• Không có kết quả nào được tìm thấy

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

67

1. Đặt vấn đề

Thuyết trình là một thành phần thiết yếu của hình thức kiểm tra đánh giá tại các trường đại học. Hoạt động này thúc đẩy tư duy phản biện bằng cách cho SV áp dụng những gì họ đã học trong lớp và những thông tin mà họ thu thập được qua nghiên cứu. Các bài thuyết trình cho phép SV truyền đạt sự hiểu biết của họ về các khái niệm, các chủ đề và tạo môi trường cho việc thảo luận. Thuyết trình còn giúp đánh giá một loạt các kết quả học tập tùy thuộc vào nhiệm vụ được đặt ra. Các lợi ích tiềm năng của bài thuyết trình của SV bao gồm sự tương tác và tham gia trong lớp nhiều hơn, sự hứng thú học tập cao hơn, kỹ năng giao tiếp và thuyết trình được cải thiện hơn.

Với giá trị sư phạm được công nhận rõ ràng của các bài thuyết trình trên lớp (TTTL) truyền thống của SV, câu hỏi đặt ra là liệu việc thay thế chúng bằng các bài thuyết trình trực tuyến (TTTT) có mang lại trải nghiệm học tập tương tự và khuyến khích chất lượng học tập tương tự hay không. Và liệu chúng ta có thể tin tưởng rằng TTTT là một giải pháp thay thế đích thực cho trải nghiệm lớp học truyền thống không?

Trong số 53 môn học triển khai tại Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (KQT-ĐHQGHN) trong

học kỳ hè – học kỳ 3, năm học 2020-2021 vừa qua, hình thức thuyết trình đã được áp dụng trong hầu hết các môn học trong việc đánh giá quá trình hoặc đánh giá tổng kết môn học. Để có cái nhìn khách quan hơn về tính hiệu quả của hình thức TTTT so với TTTL, một khảo sát đã được gửi tới 129 SV ngẫu nhiên có đăng ký học phần của học kỳ hè tại khoa.

2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các hình thức TTTT

2.1.1. Bản trình bày trực tuyến trực tiếp (Live presentation)

SV trình bày trực tiếp trực tuyến trên nền tảng công nghệ sẵn có. Người thuyết trình có thể chia sẻ màn hình của họ với những người có mặt để hiển thị các trang trình bày.

Cách tiếp cận này giữ lại nhiều lợi ích của một buổi TTTT. Khán giả và người thuyết trình có thể nhận được câu hỏi và phản hồi từ những người đang xem. SV có thể học hỏi từ các bài thuyết trình của nhau nếu được thực hiện trong một nhóm.

Nhược điểm của hình thức này là yêu cầu tương đối cao về công nghệ. SV cần kết nối Wi-Fi tốt, máy tính xách tay có micrô và webcam. Ngoài ra, còn có yêu cầu các buổi học đồng bộ với kỳ vọng rằng người thuyết trình và khán giả sẽ có thể tham gia vào một thời điểm nhất định và có một không gian yên tĩnh để làm điều đó. Hơn nữa, người thuyết trình có

SO SÁNH THUYẾT TRÌNH TRỰC TUYẾN VÀ THUYẾT TRÌNH

thể cảm thấy áp lực hơn khi thuyết trình trực tiếp.

2.1.2. Bản trình bày được ghi lại (Recorded presentation)

Người thuyết trình tạo một bản trình bày PowerPoint (hoặc tương tự) và sau đó ghi lại bản trình bày của chính họ, thường là một bản tường thuật bằng âm thanh.

Thuận lợi của hình thức này là sự linh hoạt hơn về thời gian, ít áp lực hơn so với bản trình bày trực tiếp và

có tính linh hoạt xung quanh các yêu cầu công nghệ.

Nhược điểm là yêu cầu một số quyền truy cập vào công nghệ. Người thuyết trình không còn trình bày trực tiếp với khán giả khi có cơ hội trả lời các câu hỏi và phản hồi ngay lập tức. Thêm vào đó, có thể mất thời gian để người thuyết trình làm quen với cách ghi bài thuyết trình.

