• Không có kết quả nào được tìm thấy

BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 4 DÂN TỘC KHMER

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

153

1. Đặt vấn đề

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu, giúp con người trao đổi thông tin, thể hiện suy nghĩ, tình cảm. Do vậy, việc rèn luyện ngôn ngữ, trong đó có rèn luyện phát âm là rất quan trọng. Ở học sinh (HS) tiểu học, đặc biệt là HS dân tộc Khmer, việc rèn luyện phát âm lại cực kỳ quan trọng. Bởi tiếng Việt (TV) là ngôn ngữ thứ hai của các em - chỉ dùng khi đến lớp học tập, còn trong giao tiếp hàng ngày ở gia đình, phum sóc thì các em luôn dùng tiếng mẹ đẻ (tiếng Khmer). Vì vậy, năng lực phát âm TV của các em còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc giao tiếp bằng TV không đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, giáo viên (GV) chưa có biện pháp hướng dẫn rèn luyện tốt, sử dụng phương pháp dạy học chưa phù hợp. Trước thực trạng trên, chúng tôi đề xuất sử dụng một số biện pháp dạy học hiệu quả để nâng cao năng lực phát âm TV cho HS lớp 4 dân tộc Khmer.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Rèn phát âm chuẩn trong giờ học phân môn Tập đọc

GV phải phát âm đúng chuẩn, làm mẫu cho HS.

Vì vậy, GV phải có sự chuẩn bị chu đáo, mỗi từ ngữ GV đọc (nói) phải chuẩn mực. Do đó, GV cần phải nghiên cứu, học hỏi và rèn luyện để bản thân có kỹ năng phát âm tốt. GV rèn cho HS phát âm đúng các âm phụ đầu, vần và thanh điệu. Trong dạy học hằng ngày, GV cần chú ý đến năng lực nghe - nói TV của HS dân tộc Khmer trong dạy học môn TV Khi hướng dẫn rèn luyện phát âm, GV cần phải vận dụng mềm dẻo, linh hoạt qua các tình huống có vấn đề (đa dạng các tình huống), lựa chọn cách phát âm

* ThS. Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng

gần gũi, đơn giản (không cầu toàn), thường xuyên đối chiếu với cách phát âm tự nhiên (phương ngữ) với cách phát âm chuẩn (toàn dân) để chỉ ra những điểm nào khác biệt, cần lưu ý khi đọc (nói). Hơn nữa, GV nên xây dựng kế hoạch chữa lỗi phát âm theo từng phân môn, để từ đó hình thành thói quen phát âm đúng chuẩn khi đọc và nói năng trong giao tiếp hằng ngày.

Ngoài ra, để khắc phục lỗi phát âm tiếng Việt cho HSDT Khmer, người GV phải có năng lực ngôn ngữ, tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong giảng dạy.

Trong soạn giảng, GV cần phải dự kiến được khả năng của HS, quan tâm đến mọi đối tượng HS nhất là HS đọc chậm, đọc sai. Trong giảng dạy, GV phải luôn linh hoạt, tạo hứng thú rèn luyện phát âm cho HS. Thông qua các buổi họp với phụ huynh HS, GV vận động gia đình cùng tham gia việc rèn luyện phát âm TV cho HS. GV nêu lên tầm quan trọng trong việc nói đúng TV, để từ đó có sự phối hợp giữa GV và gia đình trong việc rèn luyện phát âm TV cho HSDT Khmer đạt kết quả cao.

2.2. Cách thức thực hiện

Nghe và nói có liên quan mật thiết với nhau, có nghe được mới nói được, nghe đúng mới nói đúng.

Khả năng phát âm là nền tảng quan trọng ban đầu để hình thành các kĩ năng khác trong học tập. Trong thực tế, khả năng phát âm TV của HS lớp 4 dân tộc Khmer còn rất yếu, phát âm lẫn lộn giữa các âm, vần, thanh điệu (nói lẫn lộn giữa các thanh điệu và đặc biệt nhất là nói toàn thanh ngang (không có dấu)).

Để giúp HS khắc phục những hạn chế trên, người GV phải thường xuyên hướng dẫn HS phát âm đúng âm, vần và thanh điệu TV.

2.2.1. Hướng dẫn học sinh phát âm đúng các âm

BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT

dễ nhầm lẫn

Trong quá trình dạy học phân môn Tập đọc, GV cần cho HS dân tộc Khmer phát hiện những tiếng gần âm, đọc dễ nhầm lẫn trong các bài tập đọc, để hướng dẫn các em đọc đúng.

