• Không có kết quả nào được tìm thấy

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

165

1. Mở đầu

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục”1. Chất lượng đội ngũ nhà giáo (ĐNNG) là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục (CLGD), quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới giáo dục (ĐMGD) trong mọi thời kỳ, mọi giai đoạn. Xác định vị trí, tầm quan trọng của ĐNNG, những năm qua Đảng, Nhà nước luôn coi trọng công tác xây dựng, phát triển ĐNNG, xác định đây là khâu then chốt, quyết định sự thành công trong GD&ĐT.

Nghị quyết Hội nghị TƯ 2 (khoá VIII) xác định:

Giáo viên (GV) là nhân tố quyết định CLGD. Chỉ thị 40-CT/TW của BBT TƯ Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng ĐNNG và CBQLGD chỉ rõ: Nhà giáo và CBQLGD là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng. Hội nghị lần thứ Tám BCHTƯ (khóa XI), tiếp tục xác định giải pháp: Phát triển ĐNNG và CBQL, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT là một giải pháp quan trọng. Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Chăm lo xây dựng ĐNNG và CBQLGD là khâu then chốt”2. Do vậy, cần quán triệt Nghị quyết Đai hội XIII của Đảng về xây dựng và phát triển ĐNNG đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Vị trí, vai trò to lớn của đội ngũ nhà giáo 2.1.1. ĐNNG - chủ thể chính trong QTDH: ĐNNG là người trực tiếp đề xuất xây dựng chương trình, nội dung DH, xây dựng đề cương chi tiết học phần, giáo

1 Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 345.

2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 138.

án bài giảng và là người truyền tải những kiến thức đó tới học viên nhằm đạt mục tiêu DH. CLDH phụ thuộc vào kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp (ĐĐNN) của ĐNNG. Nếu như ĐNNG không có kỹ năng sư phạm, kiến thức chuyên môn kém, ĐĐNN chưa chuẩn thì không thể đào tạo ra được thế hệ học viên theo mục tiêu đề ra. Đúng như câu tục ngữ mà cha ông ta đã đúc kết “Không thầy đố mày làm nên”.

2.1.2. ĐNNG - người truyền đạt kiến thức và kỹ năng: ĐNNG là người trực tiếp truyền đạt tri thức, truyền đạt PP tiếp nhận tri thức cho người học. Để tạo ra được sản phẩm tốt, chất lượng cao, ĐNNG cần phải có kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức xã hội rộng, biết và áp dụng nhiều PPDH tiên tiến, sử dụng thành thạo, hiệu quả trang thiết bị, học cụ, hiểu tâm lý người học để truyền đạt kiến thức, cảm hóa và định hướng tiếp thu kiến thức của người học ĐNNG là tấm gương cho người học noi theo.

ĐNNG luôn cập nhật tri thức mới của thời đại và truyền đạt phù hợp với từng giai đoạn phát triển của người học. Ví dụ: Định hướng chiến lược tổng thể phát triển GD đại học giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2035 đặt mục tiêu, hệ thống GD đại học của Việt Nam có khả năng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho nền kinh tế tri thức; tiên phong và dẫn dắt quá trình đổi mới, sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội; hội nhập toàn diện với HTGD đại học thế giới, từ đó góp phần quan trọng thúc đẩy năng lực cạnh tranh và sự thịnh vượng của quốc gia. ĐNNG còn phải là một điển hình tốt về tinh thần tự học, tự vươn lên, là một tấm gương sáng về đạo đức, về nhân cách đối với người học. Chất lượng đòi hỏi ở ĐNNG là rất cao và toàn diện, thể hiện trên các mặt. ĐNNG phải là những người có năng lực khoa học chuyên ngành,

QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG VỀ XÂY

biết rộng về các bộ môn khoa học liên quan và có vốn văn hóa nói chung. ĐNNG không chỉ là người DH mà

trước hết phải là nhà GD, nhà khoa học, người học tập suốt đời.

2.1.3. ĐNNG - người tổ chức hoạt động tìm tòi tự lực chiếm lĩnh tri thức: Đặc điểm lao động sư phạm của ĐNNG có những thay đổi theo xu hướng ĐMGD.

Khi mục tiêu GD là phát triển năng lực, lấy người học làm trung tâm, năng lực tự học, tự phát triển là cốt lõi thì ĐNNG không chỉ đóng vai trò truyền đạt tri thức nữa mà đồng thời phải là người tổ chức hoạt động tìm tòi tự lực chiếm lĩnh tri thức, vừa là người tổ chức cho người học khám phá kiến thức mới, vừa là tấm gương để người học noi theo.

Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của CMCN 4.0 đã, đang và sẽ tiếp tục tạo ra những tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội. Con người có thể tiếp cận nhiều nguồn thông tin, từ nhiều kênh khác nhau. Trong đó, có cả thông tin chính xác (thông tin chính thống) và

những thông tin không chính xác, nói xấu Đảng, nói xấu chế độ, phản động (thông tin trái chiều), ĐNNG chính là người tổ chức, dẫn dắt, định hướng người học cập nhật, chắt lọc thông tin bổ ích, góp phần thiết thực cho công tác, cho cuộc sống.

2.1.4 ĐNNG - người nuôi dưỡng, phát triển tâm hồn, nhân cách của người học: ĐNNG không chỉ là

người truyền thụ kiến thức cho người học mà còn là

“kỹ sư tâm hồn”, dẫn dắt, tạo động lực, hứng thú cho người học. Nhất là khi công nghệ máy tính, truyền thông phát triển như hiện nay, sẽ tạo ra thế hệ người học thời đại công nghệ, mọi thông tin được tra cứu, tìm kiếm trên mạng rất nhanh. Máy là đối tượng vô hồn, không thể tạo ra tương tác tâm lý, không thể tạo động lực cho người học. Người có thể tạo động lực, tạo hứng thú cho người học không ai khác - đó chính là

ĐNNG. Chính là khả năng hiểu biết, trình độ chuyên môn vững, NVSP chắc, đó chính là đạo đức sáng ngời, nhiệt huyết với công việc. Điều này tác động trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách sống, nhân cách nghề nghiệp và thái độ chính trị của người học.

Người xưa có câu “vạn thế sư biểu”, tức là người thầy làm gương cho muôn thế hệ. Ở nước ta có những người như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Cao Bá Quát, Chủ tịch Hồ Chí Minh… là những người thầy đã dạy dỗ biết bao nhiêu nhân tài, làm rạng danh đất nước.

2.2. Quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về xây dựng và phát triển ĐNNG

2.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy định về công tác xây dựng và phát triển ĐNNG theo từng giai đoạn, lộ trình cụ thể, gắn với các chỉ tiêu: Theo từng giai đoạn, lộ trình cụ thể, cần có các hệ thống văn bản,

quy định đối với ĐNNG cụ thể như: (1) Học hàm, học vị - tỷ lệ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ; (2) Quy mô số lượng ĐNNG - cơ hữu, thỉnh giảng; (3) Đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; (4) Tiêu chuẩn, tiêu chí của ĐNNG; (5) Chỉ tiêu về NCKH; (6) Khuyến khích tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, đáp ứng yêu cầu giảng dạy hiện đại trong giai đoạn mới.

2.2.2 Xây dựng ĐNNG mẫu mực toàn diện: Xây dựng ĐNNG là những kỹ sư tâm hồn có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng giảng dạy tốt, thành thạo về tin học, ngoại ngữ và hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Thường xuyên rà soát, quy hoạch tuyển chọn, xây dựng ĐNNG đảm bảo đủ về số lượng, chú ý cơ cấu hợp lý về độ tuổi, trình độ, giới tính, sự đồng bộ, tương ứng với quy mô, nhu cầu đào tạo trong từng giai đoạn; bồi dưỡng ĐNNG từng bước đạt chuẩn theo quy định của Nhà nước về trình độ CMNV, trình độ LLCT, ngoại ngữ, tin học, KNSP và kỹ năng thực hành chính trị - xã hội, kỹ năng mềm; đồng thời là những người kỹ sư tâm hồn trên trận tuyến “thầm lặng” có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh, có trình độ chuyên môn giỏi, say mê và yêu nghề đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hình mới.

2.2.3. Đổi mới nội dung, hình thức đào tạo: Các nhà trường, trên cơ sở các kế hoạch, quy hoạch chung, giao cho các khoa, bộ môn và các nhân từng người trong ĐNNG, xây dựng các kế hoạch cụ thể, như kế hoạch thực hiện duyệt giảng, dạy giỏi, kế hoạch thực tế, kế hoạch NCKH…; quy hoạch, lộ trình xây dựng ĐNNG đầu đàn có trình độ học vấn cao, có học hàm, học vị và có tỷ lệ hợp lý làm trụ cột trong hoạt động đào tạo của các khoa, bộ môn, là chỗ dựa về chuyên môn, về khoa học cho ĐNNG trẻ. Cần khuyến khích, động viên ĐNNG trẻ phát huy khả năng “tự đào tạo”

trên cơ sở tự giác xây dựng các chương trình, lịch trình học tập cụ thể, theo phương châm “yếu gì, thiếu gì học nấy”, với sự giúp đỡ của ĐNNG có trình độ, có kinh nghiệm; kết hợp “tự học” trong quá trình thực tế, tham gia lên lớp, xêmina, hoạt động NCKH với quá trình đào tạo chính quy các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

