• Không có kết quả nào được tìm thấy

TRONG BÀI LÀM VĂN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ THANH HIỀN, TỈNH TIỀN GIANG

1. Đặt vấn đề

Nhận thấy việc nắm bắt những khuyết điểm, sai sót trong sử dụng phép liên kết của HS khi viết tập làm văn là vấn đề cần được quan tâm giúp HS tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục để nâng cao chất lượng những bài viết văn trong kiểm tra. Thực tế, khi viết tập làm văn, HS mắc rất nhiều khuyết điểm về cách sử dụng phép liên kết như: xuyên suốt bài văn chỉ sử dụng một phép liên kết, dùng sai từ ngữ liên kết, thiếu từ để nối kết, đặc biệt là có không ít HS không sử dụng phép liên kết trong bài tập làm văn. Các lỗi này xảy ra rất nhiều ở HS trung học phổ thông Lê Thanh Hiền. Bài viết đưa ra một số đặc điểm sử dụng các phép liên kết trong bài làm văn, góp phần nâng cao khả năng viết văn cho HS.

2. Đặc điểm sử dụng các phép liên kết trong bài làm văn của HS trung học phổ thông Lê Thanh Hiền2.1. Phép thế

2.1.1. Phép thế đại từ

Là việc sử dụng ở câu này các đại từ thay thế như đó, đây, kìa... thế cho danh từ (cụm danh từ), vậy, thế, đó,… thế cho động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ), mệnh đề (cú) tương ứng có mặt trong câu khác;

trên cơ sở đó hai câu đang xét liên kết được với nhau.

Ví dụ: “Song, xã hội vẫn còn một số người lười biếng, thấy khó khăn là nản lòng, bỏ cuộc. Không chỉ vậy, còn có những kẻ đến với thành công bằng gian lận và sức lực của người khác. Đó là những con người thật đáng trách và phê phán.” (10A)

Đại từ đó trong đoạn văn trên có nghĩa không cụ thể (thay thế cho ai?). Tuy nhiên đại từ “đó” thường làm chủ ngữ, có nhiệm vụ thay thế cho danh từ hoặc cụm danh từ đứng ở câu liền trước đó. Vì vậy, muốn hiểu nghĩa cụ thể của đại từ “đó” trong đoạn văn này, chúng ta có thể tìm qua cụm danh từ những kẻ đến với thành công bằng gian lận và sức lực của người khác ở câu liền trước đó.

2.1.2. Phép thế đồng nghĩa a) Thế đồng nghĩa từ điển:

Ví dụ: “Tôi đã đậu vào ngôi trường cấp 3 mà tôi mơ ước. Và cái cảm xúc hân hoan, vui mừng của tôi càng được nhân lên gấp bội, khi tôi nghe tin mình được xếp vào lớp nguồn của khối 10 -10A1. Quả thật, bao phấn khởi, hạnh phúc và xen lẫn một chút tự hào vỡ òa trong tôi. Mọi thứ đã khiến tôi háo hức, mong ngóng ngày tựu trường từng ngày.” (10A)

Ở ví dụ này, cụm từ hân hoan, vui mừng thể hiện cảm xúc vui tột độ của nhân vật. Thế nhưng, ở đây HS rất tinh ý và nắm được tác dụng tích cực của phép thế cùng với vốn từ phong phú nên đã không sử dụng trùng lặp lại mà thay thế bằng cụm từ khác phấn khởi, hạnh phúc, tự hào. Không chỉ vậy, HS còn sử dụng thêm cụm tính từ háo hức, mong ngóng để thay thế những từ ngữ ở trên để thể hiện cảm xúc vui sướng khôn xiết của bản thân. Qua đó, cho thấy từ ngữ tiếng Việt vô cùng phong phú, đa dạng, có thể dùng để thay thế góp phần thể hiện sự độc đáo, đặc sắc cho bài làm văn.

b) Thế đồng nghĩa phủ định

Ví dụ: “Những năm học tới, tôi sẽ được học dưới mái trường mang tên THPT Lê Thanh Hiền bởi vì tôi

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

133

đã đậu trong kỳ thi tuyển sinh 10 vừa qua. Tôi không thể nào quên được những cảm giác hồi hộp, lo lắng và sau đó là cảm giác vui mừng tự hào vì mình đã

“không rớt”. (10A)

