• Không có kết quả nào được tìm thấy

* ThS, Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia TpHCM

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NHẰM GIÚP HỌC SINH LỚP 5

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

193

lớp 6 trường Trung học cơ sở An Hòa, Châu Thành, An Giang về mức độ hoàn thành bài kiểm tra 15 phút đầu tiên ở lớp 6 của các em. Thời gian khảo sát là

tháng 10 năm 2019. Kết quả khảo sát được tính ra tỉ lệ %/119 HS như sau:

Bảng 1: Mức độ hoàn thành bài kiểm tra 15 phút đầu tiên của HS lớp 6, năm học 2019-2020

Mức độ hoàn thành bài kiểm tra 15 phút đầu tiên ở lớp 6 của em là bao nhiêu? Nếu chưa hoàn thành tốt, theo em,

lý do là gì?

Mức độ

hoàn thành Tỉ lệ % Lý do chưa hoàn thành Tỉ lệ %

< 50% 25,2% Không biết làm 7,6%

Làm sai, trả lời sai 5 % Làm không kịp 12,6%

50–65%

27,7% Viết không kịp 17,6%

Làm sai 1 câu 10,1%

66–75% 14,3% Làm sai một số câu 7,6%

Viết không kịp 5%

Làm thiếu ý 1,7%

76-85% 16% Không biết lý do 5,9%

Không làm kịp 7,6%

Làm sai 1 câu 2,5%

86-95% 16,8% Viết không kịp 15,1%

Làm thiếu ý 1,7%

> 95% 0%

Căn cứ vào kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy không có HS nào trong số 119 HS có bài kiểm tra đầu tiên ở lớp 6 đạt trên 9.5 điểm; 25,2% HS có điểm dưới 5; 27,7% HS đạt điểm từ 5 đến 6,5. Đây là hai khung điểm chiếm số lượng HS cao nhất. Các khung điểm còn lại tỉ lệ từ 14.3% đến 16,8%. Dù HS được chia thành 5 nhóm với 5 khung điểm khác nhau nhưng khi các em đưa ra lý do chưa hoàn thành tốt bài kiểm tra của mình thì cả 5 nhóm đều có chung 3 lý do sau: Viết không kịp hoặc làm không kịp; làm sai và làm thiếu ý.

Trong 3 lý do trên, việc HS làm sai hoặc làm thiếu ý, chủ yếu là vấn đề kiến thức. Tuy nhiên “viết không kịp hoặc làm không kịp” lại là vấn đề kỹ năng. Làm thế nào để HS bước vào lớp 6 với tâm thế sẵn sàng chiếm lĩnh kiến thức và làm tốt tất cả các bài kiểm tra? Chúng tôi đã phối hợp với GV chủ nhiệm các lớp 5A, 5B, 5C và 5D trường Tiểu học A An Hòa, Châu Thành, An Giang nhằm thực nghiệm một số giải pháp.

Thời gian thực nghiệm là HKII năm học 2019-2020.

2.2. Một số giải pháp giúp HS lớp 5 làm quen và có phản xạ nhanh chóng với hình thức kiểm tra 15 phút khi các em bước vào lớp 6

2.2.1. Thay đổi cách thức ôn tập, củng cố bài họcThông thường, GV củng cố bài, cho HS ôn tập, làm bài tập vận dụng vào vở, vào sách bài tập …mà

không chú trọng thời gian. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS không viết kịp khi các em làm bài kiểm tra 15 phút ở lớp 6.