2.2.4 Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng chức năng: Xây dựng ĐNNG đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Các cơ sở đào tạo, cùng với việc tích cực, chủ động trong xây dựng, thực hiện các chương trình, kế hoạch, quy hoạch về xây dựng ĐNNG, cần tăng cường sự phối hợp, phát huy thế mạnh, khả năng của các trường, các ngành nghề đào tạo, khắc phục tình trạng “khép kín”

của các cơ sở ĐTBD. Các nhà trường chỉ đạo, huy động các khoa, bộ môn phối hợp với các tổ chức quần

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

167

chúng làm tốt công tác tuyên truyền, GD chính trị, tư tưởng, trách nhiệm nghề nghiệp cho ĐNNG trẻ, giúp ĐNNG yên tâm, phấn khởi, say mê và yêu nghề, toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp GD&ĐT.

2.2.5. Có chế độ chính phù hợp để động viên, khuyến khích, thu hút nhân tài: Các đơn vị chức năng cần khẩn trương rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh, ban hành bổ sung những chính sách liên quan trực tiếp đến xây dựng ĐNNG, đặc biệt là khắc phục những bất cập, bất hợp lý trong chính sách, chế độ về tiêu chuẩn, vị trí nghề nghiệp, khen thưởng, phát triển chuyên môn, về bổ nhiệm chức danh chuyên môn, lãnh đạo, chỉ huy, về đánh giá, đãi ngộ để tạo động lực thu hút nhân tài, khắc phục tình trạng “chảy máu chất xám”, góp phần xây dựng và phát triển ĐNNG tinh, mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

2.3. Những yêu cầu cơ bản của đối với ĐNNG ở trường chính trị tỉnh, thành phố trong giai đoạn hiện nay

Quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về xây dựng và phát triển ĐNNG đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, là GV giảng dạy ở trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa, tác giả thiết nghĩ, hiện nay, ĐNNG ở các trường chính trị tỉnh, thành phố (CTT, TP) cần đặt ra những yêu cầu cơ bản sau:

2.3.1. Phẩm chất chính trị tốt: ĐNNG ở các trường CTT, TP phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, lập trường giai cấp công nhân kiên định; có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng. Đây là yêu cầu hàng đầu của ĐNNG dạy ở các trường CTT, TP. Hơn ai hết, họ phải là người nắm vững và trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phải thực sự là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, lý luận; kiên quyết đấu tranh, phê phán những quan điểm sai trái, chống đối của các thế lực thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

2.3.2. Tư duy lý luận cao: Tư duy lý luận là hình thức cao nhất của tư duy. Nó là quá trình mà tư duy tiếp cận, nắm bắt nhận thức và tái tạo hiện thực khách quan bằng lý luận. ĐNNG có vị trí, vai trò rất quan trọng, không chỉ đơn thuần nhận thức, phát hiện ra quy luật của thực tiễn mà còn có nhiệm vụ truyền đạt lại để người học hiểu, nắm vững và biết vận dụng quy luật mới đó.

2.3.3. Tinh thông NVSP: Một trong những yêu cầu bắt buộc đối với ĐNNG là phải có NVSP, tức là có những kỹ năng và các PPGD nhằm làm phong phú những nội dung của bài giảng, thay đổi cách học và

PP học, tạo sự hứng thú, tính chủ động, sáng tạo của

người học.

2.3.4. Thực sự yêu nghề, tâm huyết với nghề: Yêu nghề còn là cơ sở để ĐNNG yên tâm công tác, say mê, toàn tâm với chuyên môn; nỗ lực vươn lên, nâng cao năng lực, trách nhiệm với nghề nghiệp. Người học đến trường họ cần kiến thức nhưng họ cũng muốn ở ĐNNG sự nhiệt tình trong bài giảng, một tấm gương sáng trong cuộc sống đời thường để họ học hỏi trên giảng đường cũng như trong cuộc sống.

2.3.5. Thật am hiểu thực tiễn xã hội: Học đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền và liên hệ với thực tiễn là phương châm giáo dục. Thực tiễn là cái hồn, là hơi thở của cuộc sống cần được đưa vào các bài giảng để kiểm chứng tính đúng đắn, khoa học của lý luận. Để bài giảng sinh động, giàu sức thuyết phục, ĐNNG cần phải liên hệ với thực tiễn. Sự liên hệ này có thể đội ngũ nhà giáo đưa vào từng nội dung trong bài giảng hoặc gợi mở, đàm thoại với người học, dẫn ra những thực tiễn của địa phương, đất nước, từ đó khái quát làm sáng tỏ lý luận.

