• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tống Trương Thanh Phương*

ABSTRACT

The teaching of biology experiments of the Human Anatomy and Physiology part at the secondary school level often encounters many difficulties due to the lack of equipment, instruments, chemicals, or because of the unsuccessful implementation of the experiments as described in the instructions. To overcome these difficulties, we have identified possible situations in the teaching of the Human Anatomy and Physiology experiments at the secondary school level and proposed appropriate solutions to help teachers and students perform well in teaching and practicing biology experiments in secondary schools nowadays.

Keywords: Situation, situation handling, practice experiments, Human Anatomy and Physiology Ngày nhận bài: 4/8/2021; Ngày phản biện: 6/8/2021; Ngày duyệt đăng: 12/8/2021

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

93

có các bài thực hành thí nghiệm tương tự như: Sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương, băng bó vết thương khi bị chảy nhiều máu, đo huyết áp, hô hấp nhân tạo, cấp cứu người đuối nước, đo thân nhiệt…

Nhìn chung, các thí nghiệm thực hành của hai chương trình khá tương đương nhau. Chủ yếu cho HS tìm hiểu về cấu tạo, chức năng một số cơ quan của cơ thể người cũng như các vấn đề vệ sinh cơ thể người.

2.3. Hệ thống tình huống và hướng xử lý trong dạy học các bài thực hành thí nghiệm phần Giải phẫu Sinh lý người cấp THCS

Qua nghiên cứu, tác giả đã xác định được 20 tình huống thường gặp phải và đề xuất được hướng xử lý trong giảng dạy các bài thực hành thí nghiệm phần Giải phẩu Sinh lý người cấp THCS. Những tình huống này được phân loại thành các nhóm như sau:

Tình huống an toàn phòng thí nghiệm, tình huống khi tiến hành thí nghiệm và tình huống khi giảng dạy thí nghiệm. Trong bài báo này, tác giả giới thiệu một số tình huống điển hình, xem đây là những ví dụ mẫu để GV và HS tham khảo từ đó có thể xử lý được những tình huống diễn ra tương tự khi gặp phải.

2.3.1. Thực hành thí nghiệm “Quan sát tế bào và mô”

a. Mục tiêu

- HS chuẩn bị được tiêu bản tạm thời tế bào mô cơ vân.

- Quan sát và vẽ các tế bào trong các tiêu bản đã làm sẵn: Tế bào niêm mạc miệng (mô biểu bì), mô sụn, mô xương, mô cơ vân, mô cơ trơn, phân biệt bộ phận chính của tế bào gồm màng sinh chất, chất tế bào và nhân.

- Phân biệt được điểm khác nhau của mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết.

b. Chuẩn bị thí nghiệm

Các nguyên liệu và dụng cụ sau: Ếch (1 con);

Dung dịch sinh lý 0,65% NaCl; Nước cất; Thuốc nhuộm; Lam kính; Lamen; Kính hiển vi; Dung dịch axit axetic 1%.

c. Cách tiến hành thí nghiệm

- Thí nghiệm quan sát mô biểu bì: Súc miệng thật sạch, dùng thìa đã khử trùng gạt nhẹ lớp niêm mạc miệng phía trong má rồi dàn đều trên bản kính đã nhỏ giọt thuốc nhuộm tím, đậy la men lại.

- Thí nghiệm quan sát mô liên kết: Mổ đùi ếch, lấy vài lát sụn thật mỏng, đem nhuộm với thuốc nhuộm tím trong 2 phút, sau đó rửa bằng nước sạch, đặt lên bản kính và đậy lamen lại.

- Thí nghiệm quan sát mô cơ: Rạch bao cơ đùi ếch, lấy những sợi mảnh nằm dọc bắp cơ đặt lên bản kính sau đó nhỏ 1 giọt dung dịch sinh lí 0,65% NaCl lên mẫu vật và đậy lamen lại.

d. Kết quả thí nghiệm

Hình 2.1a. Mô biểu bì Hình 2.1b. Mô xương

Hình 2.1c. Mô cơ e. Các tình huống

* Tình huống 1: Để tiến hành thí nghiệm quan sát tế bào và mô đòi hỏi phải có axit axetic 1%. Tuy nhiên trong phòng thí nghiệm không có hóa chất này thì phải làm sao?

Hướng xử lý: Có thể thay thế axit axetic 1% bằng giấm ăn vaanc cho được kết quả như trong hình ảnh.

* Tình huống 2: Trong quá trình tiến hành thí nghiệm quan sát mô cơ của ếch nếu HS có hỏi: Có thể thay thế mô cơ đùi bằng mô cơ bụng được không?