Có thể nói, ngoài sử dụng từ khác âm đồng nghĩa, HS còn biết sử dụng cách phủ định từ trái nghĩa để tạo ra từ đồng nghĩa (không chết đồng nghĩa với từ sống hay đứng yên đồng nghĩa với từ không đi…). Với cách thức đó, trong ví dụ trên, HS đã sử dụng từ không rớt để thay thế cho từ đậu. Chẳng những không bị nhàm chán do lỗi lặp từ mà còn giúp cho bài làm văn thêm hấp dẫn, bất ngờ.

c) Thế đồng nghĩa miêu tả

Ví dụ: “Bà tôi có khuôn mặt rất hiền từ và một cặp mắt rất nhanh nhẹn. Bà thuộc nhiều ca dao, tục ngữ, câu đố, hò vè, nhất là truyện Nôm. Bà thuộc từ câu đầu đến câu cuối của cuốn “Truyện Kiều”. Bà đọc Kiều không sai một câu nào, tôi mượn được của cô giáo dạy Văn tôi hồi lớp 9 cuốn Truyện Kiều để xác minh điều này. Bà còn kể chuyện Hoàng Trừu, truyện Phạm Công - Cúc Hoa, Phạm Tải - Ngọc Hoa… Kho tàng truyện cổ tích thì vô cùng phong phú. Đêm nào tôi cũng được nghe người bà của truyện kể dân gian kể chuyện. Và mỗi đêm là một câu chuyện mới.” (10A)

Ở ví dụ trên, cụm từ chủ tố bà tôi được thay thế bằng một cụm từ đồng nghĩa miêu tả là thế tố người bà của truyện kể dân gian. Như vậy, trước khi quy kết như thế, HS đã rất khéo léo miêu tả cho người đọc biết được nhân vật “bà tôi” là người thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ…đặc biệt là truyện kể dân gian và đều kể cho nhân vật “tôi” nghe vào mỗi đêm. Chính cách miêu tả cụ thể đó, HS đã thuyết phục người đọc qua phép đồng nghĩa miêu tả này. Bởi nếu không trình bày tỉ mỉ, chi tiết, rõ ràng như thế thì khó thuyết phục được người đọc. Thế tố đồng nghĩa miêu tả người bà của truyện kể dân gian mang sắc thái kính yêu, ngưỡng mộ của người cháu đối với người bà.

d) Thế đồng nghĩa lâm thời

Ví dụ: “Thầy chủ nhiệm bước vào lớp, dáng thầy cao, ốm, mái tóc xoăn rất gọn gàng. Với giọng trầm trầm, thầy nói ngắn gọn về nội quy, về định hướng trong năm học mới. Nhìn thầy có vẻ nghiêm khắc.

Nhưng không, đây là một con người rất thân thiện và gần gũi. Bởi thầy rất hay cười và nhỏ nhẹ hướng dẫn chúng tôi ghi nội dung buổi sinh hoạt cũng như thời khóa biểu của lớp.” (10A)

Trong ví dụ, chủ tố thầy chủ nhiệm được thay thế bằng thế tố con người ở phần sau của văn bản. Trên thực tế, chủ tố thầy chủ nhiệm và thế tố con người không phải là hai từ đồng nghĩa (có các nét nghĩa tương

đương) với nhau, song có mối quan hệ ngữ nghĩa bao hàm. Trong đó, chủ tố thầy chủ nhiệm có ngoại diên hẹp hơn làm chuẩn (là con người trưởng thành, thuộc giới tính nam, thực hiện một công việc nghề nghiệp xác định); còn thế tố con người có ngoại diên rộng hơn (mang tính khái quát chung, không phân biệt giới tính, tuổi tác hay nghề nghiệp như chủ tố mà phân biệt với loài vật), đã lâm thời thay thế (bao hàm) được cho thầy chủ nhiệm trong ngữ cảnh của văn bản này. Có thể nói, HS đã sử dụng phù hợp, hiệu quả phép thế đồng nghĩa lâm thời trong trường hợp này khi miêu tả về người thầy chủ nhiệm một cách tự nhiên và súc tích.

2.2. Phép lặp

2.2.1. Phép lặp từ vựng

Phép lặp từ vựng là một dạng thức của phương thức lặp mà ở đó chủ tố và lặp tố là những yếu tố từ vựng, và các từ chỉ dấu hiệu này, ấy, đó, v.v. có thể đi kèm sau lặp tố. Loại lỗi này thường gặp nhiều trong những bài viết của HS lớp 10 và lớp 11.

