• Không có kết quả nào được tìm thấy

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

159

1. Mở đầu

UNESCO khi tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà văn hóa kiệt xuất, có một khía cạnh rất đáng quan tâm đó là sự đóng góp quan trọng trong lĩnh vực GD của Người. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục (GD) là cơ sở lý luận để Đảng và Nhà nước ta thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện, căn bản GD hiện nay, do vậy việc bám sát, vận dụng sáng tạo những tư tưởng cốt lõi về GD trong tư tưởng của của Người là một nguyên tắc cơ bản. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đi sâu hệ thống hóa nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về GD, đồng thời phân tích làm rõ một số ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về GD đối với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước, tác động của toàn cầu hóa, hợp tác quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về GD 2.1.1. Vị trí và vai trò của GD. GD có vai trò quan trọng trở thành động lực cốt yếu để xây dựng và phát triển xã hội, cũng như quyết định đến sự hưng thịnh hoặc suy vong của quốc gia, dân tộc. Những ngày đầu tiên bắt tay vào xây dựng nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định một trong những nhiệm vụ cấp bách là chống giặc dốt, Người khẳng định “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [3, tr.16]. Trong tư tưởng của Người GD có vị trí vai trò đặc biệt được coi là chiến lược, cơ bản lâu dài – một quốc sách hàng đầu để chấn hưng và phát triển

đất nước. Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định

“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải tạo ra những công dân tốt, cán bộ tốt cho nước nhà… Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang” [6, tr.228].

2.1.2. Mục tiêu của GD. Hồ Chí Minh xác định mục tiêu cốt lõi của nền GD mới là “vì con người”,

“giúp con người”, học tập để hoàn thiện bản thân, xây dựng nên những con người mới xã hội chủ nghĩa đóng góp tài đức xây dựng cơ đồ của tổ tiên để lại để “làm sao cho chúng ta theo kịp các nước trên toàn cầu” [3, tr.41]. Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Bây giờ phải học để: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức... “Học để phụng sự ai? Để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ nước nhà” [4, tr.399].

2.1.3. Nội dung chương trình GD cần phát triển toàn diện Đức, trí, thể, mỹ ở người học, trong đó lấy đức làm gốc. Trong Thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường (24/10/1955), Người viết:

“- Thể dục: để làm thân thể mạnh khỏe, đồng thời cần giữ vệ sinh riêng và vệ sinh chung

- Trí dục: ôn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới

- Mỹ dục: để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp- Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng của công” [5, tr.74].

Trong quan điểm GD toàn diện, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh GD không chỉ trang bị, truyền đạt tri thức, mà nền GD mới cần lấy GD đạo đức làm gốc.

* ThS. Khoa Lý luận Chính trị - Luật và Quản lý nhà nước, Trường Đại học Quy Nhơn

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ

Người viết: “Trong GD không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích được gì” [5, tr.184].

2.1.4. Phương pháp GD. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm để GD hiệu quả cần: Một là, phương pháp học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Hồ Chí Minh căn dặn: “Các cháu học sinh không nên học gạo, không nên học vẹt... Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành.

Học với hành phải kết hợp với nhau” [8, tr.402], phải kết hợp chặt chẽ lý luận với thực hành, GD với lao động. Hai là, phương pháp đối thoại, tranh luận trong quá trình dạy và học. Theo Hồ Chí Minh, trong quá trình dạy và học, nhà giáo phải học hỏi, biết lắng nghe ý kiến người khác để làm giàu tri thức cho mình, trên cơ sở có sự gợi mở của người dạy và những thắc mắc của người học. Ba là, lấy người học làm trung tâm trong quá trình dạy và học, khơi dậy mọi tiềm năng, trí tuệ phát huy tính chủ động, sáng tạo ở người học.

GD phải xác định đúng đối tượng, tìm hiểu điều kiện, hoàn cảnh dạy và học cũng như tâm lý người học.

Để có phương pháp dạy học hiệu quả, thầy giáo phải có tầm nhìn khái quát, sâu sắc, nhạy bén về từng đối tượng với từng hoàn cảnh khác nhau. Phương pháp GD phải linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với từng đối tượng, công việc, trách nhiệm cụ thể của từng người.

Bốn là, phương pháp tự học và tự GD. Người khẳng định: Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi” [5, tr.215], muốn có kết quả học tập tốt, phải lấy “tự học làm cốt”

người học phải học ở mọi nơi, mọi lúc, học mọi người;

học suốt đời; coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại; học không biết chán, không bao giờ đủ.