Chẳng hạn, phân biệt các âm /ʂ/ và /s/, /c/ và /t̡/ - Phụ âm /ʂ/ (s), khi phát âm, đầu lưỡi quặt (uốn lưỡi), luồng hơi bị cản nhẹ (xát) chỗ đầu lưỡi quặt.

Phụ âm /s/ (x), khi phát âm, đầu lưỡi thẳng, luồng hơi bị cản nhẹ (xát) chỗ đầu lưỡi.

- Phụ âm /c/ (ch), khi phát âm, mặt trên của lưỡi chạm vào vòm miệng (ngạc), luồng hơi đi ra bị cản lại (tắc) ở mặt lưỡi, sau đó thoát ra ngoài. Phụ âm /t̡/ (tr), khi phát âm, đầu lưỡi quặt (uốn lưỡi), chạm vào vòm miệng (ngạc), luồng hơi bị cản lại (tắc) ở đầu lưỡi sau đó thoát ra ngoài.

2.2.2. Hướng dẫn học sinh phát âm đúng các vần Ngoài việc rèn đọc đúng phụ âm đầu, GV mà cần rèn cho HS đọc đúng vần. Những vần có nguyên âm đôi, vần khó rất cần GV hướng dẫn thật cụ thể.

Chẳng hạn,

+ Tiếng “hươu” trong “con hươu” không đọc là

“con hiêu” vần /ieṷ/ hay “con hu” vần /u/.

+ Tiếng “hưu” trong “về hưu” không đọc là “về hiu” vần /iṷ/ hay “về hu” vần /u/.

Cũng có thể cho HS phát hiện các tiếng có vần khó như: “tuyết, khuyết, khuỷu, khuya, ngoằn....”.

Khi đó, GV gọi HS đọc những tiếng có vần khó.

Đồng thời, GV uốn nắn, chỉnh sửa cho HS.

2.2.3. Hướng dẫn học sinh phát âm đúng các thanh điệu

Bên cạnh hướng dẫn HS đọc đúng vần như trên, GV còn luyện cho HS dân tộc Khmer phát âm đúng thanh điệu. Các em thường phát âm lẫn lộn giữa thanh ngã và thanh sắc (như tiếng “mỡ” thành

“mớ”), thanh nặng và thanh sắc (như tiếng “cạnh”

thành “cánh”), thanh hỏi và thanh nặng (như tiếng

“phủ” thành “phụ”) ....nhưng lỗi nhiều nhất là lỗi đọc toàn thanh ngang (thanh không dấu). Chính vì thế, GV cần thường xuyên rèn cho HS đọc đúng thanh điệu trong các bài Tập đọc.

Ví dụ: Khi dạy bài “Chị em tôi” (TV 4, tập 1, tr.59).

- GV đưa ra các tiếng có thanh điệu hay nhầm lẫn.- GV gọi một số HS đọc (có HS dân tộc Kinh, có HS dân tộc Khmer).

- GV cho HS nhận xét bạn đọc đúng thanh điệu chưa?

Nếu vẫn còn HS đọc chưa đúng.

- GV đọc mẫu và phân tích cho HS.

Chẳng hạn như:

+ “Tặc lưỡi” thanh ngã không đọc là “tặc lưới”

thanh sắc.

+ “Giận dữ” thanh ngã không đọc là “giận dứ”

thanh sắc.

+ “Dũng cảm” thanh ngã không đọc là “dung cảm” thanh ngang....

- GV cho HS đọc sai đọc lại nhiều lần.

2.3. Vận dụng phương pháp Tổ chức trò chơi học tập để khắc phục lỗi phát âm

2.3.1. Thiết kế trò chơi

Tổ chức trò chơi học tập để rèn luyện phát âm TV trong giờ Tập đọc lớp 4 cho HS dân tộc Khmer phải dựa vào các yếu tố: nội dung bài học, điều kiện thời gian để đưa ra các trò chơi phù hợp. Do vậy, mỗi GV phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau:

- Trò chơi phải mang ý nghĩa giáo dục và có nội dung gắn liền với việc rèn luyện chính âm TV. Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí HS (đặc biệt là HS lớp 4 dân tộc Khmer), phù hợp với khả năng của GV và cơ sở vật chất của nhà trường.

- Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú, phải gây hứng thú cho HS.

- Cấu trúc của Trò chơi học tập:

+ Tên trò chơi

+ Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm rèn luyện khắc phục những lỗi phát âm nào?

+ Đồ dùng, đồ chơi (nếu có): Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi học tập.

+ Luật chơi: chỉ rõ quy tắc của hành động chơi, quy định đối với người chơi, luật thắng - thua của trò chơi.

+ Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi.

