thị Thu Thủy quan niệm“Bản đồ tư duy còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,…là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,…bằng cách kết hợp việc sử

* Trường Đại học Đồng Tháp

** HVCH. Lớp GDTH, Khóa 8 Trường Đại học Đồng Tháp

dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực” [1].

Chúng tôi cho rằng: Sơ đồ tư duy là một ý tưởng sáng tạo mà con người vận dụng não bộ tư duy để vẽ ra các ý tưởng, các khái niệm theo một hệ thống logic trên một trang giấy với những hình ảnh đơn giản, những đường nét và kí hiệu, kí tự chữ viết một cách ngắn gọn dễ hiểu dễ nhớ nhằm tóm tắt nội dung một bài học, một chủ đề hoặc củng cố hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho người học.

2.2 Vai trò của sơ đồ tư duy trong dạy học môn Toán- SĐTD thích hợp để dạy học các mạch kiến thức nội dung toán học khác nhau ở tiểu học như nội dung (Số học; Đại lượng và đo đại lượng; Các yếu tố thống kê và xác suất…).

- Sử dụng được nhiều PPDH toán ở tiểu học (phương pháp: trực quan, gợi mở - vấn đáp, thực hành - luyện tập, hợp tác, phát hiện và giải quyết vấn đề).

- SĐTD sử dụng thích hợp với các thời điểm khác nhau của tiết học toán (khởi động; khám phá; luyện tập, thực hành và vận dụng).

- Thích hợp với các mục đích dạy học toán khác nhau (hình thành lý thuyết; ôn tập, hệ thống hóa kiến thức toán học).

- Thích hợp với cả GV và HS tiểu học (cả hai đối tượng này đều có thể sử dụng được).

+ Đối với GV: Việc sử dụng SĐTD giúp GV làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn, hiệu quả mà

không đơn điệu, nhàm chán.

+ Đối HS: SĐTD giúp HS có thể trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập

thông qua sơ đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một chủ đề, cuốn sách, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, phát triển ý tưởng mới…

Đồng thời, sơ đồ tư duy là một công cụ hữu ích để phát triển các hoạt động trí tuệ và thao tác tư duy toán học của HS tiểu học:

- Sử dụng SĐTD để phát triển các hoạt động trí tuệ:

tri giác, chú ý, ghi nhớ, tưởng tượng.

+ Việc sử dụng màu sắc, đường nét, từ ngữ và

hình ảnh trong quá trình tạo ra SĐTD sẽ tác động mạnh mẽ để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Do vậy, SĐTD có tác động tới tri giác và

sự chú ý của HS, giúp tri giác của HS ổn định và chú ý tập trung hơn việc ghi chép thông thường.

+ SĐTD sử dụng các từ ngữ ngắn gọn, lại có sự liên kết giữa các từ ngữ với nhau nên một vấn đề, một nội dung toán học được ghi chép dù ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ, dù tổng quát nhưng vẫn chi tiết.

Do đó, học theo SĐTD rất dễ hiểu vì ghi nhớ nhanh và có chủ định.

- Sử dụng SĐTD để phát triển các thao tác tư duy (gồm các thao tác phân tích, khái quát hóa và tổng hợp): Từ một đối tượng hay vấn đề toán học chủ đạo, HS tiến hành phân tích thành các nhánh, các ý thành phần. Từ đó, đối tượng ban đầu được mô tả một cách chi tiết. Ngược lại, việc tổng hợp làm đối tượng ban đầu được nhận thức một cách tổng thể hơn.

2.3. Thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nội dung hình học và đo lường môn Toán lớp 4

Bước 1: Xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài dạy

Khi xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài dạy GV cần nêu cụ thể HS thực hiện được việc gì?

Vận dụng được những gì vào giải quyết những vấn đề quen thuộc trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực gì?

Mục tiêu bài học phải chỉ ra những hành vi mà

HS phải thể hiện khi học một kiến thức cụ thể, phải nêu rõ các công việc và mức độ hoàn thành của HS.

Khi viết mục tiêu bài học, GV cần nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, yêu cầu cần đạt của chương trình môn Toán, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập chứ không phải là mục tiêu giảng dạy nghĩa là muốn nhấn mạnh kết quả đầu ra mà HS cần đạt sau mỗi đơn vị bài dạy.

Bước 2: Xác định mục đích sử dụng sơ đồ tư duy GV cần xác định rõ SĐTD được sử dụng với mục đích gì? Sử dụng SĐTD để tổ chức hoạt động khởi

động nhằm mục đích tạo hứng thú cho HS hay sử dụng SĐTD để hình thành kiến thức mới; luyện tập, thực hành cũng như vận dụng; cũng cố kiến thức sau bài học, thực hành luyện tập hoặc hệ thống hóa tri thức đã học.

