• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Đặt vấn đề

Ánh sáng (AS) luôn là nguồn cảm xúc cho người nghệ sĩ thể hiện trong tác phẩm của mình ở mọi lĩnh vực từ âm nhạc, sân khấu đến nhiếp ảnh, phim, hay nghệ thuật truyền thông đa phương tiện… Đối với người nghệ sĩ tạo hình thì hình tượng và AS là những yếu tố luôn hiện diện trong tác phẩm sáng tạo của mình để tạo ra cảm xúc khiến người xem ấn tượng về cái đẹp của thiên nhiên và con người trong thế giới tự nhiên. Trong hội họa, AS có một vai trò vô cùng quan trọng: với người mới học vẽ, nghiên cứu về AS giúp họ hiểu rõ hơn về hình khối, cấu trúc, màu sắc của các đối tượng cần nghiên cứu; với những người vẽ đã có nhiều kinh nghiệm, nghiên cứu AS giúp họ nắm bắt được vẻ đẹp tinh tế và chân thực nhất của tự nhiên; với một họa sĩ chuyên nghiệp, nắm bắt được những quy luật, các hình thái của AS, họ có sự chủ động trong việc xử lý không gian trong các tác phẩm của mình.

2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm về AS 2.1.1. AS tự nhiên

AS mà ta nhìn thấy được đến từ nhiều nguồn khác nhau, AS trong tự nhiên như AS từ mặt trời, mặt trăng, các hành tinh xung quanh trái đất và AS nhân tạo là AS bức xạ điện từ… Nguồn AS phong phú gần con người nhất là AS tự nhiên chủ yếu là AS từ mặt trời, tuy nhiên AS mặt trời rất đa dạng thay đổi phụ thuộc vào khí hậu… Vì vậy AS giúp chúng ta nhận thấy được thế giới quan phong phú và đa dạng. Trong mỗi lĩnh vực ngành nghề khác nhau, đều có cái nhìn riêng về AS. Người nghệ sĩ xem AS là điểm nhấn quan trọng trong tranh, ngoài sáng tối còn có màu sắc là nguồn cảm hứng vô tận để tạo ra những tác phẩm khiến người xem cảm thụ được. AS là một nhân tố bí ẩn trong mọi lĩnh vực, để bao thế kỷ qua, nhiều nghệ sĩ, nhà nghiên cứu luôn luôn tìm hiểu và khám phá…

2.1.2. Nguồn AS theo tính vật lí

AS mà ta thấy bao gồm nhiều hạt sáng photon nhỏ, phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. AS tự nhiên là AS đến từ mặt trời, mặt trăng và các hành tinh xung quanh trái đất. AS nhân tạo là AS bức xạ điện từ (AS nhiệt) đến từ các vật dẫn điện do con người tạo ra như các loại bóng đèn điện. Những hạt AS có bước sóng phụ thuộc vào màu sắc: AS xanh gồm các hạt có bước sóng ngắn trong khi đó AS đỏ là các hạt có bước sóng dài hơn.

2.2. AS trong nghệ thuật hội họa 2.2.1. AS trong hội họa phương Tây

Trước thời kỳ Phục hưng, các tác phẩm hội họa thường ít khi thành công trong việc thể hiện chiều sâu của không gian trong tác phẩm. Không gian trong đa số các tác phẩm đều là các lớp chồng lên nhau theo nguyên tắc chồng lấp: vật ở gần hơn che khuất vật ở xa. Khái niệm về không gian khi đó đều mang tính chất tượng trưng, và các hình thể đa phần được thể hiện với những đường viền bao quanh nhằm thể hiện rõ những chi tiết mà các tác giả cho là quan trọng, do vậy, các tác giả thường không chú trọng thể hiện AS và bóng tối, hai thành phần quan trọng tạo nên vai trò không gian cho tác phẩm.

Từ thế kỷ 15, khi sơn và dầu dần được thay thế cho tempera, thì cũng là lúc các họa sĩ phương Tây phát huy đúng khả năng diễn đạt của chất liệu hơn bao giờ hết. Sự bổ sung chất arcrylic, tính chậm khô của dầu làm cho bức vẽ có thể sửa chữa một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển về mọi mặt của giai đoạn Phục hưng là tiền đề vững chắc cho khả năng phát huy sáng tạo của các họa sĩ. Một loạt danh họa thời bấy giờ như Leonardo da Vinci, Caravaggio, Rembrandt là những người tiên phong trong việc thể hiện vẻ đẹp của hình khối, không gian và AS trong các tác phẩm hội họa của mình.

