• Không có kết quả nào được tìm thấy

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN QUA DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

1. Đặt vấn đề

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của nhân loại, đã cống hiến cả đời mình cho dân tộc và

cho Tổ quốc Việt Nam, Người đã góp công rất lớn cho sự nghiệp giải phóng các dân tộc bị áp bức trên thế giới và hòa bình cho nhân loại. Dù đã năm mươi năm trôi qua kể từ ngày Người đi xa nhưng hình ảnh, giọng nói, phong thái thanh thoát của Người vẫn luôn hiện diện trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Cũng cách đây năm mươi năm, trước lúc ra đi, Người đã để lại bản Di chúc lịch sử bày tỏ tâm nguyện thiêng liêng như những lời dặn dò, những lời chỉ dạy quý giá cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.

2. Nội dung nghiên cứu

Trước hết, phải thừa nhận rằng, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không phải là những gì trừu tượng, siêu hình mà hoàn toàn hiện thực, dân dã, gần gũi với đời sống con người, có tính nhân văn, tính khoa học và

tính thời đại, với lý tưởng tận hiến cho nhân dân, cho đất nước và cho hạnh phúc loài người như chính bản thân Người là hiện thân cho điều đó. Do đó, khi nghiên cứu về giá trị của các phẩm chất đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải hướng theo các tính chất này.

2.1. Giáo dục các phẩm chất cần kiệm liêm chính, chí công vô tư

Có thể nói, những lời truyền dạy của Người về

đức cần kiệm liêm chính,chí công vô tư cho cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) có giá trị vượt ra ngoài giá trị của các quyển sách đạo đức kinh điển vì đó là những lời nhắn nhủ thiêng liêng xuất phát từ tấm lòng của người cha trước lúc đi xa và chính Hồ Chí Minh là

hiện thân ngời sáng đạo đức cách mạng của thời đại.

Suốt cuộc đời bôn ba tìm đường cứu nước với bao hiểm nguy luôn rình rập, nhưng dù đang hoạt động cách mạng hay khi đã là vị Chủ tịch nước, Người vẫn sống giản đơn với bữa cơm dân dã như bao người dân Việt Nam khác, quần áo chỉ vài bộ đồ kaki, đôi dép cao su cũ kỹ được làm từ lốp ô tô quân sự Pháp, chiếc quạt nan thường dùng vào mùa hè nóng nực.

Ở khu nhà sàn Bác Hồ hiện nay, mỗi người khách tham quan dù mới đến lần đầu hay đã đến nhiều lần, khi nghe thuyết minh viên giới thiệu về các vật dụng cá nhân cũ kỹ mà Bác thường sử dụng hàng ngày, không ai có thể kìm nén những dòng nước mắt cảm xúc. Hồ Chí Minh là con người như thế, luôn chứng minh lời nói bằng người thật, việc thật, nói ít làm nhiều, nói đi đôi với làm, suốt cuộc đời cống hiến cho dân, cho nước để rồi tài sản cá nhân chẳng có gì. Sớm nhận thức rõ giá trị vô song của Di chúc, ngày 29 tháng 9 năm 1969, tức gần một tháng sau khi Bác mất, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 173-CT/

TW về đợt sinh hoạt chính trị “Học tập và làm theo Di chúc của Hồ Chủ tịch”. Gần bốn mươi năm sau, dù tình hình kinh tế xã hội đã trải qua nhiều biến đổi to lớn, đất nước đã thực sự chuyển mình phát triển mạnh mẽ nhưng những lời dạy trong Di chúc vẫn

* Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

157

còn nguyên giá trị, nhất là trong bối cảnh hội nhập khiến cho một phận CB, ĐV sa sút ý chí chiến đấu, bị cám dỗ bởi lợi ích vật chất cá nhân dẫn đến thoái hóa, biến chất, làm giảm sức mạnh của Đảng. Nhằm đáp ứng cho yêu cầu đổi mới, ngày 07 tháng 11 năm 2006, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đây là sự khẳng định dứt khoát giá trị vô song của những lời di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong CB, ĐV…, nâng cao đạo đức cách mạng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Tuy nhiên, trước sự biến đổi khó lường về tình hình chính trị, kinh tế thế giới, Đảng ta xác định vẫn còn một bộ phận không nhỏ CB, ĐV bị suy thoái về tư tưởng, chính trị và đạo đức, lối sống, vì thế, nhằm đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 02 tháng 7 năm 2009 về kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có nhiệm vụ tuyên truyền sâu rộng về đạo đức cách mạng sáng ngời của Người. Tiếp theo là

