• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Đặt vấn đề

Sân khấu Dù Kê Khmer Nam bộ có sức sống và

vị thế quan trọng trong đời sống tinh thần của con người Khmer. Nghệ thuật sân khấu Dù Kê được hình thành qua sự giao lưu văn hóa giữa cộng đồng các dân tộc, được Dù Kê hóa một cách nhuần nhuyễn, đầy tính sáng tạo và hấp dẫn. Nghệ thuật sân khấu Dù kê vừa phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, vừa giúp người xem cảm nhận được điều hay lẽ phải, nhận thức được thiện - ác, chính - tà, định hướng cho con người tự hoàn thiện mình và tiến tới xã hội lành mạnh, tiến bộ. Đó là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của cộng đồng người Khmer.

Với những giá trị đặc biệt của loại hình nghệ thuật này, bài biết nghiên cứu dựa theo lý thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa, để đưa ra nhận định về sân khấu Dù Kê của người Khmer đặt trong bối cảnh không gian văn hóa Nam bộ với nhiều tộc người cùng sinh sống, nhằm giải đáp cho câu hỏi: sân khấu Dù Kê có sự giao lưu với các loại hình nghệ thuật sân khấu của các tộc người khác hay không, hay chỉ đơn thuần là sự kế thừa từ loại hình nghệ thuật sân khấu đã có từ trước đó của người Khmer. Bên cạnh đó, bài viết cũng đưa ra được các nhận định về các giá trị và sân khấu Dù Kê mang lại.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Nguồn gốc ra đời của sân khấu Dù Kê Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc ra đời sân khấu Dù Kê của người Khmer Nam Bộ.

Theo như một số nghệ sĩ tại Sóc Trăng: người khởi xướng nên sân khấu Dù Kê là ông Lý Cọn hay còn gọi là Lý Cuôn. Ông là một người Khmer lai, cư ngụ tại huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng. Lý Cọn là một người giàu có, nhưng do thua lỗ bài bạc nên phải bán hết ruộng đất. Đến năm 1921, ông được sự giúp đỡ

và góp vốn nên đã thành lập gánh hát Dù Kê lấy tên gọi là Tự Lập Ban, mời thầy soạn kịch và biên đạo múa là ông Sua từ Trà Vinh về cộng tác [1]. Một số ý kiến khác cho rằng: người sáng tạo ra loại hình sân khấu Dù Kê chính là vị sải cả của chùa Ksách Kandan ở tỉnh Trà Vinh tên gọi là thầy Sua. Ông là

một người rất có năng khiếu về ca múa hát và đam mê nghệ thuật, thế nên ông đã xin hoàn tục để theo đuổi, xây dựng và phát triển loại hình sân khấu này [2]. Bên cạnh đó, theo một thời gian dài tổng hợp các nghiên cứu, nguyên Phó giám đốc Đài truyền hình Trà Vinh - ông Thạch Sết cho rằng: Vào những năm đầu thế kỷ 20 ở xã Hiếu Tử, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà

Vinh xuất hiện một đứa trẻ tên là Kê hát múa rất hay, nên dân làng thường hay kéo nhau đến xem “à” Kê hát (người Khmer họ hay sử dụng “à” để chỉ những nghệ sĩ trên sân khấu). Dần dần tiếng lành đồn xa, nhiều người Kinh cũng đến để xem À Kê hát và đọc thành Vũ Kê (nghĩa là múa của Kê). Do người dân ở vùng đất Nam Bộ hay phát âm “v” thành “d” nên Vũ Kê đã dần thành Dũ Kê và theo thời gian trở thành Dù Kê [3]. Nhìn chung có rất nhiều câu chuyện nói về nguồn gốc ra đời của sân khấu Dù Kê, đòi hỏi cần phải có thêm thời gian nghiên cứu và tìm hiểu.