Ví dụ: “Nếu ta muốn sống trong những mối quan hệ tốt đẹp thì trước hết ta phải biết đối xử tốt với người khác, làm giúp họ những việc mình có thể làm được, khuyên họ đi những con đường đúng đắn nhất. Ta hãy cho đi và không phải nghĩ chuyện họ cho lại ta. Nhưng bên cạnh những mối quan hệ tốt đẹp đó thì cũng có các mối quan hệ mang ý nghĩa chưa đẹp như lợi dụng để lừa gạt, cướp của, hãm hại….” (10A)

Cụm từ những mối quan hệ tốt đẹp ở câu trên được lặp lại ở câu những mối quan hệ tốt đẹp đó. Như vậy, ở câu lặp lại thêm từ chỉ dấu hiệu đó vào nhằm nhấn mạnh những mối quan hệ tốt đẹp được thể hiện đa dạng, và được thực hiện bằng nhiều biện pháp.

2.2.2. Phép lặp ngữ pháp

Ví dụ: “Là HS, chúng ta là những người có học, những tầng lớp tri thức cho nên phải biết cách tạo và giữ gìn những mối quan hệ tốt đẹp, làm gương cho mọi người noi theo. Là HS, chúng ta phải thực hiện bằng những hành động cụ thể như lễ phép với mọi người, hòa đồng và giúp đỡ các bạn và luôn tạo niềm tin với mọi người xung quanh.” (10A)

Cấu trúc là HS, chúng ta…. được lặp lại và đều ở cùng vị trí đầu câu với chức năng ngữ pháp là trạng ngữ và chủ ngữ trong câu nhằm nhấn mạnh suy nghĩ, nhận thức về vai trò, trách nhiệm của nhân vật là HS.

Như vậy, để tránh một từ hoặc cụm từ xuất hiện quá nhiều lần ta nên dùng phép liên kết khác hoặc lược bỏ bớt để giúp bài viết hay hơn, diễn đạt tốt hơn mà

không làm mất đi ý nghĩa bài làm của HS. Để bài viết được hay, không lủng củng thì việc lặp từ vựng phải có chủ ý và tác dụng nghệ thuật. GV phải hướng dẫn

HS cách sử dụng phép lặp sao cho có hiệu quả.

2.3. Phép nối

Cần sử dụng phương tiện nối phù hợp với nội dung ý nghĩa giữa các câu, bởi phương tiện phương tiện nối bao giờ cũng có hai chức năng: 1) Chức năng liên kết;

2) Chức năng ngữ nghĩa (gọi tên, định loại quan hệ).

Dùng không đúng từ ngữ nối kết có nghĩa là người viết đã vi phạm quy tắc sử dụng phép nối.

2.3.1. Nối bằng quan hệ từ

Ví dụ: “Trong cuộc sống, đâu phải chúng ta lúc nào cũng gặp được may mắn, tốt đẹp mà chúng ta còn phải đối mặt và trải qua vô vàn khó khăn, thất bại.

Nhưng để vượt qua nó, ngoài nỗ lực bản thân, chúng ta còn cần đến sự giúp đỡ, chia sẻ của mọi người. Sự giúp đỡ, chia sẻ đó chính là những mối quan hệ tốt.”

(11A)

Câu “Trong cuộc sống, đâu phải chúng ta lúc nào cũng gặp được may mắn, tốt đẹp mà chúng ta còn phải đối mặt và trải qua vô vàn khó khăn, thất bại”

có quan hệ với câu “Nhưng để vượt qua nó, ngoài nỗ lực bản thân, chúng ta còn cần đến sự giúp đỡ, chia sẻ của mọi người” nhờ vào quan hệ bình đẳng của từ

“Nhưng”. Như vậy, nhờ vào quan hệ từ này giúp cho các câu trong đoạn văn được liên kết chặt chẽ với nhau trong bài làm văn của HS.

2.3.2. Nối bằng từ ngữ nối kết

Đây là phép liên kết chiếm tỉ lệ khá cao trong bài làm văn của HS, bởi đối với với HS từ ngữ nối kết rất phong phú và dễ sử dụng, được chia ra làm hai phần nối bằng đại từ thay thế.