2.3.2. Cách tổ chức trò chơi

Thời gian tiến hành: thường từ 5 - 7 phút - Đầu tiên là giới thiệu trò chơi:

+ Nêu tên trò chơi.

+ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ luật chơi.

- Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi.

- Chơi thật.

2.3.3. Tổng kết, đánh giá

- Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, GV có thể nêu thêm những kiến thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.

- Khen - phạt: Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

155

trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích sự học tập của HS.

Phạt những HS vi phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài,....)

2.2.4. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Dạy bài Tập đọc: Con chim chiền chiện (TV 4, tập 2, tr.148)

Sau khi hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ, GV sẽ tổ chức cho HS chơi trò chơi

“Đọc thơ truyền điện”. Cách thực hiện như sau:

- Chia lớp thành hai nhóm A và B. Đại diện mỗi nhóm lên bốc thăm để giành quyền đọc trước.

- Nhóm nào bốc trúng thăm đọc trước sẽ cử một bạn đọc thuộc lòng câu thơ đầu tiên.

- Sau khi đọc xong thì bạn đó có quyền chỉ một bạn bất kì của nhóm kia đọc câu tiếp theo. Tiến hành tương tự để đọc hết bài thơ.

- Nếu thành viên của nhóm nào được chỉ định mà

không đọc được hoặc đọc chậm, đọc sai từ thì nhóm đó thua cuộc.

2.3. Vận dụng phương pháp giao tiếp để khắc phục lỗi phát âm

Khi giao tiếp với HS dân tộc Khmer, GV cần quan tâm đến lỗi phát âm TV của HS. Nếu HS mắc lỗi, GV nhẹ nhàng nhắc nhở và chỉnh sửa phù hợp để HS nhận ra lỗi và chữa lại. GV tập thói quen cho HS để các em giúp bạn chữa sai trong giao tiếp: Phát hiện lỗi sai lẫn nhau, kịp thời chữa lỗi cho nhau bằng cách nhắc bạn nói lại, hỗ trợ bạn nói đúng.

GV nên khen ngợi những HS có tiến bộ trong phát âm, giúp các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp hằng ngày.

Chẳng hạn, khi chơi trò chơi nhảy dây. Một HS bảo: “nhay mết qua” thì GV nhờ HS khác nói lại - phát âm chuẩn “nhảy mệt quá” để cho bạn nói sai lặp lại và GV khen ngợi cả hai bạn.

Trong thực tế, HS dân tộc Khmer thường không sử dụng TV trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Khi đó, các em thường chơi thành từng nhóm HS dân tộc Khmer với nhau và giao tiếp bằng tiếng Khmer. Cho nên, trong hoạt động ngoài giờ lên lớp, GV nên tổ chức cho các em chơi những trò chơi tập thể và yêu cầu HS nói với nhau bằng TV. Theo đó, rèn luyện dần dần cho các em có thói quen nói TV, từ đó năng lực phát âm TV của các em được nâng cao.

Những nội dung rèn luyện như: Sinh hoạt múa hát tập thể, trò chơi dân gian trong giờ chào cờ, giờ sinh hoạt tập thể cuối tuần. Các trò chơi như: ai nhanh hơn, kể chuyện….thật sự làm cho HS thích

thú; Tham gia biểu diễn văn nghệ, thi kể chuyện, hoạt động thể dục thể thao; Các hoạt động cải tạo môi trường sống như: tưới cây, trồng và chăm sóc cây, dọn dẹp vệ sinh môi trường trong trường, v. v.

Các buổi sinh hoạt tập thể theo chủ đề, chủ điểm hằng tháng do Đội tổ chức.

Từ các hoạt động trên sẽ tạo ra các tình huống thiết thực cho HS được giao tiếp bằng TV với nhiều dạng thức khác nhau: cá nhân với cá nhân, nhóm này với nhóm khác hoặc tập thể của lớp này với tập thể lớp khác dưới sự hướng dẫn của GV chủ nhiệm và Tổng phụ trách Đội. Từ các hoạt động này, HS dân tộc Khmer sẽ tự tin trong giao tiếp và nâng cao năng lực phát âm TV.

Ngoài ra, để tạo không khí hào hứng thi đua “đọc hay, đọc tốt”, GV thường xuyên tổ chức các cuộc thi, các tiết sinh hoạt tập thể, cuối tuần. Qua việc tổ chức như vậy, GV thấy được năng lực đọc của từng HS để có biện pháp rèn luyện phù hợp, còn HS thì phấn khởi, quyết tâm đọc tốt.

