• Không có kết quả nào được tìm thấy

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN II

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

123

1. Đặt vấn đề

Nằm trong hệ thống giáo dục các trường công an nhân dân (CAND), Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II đã có những đổi mới vượt bậc trong nội dung và phương pháp giảng dạy, lấy người học làm trung tâm, đào tạo phục vụ nhu cầu của ngành và

xã hội. Trong đó, Quân sự, Võ thuật, Thể dục thể thao được đặc biệt coi trọng và coi đây là một trong những “chứng chỉ hành nghề” không thể thiếu đối với học viên (HV) khi ra trường. Mỗi HV phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ, giỏi về pháp luật, tinh thông về nghiệp vụ. Đồng thời cần rèn luyện sức khoẻ và có một trình độ võ thuật vững chắc, đảm bảo hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng, Nhà nước và của nhân dân.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Thực trạng giáo dục và phát triển thể chất

của giảng viên đối với việc bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Tích cực đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về “Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng;

ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ”. Xây dựng quy chế về hệ thống quy tắc chuẩn mực đạo đức nhà giáo đối với các giảng viên Trường CĐ CSND II bao gồm tác phong, văn hóa, lối sống, thái độ, quan hệ giao tiếp, trang phục. Nhà trường cần thực hiện tốt chế độ khen thưởng để động viên, khích lệ tinh thần của đội ngũ cán bộ, giảng viên yên tâm công tác và cống hiến.

Nâng cao khả năng tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, xây dựng phong cách người giáo viên CAND.

2.2.2. Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm bằng những kế hoạch cụ thể.

Trước hết, cần thực hiện tốt công tác học tập, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm, chú trọng bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực và bổ sung kiến thức thực tế. Cần xây dựng ý thức trách nhiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, quản lý trong việc giảng dạy.

Giảng viên phải thường xuyên rèn luyện kỹ năng giảng dạy, như kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy – học, kỹ năng hạ khoa mục bài mới, kỹ năng tổ chức, điều hành hoạt động của lớp học. Đầu tư, nâng cấp hơn nữa vào việc xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện để đáp ứng với yêu cầu theo hướng dạy học tích cực.2.2.3. Tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn của đội ngũ giảng viên và các công trình, sáng kiến, cải tiến.

Nghiên cứu khoa học là một trong những những hoạt động cơ bản của giảng viên. Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập của nước ta hiện nay, để khoa học, công nghệ đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, các nhà nghiên cứu, những người làm công tác khoa học, nhất là giảng viên phải là lực lượng nòng cốt trong việc nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu đó vào mọi lĩnh vực chuyên môn. Sở dĩ nói giảng viên là lực lượng nòng cốt là bởi người thầy đồng thời phải thực hiện hai nhiệm vụ: giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Hai nhiệm vụ này có quan hệ chặt chẽ và tương hỗ lẫn nhau; nếu chỉ thực

hiện được một trong hai nhiệm vụ ấy thì có nghĩa, người thầy đó chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Như vậy, nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu của mỗi giảng viên. Trước hết, tập trung nâng cao nhận thức cho cán bộ giảng viên về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học. Phải đổi mới quản lý và đa dạng hóa nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học. Xây dựng cơ chế khen thưởng, kỷ luật hợp lý trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo và các hình thức sinh hoạt khoa học phong phú khác.

2.2.4. Chú trọng áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ thông tin vào giảng dạy.

Nói đến giáo dục, đặc biệt là GDTC chúng ta biết có nhiều phương pháp khác nhau để nhằm đạt tới mục.

Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy hiện nay đang được ngành giáo dục, cũng như giảng viên quan tâm bởi vì nó có vị trí đặc biệt trong việc nhận thức của Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan không phải là phương pháp mới nhưng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy lại là phương pháp mới. Lâu nay, mọi người chưa có quan tâm đúng mức về nó nhất là phía giảng viên, do những điều kiện chủ quan và khách quan mà họ không thể sử dụng được bằng phương tiện máy tính trong giờ dạy, mà đặt biệt lại là

môn học thể dục. Môn học chủ yếu trên sân tập, mang tính vận động nhiều hơn nhằm mục đích thực hiện yêu cầu của môn học là rèn luyện và nâng cao sức khỏe;

góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển toàn diện, cân đối của cơ thể, song song đó là bồi dưỡng các đức tính tốt: ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương, tinh thần dũng cảm, khắc phục khó khăn… Nên việc trình bày có kết hợp làm mẫu, thị phạm, phim, ảnh, đặc biệt là những đoạn phim về những cuộc thi đấu thể thao đỉnh cao của những vận động viên thế giới, những động tác kĩ thuật được quay chậm, hay như những động tác do chính các em thực hiện được ghi hình rồi trình chiếu để cả lớp xem, nhìn nhận rút kinh nghiệm cho chính bản thân thì rất cần thiết và quan trọng. Điều này đã góp phần không nhỏ giúp học sinh hứng thú hơn trong tiết học và môn học thể dục, say mê tự tìm hiểu, học tập và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên hơn.

2.2.5. Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC: Đây là yếu tố quan trong trong việc thực thi các giải pháp.

Để nâng cao chất lượng GDTC và hoạt động TDTT cho HV, phải đảm bảo những điều kiện cơ sở vật chất. Do vậy, giảng viên là người trực tiếp giảng

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

125

dạy, cần phải tích cực tham mưu, đề xuất với lãnh đạo cấp trên xây dựng, cải tạo nâng cấp sân bãi để có thể tận dụng tối đa điều kiện của nhà trường phục vụ giảng dạy và tập luyện. Đảm bảo mua sắm trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho giảng dạy và tập luyện đủ về số lượng và đảm bảo được chất lượng. Định mức kinh phí cho kế hoạch phát triển phong trào, các giải thi đấu thể thao trong nhà trường.

3. Kết luận

Đặc thù giảng dạy của môn học GDTC là vừa có lí thuyết, vừa có thực hành, vừa giáo dục tư tưởng, vừa giáo dục thể chất. Vì vậy, HV sau khi tiếp cận với kiến thức đòi hỏi phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế. Mỗi giảng viên chọn cho mình một phương pháp giảng dạy riêng, phù hợp với tố chất, tính cách của từng HV nhưng trên tất cả đều mong muốn HV của mình phát huy tối đa năng lực của bản thân, phát triển về tư duy, thể lực cũng như kỹ thuật, chiến thuật, hạn chế đến mức thấp nhất những chấn thương không cần thiết, sẵn sàng phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm sau này.

Do đó, để nâng cao hiệu quả giảng dạy GDTC và duy trì phát triển công tác GDTC của nhà trường

một cách hiệu quả, cần có nhiều giải pháp đồng bộ và phải có sự phối hợp hài hòa giữa các giải pháp thì chất lượng giảng dạy môn GDTC trong nhà trường mới ngày càng phát triển và có chất lượng tốt hơn.

Thông qua việc nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường, xây dựng môi trường học tập tích cực, rèn luyện sức khỏe, tạo ra sân lành mạnh chơi cuốn hút HV, góp phần làm giảm đi các tệ nạn xã hội. Từ đó nâng cao được vị thế nhà trường, vị thế của môn học trong giáo dục đào tạo con người mới: Khỏe về thể chất, trong sáng về tinh thần.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp giáo dục thể dục thể thao, NXB Thể dục Thể thao, Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Trạch (2004), phương pháp giảng dạy TDTT trong trường phổ thông, NXB Thể dục thể thao, Hà Nội.

3. Nguyễn Tiên Tiến, (2015), Giáo trình lý luận và phương pháp giảng dạy đại học TDTT, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh

Năm là, xây dựng môi trường học tập tiếng Anh thuận lợi cho SV. Xây dựng được môi trường học tập tiếng Anh thuận lợi là một giải pháp quan trọng, nhằm tạo bầu không khí học tập hứng thú, sôi nổi cho SV. Do vậy, để xây dựng được môi trường học tiếng Anh thuận lợi cho SV cần phải tiến hành ở cả môi trường học tập ở giảng đường và môi trường tự học tập ngoài giờ. Trong đó, đối với môi trường tiếng Anh ở giảng đường, cần thực hiện sử dụng kết thúc buổi học bằng việc giao các bài tập về nhà cho SV, trong quá trình lên lớp giảng viên nên sử dụng những câu tiếng Anh ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và có liên quan thiết thực đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày để tạo ấn tượng về nội dung bài học; qua đó SV có thể vận dụng vào giao tiếp hàng ngày, củng cố kiến thức trên lớp một cách hiệu quả. Khuyến khích SV giao tiếp cùng nhau hoặc cùng giảng viên bằng việc sử dụng tiếng Anh đã học để thể hiện ý kiến của bản thân về nội dung bài học để khắc phục tâm lí ngại nói tiếng Anh của mỗi cá nhân. Mặc dù lợi ích của môi trường học tiếng Anh ở giảng đường là rất lớn, vì có sự bám nắm của giảng viên nhưng thời gian và

không gian hạn chế, nên việc tạo thêm thời gian thực hành ngoài giờ là một cách cần thiết để tạo lập môi

trường thuận lợi trong học tập tiếng Anh cho SV.

3. Kết luận

Nâng cao chất lượng học tiếng Anh cho SV các trường đại học nước ta là một nội dung quan trọng góp phần vào chất lượng giáo dục và đào tạo. Đây là

một quá trình khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cũng như các biện pháp cụ thể. Đồng thời, trong quá trình tổ chức thực hiện, phải tính đến đặc thù của từng nhà trường và từng lớp, đối tượng chuyên ngành SV theo học để điều chỉnh hướng tác động thông qua từng biện pháp một cách hợp lý, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

Tài liệu tham khảo

1. Tứ Anh, Phan Hà, May Vi Phương (2006), Hướng dẫn phương pháp dạy theo chương trình tiếng Anh mới, NXB Giáo Dục. Hà Nội

2. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học,NXB Giáo Dục. Hà Nội

3. Thủ tướng chính phủ (2014), Quyết định số 72/2014/QĐ-TTG ngày 17 tháng 12 năm 2014 quy định về việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Hà Nội

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG...

(tiếp theo trang 74)

1. Đặt vấn đề

Giáo dục tố chất thể lực (GDTCTL) là một trong những nhiệm vụ GD thể chất cho trẻ mẫu giáo (MG) ở trường mầm non (MN). GDTCTL cho trẻ MG ở trường MN nhằm phát triển ở chúng các TCTL như:

sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo léo. Tuy nhiên, trong thực tế ở các trường MN chưa chú ý nhiều đến vấn đề đánh giá hiệu quả GDTCTL cho trẻ. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc lập kế hoạch GD trẻ trong các hoạt động liên quan.

2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm

*Thể lực: Thể lực được hiểu là khả năng làm việc của các hệ thống chức năng của cơ thể được đánh giá thông qua hoạt động vận động (HĐVĐ), thể hiện ở các đặc tính: chính xác, tiết kiệm sức, mạnh mẽ, bền bỉ, nhanh chóng và mềm dẻo.

**Tố chất thể lực trong thể dục thể thao, đó là

sức mạnh trong cử tạ, sức bền trong chạy việt dã. Các TCTL được phát triển thống nhất với các kĩ năng vận động (KNVĐ): sự hình thành KNVĐ bao giờ cũng phụ thuộc vào mức độ phát triển các TCTL. Ngược lại, KNVĐ góp phần làm cho các TCTL hoàn thiện dần và thể hiện có hiệu quả hơn.

***Giáo dục tố chất thể lực là quá trình sư phạm nhằm truyền thụ cho người tập các kiến thức và kĩ năng cần thiết để hình thành và phát triển các TCTL phù hợp. Khác với việc truyền thụ và tiếp thu các kiến thức lí luận, việc giáo dục các TCTL luôn luôn gắn với HĐ cơ bắp; kết quả của việc GDTCTL phụ thuộc vào chỗ là nhà sư phạm biết GDTCTL tương ứng như thế nào cho người tập và biết phát triển ở họ những năng lực thể chất như sức mạnh, sức bền, sức nhanh và tính khéo léo của động tác. Các TCTL có liên quan rất chặt chẽ với KNVĐ.

2.2. Đặc điểm chung về giáo dục tố chất thể lực

Đề cương

Tài liệu liên quan