2.2. Kết quả khảo sát

10 câu hỏi được đưa vào khảo sát, trong đó có 9 câu hỏi lựa chọn giữa TTTT và TTTL, 1 câu hỏi được mã hóa theo thang điểm Likert từ 1 đến 5 tương ứng rất hiệu quả, đôi chút hiệu quả, bình thường, đôi chút không hiệu quả và rất không hiệu quả.

2.2.1. Ưu điểm của TTTT

Kết quả khảo sát cho thấy SV thích TTTT hơn là

TTTL: 90 SV chọn TTTT, chiếm tỷ lệ áp đảo so với 39 SV chọn TTTL. Lý do là vì SV đánh giá cao tính hiệu quả của TTTT, nhất là đối với các mục tiêu ngắn hạn.

Một trong những ưu điểm của TTTT so với TTTL là

đảm bảo sự linh hoạt hơn như về thời gian thuyết trình, địa điểm thuyết trình…Điều này được 82% SV được khảo sát công nhận. Chỉ với một chiếc laptop có kết nối internet là bất kỳ SV nào cũng có thể thực hiện được bài thuyết trình của mình.

TTTT cũng giúp che giấu khuyết điểm cá nhân hơn so với TTTL. Nhiều SV thấy việc thuyết trình trước lớp là một viễn cảnh khó khăn, và lo lắng khi thuyết trình là một hiện tượng được nhiều người công nhận (Hartman & LeMay 2004). Trong các câu trả lời mở, một số SV thừa nhận rằng “trình bày trước

lớp rất đáng sợ”; ngược lại, chế độ trực tuyến “có lợi cho những người lo lắng khi nói trước đám đông”.

Do đó, có khả năng là việc lựa chọn chế độ trình bày đã bị ảnh hưởng bởi mức độ lo lắng dự đoán. Các nhược điểm về tâm lý và cảm xúc thường xảy ra khi nói trước đám đông sẽ được che đậy một cách tương đối hoàn hảo khi TTTT.

TTTT cần ít hơn sự chuẩn bị và đầu tư kỹ càng, đặc biệt về nội dung, tài liệu, kiến thức. Thay vì phải nhớ nội dung thuyết trình, đa số SV chọn cách thuyết trình đọc (reading presentation) từ chính máy tính cá nhân của mình. Việc trả lời câu hỏi của khán giả cũng dễ dàng hơn với sự hỗ trợ của các công cụ tìm kiếm trên mạng.

84% SV được hỏi đồng ý rằng TTTT giúp quản lý thời gian tốt hơn. SV hoàn toàn làm chủ thời gian của mình, làm chủ nội dung thuyết trình của mình, có sự điều chỉnh kịp thời khi cần thiết. Điều này khó có thể xảy ra khi TTTL, do có nhiều tác nhân khách quan và chủ quan.

TTTT được GV chấm điểm cao hơn so với TTTL với 61% SV trải nghiệm. Điều này có thể doGV đã phải bỏ đi khá nhiều tiêu chí khi chấm thuyết trình, ví dụ như ngôn ngữ hình thể (body language). Ngôn ngữ hình thể vốn là yếu tố quan trọng quyết định thành công của bài thuyết trình cũng là một trở ngại lớn đối với SV. Nhiều người cảm thấy khó khăn khi vừa phải đảm bảo nội dung thuyết trình, vừa phải đảm bảo các yếu tố phi ngôn ngữ để truyền đạt nội dung đó tới khán giả.

2.2.2. Ưu điểm của TTTL

TTTT có nhiều lợi thế, nhưng không vì thế mà

SV không nhận ra được giá trị của TTTL. Giá trị điển hình của TTTL là giúp SV cải thiện kỹ năng thuyết trình hơn. 79% SV thừa nhận kỹ năng thuyết trình của họ chỉ có thể được cải thiện nếu được thuyết trình truyền thống mặt đối mặt. Điều này tương tự với nghiên cứu của Chuang (2011) về nhận thức của SV đại học đối với hoạt động TTTT. SV cho biết khi TTTT, họ thích đọc từ ghi chú, không có khán giả

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

69

hoặc phản hồi của GV để hướng dẫn họ trong bài thuyết trình của họ, không có khả năng chọn chủ đề của riêng mình, vốn từ vựng kém và kỹ năng trình bày không đầy đủ.

