• Không có kết quả nào được tìm thấy

NGHIÊN CỨU MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ CÁCH TỔ CHỨC BÀI THƠ TRÊN BÁO VĂN NGHỆ ĐỒNG THÁP

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

147

1. Đặt vấn đề

Trước nhịp sống hiện đại của thế kỉ XXI, được mệnh danh là thời đại của công nghệ số, đời sống văn học nước ta có nhiều sự chuyển biến rõ rệt. Với sự đổi mới về nội dung, đề tài, hình thức văn học đã tạo nên một diện mạo mới cho thơ. Thơ đi sâu vào thể hiện những tâm trạng cá nhân, cái tôi trở thành trung tâm của cảm hứng sáng tạo với những suy tư, tự vấn…Đến đây, một tư duy nghệ thuật mới được hình thành. Một mặt phản ánh về hiện thực cuộc sống, mặt khác cảm hứng sáng tạo lại bắt nguồn từ chính số phận và kinh nghiệm của cá nhân nhà thơ. Nhận thức trong thơ trở nên đa dạng, đa chiều về cả nội dung và nghệ thuật.

Một trong những nét đặc sắc này là cách thức tổ chức bài thơ để chuyển tải thành công tình cảm, tâm sự của các tác giả. Trong đó, trang thơ trên Báo Văn nghệ Đồng Tháp là một điển hình của sự đa dạng về nội dung và hình thức thể hiện qua cách thức tổ chức bài thơ với tập hợp các sáng tác của nhiều tác giả.

2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đặc điểm về tiêu đề

Tiêu đề là tên gọi của một văn bản thơ, thường ở đầu văn bản, được trình bày bằng những con chữ riêng cho phép phân biệt với phần còn lại của văn bản là nội dung. Một văn bản thơ được xem là hoàn chỉnh khi nó được đặt dưới một tiêu đề, vì tiêu đề văn bản thơ là

yếu tố mở đầu và kết thúc của quá trình sáng tác.Tiêu đề là yếu tố thường trực hiện hữu hoặc bằng ý thức hoặc bằng vô thức chi phối quá trình tạo lập văn bản thơ. Bởi vì không có tiêu đề thì khó có thể xác định nội dung và tư tưởng bài thơ và phân biệt bài thơ này

với bài thơ khác, cùng tác giả hoặc tác giả này với tác giả khác. Khảo sát thơ trên Báo Văn nghệ Đồng Tháp năm 2019, chúng tôi có được kết quả về độ dài tiêu đề các bài thơ qua khảo sát độ dài tiêu đề các bài thơ, cho thấy, tiêu đề các bài thơ trên trang thơ Báo Văn nghệ Đồng Tháp có độ dài ngắn nhất là 1 âm tiết và dài nhất là 12 âm tiết. Tiêu đề được sử dụng phổ biến là

2 âm tiết (với tỉ lệ 24,7%) và 3 âm tiết, 4 âm tiết (với tỉ lệ bằng nhau là 21%). Từ sự cô đọng của tiêu đề là

từ đơn âm như Lặt, Tết, Sen, Nắng, Thương, Mẹ,…

đến các tiêu đề có nhiều âm tiết như: Nỗi nhớ, Nắng tháng tư, Cao Lãnh tháng ba, Mai con về với mẹ,…đã phản ánh được sự chuyển tải nội dung tình cảm, cảm xúc đòi hỏi sự cô đọng, xúc tích, ngắn gọn “ý tại ngôn ngoại” của thể loại thơ hơn là sự lí giải, cắt nghĩa theo dòng tự sự của văn xuôi.

Tiêu đề ít phổ biến hơn là các tiêu đề có độ dài từ 7 âm tiết đến 12 âm tiết (chiếm tỉ lệ từ 0,6% - 1,9%) tương đương từ 1 – 3 bài thơ sử dụng. Với số ít các bài thơ có độ dài tiêu đề dài từ 7 âm tiết trở lên, có thể hiểu cảm hứng thế sự, suy tư mang nhịp thở của đời sống hiện đại đã đi vào các sáng tác thơ đương đại.

