• Không có kết quả nào được tìm thấy

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG TỪ PHƯƠNG DIỆN GIÁO VIÊN

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

189

1. Đặt vấn đề

Bạo lực học đường (BLHĐ) là một vấn đề nghiêm trọng của nước ta hiện nay, và nguy hiểm nhất là vai trò của giáo viên (GV) chưa được phát huy đầy đủ trong việc ngăn chặn tệ nạn này, thậm chí một số GV còn chính là thủ phạm gây ra BLHĐ. Điều 83 của Luật chỉ rõ quyền của người học “Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh”. Như thế, học sinh nào đánh bạn, chủ động gây ra mất an toàn cho người khác thì đó là vi phạm luật pháp và

phải xử lý.

Với giáo viên chủ nhiệm, điều 69 của Luật Giáo dục chỉ rõ, giáo viên phải “bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học”. Để có thể hạn chế thành công BLHĐ, cần phải có những giải pháp căn cơ, đồng bộ, trong đó GV phải trở thành một trong những lực lượng quan trọng nhất, kịp thời nhất phòng chống BLHĐ. Bài viết đưa ra các giải pháp hạn chế BLHĐ trong nhà trường từ phương diện GV

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Một số vấn đề chung về BLHĐ

Khoản 5, điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP định nghĩa: “BLHĐ là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập” [2].

BLHĐ là tất cả những hành vi gây tổn hại cả tinh thần lẫn thể chất cho người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập. Các hành động bạo lực liên quan tới là hậu quả của việc học tập trong cơ sở giáo dục học tập hoặc lớp độc lập cũng cần được coi là BLHĐ khi xảy ra ở không gian khác [3]. Nhiều

văn bản pháp quy đã được ban hành nhằm giảm thiểu BLHĐ như Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục, Nghị định số 80/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/7/2017 Quy định về môi trường giáo dục (GD) an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống BLHĐ, Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ngày 28/12/2017 về Chương trình hành động phòng, chống BLHĐ trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021.

Trong ba trụ cột giáo dục HS là nhà trường, gia đình và xã hội, thì xã hội, các đoàn thể có vai trò khá mờ nhạt trong việc phòng chống BLHĐ, bảo vệ HS kể cả khi bạo lực vừa mới bắt đầu. HS ở độ tuổi tiểu học thường kể với bố mẹ những chuyện xảy ra với mình ở trường như thế nào, nhưng càng lớn lên thì sự thông tin này có xu hướng hạn chế dần, HS chủ yếu chia sẻ với bạn bè nhiều hơn [5]. Trong hoàn cảnh đó, việc HS được học tập rèn luyện trong một môi trường an toàn càng cần có sự nhận thức đầy đủ, vào cuộc với toàn bộ tinh thần trách nhiệm của thầy cô.

2.2. Vai trò tiên phong của GV trong hạn chế BLHĐCác vụ BLHĐ xảy ra xúc phạm thân thể, danh dự HS xảy ra nhiều lúc nhiều nơi, các đặc điểm tính chất đa dạng, mức độ khác nhau. Truyền thống kỷ luật

“thương cho roi cho vọt” của thời xưa vẫn còn sót lại, một bộ phận không nhỏ xem là cần thiết để nên người. Với lực lượng HS, sinh viên lên tới khoảng 22 triệu và 1,2 triệu GV, giảng viên, thì phòng chống BLHĐ không thể phó thác cho riêng một ngành, một đối tượng nào thực hiện, đơn giản điều đó là bất khả.

Trong công tác phòng chống BLHĐ, GV càng phải

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

trở thành lá chắn đầu tiên bảo vệ những HS khỏi BLHĐ từ các đối tượng gây ra bạo lực, bất kể đó là

người ngang bằng hay hơn tuổi, hơn địa vị [4].

GV phải là người bảo trợ, người bảo vệ HS, để HS được học tập trong một môi trường giáo dục lành mạnh. Báo cáo đề dẫn của Viện nghiên cứu lập pháp nhấn mạnh, để hạn chế được BLHĐ thì nhà trường và

cụ thể là các thầy cô giáo phải tạo được môi trường giáo dục thân thiện, để HS tin tưởng chia sẻ khó khăn, vướng mắc, giúp HS phát triển thuận lợi [6].

Khoản 2, điều 6, Nghị định số 80/2017/NĐ-CP quy định ba biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị BLHĐ: Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây BLHĐ, ngừoi học có nguy cơ bị BLHĐ; Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể; Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.

Gần gũi với HS nhất là GV chủ nhiệm, và bài học thành công của trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) chính là sự vào cuộc hết sức trách nhiệm của đội ngũ GV, đặc biệt là GV chủ nhiệm, đối với các hoạt động của trường, của lớp. HS được học thêm môn giá trị sống, kỹ năng sống 1 tiết, còn GV được yêu cầu giải quyết những căng thẳng có thể nẩy sinh như là người được hiệu trưởng ủy nhiệm. Nhờ vậy, hiện tượng BLHĐ đã gần như bị xóa sổ, HS được học tập trong một môi trường trong lành, HS không còn lo bị bắt nạt, bị bêu xấu một cách vô lý.