Giải pháp chúng tôi đưa ra trong trường hợp này là GV cho HS làm bài tập vận dụng hoặc trả lời câu hỏi ôn tập vào giấy, thời gian làm bài từ 10 đến 15 phút, HS nào làm bài đúng và nộp cho GV trong thời gian quy định sẽ được tặng một “sao”. Cuối tuần, HS nào nhiều “sao” nhất sẽ được khen trước cả lớp và

được thưởng một món quà. GV cập nhật, tổng kết và khen thưởng theo tuần, theo tháng và theo học kỳ. Tiến hành thực nghiệm tại 4 lớp 5, trường Tiểu học A An Hòa. Bài “kiểm tra” đầu tiên, số HS làm đúng đáp án và trong thời gian quy định là: lớp 5A:

4/33HS, lớp 5B: 6/33HS, lớp 5C: 1/23HS và 5D:

1/26HS. Tuy nhiên, số HS nộp bài đúng yêu cầu đã tăng dần vào những lần “kiểm tra” sau. Kết quả bài thứ 2 cho thấy lớp 5A: 7 bài, 5B: 7 bài, 5C: 2 bài, 5D:

2 bài. Bài cuối cùng, trước khi HS kiểm tra cuối kỳ là: lớp 5A: 31 bài, 5B: 32 bài, 5C: 20 bài, 5D: 21 bài.

2.2.2. Khuyến khích HS viết báo cáo

Chúng tôi khuyến khích HS viết báo cáo cho các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. Việc viết báo cáo được tiến hành sau khi HS thảo luận nhóm hoặc sau những hoạt động cá nhân có sự sáng tạo và mang tính quá trình như lắp ráp mô hình; trồng một chậu cây; vẽ một bức tranh; quan sát vận động của một con vật, ... Việc viết báo cáo được yêu cầu thực hiện trong 5, 7 hoặc 10, 15 phút. Báo cáo đầu tiên ở các lớp đều được viết bởi HS với sự hướng dẫn từng từ, từng câu của GV. Những báo cáo sau đó HS phải tự viết.

Những báo cáo đúng yêu cầu, đúng thời gian cũng được thưởng 01 “sao”. Việc viết báo cáo không chỉ giúp HS tự củng cố lại bài học mà còn giúp các em rèn luyện kỹ năng viết chữ, kỹ năng dùng từ, đặt câu.

Cách thức trình bày một vấn đề bằng văn bản của HS ngày một hoàn thiện hơn cũng có nghĩa là các em sẽ làm một bài kiểm tra, một bài thi nhanh hơn.

2.2.3. Phản hồi báo cáo và chỉnh sửa bài làm cho HS Hết thời gian làm bài “kiểm tra” hoặc viết báo cáo, GV ngoài việc sửa bài cho cả lớp sẽ chọn từ 3 đến 5 bài để chỉ ra những lỗi cụ thể, những nội dung bị thừa hoặc còn thiếu theo yêu cầu, những cách dùng từ, đặt câu chưa đúng, chưa phù hợp... và khen ngợi những bài, những câu viết đúng, viết hay.

GV có thể hướng dẫn HS mủa quyển vở Kiểm tra,

hoặc làm sẵn giấy kiểm tra, hướng dẫn HS ghi trước những nội dung cố định. Các lỗi HS thường mắc là

diễn đạt dài dòng, không rõ nghĩa, dùng từ sai, viết câu sai hoặc trả lời thừa ý, thiếu ý... GV không mất quá nhiều thời gian cho việc chỉ ra và sửa những lỗi này cho HS. Dựa trên bài làm của HS, GV sẽ chỉ ra câu nào sai, từ nào sai, vì sao sai và sửa lại thế nào cho đúng. Khi mới bắt đầu, GV chỉ sửa 1 đến 2 bài, những lần sau có thời gian và HS đã quen với cách làm việc, GV có thể sửa nhanh và nhiều bài hơn. Kết quả bài báo cáo của 115 HS ở cuối HKII có chủ đề:

“Em hãy viết báo cáo cho GV chủ nhiệm về những việc em và gia đình đã làm để bảo vệ môi trường trong tuần vừa qua”, tất cả 115 HS đều hoàn tất báo cáo trong thời gian quy định là 10 phút. Tuy có một số HS viết qua loa, sơ sài nhưng nhìn chung, HS đã có kỹ năng trình bày vấn đề các em được yêu cầu và

đã rất có ý thức về thời gian.