2.2.2. AS trong hội họa phương Đông

* ThS. Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

139

Nền văn hóa phương Đông, với một lịch sử phát triển lâu đời, đầy biến động dưới ảnh hưởng của các tôn giáo, hệ tư tưởng riêng biệt, đã tạo nên một nền mỹ thuật đặc trưng song mang nặng ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo và triết lý âm dương ngũ hành. Do đó, quan niệm về AS trong hội họa phương Đông tương đối khác với quan niệm của những họa sĩ phương Tây. Các họa phương Đông thường ít chú ý đến những hiệu ứng cụ thể của một tác phẩm như hình khối, màu sắc, AS…, họ đề cao tinh thần, tính tổng thể “khí” của một bức tranh. Nguyên tắc “khí vận sinh động” là một trong những nguyên tắc đầu tiên mà cũng hết sức quan trọng.Khí được biểu lộ thông qua nét cọ của người họa sĩ và diễn tả sự hòa hợp của cá nhân với thiên nhiên. Do vậy AS trong hội họa Trung Quốc là

AS phát ra từ bên trong, AS do người họa sĩ cảm nhận thông qua thấu hiểu bản chất của sự vật, chứ hoàn toàn không phải thứ AS mà ai cũng nhìn thấy. Thứ AS này phản chiếu không chỉ thế giới nội tâm của tác giả, mà

còn thể hiện những giá trị tư tưởng, nền tảng triết học, tôn giáo của xã hội mà người đó đang sống. Những tác phẩm hội họa thành công của họ không chỉ hé mở tâm hồn của cá nhân họ, mà còn mang theo những đạo lý, quan niệm của cả cộng đồng. Do đó, khi phân tích AS trong tranh các họa sĩ phương Đông, chúng ta cần đặc biệt lưu ý đến những khía cạnh tâm linh truyền thống của các tác phẩm này.

2.3. AS trong tác phẩm tranh sơn dầu Việt Nam 2.3.1. Sơn dầu chất liệu mới trong hội họa Việt NamSự phát triển của hội họa hiện đại nói chung, của hội họa sơn dầu nói riêng, ở Việt Nam có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng không ít khác biệt so với một số nước châu Á khác như Trung Quốc hay Nhật Bản.

Với cột mốc quan trọng là sự ra đời của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương vào năm 1924. thông qua các họa sĩ người Pháp Victor Tardieu và Joseph Inguimberty, các họa sĩ Việt Nam, đã tiếp thu và vận dụng nhuần nhuyễn các kiến thức nền tảng về hội họa phương tây, nhất là kỹ thuật vẽ sơn dầu. Từ đó, một nền hội họa chuyên nghiệp, khoa học đầu tiên được ra đời theo tinh thần của thời đại mới, mà vẫn đảm bảo bám rễ sâu vào nguồn mạch văn hóa mỹ thuật truyền thống đã phát triển rực rở hàng ngàn năm của dân tộc. Trải qua hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, đến thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, ngày nay hội họa sơn dầu Việt Nam đã khẳng định được vai trò của mình và có những bước tiến đảng kể. Với tố chất thông minh, lòng ham mê học hỏi và nghiên cứu cùng với khiếu thẩm mỹ tinh tế, các học viên đầu tiên của trường đã dần lĩnh hội được nền tảng kiến thức,

tinh hoa của kỹ thuật vẽ sơn dầu phương Tây. Hơn thế nữa, họ còn thổi vào chất liệu này một luồng sinh khí mới, tạo nên một sức thu hút đặc trưng mà chỉ có tâm hồn, văn hóa Việt mới hình thành nên được. Ngay từ giai đoạn đầu của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam (1925 - 1931), những sáng tác bằng chất liệu sơn dầu của các họa sĩ Việt Nam đã ít nhiều có những sắc thái và nội dung hết sức riêng biệt, được phản ánh qua những tác phẩm có phong độ bậc thầy, với những tên tuổi như Nam Sơn, Lê Phổ, Mai Thứ, Lê Thị Lựu..., vai trò AS trong các tác phẩm của họ không những được thể hiện một chân thực, có chiều sâu vừa cho thấy sự tinh tế, sáng tạo đầy nét Á Đông.