Điển hình các tiêu đề bài thơ có số lượng âm tiết trên 7 âm tiết như trên tất cả đều được thể hiện bằng thể thơ tự do qua các tác phẩm: Kí ức vẫn là kí ức thôi, Hát về những bông hoa bất tử, Em không về nơi anh đâu xứ Tuyên, Tiếng đàn ghi ta của Hạc Thành Hoa, Viếng nhà lưu niệm nhà thơ Phạm Tiến Duật, Nói với những ai muốn nghĩ khác về 30 tháng 4, chỉ riêng bài thơ Hoa ngọc lan ở Nghĩa trang Đường Chín được viết với thể thơ lục bát.

Về cấu tạo của các tiêu đề, kết quả khảo sát cho thấy các bài thơ được các tác giả sử dụng nhiều nhất

NGHIÊN CỨU MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ CÁCH TỔ CHỨC

là các cụm từ với 89 bài (tỉ lệ 54,9%) và cấu tạo tiêu đề là câu với 17 bài (tỉ lệ 10,5%). Mặc dù, tỉ lệ cấu tạo tiêu đề với từ, cụm từ và câu có sự chênh lệch khá cao, mức độ sử dụng cụm từ phổ biến hơn, nhưng chính điều này cho thấy sự phong phú và đa dạng trong việc lựa chọn hình thức thể hiện để chuyển tải nội dung của các tác giả. Sự thể hiện này cho thấy, ở chiều sâu của một quá trình chuyển động, thơ đã có những kiếm tìm thay đổi ngay từ trong ý thức sáng tạo của nhà thơ ở nội dung và cả hình thức thể hiện.Sự mới lạ được thể hiện trong cách nhìn cuộc sống, cách thể hiện những lo âu, trăn trở và ngay cả cách bày tỏ cảm xúc, tiếng nói trữ tình trong thơ ca nói riêng và văn học nói chung. Sự mới lạ ở đây chính là sự thay đổi những thang bậc giá trị to lớn trong đời sống xã hội, cùng với cuộc sống đời thường con người luôn phải đối mặt với những lo toan thường nhật. Nhà thơ cũng ở tư thế ấy để nhìn nhận, chiêm nghiệm, nhìn thẳng vào hiện thực với cuộc sống mưu sinh, những tâm sự cá nhân, những rung động cảm xúc đời thường xung quanh mình.

2.2. Đặc điểm về câu thơ, dòng thơ

Từ thơ thường được đi kèm với từ câu để chỉ một câu thơ, hay với từ bài để chỉ một bài thơ. Một câu thơ là một hình thức câu cô đọng, truyền đạt một hoặc nhiều hình ảnh, có ý nghĩa cho người đọc và hoàn chỉnh trong cấu trúc ngữ pháp. Nếu một câu thơ có thể đứng nguyên một mình, một bài thơ là tổ hợp của các câu thơ,thì bên cạnh đó, dòng cũng là đơn vị ngôn ngữ tạo thành một bài thơ, nhưng dòng thơ phải nằm trong hệ thống chỉnh thể của cả bài thơ và không đứng riêng lẻ một mình được. Sự phân chia dòng thơ là đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ thơ. Dòng thơ là đơn vị nhỏ nhất có giá trị độc lập. Tính cô đọng trong số lượng từ, tính tượng hình và dư âm thanh nhạc trong thơ biến nó thành một hình thức nghệ thuật độc đáo, tách biệt hẳn khỏi các hình thức nghệ thuật khác.

Trong các thể thơ cách luật, dòng thơ được quy định chặt chẽ về số tiếng, số câu, vần và cách ngắt nhịp, về quan hệ với các dòng thơ khác trước hay sau nó, tạo sự cân xứng giữa dòng trên và dòng dưới. Độ dài dòng thơ sẽ phụ thuộc vào đặc điểm ngôn ngữ và

thể loại. Đây cũng là đặc điểm để phân biệt thơ cách luật với thơ đương đại, số lượng âm tiết ở các dòng thơ phải bằng nhau của các thể thơ bốn chữ, năm chữ, bảy chữ, tám chữ.Riêng thể thơ tự do đã phá bỏ quy luật về số lượng âm tiết trong một dòng thơ. Một dòng thơ trong bài thơ tự do, có thể là một từ, một cụm từ, hoặc một câu…Chính điều này làm nên nét đặc sắc riêng biệt về số lượng dòng trong thơ tự do. Thể thơ tự do được các tác giả sử dụng nhiều nhất trên trang thơ của Báo Văn nghệ Đồng Tháp, 64/162 bài thơ, chiếm tỉ lệ