Về hình thức biểu diễn, sân khấu lúc ban đầu vẫn còn rất đơn sơ, hầu hết các vai diễn đều là nam. Sau cách mạng tháng tám diễn ra, các đoàn hát Dù Kê lánh sang Cam-pu-chia, tại đây các đoàn hát Dù Kê tiếp thu thêm một số yếu tố nghệ thuật mới, làm cho nội dung của sân khấu này có thêm sự sáng tạo và

phong phú, góp phần phát triển thêm về loại hình nghệ thuật sân khấu Dù Kê.

2.2. Biểu hiện của sự giao lưu và tiếp biến văn hóa trong sân khấu Dù Kê

Sân khấu Dù Kê cho thấy được hòa hợp dân tộc và

sự dung hòa của các thể loại nghệ thuật. Ở sân khấu

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

181

Dù Kê có sự giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa người Khmer, người Kinh và người Hoa. Vùng đất Nam Bộ là nơi cho ra đời rất nhiều loại hình nghệ thuật đặc trưng của nhiều dân tộc, trong đó phải kể đến sân khấu Cải Lương của người Kinh, vì có khoảng thời gian ra đời gần với sân khấu Dù Kê của người Khmer Nam Bộ, cả hai loại hình sân khấu này cho thấy sự giao lưu và học hỏi lẫn nhau. Đầu tiên có thể thấy ở phần nội dung kịch bản, ban đầu Dù Kê lựa chọn nội dung gắn liền với các sử thi, những câu truyện thần thoại, cổ tích của người Khmer, nhưng càng về sau, do có sự tiếp xúc với sân khấu Cải Lương của người Kinh, nên nội dung kịch bản của sân khấu Dù Kê bắt đầu có sự chuyển mình, mở rộng hơn về nội dung các vở diễn, có thể thấy các vở như: Tấm Cám, Thạch Sanh-Lý Thông, Ngêu Sò Ốc Hến, Lục Vân Tiên,v.v… đã được biên soạn lại sao cho phù hợp để biểu diễn trên sân khấu Dù Kê. Về phần âm nhạc, lối diễn và cách hát của diễn viên ở sân khấu Dù Kê cũng có sự ảnh hưởng từ cải lương về giọng nói theo âm điệu trầm bổng và kéo dài. Trong một số gánh hát, các vai hề thậm chí thoại tiếng Khmer sau đó có phần dịch sang tiếng việt để người Kinh có thể hiểu được. Về phần bố trí trên sân khấu như phông màn, cảnh trí của cả hai sân khấu Dù Kê và Cải lương cũng có điểm tương đồng. Hiện nay, tại các lễ hội lớn, đã có một số người Kinh tham gia biểu diễn trên sân khấu Dù Kê và ngược lại một số tiết mục của sân khấu Dù Kê được hát bằng tiếng Việt để người Kinh có thể hiểu được. Ngoài ra, ở một số đoàn hát còn mời các nhà biên kịch là người Kinh đến để biên soạn kịch bản. Bên cạnh đó ở Tuồng Chèo của người Kinh và Dù Kê của người Khmer đều cho phép sự ngẫu hứng và sáng tạo trong lối diễn và cách múa, miễn sao làm nổi bật được tính cách của nhân vật và

phù hợp với nội dung vở diễn, ngoài ra tinh thần chủ đạo có thể thấy ở sân khấu Dù Kê và các vở Tuồng chèo đều khuyên con người sống thiện lành lánh xa điều ác và giúp ích cho đời.

Bên cạnh giao lưu và tiếp biến văn hóa với các loại hình nghệ thuật của nguời Kinh, sân khấu Dù Kê còn thể hiện được sự giao lưu văn hóa với người Hoa, điều đó được thể hiện trước nhất ở phần kịch bản, ngoài việc lấy chất liệu từ các câu chuyện thần thoại, sử thi của người Khmer, hay các vở diễn từ sân khấu cải lương của người Kinh, sân khấu Dù Kê còn diễn lại một số tuồng tích nổi tiếng của người Hoa như:

Tiết Đinh San- Phàn Lê Huê, Đắc Kỷ- Trụ Vương hay Tam tạng thỉnh kinh v.v… Tiếp theo có thể thấy

ở phần vũ đạo, lối biểu diễn lúc giao chiến giữa các tướng võ binh sĩ, hay của các nhân vật chằn đều có ảnh hưởng từ các động tác trong hát Tiều. Về trang phục biểu diễn của nhân vật chằn, cũng có sự tiếp thu từ trang phục trong hát Tiều. Ngoài ra, sân khấu Dù Kê còn tiếp thu một số bài hát của người Hoa, và

các nhạc cụ của người Hoa như Khưm, Trô-u, các làn điệu bài bản của người Hoa cũng được tiếp thu và cải biên để phù hợp hơn với loại hình sân khấu Dù Kê.