GV trả lời thế nào?

Hướng xử lý: Khi thay thế mô cơ ở đùi ếch bằng mô cơ ở bụng, kết quả thí nghiệm không bị ảnh hưởng, mục tiêu đề ra vẫn đạt được vì mô cơ ở đùi hay mô cơ ở bụng của ếch đều cấu tạo là mô cơ vân.

Cũng có thể thay thế cơ đùi ếch bằng cơ có trong thịt lợn.

* Tình huống 3: Thực tế ở một số vùng tìm kiếm ếch rất khó, nếu có mua thì quá đắt. Có thể thay thế bằng mẫu vật gì?

Hướng xử lý: Có thể thay thế mẫu vật ếch bằng cóc, kết quả thí nghiệm không thay đổi.

* Tình huống 4: Sau khi lên tiêu bản HS thường nhìn không rõ các loại mô như trong hình ảnh thì nên xử lý thế nào?

Hướng xử lý: Để tiêu bản có thể nhìn được rõ, chúng ta cho thể dùng thuốc nhuộm Lugol thì sản phẩm xem có thể nhìn rõ và ra màu vàng đặc trưng hoặc dùng Carmin thì có màu đỏ rất dễ quan sát sản phẩm.

2.3.2. Thực hành thí nghiệm “Tìm hiểu thành phần hóa học và tính chất của xương”

a. Mục tiêu: HS xác định được thành phần hoá

học và các tính chất của xương.

b. Chuẩn bị thí nghiệm: Xương đùi ếch; Dung dịch acid clohidrid (HCl) 10%, Cốc thuỷ tinh; Đèn cồn; Panh kim loại...

c. Cách tiến hành thí nghiệm

Thí nghiệm1: Lấy một xương đùi ếch (hoặc xương sườn gà, xương ngón chân gà) ngâm trong cốc đựng dung dịch acid clohidrid (HCl) 10%. Sau 10 – 15 phút lấy ra, thử uốn xem xương cứng hay mềm? (hình 2.2a).

Thí nghiệm 2: Đốt một mẫu xương bất kỳ trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa. Bóp nhẹ phần xương đã đốt, có nhận xét gì?

(hình 2.2b) d. Kết quả:

- Xương ngâm trong dung dịch HCl 10% sau một thời gian xương sẽ mềm và có thể uốn cong được.

- Xương đốt trên ngọn đèn cồn sẽ bị cháy đen và

dễ bóp nát.

Hình 2.2b. Đốt xương trên ngọn lửa đèn cồn (Nguồn: Sách giáo khoa Sinh học 8, NXB Giáo dục 2003)

e. Các tình huống

* Tình huống 1: Thực tế làm thí nghiệm trên lớp bằng cách lấy một xương đùi ếch (hoặc xương sườn gà, xương ngón chân gà) ngâm trong cốc đựng dung dịch acid clohidrid (HCl) 10% sau 10 – 15 phút không cho kết quả như mong muốn. Xương không kịp mềm.

Hướng xử lý: Trong thực tế làm thí nghiệm, ngâm xương đùi ếch trong dung dịch HCl 10% với thời gian 10-15ph thì xương chưa kịp mềm mà phải tăng thời gian 45-60ph, hoặc tăng nồng độ dung dịch HCl.

* Tình huống 2: Đốt một mẫu xương đùi ếch trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa phải tốn thời gian rất lâu.

Hướng xử lý: Nên chọn các xương của ếch có

kích thước nhỏ như xương chi trước, xương ức sẽ tiết kiệm thời gian đốt nhất.

* Tình huống 3: Trong quá trình đốt trên ngọn đèn cồn, nếu dùng panh kim loại để kẹp mẫu khi đốt thường rất nóng tay nên HS đốt không cháy hết và rất mất thời gian. Điều này nên xử lý thế nào?

Hướng xử lý: Thực tế để đốt cho xương cháy hết mà không bị nóng tay, GV cần chuẩn bị cho HS giá đốt (hình 2.3). Mẫu xương sẽ đốt được nhanh hơn và

không gây nguy hiểm cho HS.

Hình 2.3. Xương ếch được đốt trên giá 3. Kết luận

Trên cơ sở thực hiện lại các bài thực hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn có trong sách giáo khoa cũng như khảo sát thực trạng dạy học các bài thực hành thí nghiệm phần Giải phẫu Sinh lý người ở một số trường THCS. Tác giả đã xác định được hơn 20 tình huống và đề xuất hướng xử lý phù hợp. Qua thực tiễn dạy học, các tình huống này đã được các GV môn Sinh học cấp THCS đón nhận và áp dụng có hiệu quả, nâng cao chất lượng dạy học các bài thực hành thí nghiệm ở cấp THCS hiện nay.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình môn Khoa học tự nhiên, ban hành kèm theo thông tư 32/2018, Hà Nội.