Ví dụ: “Cuộc sống này vẫn có những người chịu thua số phận, hèn nhát, luôn chạy trốn thử thách để rồi cuộc đời họ chỉ nhận về là sự thất bại. Vì vậy, tôi và tất cả những người trên đời này phải biết mạnh mẽ đứng lên đối diện với những thử thách dù cho nó có khó đến muôn phần cũng không được bỏ cuộc. Vì chúng ta là những con người mạnh mẽ!” (11A)

Câu “Cuộc sống này vẫn có những người chịu thua số phận, hèn nhát, luôn chạy trốn thử thách để rồi cuộc đời họ chỉ nhận về là sự thất bại” có sự nối kết với câu “Vì vậy, tôi và tất cả những người trên đời này phải biết mạnh mẽ đứng lên đối diện với những thử thách dù cho nó có khó đến muôn phần cũng không được bỏ cuộc” nhờ vào từ ngữ nối kết và có chứa đại từ thay thế là vì vậy. Từ nối kết “vì vậy” có ý nghĩa rút ra kết luận từ ý được trình bày ở câu trước. Chính vì thế mà bài làm của HS có sự nối kết các câu với nhau.

2.4. Hạn chế và nguyên nhân

- Sử dụng chưa đồng đều ở các phép liên kết, có phép liên kết sử dụng khá nhiều (phép thế, phép lặp,

phép nối), có phép chưa được vận dụng đa dạng, phong phú (phép quy chiếu, phép liên tưởng, phép tỉnh lược, phép đối).

- Một số bài viết còn vụng về, lúng túng khi sử dụng các phép liên kết nên vẫn còn một số sai sót, lỗi khi thực hiện vào bài viết. Chẳng hạn, khi sử dụng phép lặp, dụng ý ban đầu muốn sử dụng từ để tạo mối liên kết giữa các câu, nhưng lặp đi lặp lại từ nhiều quá mà không có tác dụng nghệ thuật thì đã trở thành lỗi lặp. Ở phép nối cũng vậy, HS sử dụng phép nối khá nhiều trong bài viết của mình. Tuy nhiên, bên cạnh HS sử dụng tốt, đạt hiệu quả thì vẫn còn một số HS vận dụng chưa hợp lí dẫn đến sai sót về phép liên kết.

Các hạn chế trên xuất phát từ một số nguyên nhân sau:- Về phía HS: Thiếu kiến thức về phép liên kết;

vốn từ còn hạn chế nên khi sử dụng không có nhiều từ vựng sử dụng dẫn đến lỗi lặp từ; không dành thời gian để đọc sách, đọc tài liệu để rút kinh nghiệm cho mình;

ngoài ra, còn phụ thuộc vào dạng đề bài yêu cầu.

- Về phía GV: Trong chương trình không có tiết nào dành cho GV hướng dẫn, rèn luyện cho HS phép liên kết mà chủ yếu HS được học ở cấp dưới; thời gian tiết dạy theo phân phối chương trình quy định nên GV tập trung truyền đạt nội dung bài học ít chú trọng hướng dẫn HS cách sử dụng các phép liên kết;

khi HS sử dụng sai phép liên kết, GV ít chú trọng việc sửa sai hoặc chưa đưa ra biện pháp sửa lỗi phù hợp.

3. Kết luận

Bài viết trình bày rõ đặc điểm sử dụng các phép liên kết được dùng trong văn bản viết thông qua các ví dụ từ những bài làm văn của HS. Đồng thời bài viết nêu ra những hạn chế và nguyên nhân gây ra các lỗi liên kết. Những đặc điểm này giúp GV có thêm tư liệu tham khảo để đề ra các phương pháp dạy học thích hợp. HS nắm được kĩ năng sử dụng các phép liên kết giúp bài viết trở nên liền mạch hơn, chất lượng bài viết nâng cao.

Tài liệu tham khảo

1. Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết văn bản tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Diệp Quang Ban (2002), Giao tiếp - Văn bản - Mạch lạc - Liên kết - Đoạn văn, NXB Giáo dục, Hà

Nội.3. Nguyễn Trong Báu, Nguyễn Quan Ninh, Trần Ngọc Thêm (1985), Ngữ pháp văn bản và việc dạy làm văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Đỗ Hữu Châu (1994), Ngữ pháp văn bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

135

THÔNG ĐIỆP VỀ GIA ĐÌNH TRONG “BỐ GIÀ” CỦA MARIO

Đề cương

Tài liệu liên quan