2.3.2. AS trong tác phẩm tranh sơn dầu của hội họa Việt Nam tiêu biểu được tạo Tác phẩm “Bình văn” của họa sĩ Lê Huy Miến

Được coi là bức tranh sơn dầu đầu tiên của hội họa Việt Nam, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. “Bình văn” là một bức tranh sinh hoạt lấy chủ đề là một buổi bình văn của thầy đồ với tám người học trò nhỏ xung quanh. Trung tâm bức tranh là thầy đồ đang ngồi trên ghế, tay trái cầm sách, tay phải cầm bút chỉ vào trang sách. Tám người học trò ngồi phía dưới hướng về phía thầy giáo, phần lớn các em mặc áo dài chít khăn, trừ một em nhỏ còn để tóc trái đào. Tác giả dựng hình cân đối theo hình chóp nón quen thuộc của chủ nghĩa cổ điển châu Âu, phác hình trước tô màu sau, thầy đồ là trung tâm tác phẩm. Sự dàn trải của hai nhóm học trò làm cho tác phẩm cân bằng tương xứng trong không gian cổ kính êm đềm và trang trọng. Màu sắc được thể hiện qua những đường nét trau chuốt bổ sung cho nhau trong những gam màu: nâu, đỏ nâu, đen…, cho ta thấy tác giả vẽ rất tỉ mỉ, mặt tranh nhẵn bóng như mặt lụa không gợn một vệt bút lông, một nét buông tuồng xao động. Toàn bộ tác phẩm được bao phủ bới một lớp AS vàng, chiếu trực diện từ phía người xem. Tác giả chủ động xử lý tập trung luồng sáng vào khu vực trung tâm bức tranh, nhằm làm nổi bật vai trò của người thầy. AS chiếu thẳng cũng có tác dụng làm nổi bật hai mảng sáng tối: màu đậm của vải áo và màu sáng của gương mặt các nhân vật.

Tác phẩm “Nhà nho xứ Bắc” (hay) “Sĩ phu Bắc Hà” của họa sĩ Nam Sơn. Họa sĩ Nam Sơn là một trong những họa sĩ đầu tiên của Việt Nam được tiếp xúc và truyền thụ tinh thần hội họa châu Âu, cách nhìn xa gần với những phối cảnh, AS, hình khối, vẽ bóng, đo đạc, màu sắc những kiến thức này tạo ra các tác phẩm sơn dầu của họa sĩ Nam Sơn mang nhiều sắc thái chân thực và khoa học.

Tác phẩm “Nhà nho xứ Bắc” thể hiện chân dung

của cụ Sỹ Đức, một nhà nho yêu nước đã tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, trên nền màu nâu sẫm nổi bật gương mặt quắc thước, với cái nhìn rắn rỏi nhưng đượm buồn, trên đầu chít khăn trắng để tang cho nước mất nhà tan. Trong tác phẩm này, vai trò AS được tác giả phân tích và thể hiện khá tinh tế, nguồn sáng chính tập trung vào phần trọng tâm của chân dung làm nổi bật những nếp nhăn, những nét suy tư trên gương mặt, nhất là đôi mắt đầy tâm trạng của nhân vật. Khoảng tối phía sau và xung quanh nhân vật như ám chỉ hoàn cảnh ảm đạm của nước nhà lúc bấy giờ. Có thể nói tác giả Nam Sơn đã thành công trong việc khai thác tối đa khả năng diễn vai trò tả AS của chất liệu sơn dầu để tạo nên một bức chân dung đầy sức biểu cảm. Chính bức chân dung sơn dầu “Nhà nho xứ Bắc” đã làm cho họa sĩ V.Tardieu nể trọng tài năng của Nam Sơn và từ đó tin tưởng vào khả năng của người Việt Nam có thể vẽ được tranh sơn dầu như người châu Âu và nhận lời thuyết phục chính phủ Pháp qua bản đề cương xây dựng Trường Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội do Nam Sơn đề xướng năm 1923.

