• Không có kết quả nào được tìm thấy

THÔNG ĐIỆP VỀ GIA ĐÌNH TRONG “BỐ GIÀ” CỦA MARIO PUZO VÀ GIÁ TRỊ HIỆN THỜI QUA TÁC PHẨM

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

135

THÔNG ĐIỆP VỀ GIA ĐÌNH TRONG “BỐ GIÀ” CỦA MARIO

Tất cả đều là sự nuôi dưỡng, bồi đắp để chồng dành tình cảm cho vợ, bố mẹ dành tình cảm cho con, và mỗi thành viên yêu thương nhau vì đơn giản, chúng ta là một gia đình.

Sẽ thật bất hạnh và thiệt thòi cho những người không may mắn có được một gia đình trọn vẹn. Họ khát khao được gọi một tiếng “bố, mẹ”, khát khao có được sự quan tâm, bảo ban, che chở của anh chị em.

Họ mong chờ một tin nhắn, một cuộc gọi của những người thân yêu. Họ thèm một buổi tối sau giờ tan làm, có người chờ cơm ở nhà để cùng hàn huyên, để kể đủ thứ chuyện, để cùng cười vang và để chìm vào giấc ngủ trong sự an yên nhất. Hằng ngày, họ vẫn lặng lẽ một mình đi về sớm tối, rồi một mình gồng lên mà đối diện với những khắc nghiệt của cuộc đời. Có những mệt mỏi, có khi muốn yếu lòng, nhưng lại chẳng có đến một nơi nào để trở về mà khóc, mà hờn để được dỗ dành, yêu thương. Tất cả những điều tưởng chừng như quá giản đơn ấy thôi, mà với nhiều người là cả một sự ước vọng.

Thời gian – thứ mà có sức hủy hoại, tàn phá con người một khác khủng khiếp, để rồi nhận ra, sự trưởng thành của con là sự chậm rãi già đi của bố mẹ.

Thật xót xa khi phải thấy mỗi ngày, tóc bố điểm thêm một sợi bạc, mắt mẹ mờ đi một chút. Ta mường tượng ra một ngày, sẽ chẳng con ai vỗ về, chẳng còn ai mà

nương nhờ cảm xúc, cũng chẳng còn ai dù cả thế giới có quay lưng thì vẫn có người chở che, bảo vệ. Ta sợ, sợ đến gai người luôn ấy.

Xã hội ngày càng phát triển, khi lòng người khó lường trước được, mọi quan hệ đều dựa trên lợi ích kinh tế thì cũng là lúc mắt xích giữa các thành viên trong gia đình có phần lỏng lẻo hơn. Bố mẹ, vì chạy theo đồng tiền để đua theo những giá trị vật chất, mưu cầu có cuộc sống đầy đủ, nhưng đổi lại là cảnh vắng nhà triền miên, là những mái ấm thiếu đi tiếng nói cười, là bữa cơm nguội ngắt, những cuộc gọi vội vàng và là những khoảng trống không thể lấp đầy. Để rồi cái giá họ nhận lại thì quá đắt, là lúc con cái họ cần được chia sẻ thì họ vắng mặt, là khi con cái cần lời khuyên thì họ ở đâu… Cuộc sống vật chất đủ đầy, mà vợ chồng bất hòa, con không nghe lời, thì tiền tài, danh vọng có nghĩa lý gì đâu.

“Chứng kiến rất nhiều chuyện sinh ly từ biệt mới có thể nhận ra, không thể rời xa nhất vẫn là người nhà. Không cầu nhiều phú quý, chỉ cần người nhà đều vô đau vô bệnh vô tai, thân thể khỏe mạnh. Cuối cùng chúng ta đều sẽ hiểu rõ, hạnh phúc thật sự không đến từ chính quyền lợi và tiền tài, mà đến từ chính gia đình mình” (Khuyết danh). “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi

nhà mỗi cảnh” nhưng đã gọi nhau một tiếng gia đình thì ai cũng ước mong một gia đình hạnh phúc. Làm được điều đó, thì mỗi thành viên đều cần có trách nhiệm vun đắp, xây dựng và bồi đưỡng những giá trị tốt đẹp từ những việc làm nhỏ nhặt nhất, để mỗi gia đình đều là điểm tựa vững chãi nhất, là nơi mà

mọi sai lầm ta đều được tha thứ dù có đau khổ ra sao thì sẽ vẫn luôn có những người bên cạnh với ăm ắp thương yêu.