Bước 3: Lựa chọ kiến thức cơ bản, trọng tâm và sắp xếp theo một cấu trúc thích hợp

Kiến thức cơ bản là những kiến thức tạo thành nội dung chính của bài học, việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ đó làm rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài.

Để chọn đúng kiến thức cơ bản của một bài dạy cần phải có sự hiểu biết khái quát toàn bộ chương trình và mối liên hệ hữu cơ giữa chúng để thấy tất cả các mối liên quan và sự kế tiếp. Trong kiến thức cơ bản của bài dạy có những nội dung then chốt, trọng tâm. Trọng tâm có thể nằm gọn trong một, hai mục của bài, nhưng cũng có thể nằm xen kẽ ở tất cả các mục. Khi chọn lựa kiến thức cơ bản, cần tham khảo phần tóm tắt kiến thức của từng chương, từng bài và

hệ thống câu hỏi, bài tập cuối mỗi bài.

Bước 4: Thiết kế sơ đồ tư duy để tổ chức hoạt động dạy học

Các SĐTD được thiết kế trên các phần mềm hoặc vẽ bằng tay có thể được sử dụng nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS: Sử dụng SĐTD để tạo tình huống gây hứng thú học tập, minh họa cho các hoạt động của GV và HS trên lớp, kích thích sự yêu thích môn học, khám phá của HS; rèn luyện khả năng tư duy và suy luận cho HS...Để thiết kế bài học tốt thì việc tìm từ khóa cho các SĐTD là rất quan trọng.

Sau khi thiết kế SĐTD, GV nên xem lại để kiểm tra và hoàn thiện SĐTD, rèn luyện kỹ năng, thao tác tiến hành để có thể mang lại hiệu quả cao nhất khi giảng dạy.Bước 5: Xác định phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động học tập cho HS

Để tạo điều kiện cho việc rèn luyện những hoạt động học tập đa dạng của HS, cần phối hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động học tập, chuyển dần từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học lấy người học làm trung tâm. Vì vậy, GV cần lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp khi sử dụng SĐTD.

Trong quá trình dạy học GV cần dự kiến hệ thống câu hỏi xen kẽ với những yêu cầu HS hoạt động để hướng dẫn HS tiếp cận, tự phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới. Nên tăng cường sử dụng các câu hỏi đòi

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

35

hỏi có sự thông hiểu, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cũng như các câu hỏi mở có nhiều phương án trả lời...

Bước 6: Xác định nội dung và phương pháp hướng dẫn về nhà cho HS

Có thể hướng dẫn HS một số thao tác cơ bản để vẽ hoặc sử dụng phần mềm để xây dựng và biểu diễn một số SĐTD, giúp HS hệ thống, củng cố kiến thức hoặc cũng có thể để HS tự tìm tòi khám phá những kiến thức liên quan...

Ví dụ: Thiết kế SĐTD dạy bài diện tích hình bình hành (Toán 4)

Bước 1: Xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài dạy

- Phát hiện được công thức tính diện tích hình bình hành từ công thức tính diện tích hình chữ nhật qua hoạt động cắt, ghép hình.

- Phát biểu đúng quy tắc và công thức tính diện tích hình hình hành.

- Vận dụng được công thức và quy tắc tính diện tích hình bình hành để giải các bài tập và giải quyết được các tình huống quen thuộc với HS trong thực tiễn cuộc sống.

- Góp phần phát triển phẩm chất: chăm chỉ, trung thực; trách nhiệm trong học tập; cẩn thận, chính xác khi làm bài tập, tạo cho HS hứng thú say mê học toán.

- Góp phần phát triển các năng lực: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực giải quyết toán học.

Bước 2: Xác định mục đích sử dụng sơ đồ tư duy:

Sử dụng SĐTD nhằm mục đích hình thành quy tắc và công thức tính diện tích hình bình hành cho HS.

Bước 3: Lựa chọn kiến thức cơ bản, trọng tâm và sắp xếp theo một cấu trúc thích hợp

Kiến thức trọng tâm thể hiện ở hoạt động phát hiện công thức tính diện tích hình bình hành từ công thức tính diện tích hình chữ nhật qua hoạt động cắt, ghép hình.

Cấu trúc của bài dạy được sắp xếp như sau:

- Nhận dạng, tái hiện đặc điểm hình bình hành - Cắt ghép chuyển đổi hình bình hành thành hình chữ nhật.

- Hình thành công thức, quy tắc tính diện tích hình bình hành

- Vận dụng công thức giải các bài tập liên quan.

Bước 4: Thiết kế sơ đồ tư duy để tổ chức hoạt động dạy học

Bước 5: Xác định phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động học tập: Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, thực hành, khám phá; hình thức cá nhân, nhóm.

Bước 6: Xác định nội dung và phương pháp hướng dẫn về nhà cho HS

GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà vẽ SĐTD những nội dung kiến thức trọng tâm mà các em cần nhớ trong bài học này vào giấy.