Tác phẩm “Em Thúy” của họa sĩ Trần Văn Cẩn Họa sĩ Trần Văn Cẩn là một trong những đại diện tiêu biểu của hội họa Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, là một trong những họa sĩ đầu tiên của Việt Nam được đào tạo bài bản và tốt nghiệp thủ khoa Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Bên cạnh năng lực chuyên môn vững vàng, tâm hồn nhạy cảm và trái tim đầy nhiệt huyết, họa sĩ Trần Văn Cẩn còn được nuôi dưỡng bởi một nguồn mạch văn hóa mỹ thuật vốn đã nhiều tầng, nhiều lớp của các dân tộc. Danh họa Trần Văn Cẩn là tấm gương sáng về lao động sáng tạo nghệ thuật và trách nhiệm trong công tác.

“Em Thúy”là tên gọi một bức tranh sơn dầu do họa sĩ Trần Văn Cẩn sáng tác năm 1943. Bức tranh này được xem là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Trần Văn Cẩn cũng như là một trong những đại diện tiêu biểu của tranh chân dung Việt Nam thế kỷ XX. Tác phẩm thể hiện chân dung bán thân một em gái ngồi trên ghế mây, hai tay chắp lại phía trước đặt trên đùi, đôi mắt hồn nhiên nhưng tư lự nhìn xa xăm.

Nhân vật Em Thúy có một gương mặt giản dị nhưng đáng yêu, hiện thân của tuổi trẻ, với đôi mắt đầy tin tưởng như muốn giao tiếp với mọi người, bố cục tác phẩm gọn gàng, chặt chẽ theo kiểu chân dung truyền thống. Cấu trúc tác phẩm bao gồm rất nhiều đường cong: đường cong của vai, của gương mặt, của đôi mắt nhân vật, đường cong của chiếc vòng đeo tay, chiếc ghế mây, nhịp điệu của các đường cong này tạo cảm giác yên bình, tao nhã, mềm mại. Không tả

kỹ khối và AS như tác phẩm chân dung “Nhà nho xứ Bắc”, AS và màu sắc trong tác phẩm này được tiết giảm và mang tính tượng trưng cao độ. Toàn bộ không gian tác phẩm được bao phủ bằng một lớp AS dịu nhẹ, trong trẻo tạo nên một hòa sắc ấm áp bao quanh nhân vật. Trong tác phẩm này, họa sĩ Trần Văn Cẩn sử dụng biện pháp nhấn mạnh các mảng đậm ở đôi mắt, chiếc vòng tay, cái ghế để làm nổi bật các mảng sáng, tăng thêm vẻ trong sáng cho nhân vật.

Bên cạnh bút pháp sơn dầu thoáng đạt, giàu biểu cảm ở các mảng rộng là cách vẽ các chi tiết giàu tính trang trí, phảng phất một không gian đậm tính Á Đông.

3. Kết luận

Hội họa là ngôn ngữ nghệ thuật luôn luôn đi đầu thách thức mà người nghệ sĩ trăn trở làm sao thể hiện được cái điều mình muốn nói trong một ngôn ngữ mà

người khác có thể đọc được, hiểu được nhầm truyền đạt được cái gu thẩm mỹ của người khác. Để làm được điều đó, người nghệ sĩ phải biết vận dụng tất cả kiến thức hội họa kinh nghiệm vốn sống của mình vào việc thuyết phục người xem trước hết là bằng thị giác. Việc hiểu rõ và vận dụng thành thạo các qui luật về thị giác trong đó có các nguyên lý AS, sẽ giúp người nghệ sĩ tự tin và vững vàng hơn trong quá trình sáng tác. AS không chỉ các họa sĩ hiện thực hay siêu thực khai thác mà còn hiện diện rất mạnh mẽ trong các tác phẩm trừu tượng, dã thú, biểu hiện, tượng trưng dù là AS theo chủ đề gì với mục đích nào thì các đối tượng trong tác phẩm cũng cần một khoảng không đặc trưng và trong khoảng không đó ít nhiều cũng có sự hiện diện của AS. Vai trò AS được sử dụng trong tác phẩm luôn luôn đem đến người xem cảm nhận sâu sắc vì AS có thể diễn tả được tư tưởng tinh thần tác giả, thứ AS trong chất liệu sơn dầu, sơn mài, lụa ... đều có giải pháp riêng, nắm vững vai trò AS thì người nghệ sĩ truyền tải được ý tưởng sáng tạo đem đến người xem hiểu rõ hơn tác phẩm được thể hiện bằng nhiều thủ pháp.