3. Kết luận

Nhìn chung các PPDH đưa ra đều lấy HS làm trung tâm phù hợp với nội dung dạy học trong thực tiễn, kích thích hứng thú học tập của HS, rèn luyện khả năng tự học cho HS và thúc đẩy làm việc hợp tác, phát triển kỹ năng sống, v. v. Cụ thể là giúp HS biết vận dụng những điều đã học vào các tình huống mới, phát hiện và tự lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc rèn luyện lỗi phát âm TV cho HS dân tộc Khmer không hề đơn giản. Ngoài việc lựa chọn nội dung rèn luyện, GV còn phải biết sáng tạo để tạo hứng thú học tập cho HS trong quá trình tổ chức dạy học. GV cần linh hoạt sử dụng các biện pháp và hình thức dạy học, sao cho phù hợp nhất, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập ở HS. Từ đó, hình thành năng lực tự rèn luyện của bản thân mỗi em.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Sách giáo viên Tiếng Việt 4 (Tập 1,2), NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Lê Phương Nga, Lê A, Đặng Kim Nga, Đỗ Xuân Thảo (2009), Phương pháp dạy học tiếng Việt I, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Lê Phương Nga (2012), Phương pháp dạy học tiếng Việt II, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

1. Đặt vấn đề

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của nhân loại, đã cống hiến cả đời mình cho dân tộc và

cho Tổ quốc Việt Nam, Người đã góp công rất lớn cho sự nghiệp giải phóng các dân tộc bị áp bức trên thế giới và hòa bình cho nhân loại. Dù đã năm mươi năm trôi qua kể từ ngày Người đi xa nhưng hình ảnh, giọng nói, phong thái thanh thoát của Người vẫn luôn hiện diện trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Cũng cách đây năm mươi năm, trước lúc ra đi, Người đã để lại bản Di chúc lịch sử bày tỏ tâm nguyện thiêng liêng như những lời dặn dò, những lời chỉ dạy quý giá cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.

2. Nội dung nghiên cứu

Trước hết, phải thừa nhận rằng, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không phải là những gì trừu tượng, siêu hình mà hoàn toàn hiện thực, dân dã, gần gũi với đời sống con người, có tính nhân văn, tính khoa học và

tính thời đại, với lý tưởng tận hiến cho nhân dân, cho đất nước và cho hạnh phúc loài người như chính bản thân Người là hiện thân cho điều đó. Do đó, khi nghiên cứu về giá trị của các phẩm chất đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải hướng theo các tính chất này.

2.1. Giáo dục các phẩm chất cần kiệm liêm chính, chí công vô tư

Có thể nói, những lời truyền dạy của Người về

đức cần kiệm liêm chính,chí công vô tư cho cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) có giá trị vượt ra ngoài giá trị của các quyển sách đạo đức kinh điển vì đó là những lời nhắn nhủ thiêng liêng xuất phát từ tấm lòng của người cha trước lúc đi xa và chính Hồ Chí Minh là

hiện thân ngời sáng đạo đức cách mạng của thời đại.

Suốt cuộc đời bôn ba tìm đường cứu nước với bao hiểm nguy luôn rình rập, nhưng dù đang hoạt động cách mạng hay khi đã là vị Chủ tịch nước, Người vẫn sống giản đơn với bữa cơm dân dã như bao người dân Việt Nam khác, quần áo chỉ vài bộ đồ kaki, đôi dép cao su cũ kỹ được làm từ lốp ô tô quân sự Pháp, chiếc quạt nan thường dùng vào mùa hè nóng nực.

Ở khu nhà sàn Bác Hồ hiện nay, mỗi người khách tham quan dù mới đến lần đầu hay đã đến nhiều lần, khi nghe thuyết minh viên giới thiệu về các vật dụng cá nhân cũ kỹ mà Bác thường sử dụng hàng ngày, không ai có thể kìm nén những dòng nước mắt cảm xúc. Hồ Chí Minh là con người như thế, luôn chứng minh lời nói bằng người thật, việc thật, nói ít làm nhiều, nói đi đôi với làm, suốt cuộc đời cống hiến cho dân, cho nước để rồi tài sản cá nhân chẳng có gì. Sớm nhận thức rõ giá trị vô song của Di chúc, ngày 29 tháng 9 năm 1969, tức gần một tháng sau khi Bác mất, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 173-CT/

TW về đợt sinh hoạt chính trị “Học tập và làm theo Di chúc của Hồ Chủ tịch”. Gần bốn mươi năm sau, dù tình hình kinh tế xã hội đã trải qua nhiều biến đổi to lớn, đất nước đã thực sự chuyển mình phát triển mạnh mẽ nhưng những lời dạy trong Di chúc vẫn

* Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

Đề cương

Tài liệu liên quan