Sau thời gian thực nghiệm, chúng tôi đã nhận được những kết quả đáng tin cậy, tuy nhiên, mục tiêu các giải pháp của chúng tôi là giúp HS lớp 5 làm quen và có phản xạ nhanh chóng với hình thức kiểm tra 15 phút khi các em vào học lớp 6. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành khảo sát sau khi 115 HS vào học lớp 6 và có bài kiểm tra 15 phút đầu tiên tại trường Trung học cơ sở An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Thời gian khảo sát là tháng 10 năm 2020.

Trong 115 HS từ trường Tiểu học A An Hòa nhập học tại trường có 33 HS học lớp 6A, 36 HS lớp 6B, 23 HS lớp 6C và 23 HS lớp 6D. Kết quả khảo sát được tính ra tỉ lệ %/115 HS như sau:

Bảng 2: Mức độ hoàn thành bài kiểm tra 15 phút đầu tiên của HS lớp 6, năm học 2020-2021 Mức độ hoàn thành bài kiểm tra 15 phút đầu tiên ở lớp 6 của em là bao nhiêu? Nếu chưa hoàn thành tốt, theo em,

lý do là gì?

Mức độ

hoàn thành Tỉ lệ % Lý do chưa hoàn thành Tỉ lệ %

< 50% 0,9% Không thuộc bài 0,9%

50 – 65% 9,5% Không biết làm 01 bài 5,2%

Làm sai một số câu 4,3%

66 – 75% 11,3% Làm sai một số câu 6,1%

Viết không kịp 2,6%

Làm thiếu ý 2,6%

76 – 85% 24,4% Làm sai 01 bài 12,2%

Không làm kịp 3,5%

Làm sai 1 câu 8,7%

86 – 95% 28,7% Viết không kịp câu cuối 11,3%

Làm thiếu ý 17,4%

> 95% 25,2% Làm sai một ý 0,9%

Đã hoàn thành tốt 24,3%

So sánh 2 kết quả khảo sát về mức độ hoàn thành bài kiểm tra 15 phút của HS lớp 6 ở 2 năm học, chúng ta thấy rõ, số HS đã được thực nghiệm có điểm dưới 5 (bảng 2) chỉ có 01/115 (chiếm 0,9%) trong khi ở bảng 1 là 30/119 (chiếm 25,2%), Số HS có điểm từ 9,6 trở lên ở bảng 1 không có HS nào nhưng ở bảng 2 là 29 HS (chiếm 25,2%). Số HS có điểm từ 8.6 đến 9.5 ở bảng 2 cũng cao hơn 11,9%. Đặc biệt số HS chưa hoàn thành tốt bài kiểm tra 15 phút với lý do

“viết không kịp, làm không kịp” đã giảm đáng kể từ 69% ở bảng 1 còn 17,4% ở bảng 2.

3. Kết luận

Mặc dù giữa cấp Tiểu học và Trung học cơ sở có sự thay đổi rất lớn về mặt khối lượng kiến thức, phương pháp giảng dạy, cách thức kiểm tra, đánh giá, tuy nhiên nếu các GV lớp 5 quan tâm hơn đến yếu tố tâm lý của HS, tạo điều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn và

kiên trì đồng hành cùng HS thì các em sẽ bước vào lớp 6 với tâm thế tự nhiên, thoải mái. So sánh kết quả khảo sát về mức độ hoàn thành bài kiểm tra đầu tiên của HS lớp 6 ở 2 năm học kế tiếp nhau, chúng ta thấy rõ sự khác biệt. Nhóm lớp được thực nghiệm các giải pháp đã khắc phục đáng kể tình trạng “viết không kịp, làm không kịp” vì các em đã biết cách chuẩn bị cho việc làm bài kiểm tra, viết trước những nội dung nào có thể, nhanh chóng tiến hành trả lời câu hỏi hoặc ghi lời giải một cách ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ.