2.3.6. Khả năng và niềm say mê NCKH: Học thuyết Mác không phải là những tín điều khô cứng, nó là một học thuyết mở, nó dạy cho con người ta PP để tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi, bổ sung, phát triển.

Xây dựng ĐNNG ở các trường CTT, TP đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ cấp thiết.

Các trường CTT, TP cần khảo sát chất lượng đội ngũ, từ đó, có những biện pháp phát triển, nâng cao chất lượng ĐNNG của nhà trường.

3. Kết luận

Quán triệt, triển khai thực hiện chủ trương quan điểm Đại hội XIII của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT trong các nhà trường trong HTGDQD, đang và sẽ đặt ra nhiều vấn đề quan trọng. Nhận thức đúng những vấn GD&ĐT ở các trường CTT, TP, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả GD&ĐT ĐNNG cho các địa phương, góp phần thiết thực vào thực hiện thành công mục tiêu

“tạo bước chuyển biến căn bản, mạnh mẽ, toàn diện về chất lượng GD&ĐT” như Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng đã xác định.

Tài liệu tham khảo

1. Ban Chấp hành TƯ (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Hà Nội

2. ĐCSVN (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, NXB Chính trị quốc gia, Hà

Nội.3. Hồ Chí Minh (2011), toàn tập, Tập 10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

1. Đặt vấn đề

Học viện Thanh thiếu niên (HVTTN) Việt Nam mở chuyên ngành quan hệ công chúng (QHCC) trong bối cảnh nhu cầu học chuyên ngành này tăng cao, các học liệu, đề cương, nghiên cứu còn hạn chế và chưa được phong phú. Trước nhu cầu cấp bách cần có một nghiên cứu khoa học đầy đủ về kiến thức và phương cách giảng dạy nội dung Quan hệ với báo chí và truyền thông (QHVBC&TT) trong chuyên ngành QHCC tại Học viện.

Nghiên cứu sẽ là một đề tài mới cần thiết, làm rõ các khái niệm, kết cấu, nội dung, phân bổ thời gian và nội hàm môn học QHVBC&TT phục vụ giảng dạy và học tập cho ngành QHCC tại HVTTN, làm cơ sở để viết tập bài giảng và giáo trình môn học trong những năm tiếp theo.

2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các khái niệm cơ bản

Báo chí: Báo chí là những tư liệu sinh hoạt tinh thần nhằm thông tin và nói rõ về những sự kiện thời sự đã và đang diễn ra cho một nhóm đối tượng nhất định, nhằm mục đích nhất định, xuất bản định kỳ, đều đặn.

Hãng thông tấn: Theo từ điển Cambridge, hãng thông tấn (news agency) là một tổ chức sản xuất, cung cấp tin tức cho các kênh truyền thông khác như báo hình, radio, báo in, tạp chí,…

Hoạt động báo chí: Theo Luật Báo chí 2016 của Việt Nam, Hoạt động báo chí là hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí; cung cấp thông tin và phản hồi thông tin cho báo chí; cải chính thông tin trên báo chí;

xuất bản, in, phát hành báo in; truyền dẫn báo điện tử và truyền dẫn, phát sóng báo nói, báo hình.

2.2. Sự cần thiết xây dựng nội dung học phần QHVBC&TT trong CTĐT ngành QHCC tại HVTTN Việt Nam

Thiết lập và xây dựng quan hệ với báo chí nên là

một hoạt động thường xuyên, liên tục với các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, nhằm tối ưu hóa các hoạt động truyền thông hiệu quả.

Vai trò của xây dựng quan hệ tích cực với báo chí và truyền thông gồm có: a) Hỗ trợ công tác dự phòng và chống khủng hoảng truyền thông; b) Có thêm một kênh thông tin chính thống, đáng tin cậy về tổ chức, công ty; c) Có thêm một nguồn thông tin sâu rộng cho công ty.

2.3. Lý thuyết cơ bản về học phần QHVBC&TT 2.3.1. Các loại hình báo chí cơ bản: Tại Việt Nam, báo chí được chia thành 5 loại hình cơ bản sau: Báo in, Tạp chí, Báo điện tử, Báo hình (truyền hình), Báo nói (phát thanh).

Về phân cấp, báo chí Việt Nam hiện nay được phân loại làm 4 cấp căn cứ theo đặc thù quản lý:

- Báo cấp 1: Gồm các tờ báo trực thuộc Trung

Đề cương

Tài liệu liên quan