GV chủ nhiệm được coi là đối tượng có yếu tố quyết định tới công tác đảm bảo an ninh, an toàn của nhà

trường. Thêm vào đó, kinh phí cho 4 tiết chủ nhiệm cũng được nhà trường thanh toán cho GV. Đây là một sự động viên, hỗ trợ rất thiết thực mà nhà trường đã dành cho đội ngũ GV [4].

Trong các vụ việc nổi cộm gần đây liên quan tới BLHĐ gây ra bởi GV, chúng ta dường như vẫn còn chưa thực sự thấy được vai trò của GV. Có thể là do sự thiếu quan tâm tới đối tượng mà GV nghĩ ít có khả năng gây ra BLHĐ nhất, hoặc cũng có thể có những nguyên nhân khác nữa. Đặc biệt, khi người gây ra BLHĐ lại là đối tượng có quyền lực trong nhà

trường thì HS lại càng là đối tượng bị thiệt thòi hơn.

Điều này đòi hỏi cần phát huy vai trò của GV, trách nhiệm của người đứng đầu trong cơ sở giáo dục để có thể mang lại môi trường học tập thật sự an toàn cho HS, giúp HS phát triển toàn diện trí, thể, mỹ. Cơ chế phát hiện, cảnh báo để phòng chống BLHĐ, vì vậy

cần phải được tổ chức hợp lý nhằm tránh những hiện tượng xử lý bề nổi, một chiều, giúp HS được bảo vệ khỏi BLHĐ.

2.3. Một số giải pháp phát huy vai trò của GV để giảm thiểu BLHĐ

GV đóng vai trò hàng đầu trong việc giảm thiểu BLHĐ, các thầy cô là lực lượng chấp pháp trong nhà

trường, hỗ trợ HS ngoài khuôn viên nhà trường và

có tiếng nói quan trọng đối với HS. Do đó, cần phát huy vai trò của GV, thể hiện qua ba nhóm giải pháp cơ bản: tuân thủ thượng tôn pháp luật, đề cao đạo đức nhà giáo và có chế độ đãi ngộ GV một cách xứng đáng nhất.

2.3.1. Tuân thủ thượng tôn pháp luật

Khoản 4 điều 83, Luật Giáo dục năm 2019 quy định người học có quyền: “Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh”. Ở bậc học phổ thông, HS chưa phải là người thành niên nên mỗi em cần phải được chăm chút, giáo dục bằng tình thương, trách nhiệm của GV. Pháp luật đã quy định rõ hình phạt đối với những tội danh phạm tội với người chưa thành niên, bao gồm cả những hình phạt tăng nặng.

Ngoài quy định của pháp luật, mỗi nhà trường cần có nội quy về thầy cô, trong đó quy định rõ những hình phạt GV không được áp dụng với HS, những điều GV không được làm, giúp HS có được một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Hơn thế nữa, cần có thêm những tọa đàm giúp GV nhận thức rõ hơn những tình huống sư phạm, những quy tắc đạo đức GV cần tuân thủ. Trong bất kỳ tình huống nào, GV cũng không được áp dụng kiểu hình phạt thương cho roi cho vọt, bởi vì đấy là điều đã bị luật pháp nghiêm cấm.

2.3.2. Phát huy đạo đức nhà giáo, nâng cao vai trò trách nhiệm, tình thương của thầy cô

Giữ vai trò là người chèo thuyền đưa HS tới tương lai, thầy cô là người dìu dắt, bảo vệ HS trước các hiện tượng BLHĐ. Việc uốn nắn những hiện tượng lệch lạc của HS, giúp HS hòa đồng hơn với môi trường giáo dục, tương tác với nhau nhiều hơn là một trong những nhiệm vụ cơ bản mà thầy cô cần phải hoàn thành tốt. Qua quan sát cá nhân, chúng tôi nhận thấy ở những lớp học có thầy cô tâm huyết với học trò, hiện tượng BLHĐ thường ít khi xảy ra. Nhà trường có thể chỉ ra được thầy cô nào dạy giỏi, đạt được nhiều thành tích trong giáo dục nhưng chỉ có HS mới có thể cảm nhận được, và thụ hưởng được những tình cảm yêu thương, trách nhiệm của thầy cô trong việc dạy dỗ HS nên người. Sẽ chẳng có giấy khen nào cho

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

191

các thầy cô dạy dỗ HS trở thành người tốt, thầy cô biết và tự hào về những thế hệ HS của mình sau khi HS ra trường. HS thường chỉ quay lại thăm những người thầy cô mà HS cho rằng đã hết mình dạy dỗ HS nên người, dù trong quá trình dạy dỗ có nghiêm khắc đối với HS.

Cần vinh danh nghề giáo, nhà giáo nhiều hơn, để xây dựng được một hình mẫu GV của thời đại mới.