Gia đình là tế bào của xã hội, một gia đình tốt sẽ tạo đựng nên một xã hội tốt. Đứng trước thách thức của bối cảnh kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa, các vấn đề về gia đình được đặc biệt quan tâm. Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã khẳng định vai trò của gia đình trong thời đại mới:

“Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình CNH, HĐH. Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Gia đình không chỉ dừng lại ở việc duy trì nòi giống mà phải trở thành môi trường tốt, để giáo dục nếp sống, hình thành và định hướng nhân cách cho mỗi con người, để mỗi thành viên trong gia đình đều là những công dân có ích, sống nghĩa tình và có trách nhiệm với sự công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Chính vì thế mà tình cảm gia đình là cội nguồn của tình yêu quê hương, đất nước[2 tr.49]

2.2. Giá trị về thông điệp gia đình của tác phẩm Tiểu thuyết “Bố già” (The Godfather) của Mario Puzo đã để lại trong tâm trí người đọc một dấu ấn sâu đậm, được tích lũy ngay từ khi mở trang đầu tiên cho tới khi gấp cuốn sách lại, phần vì nội dung truyện quá lôi cuốn và kịch tính nên tạo cảm giác hưng phấn, thu hút một cách khác lạ, một phần vì tác phẩm có quá nhiều nhân vật xuất hiện nên đòi hỏi sự tập trung cao hơn mức bình thường để có thể bao quát được bức tranh lớn. Điều đáng giá bậc nhất của cuốn tiểu thuyết này là khả năng xây dựng hình tượng nhân vật vô cùng sắc nét và tinh tế của tác giả. Tất cả những con người xuất hiện trong đó không hề lẫn lộn với nhau, không có ai là mờ nhạt dù chỉ xuất hiện trong một đôi cảnh. Họ đều được khắc họa bởi những đặc trưng tính cách riêng biệt và được móc nối vào chuỗi sự kiện một cách chỉn chu, khéo léo, nếu như không nói là hoàn hảo.

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

137

Bản thân đề tài của tiểu thuyết đã thu hút sự quan tâm, khơi gợi trí tò mò của người đọc, nhưng hơn cả là Mario Puzo đã thực sự nhập vai những nhân vật của mình, lôi kéo người đọc bằng một ngôn ngữ rất đời sống vừa gai góc, quyết liệt, vừa trần trụi nhưng lại đầy sức nặng nội tâm. Văn phong của tác giả rất đặc sắc với lối kể hoang dã, bụi bặm mà không kém phần mỉa mai, châm biếm, pha chút gì đó khinh khỉ, lạnh nhạt như một nụ cười khóe miệng; lời thoại đơn giản mà chặt chẽ, cương quyết mà linh động, ngắn gọn và

đầy đủ tính chất (cả ý và lời)… Tác giả còn khắc họa bức tranh tâm lý con người – các mắt xích nòng cốt hình thành nên thời cuộc. Tất cả các động lực dấn tới hành động của nhân vật trong cuốn tiểu thuyết đều được hé mở theo diễn biến nội tâm của người đó, cách người đó nhìn nhận cuộc đời, tình thế cũng như các dấu vết trên dòng thời gian đã định đoạt số phận của họ. “Bố già” (The Godfather) không chỉ là áng văn bất hủ về tội phạm thế giới ngầm, mà còn là tác phẩm xuất sắc về tâm lý học. Có lẽ, văn phong đỉnh cao hay nội dung giàu ý nghĩa thì có thể nhiều tác phẩm đạt được, nhưng sự bố trí sắp đặt hoàn hảo một mạng lưới nhiều nhân vật với diễn biến nội tâm và tư duy phức tạp, đặc biệt trong thế giới ngầm đầy toan tính, lọc lừa, ngụy tạo thì không phải ai cũng đủ trình độ để thực hiện. Sự sắc sảo và công phu của Mario Puzo trong việc xây dựng các ngón đòn trí óc tinh vi trong tác phẩm này đã khiến “Bố già” (The Godfather) trở thành đỉnh cao trong sự nghiệp văn chương của ông.