39,5%. Kết quả thống về số lượng dòng thơ ở các bài thơ thể hiện quả số liệu điều tra, có 84 bài thơ được thể hiện trên 10 dòng (tỉ lệ 51,9%); 52 bài thơ thể hiện trên 20 dòng (tỉ lệ 32,1%); 20 bài thơ được thể hiện dưới 10 dòng (tỉ lệ 12,3%); một số rất ít các bài còn lại được thể hiện với số lượng dòng thơ trên 30 và 40 dòng. Như vậy, các bài thơ không hề có sự ràng buộc về số dòng thơ trong một bài. Bài thơ có thể có dung lượng dòng thơ nhiều hay ít hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung, mạch cảm xúc và cấu tứ trình bày của tác giả sáng tạo.

Trong các bài thơ, có khi một dòng thơ là một câu hoàn chỉnh, diễn tả một ý trọn vẹn:“Đóa hoa nào đẹp nhất em sẽ dành tặng anh/Màu hải đảo ùa xanh tràn báng súng/Nụ hôn đất liền có làm anh cháy bỏng/

Nắng hạ nồng uống gió tắm trùng khơi”(Thư cho Trường Sa – Huỳnh Thúy Kiều). Hoặc trường hợp tác giả đã sử dụng nhiều dòng thơ để chuyển tải một ý trọn vẹn:“Gió thổi mây bay lá rơi xào xạc/bão đến rồi/con nhỏm dậy/mẹ ơi”(Bão – Lê Hoàng An). Bên cạnh đó, hình thức câu thơ vắt dòng, ý dòng trên tràn xuống ý dòng dưới như dòng tự sự được các tác giả sử dụng khá phổ biến như:“Lỡ hẹn rồi/Nay anh muốn cùng em sánh trên những nhịp cầu/Kể cho nhau nghe những thăng trầm trên chuyến phà đêm vội vã/Mấy mươi năm vàm sông bây giờ như người đàn bà góa bụa/ Vò võ miền thương ở phía không người…” (Đưa em qua phà Vàm Cống – Huỳnh Thúy Kiều).

Đặc sắc hơn hết, có dòng thơ chỉ có một hoặc hai âm tiết như: “Em”, “Vậy mà”, “Tan trôi” trong bài Nhặt hoàng hôn của Thanh Nguyên; “Một mình”

trong bài Kí ức vẫn là kí ức thôi của Chiêu Linh; Dòng thơ dài nhất với 21 âm tiết trong bài Nói với những ai muốn nghĩ khác về 30 tháng 4: “Thời gian ư? Bốn mươi năm chưa đủ để đánh tan những ích kỷ hẹp hòi những nghi ngờ đố kỵ”

Từ các ví dụ trên, có thể thấy, trong các sáng tác thơ, số lượng dòng thơ, câu thơ là không giới hạn. Có thể một dòng thơ tương ứng với một câu thơ, hoặc một đoạn thơ (3,4 dòng thơ) mới chuyển tải được một nội dung cảm xúc. Qua khảo sát trên 162 bài thơ, bài thơ ngắn nhất có 4 dòng và bài thơ có độ dài nhiều nhất là 44 dòng.Các dấu chấm câu thường ít được sử dụng, các dòng thơ liên tiếp nhau đảm bảo âm điệu, vần điệu, nhịp điệu liền mạch. Đây cũng là một lợi thế để các tác giả có thể để nhịp cảm xúc chảy tràn không giới hạn qua hình thức thể hiện.

2.3. Đặc điểm về khổ thơ, đoạn thơ

Khổ thơ xét về hình thức biểu hiện gồm nhiều câu, có một ý tương đối độc lập hoặc có một khoảng cách nhất định khi viết, khi in. Việc chia khổ, chia đoạn

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

149

trong bài thơ tùy thuộc vào phong cách thể hiện của từng tác giả. Cách chia khổ trong bài thơ thường gắn nội dung chuyển tải cảm xúc với yêu cầu mở rộng và

tăng cường tính nhạc, nhịp điệu cho thơ. Các sáng tác thơ chúng ta thường gặp phổ biến là sự chia khổ tương ứng với 4 dòng thơ xếp liên tiếp và cách nhau bằng một dòng trắng hoặc một khoảng cách nhất định để tạo nên nhịp điệu hài hòa cho bài thơ.