Bên cạnh đó, hơn một nửa SV thừa nhận rằng, TTTT gây ra nhiều sự cố ngoài ý muốn hơn TTTL, đặc biệt là các sự cố về công nghệ.

TTTL còn có ưu điểm vượt trội so với TTTT trong việc tăng cường khả năng giao tiếp và tương tác. Khi TTTL, SV cần phải có khả năng truyền tải thông điệp bằng ngôn ngữ phù hợp để khán giả có thể hiểu nó một cách dễ dàng. Horwizt và cộng sự (1986) nói rằng

“Trong ngữ cảnh ELF, thuyết trình bằng miệng bao gồm giao tiếp bằng miệng sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ. Người ta đã ghi nhận rằng những người gặp khó khăn trong giao tiếp với mọi người thường lo lắng hơn trong một lớp học ngoại ngữ vì những người này gặp rất nhiều khó khăn khác nhau ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng của họ trong khi thuyết trình ”.

2.2.3. Đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng TTTT

Có một điều tưởng như nghịch lý là mặc dù không đánh giá cao TTTT trong việc nâng cao khả năng thuyết trình, SV vẫn ưa chuộng hình thức này hơn, cũng như đánh giá cao hiệu quả của nó. 82%

SV được hỏi đánh giá TTTT ở mức độ “rất hiệu quả”

và “đôi chút hiệu quả”. Không có SV nào chọn “đôi chút không hiệu quả” hay “rất không hiệu quả”. Điều này có thể được lý giải bởi những lợi ích sát sườn mà

TTTT mang lại so với TTTL, nhất là việc không tốn nhiều công sức mà điểm số vẫn cao.

2.2.4. Đề xuất tăng tính hiệu quả của TTTT Về hình thức triển khai, SV chia thành hai luồng ý kiến khác nhau. 40% SV muốn duy trì hình thức TTTT trực tiếp (live) do tính hiệu quả và đánh giá sát thực của nó. Nhóm còn lại gồm khoảng 60% SV muốn chuyển sang hình thức TTTT ghi lại (recorded) để tránh các yếu tố rủi ro về kỹ thuật. Thuyết trình nhóm được ưa chuộng hơn thuyết trình cá nhân với

90% SV lựa chọn.

Về tiêu chí đánh giá, 100% SV đều đề xuất bỏ tiêu chí đánh giá về ngôn ngữ hình thể, thay vào đó tăng tỉ trọng của một số phần khác như phần hỗ trợ trực quan (visual aids), cụ thể là slide thuyết trình hay là ngôn ngữ thể hiện.

3. Kết luận

Mặc dù không nâng cao được kỹ năng thuyết trình, nhưng SV vẫn thể hiện sự hài lòng của mình với thuyết trình trực tuyến, vì những tiện lợi nó mang lại từ khâu chuẩn bị đến thể hiện. Với khối lượng các môn học và yêu cầu đầu ra khổng lồ trong mỗi kỳ học, thì thuyết trình trực tuyến thực sự đã giảm tải áp lực học tập cho SV. Hơn thế nữa, với tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp hiện nay, TTTT là phương án tối ưu. Tuy nhiên, xét về lâu dài, kỹ năng thuyết trình của SV chỉ có thể được phát triển tối đa nếu được thuyết trình trước lớp. Emden & Becker (2004) phát biểu rằng dạy SV thuyết trình trước khán giả là một trong những kỹ năng hữu ích nhất mà SV có thể có được trong giáo dục đại học. Hơn nữa, việc thu hút nhận thức của SV là rất quan trọng vì họ hiểu rõ nhất về phản ứng chủ quan của mình và thông tin họ cung cấp là vô giá. Thêm vào đó, thực tế là thuyết trình bằng miệng ngày càng trở nên quan trọng hơn như một hoạt động nói được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau và

như một hình thức đánh giá.

Tài liệu tham khảo

1. Barry, S 2012. A video recording and viewing protocol for student group presentations: Assisting self-assessment through a Wiki environment.

Computers & Education, 59, pp. 855-860.

2.Campbell, S 2015. Presentation anxiety analysis: Comparing face-to-face presentations and webinars. Journal of Case Studies in Education, 7, pp. 1-13.