2. Lê Minh Đức, Phan Đức Duy (2018), Xử lí tình huống khi thực hiện tiêu bản hiển vi tạm thời quan sát đột biến số lượng nhiễm sắc thể ở thực vật, Tạp chí giáo dục. 424 (Kì 2),51-54

3. Mai Sĩ Tuấn và cộng sự (2013), Thực hành sinh học trong trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

4. Nguyễn Quang Vinh, Trần Đăng Cát, Đỗ Mạnh Hùng (2003), Sinh học 8, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Nguyễn Quang Vinh, Trần Đăng Cát, Đỗ Mạnh Hùng (2009), Sách giáo viên Sinh học 8, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Hình 2.2a. Ngâm xương trong dung dịch HCl 10%

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

95

1. Đặt vấn đề

Trong thời đại “thông tin và quá trình tiếp cận với thông tin được rút ngắn và phát triển theo hàm số mũ”

đòi hỏi giáo dục phải thay đổi phương pháp truyền tải những thông tin bắt buộc từ giáo viên (GV) đến học sinh (HS) trong một khoảng thời gian hạn định. Trong chương trình vật lý 11, kiến thức phần Từ trường có nhiều ứng dụng trong thực tế, nhưng thời gian trên lớp không đủ để GV tổ chức tất cả các hoạt động học tập và việc bồi dưỡng năng lực tự học (NLTH) cho HS gặp không ít khó khăn. Với những thế mạnh vốn có, mạng xã hội (MXH) Facebook có thể khắc phục những khó khăn trong việc bồi dưỡng NLTH cho HS phần “Từ trường” Vật lý 11 trung học phổ thông.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Thực trạng dạy học theo hướng bồi dưỡng NLTH của HS ở trường THPT hiện nay

Về các nội dung tự học (TH): về thời lượng có 50,4% HS dành thời gian cho hoạt động TH trung bình mỗi ngày từ 1 giờ trở lên; về quan điểm có 52,9% cho rằng TH là quá trình chủ động, độc lập nhận thức trên lớp, tích cực hỏi thầy cô, bạn bè khi không hiểu bài; về lý do có 13,3% HS TH vì thầy cô yêu cầu, vì sự quản lý, ép buộc của gia đình và 63,1%

TH vì HS muốn có kết quả học tập tốt; về phương pháp có 61,2% TH bằng phương pháp kết hợp nghe giảng, ghi chép kết hợp với việc sử dụng sách giáo khoa (SGK) và TLTK và có 54,0% mong muốn TH

bằng phương pháp tự tìm tòi, tìm hiểu qua Internet và trao đổi, chia sẻ qua MXH; về hình thức có 52,9%

chọn hình thức TH theo nhóm và 50,3% chọn hình thức TH một mình với sự hỗ trợ của các phương tiện, dụng cụ học tập.

Về sự tiện ích của MXH Facebook đối với hoạt động TH: có 63,1% HS thường xuyên lên MXH Facebook nhằm mục đích giải trí, hiếm khi tìm kiếm, trao đổi và tải thông tin phục vụ cho việc học tập; có 32,3% HS thường xuyên trao đổi với GV qua MXH Facebook về những nội dung còn vướng mắc hoặc tự mình quan sát, đo đạc, điều tra, nghiên cứu; có 80,4%

MXH Facebook có vai trò là phương tiện liên kết các thành viên trên Internet lại với nhau nhằm tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin, không phân biệt vị trí địa lý, giới tính, độ tuổi và thời gian; có 50,7% quan điểm cho rằng MXH Facebook là công cụ hữu ích để cá nhân/nhóm học tập có thể thực hiện các nhiệm vụ về STEM trong các chủ đề học tập của giáo viên;

có 47,3% CMHS lo ngại sử dụng MXH Facebook không hợp lý sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập; có 61,4% CMHS ủng hộ con mình sử dụng MXH Facebook để phục vụ việc học tập và bồi dưỡng các năng lực học tập của HS, có 57,8% MXH Facebook ủng hộ việc TH qua MXH Facebook vì dễ sử dụng, dễ tương tác và đạt hiệu quả cao trong học tập; có 53,6%

HS cho rằng MXH Facebook có vai trò quan trọng trong việc kết nối, giao lưu, trao đổi nội dung, phương pháp học tập giữa các HS với nhau, hoặc giữa GV với HS và ngược lại một cách dễ dàng.

BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG

Đề cương

Tài liệu liên quan