Có thể thấy, ra đời trên vùng đất Nam bộ, loại hình nghệ thuật sân khấu Dù Kê không những mang những đặc tính kế thừa từ loại hình nghệ thuật sân khấu Rô băm đã ra đời trước đó, mà còn có sự tiếp thu những cái hay từ các loại hình nghệ thuật từ các tộc người khác cùng chung sống trên mảnh đất Nam Bộ. Việc giao lưu tiếp biến văn hóa trong sân khấu Dù Kê không những mang lại những nét đẹp, những cái hấp dẫn cho loaị hình sân khấu này, mà còn thể hiện được tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc cùng sinh sống cộng cư trên mảnh đất Nam Bộ.

2.3. Các giá trị văn hóa trong loại hình nghệ thuật Sân khấu Dù Kê

Sân khấu Dù Kê góp phần tạo nên tính đặc sắc đa dạng cho kho tàng văn hóa nghệ thuật của người Khmer Nam Bộ. Mặc dù loại hình sân khấu Dù Kê được xem là “sinh sau đẻ muộn” so với các loại hình sân khấu khác, nhưng chính nhờ vào sức sống mãnh liệt đã làm cho loại hình nghệ thuật này ngày một phát triển trở thành một trong những bông hoa khoe sắc trong vườn hoa nghệ thuật đồ sộ của người Khmer Nam Bộ nói riêng và văn hóa Nam Bộ nói chung.

Sân khấu Dù Kê mang đậm màu sắc dân gian:

không như loại hình nghệ thuật sân khấu Rô băm giành riêng cho những tầng lớp cao quý và quý tộc, sân khấu Dù Kê ra đời trong lòng dân gian dựa trên nền tảng nền nông nghiệp lúa nước, những kịch bản hay câu chuyện mà sân khấu Dù Kê mang lại cũng đều là những câu chuyện thường ngày trong cuộc sống. Qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong lịch sử, sân khấu Dù Kê đã mang trong mình những sự va chạm tạo nên những cái mới, kế thừa từ những loại hình sân khấu đã ra đời trước đó, tiếp thu những cái hay của các loại hình sân khấu cùng thời. Những điều này đã vô tình tạo nên cho nghệ thuật sân khấu Dù Kê tính năng động, sáng tạo, dễ thích nghi, dễ dung nạp, không biết nó xuất hiện từ bao giờ, có rất nhiều giai thoại xung quanh sự ra đời của sân khấu Dù Kê, nhưng nó ngày một hoàn thiện và thích nghi hơn với

mọi hoàn cảnh trong xã hội.

Ở Sân khấu Dù Kê chứa đựng những giá trị nhân văn: nghệ thuật sân khấu Dù Kê ngoài việc phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí của người dân Khmer Nam Bộ sau những ngày lao động làm việc vất vả, những câu chuyện thông qua các vở diễn của sân khấu Dù Kê đều chứa đựng những bài học nhân văn, dạy con cháu cách làm người của đồng bào Khmer Nam Bộ, hy vọng các con cháu đời sau biết sống hướng thiện, làm lành tránh dữ, để xây dựng xã hội tiến bộ. Nghệ thuật sân khấu Dù Kê vừa chứa đựng những triết lý giáo dục sâu sắc mà còn là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với cộng đồng người Khmer Nam Bộ bởi nghệ thuật Dù Kê có sự kết hợp độc đáo giữa ca hát, đối thoại, diễn xuất dân gian với sự nâng đỡ, phụ họa của âm nhạc cùng nhiều loại nhạc cụ truyền thống, như: dàn nhạc ngũ âm, đàn cò, thổi sáo, thổi kèn... và có đề tài, cốt truyện rõ ràng. Các vở diễn dù kê thường giản dị về cốt truyện, sâu sắc về nội dung và nhẹ nhàng trong từ ngữ nhằm chuyển tải ý đồ giáo dục. Điểm đặc biệt là mỗi lời hát đều kèm theo các điệu múa, sự kết hợp giữa tay và chân.