Chỉ thị 03 ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Và cách đây không lâu, ngày 15 tháng 5 năm 2016, Bộ Chính trị đã ban hành tiếp Chỉ thị số 05-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong Đảng, hệ thống chính trị và nhân dân, đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành công việc tự giác, thường xuyên, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện

“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

2.2. Giáo dục về tinh thần dân chủ, tự phê bình và phê bình.

Theo Bác, dân chủ là làm cho người dân thực sự làm chủ, việc gì cũng phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, lấy dân làm gốc, người cán bộ phải là

người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Bác đã ân cần nhắn nhủtừ ngày có Đảng nhân dân ta luôn

luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng, vì thế

“Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”(). Cuộc đời Bác là mẫu mực của tinh thần phục vụ nhân dân. Điều hối tiếc duy nhất trước khi Người ra đi là“chỉ tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”(). Tình yêu thương và sự chăm lo cho nhân dân tột bực như thế là bài học đạo đức sâu sắc mà mỗi CB, ĐV ngày nay phải luôn thấm nhuần, phải hun đúc cho tình cảm thiêng liêng này luôn chảy trong huyết quản, ăn sâu vào đầu óc từng cán bộ, để họ thấy sự nghiệp cách mạng vinh quang có được và vị thế mà mình có được như ngày nay đều là nhờ ở nhân dân. Bác luôn nhấn mạnh CB, ĐV đều từ nhân dân mà ra, dân là gốc của nước, của cách mạng. CB, ĐV phải “giữ chặt mối liên hệ với dân chúng và luôn lắng tai nghe ý kiến của dân chúng”, phải hiểu dân, phải học từ nhân dân.

Một khi thấm nhuần lời dạy này, người cán bộ sẽ không còn thói xa rời dân, thói hách dịch, hành dân, xem thường nhân dân, thiếu tin tưởng ở nhân dân.

Những lời dạy trong Di chúc sẽ luôn là lời nhắc nhở họ về tinh thần dân chủ của Hồ Chủ tịch.

Về tinh thần tự phê bình và phê bình, người cán bộ cần phải nhận thức rằng, tự phê bình là cách để tự soi xét lại mình để thấy mình có xứng đáng với mẫu đạo đức cách mạng trong sáng hay chưa, từ đó biết tự sửa đổi và hoàn thiện mình, chứ không phải là

hình thức tự thú tội trước tập thể để nghe tập thể phán xét. Vậy nên, tự phê bình phải được xem là cách để cán bộ tự giữ mình cho chuẩn mực và tự sửa đổi chứ không phải chờ người khác góp ý mới sửa đổi. Đó là sự giác ngộ cách mạng thật có ý nghĩa. Tương tự như thế, phê bình cũng là hình thức đồng đội, đồng chí đóng góp xây dựng lẫn nhau để giúp cho đồng đội, đồng chí mình tiến bộ hơn với động cơ hết sức trong sáng, không phải là dịp để đả kích, hạ bệ lẫn nhau nhằm mưu đồ chính trị thấp hèn. Theo Bác, “tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng.

Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”(). Đây là cách giáo dục cán bộ hết sức sâu sắc được Bác luôn nhắc nhở ngay từ những ngày đầu dẫn dắt cách mạng. Trong giai đoạn hiện nay, lời dạy này vô cùng có nghĩa và mang đầy tính thời sự bởi thực trạngở nhiều cơ quan, đơn vị vẫn còn xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ, thậm chí đấu đá, tranh giành lợi ích chỉ vì tư tưởng cục bộ, bè phái, lợi ích nhóm.