2.1.5. Phát triển đội ngũ giáo viên. Trong các yêu tố cấu thành nên GD, theo Hồ Chí Minh, người thầy giáo là yếu tố cơ bản của hệ thống GD, quyết định đến quá trình vận hành và chất lượng GD. Để xứng đáng với vai trò của mình, Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với đội ngũ giáo viên, người thầy giáo xã hội chủ nghĩa phải đáp ứng yêu cầu rất cao về phẩm chất đạo đức, nhân cách và năng lực, phải là kiểu mẫu về tư tưởng, đạo đức, lối làm việc: người thầy phải giác ngộ xã hội chủ nghĩa; người thầy giáo xã hội chủ nghĩa phải có lương tâm nghề nghiệp, yêu người, yêu nghề; người thầy giáo xã hội chủ nghĩa phải mô phạm về mọi mặt, là “khuôn vàng, thước ngọc” cho học sinh noi theo; người thầy giáo xã

hội chủ nghĩa phải có trí tuệ và tài năng; người thầy giáo phải luôn không ngừng nỗ lực học tập chính trị, học chuyên môn. Nếu không tiến bộ mãi thì sẽ không theo kịp đà tiến chung, sẽ trở thành lạc hậu.

2.2. Một số ý nghĩa từ tư tưởng Hồ Chí Minh về GD đối với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay

Hơn 30 năm đổi mới nền kinh tế nước ta “vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố về vốn, tài nguyên, lao động trình độ thấp, chưa dựa nhiều vào tri thức, khoa học và công nghệ, lao động có kỹ năng” [1, tr.84].

Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay có trình độ tri thức chuyên môn chưa cao, còn yếu và thiếu các kỹ năng thích nghi, chưa linh hoạt, chủ động và sáng tạo trong ứng dụng tri thức trong hoạt động thực tiễn để đáp ứng yêu cầu của kinh tế - xã hội. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, đặc biệt là hội nhập về kinh tế, về khoa học và công nghệ đã và đang đặt ra yêu cầu khách quan nguồn nhân lực phải có những kỹ năng toàn cầu, cập nhật và theo kịp xu thế mới trong sự phát triển của khoa học và công nghệ toàn cầu. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về GD cho thấy để phát triển chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, tác động của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và tác động sâu rộng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cần đổi mới GD đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay như sau:Một là, tăng cường quán triệt trên thực tế quan điểm GD – đào tạo là “quốc sách hàng đầu”, gắn phát triển GD đào tạo nguồn nhân lực với chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

Hai là, đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình và hình thức GD – đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường đại học hiện nay. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng thiết thực gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và xu hướng hiện đại, khoa học và hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho nguồn nhân lực được cập nhật tri thức mới, công nghệ tiên tiến, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước. Chương trình đào tạo cần có tính liên thông với các trình độ đào tạo khác nhằm tăng cơ hội học tập đáp ứng nhu cầu GD đại học của đa dạng đối tượng. Chú trọng đổi mới, chuẩn hóa nội dung, chương trình GD – đào tạo theo hướng nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự GD và GD lại, năng lực thích nghi nhanh và hiệu quả với mọi sự biến đổi của khoa học, công nghệ và thực tế của thị trường sản

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

161

xuất kinh doanh trong thực tiễn; kết hợp chặt chẽ với nhu cầu việc làm, đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm của doanh nghiệp. Các trường đại học cần tăng cường gắn kết chương trình đào tạo của nhà trường với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hình thành các trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, cũng như đẩy mạnh việc hình thành các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để chia sẻ các nguồn lực chung, từ đó cả hai bên cùng chủ động nắm bắt và đón đầu các nhu cầu của thị trường lao động.

Chương trình, nội dung đào tạo của các cơ sở GD đại học cần đảm bảo tính hệ thống toàn diện, chú ý cả khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, xã hội nhân văn, đặc biệt chú ý GD đạo đức và văn hóa nghề nghiệp, đồng thời tăng cường GD các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhằm phát triển toàn diện tài đức ở người học nhằm hạn chế những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường hiện nay, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam phát triển toàn diện về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, luôn nêu cao và phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, sống với lương tâm trong sáng, có trách nhiệm.

Ba là, tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại, tích cực hóa người học, nhằm biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, phát triển tư duy sáng tạo, tư duy hệ thống, năng lực sáng tạo tri thức mới, chủ động, linh hoạt trong vận dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn được đào tạo nâng cao năng lực thích nghi với mọi sự biến đổi của yêu cầu lao động trong thực tiễn. Các trường đại học cần xây dựng hệ thống phương pháp: phương pháp giảng dạy, phương pháp chuẩn bị bài giảng, phương pháp tổ chức học tập, phương pháp xemina, phương pháp tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá, phương pháp làm luận văn, đồ án tốt nghiệp, phương pháp làm luận án; lập quy trình hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo, chất lượng giảng viên, sinh viên một cách khách quan, khoa học và chính xác. Hệ thống phương pháp đào tạo phải được xây dựng một cách khoa học, cập nhật và

tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.

Bốn là, phát triển đội ngũ giảng viên. Các trường đại học cần tạo ra môi trường làm việc dân chủ, phong khí tôn trọng, trọng dụng nhân tài, có chế độ đãi ngộ phù hợp nhằm phát triển nguồn lực giảng viên có trình độ cao tạo ra đội ngũ giảng viên, chuyên gia, nhà khoa học giỏi đóng góp tài đức cho sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nâng cao vị thế của các

trường đại học trên bảng xếp hạng các trường đại học trong nước và quốc tế. Đồng thời, bản thân mỗi giảng viên cần không ngừng nỗ lực trong học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trở thành tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo.