Các tích tuồng của sân khấu Dù Kê thường được khai thác từ cốt truyện cổ tích, thần thoại, huyền thoại của dân tộc Khmer

Trong loại hình nghệ thuật sân khấu Dù Kê không chỉ kế thừa những tinh túy từ sân khấu Rô băm, mà

trong đó còn chứa đựng những yếu tố nghệ thuật của người Kinh và người Hoa như: nghệ thuật sân khấu hát Tiều, Cải Lương v.v… Có thể thấy được sân khấu Dù Kê là sự dung hòa các văn hóa tộc người được thể hiện ở các khía cạnh như: kịch bản, cách hát, cách múa, trang phục v.v... Có thể nói sân khấu Dù Kê cũng góp một phần nhỏ trong việc tuyên truyền vun đắp tình đoàn kết dân tộc, hướng tới xây dựng bảo vệ tổ quốc.

3. Kết luận

Ra đời và phát triển trên mảnh đất đa dạng văn hóa, sân khấu Dù Kê của người Khmer Nam Bộ kế thừa từ những cái hay của văn hóa Khmer sẵn có, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những yếu tố bên ngoài, để hình thành nên một loaị hình nghệ thuật sân khấu vô cùng đặc sắc và hấp dẫn. Từ khi ra đời, sân khấu Dù Kê luôn khéo léo sử dụng những giá trị truyền thống sẵn có, đồng thời dung nạp thêm những tinh hoa của các loại hình sân khấu của dân tộc khác, nhằm thích nghi với sự thay đổi của đời sống xã hội.

Có thể nói sân khấu Dù Kê là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc thù cuả người Khmer, đây được

xem là món ăn tinh thần không thể thiếu của người Khmer, là nơi để họ gửi gắm những tâm tư tình cảm.

Bên cạnh đó, sân khấu Dù Kê còn là biểu hiện của sự đoàn kết giữa các dân tộc cùng chung sống với nhau trên vùng đất Nam Bộ. Đi qua một khoảng thời gian dài từ hình thành cho đến phát triển, ngày nay sân khấu Dù Kê đã ngày càng hoàn thiện và có tính chuyên nghiệp cao hơn

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Phương Hạnh (chủ biên), Lương Minh Hinh, Vũ Thống Nhất & Huỳnh Công Tín (2011), Văn hóa Khmer Nam Bộ nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

2. Trần Thị Lan Hương (2017), Nghệ Thuật Múa Trong Sân Khấu Rô băm Và Dù Kê Của Người Khmer Nam Bộ, Luận Án Tiến Sĩ Nghệ Thuật, Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Quốc Gia Việt Nam. Mã số:

9210221

3. Thái Nguyễn Đức Minh Quân (2017), Những Đặc Điểm Của Nghệ Thuật Dù Kê Khmer Nam Bộ, Tạp chí Khoa học. Số 13, tháng 3/2017.

4. Dương Thị Ngọc Minh (2020), Nghệ Thuật Sân Khấu Dù Kê Của Người Khmer Sóc Trăng – Lịch Sử Và Triển Vọng. Tạp chí Khoa Học & Công Nghệ DHTN. Số: 225 (07): 100 – 106.

5. Đinh Bằng Phi (1998), Sân khấu Tiều, Quảng ở Sài gòn, Trong địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, tập IIII- Nghệ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Phạm Thị Phương Hạnh (chủ biên), Lương Minh Hinh, Vũ Thống Nhất & Huỳnh Công Tín (2011), Văn hóa Khmer Nam Bộ nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

7. Thái Nguyễn Đức Minh Quân (2017), Những Đặc Điểm Của Nghệ Thuật Dù Kê Khmer Nam Bộ.

Tạp chí KHoa học. Số 13, tháng 3/2017.