Quan trọng hơn hết là những HS được thực nghiệm đã thấy quen thuộc với các hình thức làm bài kiểm tra hay tạo lập một văn bản. Chỉ cần HS hiểu bài, thuộc bài, các em đã có thể trình bày ngắn gọn, rõ ràng những nội dung mà các em muốn thể hiện với tâm thế chủ động, sẵn sàng. Như vậy, năng lực học tập của HS lớp 6 không chỉ phụ thuộc vào bản thân các em, vào GV giảng dạy lớp 6 mà còn có sự tác động rất lớn bởi các GV Tiểu học, đặc biệt là GV lớp 5.

Tài liệu tham khảo

1. Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

2. Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

3. Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

4 Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

195

1. Đặt vấn đề

Trong quá trình giảng dạy và học tập học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh (TTHCM), đã có sự áp dụng các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học phần nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc áp dụng các biện pháp chưa được tiến hành đồng bộ, chưa mang lại hiệu quả trọn vẹn cho quá trình giảng dạy học phần này trong nhà trường. Một trong những hoạt động chưa được chú ý nhiều đó là tổ chức hoạt động ngoại khóa (HĐNK). Trong khi, hoạt động này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển toàn diện người học về cả kiến thức cũng như các kỹ năng sống. Vì thế, bài viết sẽ góp phần làm rõ sự cần thiết phải tổ chức HĐNK cũng như những hình thức HĐNK trong giảng dạy học phần TTHCM.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Khái niệm HĐNK và sự cần thiết tổ chức HĐNK trong giảng dạy học phần TTHCM

2.1.1. Khái niệm HĐNK

HĐNK là một thuật ngữ để chỉ các hình thức hoạt động kết hợp dạy học với vui chơi ngoài lớp, nhằm mục đích gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội. HĐNK là một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng trong nhà

trường. Hoạt động này có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động chính khóa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh, sinh viên (SV). HĐNK học phần TTHCM là hoạt động giáo dục ngoài giờ học chính khóa được tổ chức với nhiều hình thức khác nhau

nhằm giúp SV củng cố tri thức, hiểu rõ nội dung học phần một cách đầy đủ và sâu sắc hơn, đồng thời bổ sung cho SV các kĩ năng và kinh nghiệm sống giúp SV phát triển một cách toàn diện.

2.1.2. Sự cần thiết tổ chức HĐNK trong giảng dạy học phần TTHCM

2.1.2.1. Tổ chức HĐNK có vai trò lớn trong việc nâng cao chất lượng học phần

Cùng với các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại thì phương pháp tố chức HĐNK cho SV đóng một vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng học phần TTHCM. HĐNK bao gồm các hoạt động ngoài giờ học chính như các buổi tham quan, dã ngoại, tham quan bảo tàng, triển lãm phục vụ môn học, các buổi hội thảo chuyên đề, các phong trào đoàn thể, hoạt động xã hội, hoạt động văn thể mỹ...nhờ đó các kiến thức được tiếp thu ở trên lớp có cơ hội được áp dụng, mở rộng thêm trên thực tế, đồng thời có tác dụng nâng cao hứng thú của hoạt động chính khóa. Tham gia HĐNK là biểu hiện tinh thần tập thể, tính kỷ luật và

tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, nhu cầu học hỏi bạn bè và

có thể tự điều chỉnh và hoàn thiện bản thân. Thực tế, thông qua HĐNK chất lượng học phần ở các lớp cao hơn. HĐNK là một quá trình vận động, kết hợp nhiều yếu tố, biện pháp thuộc nhiều phương diện khác nhau của người dạy và người học, của nội dung - hình thức và quy trình dạy học.

Tác dụng tích hợp của HĐNK được khẳng định ở chỗ: nó gắn kết được giữa lý thuyết và thực hành, làm cho vốn kiến thức của SV được liên kết, được mở rộng, được củng cố sâu hơn (vì nguồn tư liệu được sưu tầm rất đa dạng và phong phú), giúp SV tập dượt với công việc của người nghiên cứu (Biết cách xử lý

CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG

Đề cương

Tài liệu liên quan