Dù có nhiều khó khăn, nhưng phần lớn các thầy cô giáo vẫn không quản ngại khó khăn để dạy dỗ HS nên người. Hầu hết các ngành nghề khác đều đã có đồng phục, chỉ riêng thầy cô chưa có bộ đồng phục đúng nghĩa. Nhà nước cần nghiên cứu để cho thầy cô được khoác lên mình chiếc áo đồng phục ngành, để thêm tự hào là người ươm mầm cho thế hệ tương lai.

2.3.3. Nâng cao đãi ngộ đối với GV

Để các thầy cô giáo có thể toàn tâm toàn ý dạy chữ-dạy người đối với HS, về cơ bản, GV chịu trách nhiệm dạy kiến thức (dạy chữ), công tác dạy dỗ học trò về đạo đức, dạy làm người được coi là những công tác khác. Trong khi đó, công tác dạy người vô cùng quan trọng, chiếm một lượng thời gian đáng kể và thường không có thù lao. Từ khi có đổi mới giáo dục đến nay đã ngoài 30 năm, đã bao lần việc đề xuất đưa chế độ đãi ngộ và bậc lương của ngạch GV được đặt ra, nhưng chưa có lúc nào ý kiến này được tiếp thu một cách trọng thị, và GV vẫn phải chờ mong một ngày nào đó trong tương lai, thu nhập của mình sẽ đủ nuôi sống bản thân và gia đình. Khi không còn bị áp lực nuôi sống gia đình đè nặng quá mức, GV hoàn toàn có thể thực hiện tốt chức năng dạy chữ, dạy người. Thầy cô có thể trò chuyện, chia sẻ với HS cách phòng tránh, trình báo BLHĐ một cách thật sự hiệu quả. Tuyệt đại đa số thầy cô yêu trò, hết lòng với trò, tận tâm với nghề nên cần tránh sức ép quá mức đối với thầy cô về thành tích, về danh hiệu của trường, giúp thầy cô có đủ cuộc sống phù hợp để thầy cô có thể toàn tâm, toàn ý với nghề. Để các thầy cô có thể thay mặt bố mẹ dạy dỗ con cái của họ nên người, thì chế độ đãi ngộ đối với GV phải được nâng cao hơn.

Ngoài ra, để phòng chống bạo lực học đường GV cần thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của HS trong lớp mình chủ nhiệm; có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dẫn đến bạo lực đối với HS trong lớp chủ nhiệm và GV tham gia giảng dạy; tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể trong giờ hoạt động sân trường hoặc trong tiết sinh hoạt, nhằm

tăng tình cảm của các em HS trong cùng lớp, cùng trường; tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh; phối hợp với gia đình và nhà trường quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc của HS.

3. Kết luận

BLHĐ diễn ra ở nhiều cấp, bậc học khác nhau, với nhiều hình thức đa dạng và phức tạp nên vai trò của thầy cô trong trường phổ thông càng trở nên quan trọng hơn. Đây là một vai trò rất to lớn mà thầy cô giáo đã mang trên mình sứ mệnh giáo dục thế hệ tương lai. BLHĐ là sự xói mòn đạo đức nghiêm trọng trong môi trường giáo dục. Thầy cô không chỉ là người truyền thụ kiến thức, mà còn là tấm khiên che chắn cho HS trước những tác động không mong muốn trong môi trường giáo dục. Hơn thế nữa, thầy cô còn phải trợ giúp cho các con biết đứng lên chống lại những kẻ bắt nạt, giúp các con hình thành nên những kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ mình. BLHĐ sẽ không tự chấm dứt, mà điều này cần có sự vào cuộc một cách đầy trách nhiệm, tình thương của cả nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó có một phần đóng góp rất lớn của đội ngũ thầy cô giáo.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Lao động Thương binh và xã hội (2019), Dự thảo Thông tư Hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống BLHĐ trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Hà Nội.

2. Chính phủ (2017), Nghị định số 80/2017/NĐ-CP Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện phòng chống BLHĐ, ngày 17 tháng 7 năm 2017.

3. Nguyễn Thị Thúy Dung (2020), Phân tích các hoạt động phòng, chống BLHĐ ở trường phổ thông, Tạp chí giáo dục, số 475 (Kỳ 1 – 4/2020).

4. Hải Hà (2019), Phòng chống BLHĐ: Các thầy cô không nên là thợ dạy, Báo Thanh tra, ngày 17 tháng 4 năm 2019.

5. Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Thu Hà

(2019), Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường xã hội với BLHĐ, Tạp chí giáo dục, Số 488 (Kỳ 2-2/2019).

6. HoàngVăn Tú (2019), Báo cáo đề dẫn Hội thảo

“Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống BLHĐ” của Viện Nghiên cứu lập pháp và Ủy ban Văn hóa Giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng, ngày 17 tháng 5 năm 2019.

* ThS, Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia TpHCM

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NHẰM GIÚP HỌC SINH LỚP 5

Đề cương

Tài liệu liên quan