8. Trần Thị Lan Hương (2017), Nghệ Thuật Múa Trong Sân Khấu Rô băm Và Dù Kê Của Người Khmer Nam Bộ. Luận Án Tiến Sĩ Nghệ Thuật. Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Quốc Gia Việt Nam. Mã số:

9210221.

9. Trần Thị Thúy Hằng (2014), Người Khmer Nam bộ với nghệ thuật sân khấu Dù Kê (nghiên cứu trường hợp ở Sóc Trăng và Trà Vinh), Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Mã số: 60.31.60.

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

183

1. Mở đầu

Hoạt động làm thêm (HĐLT) không phải là hoạt động chủ đạo của sinh viên (SV), nếu SV quá chú trọng vào công việc làm thêm, dành nhiều thời gian cho công việc làm thêm cũng như SV không biết cách xây dựng kế hoạch và cân bằng giữa công việc làm thêm với hoạt động học tập và các hoạt động rèn luyện khác, có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập và rèn luyện của SV trong quá trình học đại học. Nhưng nếu SV biết lựa chọn nhưng công việc làm thêm với ngành học SV được đào tạo sẽ giúp SV có điều kiện thuận lợi tiếp thu tri thức, rèn luyện kỹ năng (KN) cũng như những phẩm chất cần có cho nghề nghiệp trong tương lai [4].

Bài viết này mục đích chúng tôi khảo sát nhằm tìm hiểu thực tiễn số lượng SV tham gia làm thêm, thời gian SV dành làm thêm và thời điểm SV đi làm thêm cũng như sự phù hợp của công việc làm thêm với ngành học được đào tạo của SV Khoa Du lịch và

Việt Nam học - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu này khảo sát trên 225 SV (N=225) là SV các ngành Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Du lịch, Quan hệ công chúng, Việt Nam học, Tâm lý học thuộc khoa Du lịch và Việt Nam học - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi là phương

pháp nghiên cứu chính, ngoài ra bài viết còn sử dụng phương pháp nghiên cứu khác bổ trợ như: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích dữ liệu bằng toán thống kê, sử dụng phần mềm SPSS 20.0.

2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Tỷ lệ SV đi làm thêm

HĐLT giúp SV có những trải nghiệm thực tế, tạo dựng mối quan hệ xã hội và phát triển những tri thức, hình thành KN, thái độ cần thiết với công việc của SV trong tương lai. Khi SV làm thêm với những công việc gần gũi với ngành học của SV có thể giúp SV ứng dụng và thực hành những tri thức đã được học vào trong thực tiễn.

Số liệu khảo sát ở bảng 3.1 cho thấy, tỷ lệ SV tham gia làm thêm cao hơn tỷ lệ SV không đi làm thêm trong mẫu khảo sát. SV năm 3 và năm 4 đi làm thêm nhiều hơn ở SV năm 2. Điều này cho thấy có thể trong quá trình học tập, SV tham gia thực tế, kiến tập và học thực hành tại các cơ sở, SV có mối quan hệ với doanh nghiệp đã xin đi làm thêm ngay tại các cơ sở này.

Đặc điểm SV Khoa Du lịch và Việt Nam học - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành giới tính chủ yếu là nữ, cho nên số SV nữ (80 SV) đi làm thêm nhiều hơn số SV nam (61 SV). Các ngành học trong khoa có số lượng SV chiếm ưu thế là ngành Quản trị khách sạn (40 SV), Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống (62 SV), Du lịch (19 SV) cũng có số lượng SV đi làm thêm đông hơn so với các ngành Quan hệ công chúng (3 SV), ngành Việt Nam học (4 SV) và ngành Tâm lý học (13 SV).

HOẠT ĐỘNG LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN KHOA DU LỊCH

Đề cương

Tài liệu liên quan