3.Chuang, Y. Y. (2011). The effectiveness of implemented oral activities and instructions in the college EF classroom. Journal of National Formosa University, 30

4.Emden, J., V.; & Becker, L. (2004). Presentation skills for students. Basingstoke: Palgrave Macmillan.

5.Woodcock, P 2012. Bravery, technological literacy and political philosophy: replacing oral presentations with student-created video presentations. Enhancing Learning in the Social Sciences, 4(2), pp. 1-9.

1. Đặt vấn đề

Theo Tan (2004), trong thế kỷ 21, sinh viên (SV) cần có kỹ năng siêu nhận thức (KNSNT) để nâng cao năng lực tư duy (Tan, 2004). Đây có thể coi là

một chìa khóa để giúp SV giải quyết các vấn đề và

thách thức của việc học tập trong thế kỷ 21 (Yusnaeni

& Corebima, 2017). Qua việc tổng quan các tài liệu có uy tín trên hệ thống ISI, Scopus, google scholar, nhóm nghiên cứu nhận thấy hầu hết các nghiên cứu quốc tế mới chỉ tập trung KNSNT trên đối tượng SV nói chung, chưa đi sâu vào nghiên cứu trên đối tượng SV chuyên ngành y đa khoa (Fathima &

Saravanakumar, 2012; Sree & Begum). Các nghiên cứu trong nước về KNSNT tại các trường Đại học Y dược cũng là một khoảng trống cần được triển khai nghiên cứu để bổ sung vào hệ thống cơ sở lý luận về phương pháp dạy học trong thời gian tới. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tổng quan có hệ thống lý luận về KNSNT vào việc giảng dạy giúp phát triển khả năng tự học Tiếng Pháp cho SV chuyên ngành y đa khoa, và mô tả quan điểm của SV chuyên ngành y đa khoa về việc áp dụng kỹ năng này.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu Số liệu thứ cấp: Các bài báo quốc tế có uy tín có liên quan đến chủ đề nghiên cứu trên hệ thống ISI, Scopus, google scholar.

Nghiên cứu định tính: 15 SV năm thứ 2, theo học chuyên ngành y đa khoa tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng.

- Thời gian nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian năm học 2020-2021.

- Địa điểm nghiên cứu: Tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng (72A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đằng Giang, Ngô Quyền, Hải Phòng).

2.2. Kỹ năng siêu nhận thức và vai trò của KNSNT

Nhận thức (cognition) đề cập đến quá trình nhận biết. “Meta” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “vượt ra ngoài”. Siêu nhận thức (metacognition) đề cập đến việc hiểu biết, cách chúng ta biết hoặc cách chúng ta học, kiểm soát một cách có ý thức quá trình học tập của chúng ta và nắm quyền làm chủ việc học của chúng ta (Fathima & Saravanakumar, 2012). Siêu nhận thức là một mục tiêu dành cho SV mà giáo viên có thể khuyến khích để SV tự kiểm soát việc học của mình. Các nghiên cứu hiện đại chia siêu nhận thức thành hai thành phần chính và có mối liên hệ với nhau: kiến thức siêu nhận thức và điều chỉnh siêu nhận thức (Ann Brown, 1987; McDaniel, Blischak, & Challis, 1994). Trong đó, kiến thức siêu nhận thức bao gồm: kiến thức về cách chúng ta học, kiến thức về các chiến lược học tập thích hợp, và

kiến thức về bối cảnh mà các chiến lược có thể được thực hiện (Schraw & Moshman, 1995). Điều chỉnh siêu nhận thức bao gồm lập kế hoạch, giám sát, và

đánh giá (Tarricone, 2011).

Như vậy, siêu nhận thức có thể hiểu là kỹ năng mà cá nhân hiểu biết về kiến thức và năng lực tư duy của chính mình; đồng thời chủ động theo dõi và đánh giá quá trình nhận thức của bản thân; cũng như nỗ lực điều chỉnh quá trình nhận thức khi cần thiết để giải quyết được vấn đề trong học tập (Nhân dân điện tử, 2019). Siêu nhận thức có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện dự án bởi vì SV phải phát

ÁP DỤNG KỸ NĂNG SIÊU NHẬN THỨC VÀO DẠY HỌC

Đề cương

Tài liệu liên quan