• Không có kết quả nào được tìm thấy

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

95

1. Đặt vấn đề

Trong thời đại “thông tin và quá trình tiếp cận với thông tin được rút ngắn và phát triển theo hàm số mũ”

đòi hỏi giáo dục phải thay đổi phương pháp truyền tải những thông tin bắt buộc từ giáo viên (GV) đến học sinh (HS) trong một khoảng thời gian hạn định. Trong chương trình vật lý 11, kiến thức phần Từ trường có nhiều ứng dụng trong thực tế, nhưng thời gian trên lớp không đủ để GV tổ chức tất cả các hoạt động học tập và việc bồi dưỡng năng lực tự học (NLTH) cho HS gặp không ít khó khăn. Với những thế mạnh vốn có, mạng xã hội (MXH) Facebook có thể khắc phục những khó khăn trong việc bồi dưỡng NLTH cho HS phần “Từ trường” Vật lý 11 trung học phổ thông.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Thực trạng dạy học theo hướng bồi dưỡng NLTH của HS ở trường THPT hiện nay

Về các nội dung tự học (TH): về thời lượng có 50,4% HS dành thời gian cho hoạt động TH trung bình mỗi ngày từ 1 giờ trở lên; về quan điểm có 52,9% cho rằng TH là quá trình chủ động, độc lập nhận thức trên lớp, tích cực hỏi thầy cô, bạn bè khi không hiểu bài; về lý do có 13,3% HS TH vì thầy cô yêu cầu, vì sự quản lý, ép buộc của gia đình và 63,1%

TH vì HS muốn có kết quả học tập tốt; về phương pháp có 61,2% TH bằng phương pháp kết hợp nghe giảng, ghi chép kết hợp với việc sử dụng sách giáo khoa (SGK) và TLTK và có 54,0% mong muốn TH

bằng phương pháp tự tìm tòi, tìm hiểu qua Internet và trao đổi, chia sẻ qua MXH; về hình thức có 52,9%

chọn hình thức TH theo nhóm và 50,3% chọn hình thức TH một mình với sự hỗ trợ của các phương tiện, dụng cụ học tập.

Về sự tiện ích của MXH Facebook đối với hoạt động TH: có 63,1% HS thường xuyên lên MXH Facebook nhằm mục đích giải trí, hiếm khi tìm kiếm, trao đổi và tải thông tin phục vụ cho việc học tập; có 32,3% HS thường xuyên trao đổi với GV qua MXH Facebook về những nội dung còn vướng mắc hoặc tự mình quan sát, đo đạc, điều tra, nghiên cứu; có 80,4%

MXH Facebook có vai trò là phương tiện liên kết các thành viên trên Internet lại với nhau nhằm tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin, không phân biệt vị trí địa lý, giới tính, độ tuổi và thời gian; có 50,7% quan điểm cho rằng MXH Facebook là công cụ hữu ích để cá nhân/nhóm học tập có thể thực hiện các nhiệm vụ về STEM trong các chủ đề học tập của giáo viên;

có 47,3% CMHS lo ngại sử dụng MXH Facebook không hợp lý sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập; có 61,4% CMHS ủng hộ con mình sử dụng MXH Facebook để phục vụ việc học tập và bồi dưỡng các năng lực học tập của HS, có 57,8% MXH Facebook ủng hộ việc TH qua MXH Facebook vì dễ sử dụng, dễ tương tác và đạt hiệu quả cao trong học tập; có 53,6%

HS cho rằng MXH Facebook có vai trò quan trọng trong việc kết nối, giao lưu, trao đổi nội dung, phương pháp học tập giữa các HS với nhau, hoặc giữa GV với HS và ngược lại một cách dễ dàng.

BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG

2.2. Bồi dưỡng NLTH cho HS với sự hỗ trợ của MXH Facebook

2.2.1. Cấu trúc của NLTH

Theo các công trình nghiên cứu trước đây về vấn đề TH, việc phân tích cấu trúc của NLTH chưa được đề cập chi tiết, do đó đây là vấn đề cần được nghiên cứu. Căn cứ vào yêu cầu cần đạt về NL của HS theo chương trình giáo dục phổ thông, NLTH có những NL thành tố với các biểu hiện hành vi tương ứng. Cấu trúc của NLTH gồm các thành tố:Nội lực của chủ thể trong hoạt động TH; Ngoại lực tác động đến chủ thể trong hoạt động TH; Xây dựng, thực hiện và điều chỉnh kế hoạch học tập; Đánh giá, phản ánh giải pháp.

2.2.2. Bồi dưỡng các năng lực thành tố của NLTH cho HS với sự hỗ trợ của MXH Facebook

2.2.2.1. Bồi dưỡng cho HS phát huy các yếu tố nội lực trong hoạt động TH với sự hỗ trợ của MXH Facebook:

Bồi dưỡng cho HS rèn luyện kỹ năng tự quản lý trong TH với sự hỗ trợ của MXH Facebook: Muốn TH tốt, cần phải hướng cho HS quản lý được hoạt động TH của bản thân mình để học tập chủ động, học tập tự giác. Hoạch định quá trình và các hoạt động TH với sự hỗ trợ của MXH Facebook. Quản lý phương tiện và môi trường TH cá nhân như phương tiện và môi trường TH bao gồm: địa điểm; các tài liệu, phương tiện hỗ trợ cho quá trình TH; không gian TH. Giám sát, đánh giá, phản hồi quá trình và kết quả TH.

Tạo động cơ, hứng thú cho HS trong TH với sự hỗ trợ của MXH Facebook: Động cơ hứng thú nhận thức hình thành và đến được với HS một cách tự nhiên khi bài học có nội dung mới lạ, thú vị, bất ngờ và chứa nhiều những yếu tố nghịch lí, gợi sự tò mò được thể hiện qua MXH Facebook. Động cơ này sẽ xuất hiện thường xuyên khi GV tăng cường tổ chức các trò chơi nhận thức, các cuộc thảo luận hay các biện pháp kích thích tính tự giác tích cực từ TH qua các nhóm trên MXH Facebook.

2.2.2.2. Bồi dưỡng cho HS vận dụng các yếu tố ngoại lực tác động đến hoạt động TH

GV định hướng cho HS phương pháp TH, tự nghiên cứu qua các nội dung được cụ thể hóa qua các chủ đề học tập, hướng dẫn HS sử dụng các nguồn học liệu một cách thích hợp, hiệu quả. Sử dụng MXH Faceboook hướng dẫn HS trao đổi, chia sẻ thông tin, định hướng các nội dụng học tập nhằm bồi dưỡng NLTH cho HS. Hướng dẫn HS quản lý phương tiện và

môi trường TH cá nhân như: hướng dẫn HS phương pháp, cách thức lựa chọn, sắp xếp, bố trí địa điểm TH với các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh, hình ảnh,

mùi hương ... phù hợp để kích thích sự sáng tạo, kích thích tư duy, duy trì thái độ tập trung và tạo dựng tinh thần TH tốt hơn.

2.2.2.3. Bồi dưỡng NL lập, thực hiện và điều chỉnh kế hoạch học tập;

- Bồi dưỡng NL xác định mục tiêu học tập: Khi xác định mục tiêu học tập, GV phải chỉ ra cho HS thấy được TH là quá trình tìm kiếm, phát hiện, chiếm lĩnh, phát triển kiến thức, kĩ năng và thái độ học tập. Tức là, chỉ ra phương pháp tự học để đạt được kết quả theo đúng mục tiêu đã được xác định. Dựa vào các chủ đề của môn học GV đưa lên MXH Facebook, HS sẽ chủ động thực hiện các nhiệm vụ qua hoạt động TH với sự hỗ trợ của các phương tiện học tập và MXH Facebook.