3. Kết luận

Sử dụng SĐTD trong dạy học chủ đề hình học và

đo lường là một kỹ thuật dạy học tích cực. Với cách học bằng SĐTD HS hứng thú, dễ dàng ghi nhớ hoặc củng cố các kiến thức cốt lõi, việc sử dụng SĐTD trong dạy học là một sự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực HS. Trong quá trình dạy học, GV cần quan tâm sử dụng SĐTD để góp phần hình thành và phát triển năng lực tư duy logic, tư duy sáng tạo cho HS trong quá trình dạy học môn Toán ở tiểu học.

Tài liệu tham khảo

[1]. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2011), Thiết kế bản đồ tư duy dạy – học môn Toán, NXB Giáo dục Việt Nam.

[2]. Lê Minh Cường, Đỗ Đức Thông (2013), Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Toán ở trường Trung học phổ thông, Tạp chí Khoa học Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Vol.58, pp 57 – 64.

[3]. Tony & Barry Buzan (Lê Huy Lâm dịch) (2012), The Mind Map Book – Sơ đồ tư duy, NXB Tổng hợp TP.HCM.

1. Đặt vấn đề

Thuyết kiến tạo là một lý thuyết học tập quan trọng mà các nhà giáo dục sử dụng để giúp học sinh (HS) học tập. Lý thuyết kiến tạo đã kế thừa được những thành tựu quan trọng của Tâm lý học hiện đại. Theo quan điểm mới của lý thuyết kiến tạo về

“tri thức” và “nhận thức” có thể tạo ra cơ hội thuận lợi hơn cho việc áp dụng các phương pháp dạy học mới vào thực tiễn dạy học Toán trong nhà trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Khái niệm phương trình tham số của đường thẳng là khái niệm nền tảng quan trọng. Vì vậy, việc thiết kế tình huống dạy học tốt sẽ giúp HS nắm vững kiến thức và học tập tốt nội dung của chủ đề này.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Quan điểm của Lý thuyết kiến tạo

Lý thuyết kiến tạo trả lời cho câu hỏi “Con người học như thế nào?” và tạo niềm tin rằng tất cả các tri thức đều nhất thiết là một sản phẩm của những hoạt động nhận thức của chính người học. Bằng cách kiến tạo, HS có thể nắm bắt tốt hơn các khái niệm và có thể đi từ nhận biết sự vật sang hiểu biết, kiến tạo khuyến khích tư duy phê phán, cho phép HS tích hợp được các khái niệm theo nhiều cách khác nhau.

Một trong những nguyên tắc của thuyết kiến tạo đó là: “Tri thức được lĩnh hội trong học tập là một quá trình và sản phẩm kiến tạo theo từng cá nhân thông qua tương tác giữa HS và nội dung học tập” (Nguyễn

Văn Cường, Bernd Meier (2011, tr.64)). Như vậy, về cơ bản, người học sử dụng kiến thức trước đây của họ làm nền tảng và xây dựng trên đó với những điều mới mà họ học được. Tất cả kiến thức, kinh nghiệm, niềm tin và hiểu biết trước đây của HS đều là những nền tảng quan trọng để họ tiếp tục học tập.

2.2. Tiến trình dạy học khái niệm

Theo các tác giả Đỗ Đức Thái, Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Hoài Anh, Phạm Xuân Chung, Nguyễn Sơn Hà, Phùng Hồ Hải, Phạm Sỹ Nam (2019, tr.108):

Xuất phát quy trình dạy học môn Toán theo tiếp cận phát triển năng lực, có thể hình dung các bước chủ yếu trong tiến trình dạy học khái niệm toán học như sau: Trải nghiệm - Hình thành định nghĩa khái niệm - Củng cố khái niệm - Vận dụng vào thực tiễn.

+Bước 1. Trải nghiệm: HS tiếp cận với các dấu hiệu bản chất của khái niệm thông qua biểu tượng trực quan hoặc trải nghiệm thực tiễn. Giáo viên đưa ra các tình huống cụ thể để HS cảm nhận sự tồn tại hoặc tác dụng của đối tượng cần được định nghĩa.

+ Bước 2. Hình thành định nghĩa khái niệm: Bao gồm các hoạt động chủ yếu:

- Nhận biết dấu hiệu bản chất của khái niệm: HS phân tích, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa để tìm ra dấu hiệu đặc trưng của khái niệm.

- Lĩnh hội các thuật ngữ, kí hiệu then chốt. Phát biểu được bằng lời (nêu tên và các dấu hiệu đặc trưng của khái niệm) và ghi nhớ định nghĩa khái niệm.

+ Bước 3. Củng cố khái niệm. HS thực hiện các hoạt động:

- Nhận diện khái niệm trong những trường hợp đơn giản có tính chất đặc trưng.

THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC PHƯƠNG TRÌNH THAM SỐ

Đề cương

Tài liệu liên quan