2.3. Giáo dục về tinh thần đoàn kết

Tinh thần đoàn kết là tư tưởng xuyên suốt trong

công tác xây dựng Đảng mà Bác Hồ luôn nhắc nhở, giáo dục CB, ĐV. Theo Bác, “đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công, giữa đảng viên và cán bộ với nhau phải kiên quyết bỏ hết thành kiến. Thành kiến là một thói xấu, có hại, do thành kiến mà sinh ra dè dặt với nhau, đối phó với nhau, kèn cựa lẫn nhau, nó làm cho công tác bị tê liệt, hư hỏng”(1). Thật kỳ diệu khi những lời dạy này của Bác cách đây hơn nửa thế kỷ (năm 1963) lại khiến chúng ta nghĩ như Bác vừa mới phát biểu ngày hôm qua, bởi những điều này chỉ đúng vào căn bệnh trầm kha mà một số CB, ĐV hiện nay mắc phải. Cũng do tranh giành địa vị, mưu toan lợi ích cá nhân, tình trạng bè phái mà sinh ra thành kiến và cảnh giác với nhau, thiếu tinh thần hợp tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong Di chúc, Bác đã tha thiết khuyên nhủ “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”(). Sự ví von “đoàn kết” với “con ngươi” là sự so sánh hết sức dễ nhớ, dễ hiểu để cán bộ ở mọi cấp độ có thể học tập, rèn luyện.

Đây là cách giáo dục cán bộ hết sức tinh tế của một bậc vĩ nhân vốn học cao, hiểu rộng, am tường nhiều học thuyết, bậc thầy về kinh nghiệm hoạt động chính trị. Lời dạy của Bác tuy đơn giản, mộc mạc nhưng là thử thách không dễ dàng đối với một bộ phận cán bộ thiếu tu dưỡng đạo đức, yếu về bản lĩnh chính trị, mắc bệnh chủ nghĩa cá nhân, óc địa vị.

2.4. Giáo dục về tinh thần tận hiến cho Tổ quốc.

Suốt cuộc đời của Bác luôn canh cánh nỗi lo toan cho dân, cho nước, không quản bao khó khăn, gian khổ, hiểm nguy cốt sao cho nước nhà độc lập, tự do, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Bác đã hi sinh quên mình cho Tổ quốc theo đúng nghĩa nhất – điều mà hiếm có vị nguyên thủ quốc gia nào trên thế giới có được, bởi tới tận lúc ra đi về cõi vĩnh hằng, tài sản riêng của Bác chẳng có gì, gia đình riêng cũng không có vì “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”(). Tài sản thiêng liêng mà Bác để lại là“muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”(). Đây là tấm gương tận hiến cho Tổ quốc của người chiến sĩ cách mạng chân chính. Thế hệ CB, ĐV ngày nay đa phần không phải trải qua hiểm nguy, gian khổ trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân, đế quốc, mà chỉ tham gia mặt trận xây dựng, giữ gìn và phát triển đất nước. Vì vậy, cuộc đời của Bác và

những lời nhắn gửi mà Bác để lại có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục CB, ĐV về tinh thần cống hiến quên mình cho Tổ quốc. Đọc những dòng Di chúc này, mỗi người CB, ĐV sẽ thấy công sức của mình đóng góp cho đất nước còn quá nhỏ bé so với thế hệ đi trước, thấy xấu hổ với Bác vì có đôi lúc xem trọng lợi ích cá nhân hay những đòi hỏi quyền lợi này nọ.

Thực tế những cán bộ bị sa ngã do tham nhũng hay những tiêu cực khác có lẽ chưa thấm nhuần tư tưởng đạo đức này. Vì vậy, tất cả CB, ĐV phải luôn suy ngẫm về trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, lấy tấm gương và những lời dạy của Bác làm động lực để cống hiến vô tư, trong sáng cho dân, cho nước như Bác đã từng làm.