Điều làm nên sức sống của tác phẩm, làm cho tiểu thuyết trở thành tác phẩm “vô tiền khoáng hậu” của mọi thời đại, đó là tinh thần nhân văn giáo dục cao đẹp, là những nguyên tắc sống và những cốt lõi giá trị về gia đình. Bên cạnh những tình tiết gay cấn đến nghẹt thở, những giằng xé tâm lý kịch liệt, ta nhận ra, đằng sau một nhân vật lớn luôn là một nhân vật lớn hơn, đằng sau một mảng tối, còn có một mảng tối khác, đằng sau một tội ác, rốt cuộc vẫn là con người. Một xã hội nhuốm màu đỏ của máu, của thế giới ngầm, tính trữ tình đan xen bi kịch, những nề nếp quy củ của một gia tộc mafia giúp ta hiểu rõ được thế nào là gia đình và những mối quan hệ hữu hảo, cũng như những bài học giữa người cha và con cái, để từ đó đem đến những ấn tượng mạnh mẽ về những giá trị làm nên phẩm chất của một người đàn ông theo định nghĩa của gia tộc Corleone – một người vì gia đình và

những người họ yêu thương.

Trải qua một thời gian dài đến với bạn đọc, tác phẩm “Bố già” (The Godfather) của Mario Puzo và

bản dịch của Ngọc Thứ Lang luôn được công chúng

đón nhận một cách tích cực. Có thể nói, tư tưởng về con người của ông từ khi ra đời đến nay đã đem lại nhiều điều tốt đẹp, giúp cho nhân loại thấy được ý nghĩa lớn lao của những giá trị tinh thần trong đời sống con người, vào khả năng con người luôn đứng vững trong mọi nguy biến của lịch sử, đảm đương trách nhiệm sáng tạo, đưa thế giới phát triển và hướng con người đến những giá trị của Chân – Thiện – Mỹ.

3. Kết luận

Đến những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời, bố già đáng kính đã để lại một lời khuyên sống còn giúp Michael hiểu ra vấn đề kẻ thù và kẻ phản bội thật sự là ai, giúp anh thanh lọc toàn bộ thế giới ngầm và

trở thành Don Michael Corleone, người chủ mới của gia tộc.

Thời khắc bố già giã từ cuộc đời này trong không gian vườn nhà ngập đầy nắng, hương thơm ngào ngạt của cỏ cây, bố già chỉ kịp gượng dậy để nhìn cậu con trai lần chót và lẩm bẩm “Đời đẹp quá” là đi luôn.

Ông ra đi lặng lẽ bên cạnh đứa cháu nội của mình trong khu vườn nhà, có lẽ đó là sự may mắn và an ủi lớn nhất của Vito khi dù sao vẫn có những người thân yêu bên cạnh lúc trong những giây phút cuối đời.

Con người được coi là hình ảnh phản chiếu rõ nét nhất của hiện thực khách quan. Đứng trước những sự thay đổi của thời cuộc, sự biến suy của bối cảnh xã hội, con người cũng dần thay đổi cả về tính cách, suy nghĩ và hành động để có thể thích nghi, dung hòa và

phù hợp với thực tại cuộc sống. Mỗi nhân vật trong

“Bố già” (The Godfather) của Mario Puzo đều có sự thay đổi để thích ứng với tất cả những tình huống diễn ra. Để từ đó, các nhân vật dần dần bộc lộ sâu sắc nhất những nét tính cách, những tâm tư, tình cảm còn ẩn giấu tạo nên những hình tượng nhân vật điển hình giàu giá trị nhân văn.

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Minh Lăng, Mấy trào lưu triết học phương Tây, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 1984

2. Đỗ Trung Lai, Bàn về lối sống, Báo Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 1998

3. Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà

văn, Hà Nội. 2000

4. Đỗ Minh Hợp, Lịch sử triết học đại cương, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 2005