3. Kết luận

Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về GD luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp GD của Việt Nam. Từ việc nghiên cứu một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về GD cho thấy để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp canh tân đất nước các cơ sở GD – đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cần: tăng cường gắn phát triển GD đào tạo nguồn nhân lực với chiến lược phát triển kinh -tế xã hội đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của xã hội; Đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình và hình thức GD – đào tạo, Tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại, lấy người học làm trung tâm, kích thích phát triển tư duy sáng tạo, tư duy hệ thống, năng lực sáng tạo tri thức mới, nâng cao năng lực thích nghi của nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển tài đức của đội ngũ giảng viên cho sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tài liệu tham khảo

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thời cơ và thách thức với Việt Nam, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà

Nội3. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, NXB.

Chính trị quốc gia

4. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, NXB.

Chính trị quốc gia

5. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, NXB.

Chính trị quốc gia

6. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, NXB.

Chính trị quốc gia

7. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, NXB.

Chính trị quốc gia

8. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 14, Nxb.

Chính trị quốc gia

9. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm Thông tin – Tư liệu (2018), Chuyên đề Số 10: tác động Cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam, Hà Nội.

1. Đặt vấn đề

Hiện nay, Ban Bí thư Trung ương Đảng có Chỉ thị số 23-CT/TW, “Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, TTHCM trong tình hình mới”, cùng với chủ trường của Đảng về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo”, để hoàn thành nhiệm vụ chính trị trung tâm, quá trình giáo dục, đào tạo ở HVCT phải hướng tới đào tạo những chính ủy tương lai có kiến thức toàn diện, giỏi về nghiệp vụ công tác đảng, công tác chính trị( CTĐ,CTCT) luôn lãnh đạo, chỉ đạo sát thực tiễn đơn vị, góp phần xây dựng đơn vị, quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Để đáp ứng với yêu cầu đó, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo theo hướng căn bản, toàn diện, gắn lý luận với thực tiễn trở thành đòi hỏi cấp thiết của tất cả các tổ chức, lực lượng ở HVCT.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Nội dung, hình thức, biện pháp vận dụng TTHCM về LLGVTT trong giảng dạy CTĐ,CTCT ở HVCT

Mục đích vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh (TTHCM) về lý luận gắn với thực tiễn (LLGVTT) trong giảng dạy CTĐ,CTCT ở HVCT: là quán triệt sâu sắc nội dung, giá trị TTHCM về LLGVTT vào quá trình xây dựng chương trình, nội dung và lựa chọn hình thức, phương pháp giảng dạy một cách linh hoạt, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo

dục đào tạo của HVCT.

Chủ thể vận dụng TTHCM về LLGVTT trong giảng dạy CTĐ,CTCT ở HVCT: là Đảng ủy, Ban Giám đốc; lãnh đạo chỉ huy các cơ quan chức năng;

Khoa CTĐ,CTCT và đơn vị quản lý học viên trong HVCT. Trong đó, Đảng ủy, Ban Giám đốc lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện và thống nhất. Cấp ủy, tổ chức Đảng các cơ quan, đơn vị có các nội dung, biện pháp lãnh đạo cụ thể, thiết thực. Các cơ quan chức năng nhất là Phòng Đào tạo, Phòng sau Đại học, Phòng Chính trị, Phòng thông tin khoa học quân sự, Ban khảo thí và bảo đảm chất lượng giáo dục đào tạo tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám đốc, đề xuất các nội dung, biện pháp tổ chức, chỉ đạo các đơn vị thực hiện nội dung, hình thức vận dụng; Khoa CTĐ,CTCT thường xuyên, trực tiếp vận dụng TTHCM vào chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy. Đồng thời, bản thân học viên vừa là khách thể nhưng cũng là chủ thể vận dụng nhằm biến quá trình học tập thành quá trình tự học.

Nội dung vận dụng TTHCM về LLGVTT trong giảng dạy CTĐ,CTCT ở HVCT: nhận thức đúng đắn, vận dụng, phát huy, làm phong phú và sáng tạo TTHCM về LLGVTT trong xác định mục tiêu, xây dựng chương trình, nội dung, lựa chọn hình thức, phương pháp giảng dạy cho các đối tượng, nhất là đối tượng đào tạo Chính ủy trung, sư đoàn binh chủng hợp thành; đối tượng đào tạo giảng viên chuyên ngành xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước; đối tượng đào tạo ngắn hạn và hoàn thiện đại học ở HVCT hiện nay.

Vận dụng TTHCM về LLGVTT trong giảng dạy CTĐ,CTCT ở HVCT thể hiện ở mục tiêu, yêu cầu đào

* TS,Giảng viên Học viện Chính trị

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GẮN LÝ LUẬN VỚI

Đề cương

Tài liệu liên quan