- Bồi dưỡng NL lập và điều chỉnh kế hoạch học tập: Thực hiện một chủ đề của môn học dưới hình thức TH với sự hỗ trợ của MXH Facebook không nhất thiết phải bám theo một thời gian biểu cố định. Vì thế, HS dưới sự hướng dẫn của GV có thể tự điều chỉnh quá trình học, kiểm soát tốc độ học, công cụ học tập, địa điểm học cũng như khối lượng kiến thức mà họ muốn thu nhận. Họ được tự mình quyết định cách thức thu nhận kiến thức, kĩ năng phù hợp với khả năng và

phong cách học của chính mình. TH với sự hỗ trợ của MXH Facebook sẽ giúp cho HS ghi nhớ kiến thức nhanh hơn thông qua tính tương tác của nó, cho phép HS tăng tốc độ học thông qua các công cụ học tập mà

HS đã quen thuộc và tiếp nhận những công cụ học tập mà HS ít sử dụng nhất. HS sẽ được giải đáp thắc mắc qua trao đổi, chia sẻ thông tin trên nhóm Facebook học tập mà không phải chờ đến lớp học.

- Bồi dưỡng NL thực thiện kế hoạch học tập: Sự phổ biến rộng rãi của MXH Facebook đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện kế hoạch học tập. HS sẽ được chủ động thực hiện các nhiệm vụ qua các hoạt động TH mà không bó buộc về mặt không gian và thời gian. Khi thực hiện một chủ đề của môn học thông qua hoạt động TH với sự hỗ trợ của MXH Facebook, HS sẽ thoải mái trao đổi, chia sẻ các nội dung vấn đề nghiên cứu, HS có thể dễ dàng trao đổi với nhau, với GV qua nhóm facebook học tập hoặc qua email... Các trao đổi này có tác dụng hỗ trợ tích cực cho quá trình học và TH của HS. Với sự hỗ trợ của MXH Facebook, các bài giảng, hình ảnh minh hoạ, âm thanh, video… tăng tính hấp dẫn cho bài học. HS không chỉ tự tìm hiểu các nội dung định hướng của GV mà còn xem những ví dụ minh hoạ trực quan, thậm chí còn có thể tương tác với GV và các bạn HS với nhau nên khả năng nắm bắt kiến thức cũng tăng lên.

2.2.2.4. Bồi dưỡng NL đánh giá, phản ánh giải

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

97

pháp.

Nội dung của chủ đề của môn học được đưa lên nhóm MXH Facebook nên được trao đổi, chia sẻ một cách thường xuyên, liên tục của các thành viên trong nhóm và tương tác trực tiếp với GV nhằm đáp ứng và

phù hợp với nhu cầu TH của HS. Bên cạnh đó nhờ hệ thống bài tập kiểm tra, đánh giá, HS có thể đánh giá ngay được KQHT của bản thân một cách thường xuyên, khách quan, kịp thời và nhanh chóng, nhờ vậy HS sẽ kịp thời điều chỉnh cách thức, nhịp độ học tập của mình. Như vậy, muốn bồi dưỡng NL nào đó phải thông qua rèn luyện các kỹ năng cần thiết tương ứng với loại NL đó. Việc bồi dưỡng NLTH cho HS được thực hiện thông qua việc rèn luyện có chủ đích, có PP cho HS hệ thống các NLTH. Cụ thể, muốn bồi dưỡng NLTH cho HS phải thông qua rèn luyện các kỹ năng TH, tự nghiên cứu trong hoạt động học tập. Để có thể bồi dưỡng NLTH cho HS thì bản thân các em phải có ý chí quyết tâm cao độ, luôn tìm tòi phương pháp học tập tốt, phải học bằng chính sức mình, nghĩ bằng cái đầu mình, nói bằng lời nói của mình, viết theo ý mình, không rập khuôn theo câu chữ của thầy, rèn luyện khả năng độc lập suy nghĩ, suy luận đúng đắn và linh hoạt sáng tạo thông qua những câu hỏi và bài tập.