5. Đỗ Minh Hợp, Diện mạo triết học phương Tây hiện đại, NXB Hà Nội, Hà Nội. 2006

6. Vũ Khiêu, Triết học tư sản phương Tây hôm nay, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội. 1986

1. Đặt vấn đề

Ánh sáng (AS) luôn là nguồn cảm xúc cho người nghệ sĩ thể hiện trong tác phẩm của mình ở mọi lĩnh vực từ âm nhạc, sân khấu đến nhiếp ảnh, phim, hay nghệ thuật truyền thông đa phương tiện… Đối với người nghệ sĩ tạo hình thì hình tượng và AS là những yếu tố luôn hiện diện trong tác phẩm sáng tạo của mình để tạo ra cảm xúc khiến người xem ấn tượng về cái đẹp của thiên nhiên và con người trong thế giới tự nhiên. Trong hội họa, AS có một vai trò vô cùng quan trọng: với người mới học vẽ, nghiên cứu về AS giúp họ hiểu rõ hơn về hình khối, cấu trúc, màu sắc của các đối tượng cần nghiên cứu; với những người vẽ đã có nhiều kinh nghiệm, nghiên cứu AS giúp họ nắm bắt được vẻ đẹp tinh tế và chân thực nhất của tự nhiên; với một họa sĩ chuyên nghiệp, nắm bắt được những quy luật, các hình thái của AS, họ có sự chủ động trong việc xử lý không gian trong các tác phẩm của mình.

2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm về AS 2.1.1. AS tự nhiên

AS mà ta nhìn thấy được đến từ nhiều nguồn khác nhau, AS trong tự nhiên như AS từ mặt trời, mặt trăng, các hành tinh xung quanh trái đất và AS nhân tạo là AS bức xạ điện từ… Nguồn AS phong phú gần con người nhất là AS tự nhiên chủ yếu là AS từ mặt trời, tuy nhiên AS mặt trời rất đa dạng thay đổi phụ thuộc vào khí hậu… Vì vậy AS giúp chúng ta nhận thấy được thế giới quan phong phú và đa dạng. Trong mỗi lĩnh vực ngành nghề khác nhau, đều có cái nhìn riêng về AS. Người nghệ sĩ xem AS là điểm nhấn quan trọng trong tranh, ngoài sáng tối còn có màu sắc là nguồn cảm hứng vô tận để tạo ra những tác phẩm khiến người xem cảm thụ được. AS là một nhân tố bí ẩn trong mọi lĩnh vực, để bao thế kỷ qua, nhiều nghệ sĩ, nhà nghiên cứu luôn luôn tìm hiểu và khám phá…

2.1.2. Nguồn AS theo tính vật lí

AS mà ta thấy bao gồm nhiều hạt sáng photon nhỏ, phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. AS tự nhiên là AS đến từ mặt trời, mặt trăng và các hành tinh xung quanh trái đất. AS nhân tạo là AS bức xạ điện từ (AS nhiệt) đến từ các vật dẫn điện do con người tạo ra như các loại bóng đèn điện. Những hạt AS có bước sóng phụ thuộc vào màu sắc: AS xanh gồm các hạt có bước sóng ngắn trong khi đó AS đỏ là các hạt có bước sóng dài hơn.

2.2. AS trong nghệ thuật hội họa 2.2.1. AS trong hội họa phương Tây

Trước thời kỳ Phục hưng, các tác phẩm hội họa thường ít khi thành công trong việc thể hiện chiều sâu của không gian trong tác phẩm. Không gian trong đa số các tác phẩm đều là các lớp chồng lên nhau theo nguyên tắc chồng lấp: vật ở gần hơn che khuất vật ở xa. Khái niệm về không gian khi đó đều mang tính chất tượng trưng, và các hình thể đa phần được thể hiện với những đường viền bao quanh nhằm thể hiện rõ những chi tiết mà các tác giả cho là quan trọng, do vậy, các tác giả thường không chú trọng thể hiện AS và bóng tối, hai thành phần quan trọng tạo nên vai trò không gian cho tác phẩm.

Từ thế kỷ 15, khi sơn và dầu dần được thay thế cho tempera, thì cũng là lúc các họa sĩ phương Tây phát huy đúng khả năng diễn đạt của chất liệu hơn bao giờ hết. Sự bổ sung chất arcrylic, tính chậm khô của dầu làm cho bức vẽ có thể sửa chữa một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển về mọi mặt của giai đoạn Phục hưng là tiền đề vững chắc cho khả năng phát huy sáng tạo của các họa sĩ. Một loạt danh họa thời bấy giờ như Leonardo da Vinci, Caravaggio, Rembrandt là những người tiên phong trong việc thể hiện vẻ đẹp của hình khối, không gian và AS trong các tác phẩm hội họa của mình.

2.2.2. AS trong hội họa phương Đông

* ThS. Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương

Đề cương

Tài liệu liên quan