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Chỉnh (2005), Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

2. Lê Thanh Đức (2003), Nghệ thuật Modec và hậu Modec, NXB Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.

3. Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Thái Lai (1998), Lược sử mỹ thuật và mỹ thuật học, NXB Giáo dục. Hà Nội

4. Nguyễn Phi Hoanh (1978), Một số nền mỹ thuật thế giới, NXB Văn hóa, Hà Nội.

5. Đàm Luyện (2004), Giáo trình bố cục, NXB Đại học sư phạm. Hà Nội

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

141

1. Đặt vấn đề

Đất nước ta đang chuyển sang thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đến nay, về cơ bản Việt Nam đã trở thành một nước công nghiệp, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Chính trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và

Đào tạo tạo đã kí Thông tư số 32/2018/TT – BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới, đánh dấu bước chuyển mình đổi mới căn bản từ nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về thể chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ.[1] Chương trình môn Tiếng Việt (TV) ở tiểu học có nhiều ưu thế trong việc góp phần hình thành và phát triển toàn diện các năng lực và

luôn coi nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực (NL) cảm thụ văn học (CTVH) cho học sinh (HS) là một nhiệm vụ quan trọng. Dạy CTVH thông qua dạy đọc thơ cho HS lớp 4, 5 là dạy HS cách đọc các câu thơ để kích thích HS khám phá những gì ẩn dưới dòng thơ, để cho chúng vang lên có hồn, có hình ảnh, có màu sắc.

Vì vậy, phát triển và bồi dưỡng NL CTVH thông qua dạy đọc thơ cho HS là việc làm thiết thực, góp phần thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học TV ở tiểu học.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Tổ chức dạy học đọc – hiểu tác phẩm thơ

trong chương trình theo hướng phát triển NL CTVH 2.1.1. Hiểu nghĩa từ: Trong quá trình tìm hiểu bài, giáo viên (GV) cần giúp HS hiểu sâu sắc giá trị của những từ ngữ đó để HS hiểu hơn nội dung của bài.

Có thể sử dụng một trong các biện pháp giải nghĩa từ như sau:

+ Giải nghĩa bằng trực quan: Giải nghĩa bằng trực quan là dùng vật thật, mô hình, tranh ảnh… đây là

cách giải nghĩa từ bằng đối chiếu với vật thật, vật thay thế đại diện cho nghĩa của từ. Ví dụ: để giải thích từ:

dẻ cau, táu mật, muồng đen, trai đất, lát chun, lát hoa (Bè xuôi sông La - TV4 – tập 1) GV có thể cho HS quan sát hình ảnh các loại cây trên để HS hình dung rõ hơn về các loại gỗ quý.

+ Giải nghĩa bằng cách phân tích từ thành các thành tố: từ “đồng bào” là từ ghép gốc Hán, chỉ những người cùng giống nòi, cùng đất nước (đồng:

cùng; bào: màng bọc thai nhi), Tổ quốc là từ ghép gốc Hán có nghĩa đất nước của ông cha ta từ xưa để lại (Tổ: ông cha từ thời xa xưa; quốc: nước)…

+ Giải nghĩa bằng định nghĩa: là biện pháp giải nghĩa bằng cách nêu nội dung định nghĩa, ví dụ

“ông nội là cha của cha em”, “Tổ quốc là đất nước mình”,…

2.1.2. Hiểu nghĩa hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, biện pháp tu từ: Rèn luyện cho HS biết cảm nhận vẻ đẹp của hình ảnh nghệ thuật, chi tiết, biện pháp nghệ thuật trong văn bản nghệ thuật…là rất cần thiết, bởi nó phát huy được tính tích cực sáng tạo của HS

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC

Đề cương

Tài liệu liên quan