Qua khảo sát, từ 162 bài thơ trên trang thơ Báo Văn nghệ Đồng Tháp về hình thức thể hiện khổ thơ trong sáng tác của các tác giả, chúng tôi thu được kết quả thống kê cho thấy, hình thức thể hiện qua khổ thơ, đoạn thơ được nhiều tác giả sử dụng phổ biến ở dung lượng dưới 5 khổ thơ và trên năm khổ thơ, không có bài thơ nào có dung lượng dài vượt qua 10 khổ thơ.

Số bài thơ được trình bày dưới 5 khổ có đến 98 bài, chiếm tỉ lệ 60,5%; bài thơ được trình bày trên 5 khổ có 64 bài, chiếm tỉ lệ 39,5%.

Thể thơ 4 chữ, thơ 5 chữ, thơ lục bát, thơ 7 chữ, thơ 8 chữ thường được chia khổ thơ (mỗi khổ 4 dòng) có số lượng 114/162 bài như: Tặng em mùa xuân của Nguyễn Hòa Hiệp, Anh sẽ trở về của Nguyễn Thị Bình, Quê của Ngọc Huyền, Cao Lãnh sen của Khắc Chu, Về chùa xưa của Nguyễn Giang San, Thơ cho con của Hoàng Đình Quang… một số ít bài thơ tự do có chia khổ gồm 4 dòng như: Cánh đại bàng của Hữu Nhân, Rót của Lê Thanh My, Chiếc chong chóng ngày xưa của Nguyễn Hải Đăng…Có 6 bài thơ chia khổ thơ là

2 dòng như Chuyện trà, Thương giấc mơ trưa của Nguyễn Văn Nghiêm, Trở về nhà của Nguyễn Thúy Quỳnh, Má của Thanh Sen,…

Có bài thơ chia khổ thơ là một đoạn, có độ dài từ 5 đến 14 dòng như:“Có những con đường ta đã đi qua/Nhớ quên nhạt nhòa năm tháng/Có những dòng sông loang loáng/Mát xóm mát nhà tắm mát đời ta/

Nhớ quên những lúc đi xa” (Không thể nào quên – Hoàng Tiễn). Hoặc bài Nỗi nhớ của Thái Bình, bài thơ có 3 khổ, khổ 1 và khổ 3 là khổ thơ gồm 4 dòng, riêng khổ 2 có 14 dòng:“Nhớ tiếng cơm sôi nhớ mùi canh bông so đũa/mùa nước ra con cá linh cũng bỏ ruộng về sông/đều đặn mỗi ngày nắng chưa lé đằng đông/bà đã cắp giỏ với mớ rau ra chợ/tiếng râm ran của các dì các mợ/rộn rã lối mòn/dẫu có gập ghềnh/nhưng đi riết cũng hóa thành quen/để khi mặt trời chưa xua hết đêm đen/bọn trẻ chúng tôi đã gọi nhau đi học/đứa gói xôi/đứa củ khoai mì/đong đầy khó nhọc/lẽo đẽo chân trần đo mấy chặng đường quê”

Ngoài ra, trong một bài thơ có thể được tác giả linh động diễn đạt ở mỗi khổ với số dòng từ 1,2,3,4 dòng theo mạch cảm xúc tâm trạng và nội dung muốn diễn đạt, tạo nên nhịp điệu đặc sắc riêng. Trong 162 bài thơ

trên trang thơ, chúng tôi nhận thấy đặc điểm này xuất hiện ở các bài thơ tự do như: Hát về những bông hoa bất tử của Trúc Linh Lan, Tản mạn chiều của Thanh Yến, Bến chiều, 4.0 của Thai Sắc, Mẹ của Hoàng Vũ Thuật,… Trường hợp khác, cả bài thơ không hề chia khổ, tác giả thể hiện cảm xúc liền mạch, ngắt nhịp dựa vào gieo vần, điệu ở từng dòng, không xuất hiện dấu câu trong cả bài hoặc có số ít là dấu chấm ở cuối bài, đánh dấu sự kết thúc bài thơ. Lối thể hiện liền mạch này xuất hiện khi tác giả thể hiện ở thể thơ tự do trong các bài như: Cầu Cao Lãnh của Lê Minh Hùng, Hóa thân của Nguyễn Thánh Ngã, Bữa cơm gia đình của Lâm Nguyễn Việt Uyên và số rất ít thể thơ lục bát như Liên hoa của Trần Trọng Trung, Mẹ của Trần Hoàng Vy… Bài Sen đất của Lê Tú Lệ là một ví dụ, bài thơ là một mạch 4 dòng không chia khổ, đây cũng là bài có số dòng thơ ngắn nhất trong 162 bài được khảo sát:

“Ngày bộn bề phố xá/Đêm hoang vu không đèn/Triền đêm sen đất nở/Đời trôi miền không em”(Sen đất – Lê Tú Lệ) .Hoặc bài Đất – trời của Đỗ Quý Dũng, thuộc thể thơ tự do, bài thơ là đoạn gồm 15 dòng không chia khổ và không sử dụng dấu câu.