2.3. Tổ chức bồi dưỡng NLTH cho HS trong dạy học phần Từ trường với sự hỗ trợ của MXH Fcae-book2.3.1. Xây dựng trang MXH Facebook dạy học các chủ đề

Sử dụng trang MXH Facebook tiến hành triển khai hoạt động học tập TH cho HS tuân theo các nguyên tắc thiết kế như sau:

GV: GV là người phụ trách quản trị nhóm học tập của HS. GV có quyền quản lý thông tin của các HS trong nhóm. Ngoài ra còn phải giải đáp các vấn đề thắc mắc của HS.

HS: Là những người được mời hoặc đăng ký tham gia xin vào nhóm học tập và được người quản trị GV chấp nhận vào nhóm học tập đó. HS được quyền học các nội dung bài học do GV biên soạn, yêu cầu trả lời các vấn đề thắc mắc và tham gia tương tác trên nhóm do người quản trị GV tổ chức.

Đăng bài trên trang MXH Facebook

Để đăng bài lên facebook, chúng tôi kích vào link

“cập nhật trạng thái” để soạn bài đăng và up file đính kèm.2.3.2. Nội dung dạy học phần Từ trường với sự hỗ trợ của MXH Facebook

- Các nội dung dạy học phần Từ trường thể hiện ở chủ đề “Khám phá Từ trường Trái đất” được cụ thể hóa qua các nhiệm vụ học tập sau:

+ Nhiệm vụ 1: Trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung của phần “Từ trường” (Phụ lục 9).

+ Nhiệm vụ 2: Giải quyết tình huống về “NHỮNG CUỘC DI CƯ KHÔNG LẠC LỐI” của những chú Chim nhạn biển. Làm thế nào mà các loài chim di trú biết được đâu là hướng Bắc? Có phải chăng chúng đã “nhìn” được từ trường của Trái Đất để định hướng toàn cầu trong khi bay?

+ Nhiệm vụ 3: Thực hiện hồ sơ sản phẩm của hoạt động TH.

2.3.3. Qui trình sử dụng MXH Facebook tổ chức hoạt động TH cho HS

Một trong những bước cuối cùng trong chức DH theo hình thức TH với sự hỗ trợ của MXH Facebook, là GV đăng các bài về chủ đề học tập lên MXH Facebook của mình về các chủ đề học tập để HS có thể so sánh về những thông tin của mình và của GV trong chủ đề. Sự so sánh này cũng là biện pháp nhắc lại kiến thức, củng cố những kiến thức mà HS đã tìm hiểu, nhấn mạnh những vấn đề trọng tâm của chủ đề. Có thể mô phỏng qui trình GV sử dụng MXH Facebook tổ chức hoạt động TH cho HS qua sơ đồ sau:

3. Kết luận

Quy trình tổ chức bồi dưỡng NLTH cho HS với sự hỗ trợ của MXH Facebook trong dạy học VL ở trường THPT, các bài giảng, các hướng dẫn về PP TH được thiết kế phù hợp và có tính khả thi cao, đáp ứng được mục tiêu dạy học và góp phần đổi mới PPDH theo hướng tập trung vào người học, tạo thuận lợi cho GV tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học vật lí THPT. Các tiêu chí đánh giá NLTH của HS với sự hỗ trợ của MXH Facebook đảm bảo tính hợp lí và

kiểm tra được. Từ kết quả nêu trên cho phép kết luận các nội dung bồi dưỡng đề ra là đúng đắn. Phương pháp tổ chức dạy học theo hướng bồi dưỡng NLTH cho HS với sự hỗ trợ của MXH Facebook trong dạy học VL ở trường THPT là hoàn toàn khả thi.