3. Kết luận

Cuộc đấu tranh trên mặt trận mới vẫn luôn đòi hỏi rất cao về bản lĩnh chính trị, tri thức khoa học và phẩm chất đạo đức trong sáng của đội ngũ CB, ĐV trong bối cảnh hội nhập với nhiều thách thức, cám dỗ. Các CB, ĐV cần phải thống nhất nhận thức rằng, lời dạy của Bác trong Di chúc sẽ mãi là ngọn đuốc soi đường, tiếp thêm niềm tin và sức mạnh để mỗi người tự hoàn thiện mình thành những chiến sĩ cách mạng chân chính, trở thành những cán bộ đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ góp phần xây dựng và phát triển đất nước như tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã đề ra. Thực tiễn cách mạng Việt Nam năm mươi năm qua tiếp tục khẳng định Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ mãi giữ nguyên giá trị và bất diệt với thời gian.

Tài liệu tham khảo

1). Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, NXB Thông Tấn, Hà Nội.

2). Nguyễn Ngọc Quỳnh, Hoàng Mạnh Thắng, Vũ Thị Hương (2014), 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.

3). Đại tướng Võ Nguyên Giáp (2016), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, XB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, Tr. 258.

4). Mai Văn Ninh (2017), Một số kết quả sau một năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản (số 126), Tr. 9.

5). Lê Hữu Nghĩa (2017), Xây dựng Đảng về đạo đức trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Cộng sản (số 897), Tr. 21.

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

159

1. Mở đầu

UNESCO khi tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà văn hóa kiệt xuất, có một khía cạnh rất đáng quan tâm đó là sự đóng góp quan trọng trong lĩnh vực GD của Người. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục (GD) là cơ sở lý luận để Đảng và Nhà nước ta thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện, căn bản GD hiện nay, do vậy việc bám sát, vận dụng sáng tạo những tư tưởng cốt lõi về GD trong tư tưởng của của Người là một nguyên tắc cơ bản. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đi sâu hệ thống hóa nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về GD, đồng thời phân tích làm rõ một số ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về GD đối với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước, tác động của toàn cầu hóa, hợp tác quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về GD 2.1.1. Vị trí và vai trò của GD. GD có vai trò quan trọng trở thành động lực cốt yếu để xây dựng và phát triển xã hội, cũng như quyết định đến sự hưng thịnh hoặc suy vong của quốc gia, dân tộc. Những ngày đầu tiên bắt tay vào xây dựng nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định một trong những nhiệm vụ cấp bách là chống giặc dốt, Người khẳng định “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [3, tr.16]. Trong tư tưởng của Người GD có vị trí vai trò đặc biệt được coi là chiến lược, cơ bản lâu dài – một quốc sách hàng đầu để chấn hưng và phát triển

đất nước. Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định

“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải tạo ra những công dân tốt, cán bộ tốt cho nước nhà… Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang” [6, tr.228].

2.1.2. Mục tiêu của GD. Hồ Chí Minh xác định mục tiêu cốt lõi của nền GD mới là “vì con người”,

“giúp con người”, học tập để hoàn thiện bản thân, xây dựng nên những con người mới xã hội chủ nghĩa đóng góp tài đức xây dựng cơ đồ của tổ tiên để lại để “làm sao cho chúng ta theo kịp các nước trên toàn cầu” [3, tr.41]. Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Bây giờ phải học để: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức... “Học để phụng sự ai? Để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ nước nhà” [4, tr.399].

2.1.3. Nội dung chương trình GD cần phát triển toàn diện Đức, trí, thể, mỹ ở người học, trong đó lấy đức làm gốc. Trong Thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường (24/10/1955), Người viết:

“- Thể dục: để làm thân thể mạnh khỏe, đồng thời cần giữ vệ sinh riêng và vệ sinh chung

- Trí dục: ôn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới

- Mỹ dục: để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp- Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng của công” [5, tr.74].

Trong quan điểm GD toàn diện, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh GD không chỉ trang bị, truyền đạt tri thức, mà nền GD mới cần lấy GD đạo đức làm gốc.

* ThS. Khoa Lý luận Chính trị - Luật và Quản lý nhà nước, Trường Đại học Quy Nhơn

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ

Đề cương

Tài liệu liên quan