3. Kết luận

Thơ ca là loại hình nghệ thuật có những đặc trưng tiêu biểu về cách thức sử dụng ngôn ngữ biểu hiện tâm tư, tình cảm của nhà thơ nhằm phản ánh hiện thực cuộc sống. Mỗi nhà thơ đều có cách thức riêng trong việc sử dụng ngôn ngữ để thể hiện nội dung tác phẩm.

Xét ở góc độ hình thức, mỗi tác giả khi sử dụng ngôn ngữ để đặt tên tiêu đề bài thơ, sắp xếp dòng thơ, câu thơ,khổ thơ và đoạn thơ… đềucó dụng ý riêng. Song trên hết, cách sắp xếp ấy đều hướng tới việc chuyển tải nội dung tâm trạng, cảm xúc trữ tình của tác giả gắn với hiện thực cuộc sống phong phú đến với bạn đọc.

Và ở góc độ nào đó, sự sắp xếp đặt tên tiêu đề bài thơ, số lượng dòng thơ, câu thơ, khổ thơ và đoạn thơtrong các bài thơ đăng trên Báo Văn nghệ Đồng Tháp cũng đã tạo nên màu sắc đa dạng và sinh động cho trang thơ trên tờ Báo Văn nghệ Đồng Tháp.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

2. Đỗ Hữu Châu (1996), Từ vựng - Ngữ nghĩa Tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Lê Bá Hán, (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục

4. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (2003), Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại, NXB Đại học quốc gia Hà Nội

1. Đặt vấn đề

Phân môn Tập làm văn (TLV) là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng Việt.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của phân môn TLV là thực hiện mục tiêu cuối cùng của dạy học tiếng mẹ đẻ, đó là dạy học sinh (HS) sử dụng được các kĩ năng tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập.

Văn kể chuyện (KC) là thể loại văn nghệ thuật gắn liền với đời sống xã hội, có tác dụng giáo dục đạo đức, tư tưởng tình cảm, kỹ năng sống cho HS tiểu học. Ở bậc tiểu học, văn KC có vị trí quan trọng trong chương trình TLV. Kĩ năng viết văn KC giúp HS rèn luyện được một số phẩm chất của tư duy, nhận biết được cái đẹp, cái hay, cái tinh tế của tiếng Việt. Để được như vậy, sử dụng các phép liên kết

(LK) văn bản có phần ảnh hưởng lớn tới quá trình rèn các kĩ năng cho HS.

Qua thực tế tìm hiểu việc sử dụng các phép LK trong bài văn KC của HS lớp 4 ở Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, chúng tôi nhận thấy kĩ năng sử dụng các phương tiện LK còn nhiều hạn chế, dẫn đến đoạn văn KC không đạt yêu cầu, làm hạn chế chất lượng dạy học văn KC. Vì vậy, trong bài viết này,

chúng tôi đưa ra biện pháp hướng dẫn nhận diện và

ứng dụng lí thuyết phép LK văn bản trong bài viết văn KC theo định hướng phát triển năng lực (PTNL) cho HS lớp 4 ở tp Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp nhằm góp phần hỗ trợ cho công tác giảng dạy của giáo viên (GV), bên cạnh đó, HS sẽ biết cách tự nhận diện và

sử dụng để bài viết của HS được hoàn thiện hơn.

2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Kết quả khảo sát

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát năng lực nhận diện và ứng dụng lí thuyết phép LK văn bản trong bài viết văn KC của HS. Đối tượng khảo sát là 454 HS ở một số trường tiểu học trong tp Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Kết quả thể hiện ở bảng 2.1.

Năng lực nhận diện các phép LK trong đoạn văn, bài văn của HS là khá tốt. Hầu hết HS đều nhận biết

Đề cương

Tài liệu liên quan