Tài liệu tham khảo

1. Thái Duy Tuyên (2003), “Bồi dưỡng NLTH cho HS”, Tạp chí Giáo dục, ISSN 2354-0753, Số 74.

2. Nguyễn Gia Cầu (2016), “Về việc bồi dưỡng NLTH cho HS”, Tạp chí Giáo dục, ISSN 2354-0753, Số 390.

3. Nguyễn Thị Tuyết Mai và Nhâm Phong Tuân (2014), Nghiên cứu ứng dụng MXH facebook trong việc hỗ trợ đổi mới giảng dạy tại trường Đại học, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại số 68/2014

4. Lê Công Triêm (2001), Bồi dưỡng NLTH, tự nghiên cứu cho sinh viên đại học, Tạp chí Giáo dục.

1. Đặt vấn đề

Rơm rạ là một trong những nguyên liệu dồi dào lignoxenlulozơ nhất trên thế giới.Trong rơm rạ chứa ba thành phần chính là xenlulozơ (gần 40%), hemixenlulozơ (trên 30%) và lignin (gần 20%), đây là

những polyme sinh học, có khả năng thay thế những vật liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Việc tách chiết và chế biến sâu 3 thành phần chính của rơm rạ chưa thực sự nhận được sự quan tâm đúng mức. Một trong những sản phẩm đi từ lignin có nhiều ứng dụng đó là lignosulfonate (LS).

LS dạng bột và dạng lỏng đều có màu nâu nhạt. Nó có tính chất hoạt động bề mặt mạnh do bản chất là một polyme tự nhiên có gắn thêm các nhóm sulfonic thân nước và thường được sử dụng làm tác nhân phân tán và hấp phụ bề mặt. Ngoài tính hoạt động bề mặt ra, LS còn có tính kết dính, có thể làm kết tụ các hạt rắn không có đủ khả năng tự kết dính. Khi bị thấm ướt, LS tăng độ dính và tính kết tụ nhờ có khả năng giữ và

hấp thụ nước.

LS được điều chế chủ yếu từ lignin đi từ cây gỗ, còn lignin đi từ rơm rạ chưa được quan tâm nghiên cứu, chính vì vậy việc nghiên cứu điều kiện tổng hợp LS đi từ lignin chiết tách từ rơm rạ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.

2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Lignin: Được thu hồi trong quá trình tách xenluloz và lignin trong rơm rạ tại địa bàn xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

NaHSO3: Có xuất xứ Trung Quốc, được lưu trữ, bảo quản trong phòng thí nghiệm Hóa học của Trường Đại học Hùng Vương.

2.2. Phương pháp nghiên cứu (PPNC)

- PPNC kế thừa: Nghiên cứu tài liệu, lý thuyết các công trình đã được công bố trong và ngoài nước.

- PPNC tổng hợp LS từ lignin chiết tách từ rơm rạ.

- PPNC phân tích: Xác định cấu trúc của LS bằng phương pháp (PP) chụp phổ hồng ngoại biến đổi (FT-IR) sử dụng thiết bị FT-IR 6700 – Thermo Nicolet –ThermoElectro; Xác định hình thái của LS bằng phương pháp chụp SEM sử dụng thiết bị SEM, HITACHI S-4800, Nhật Bản; Xác định sức căng bề mặt của dung dịch LS bằng PP giọt sử dụng thiết bị CAM 200 (KSV Instructions, Phần LaN); Xác định hàm lượng muối vô cơ, hàm lượng hợp chất không tan trong nước, xác định độ ẩm của LS theo TCVN 1867:2001, xác định độ tinh khiết của LS (%).

- PP xử lý số liệu: Số liệu nghiên cứu được xử lý thống kê bằng phần mềm Excel và phần mềm Chem Biodraw 8.0.

2.3. Qui trình tổng hợp lignosufonat

Sơ đồ 1. Qui trình tổng hợp LS bằng PP sunfit

* ThS, Trường Đại học Hùng Vương

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH TỔNG HỢP LIGNOSULFONATE

Đề cương

Tài liệu liên quan