• Không có kết quả nào được tìm thấy

HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

1. Mở đầu

Hứng thú nói chung và hứng thú nghề nghiệp (HTNN) nói riêng là một yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng, làm cho con người say mê, kích thích sự sáng tạo, tăng nghị lực vượt khó. Từ đó, con người yêu nghề và nỗ lực hơn trong công việc của mình. HTNN là động lực quan trọng để con người gắn bó với nghề.

HTNN là cơ sở tâm lí hình thành lòng yêu nghề. Chỉ có hứng thú, công việc mới được nâng lên đỉnh cao sáng tạo. Lòng yêu nghề thường bắt nguồn từ hứng thú với nghề đó. Nhiều khi gặp rất nhiều khó khăn trở ngại trong lao động nghề nghiệp, nhưng hứng thú đã giúp con người vượt qua”[2]. Hơn nữa, HTNN được hình thành ngay trong trường chuyên nghiệp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp cho sinh viên (SV). Do đó, nghiên cứu HTNN của SV đại học như ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền (BC&TT) làm cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp hình thành và nâng cao HTNN cho SV rất có ý nghĩa và cần thiết.

Theo [1] , [3], [4], [5], [6], có thể hiểu: HTNN của SV là thái độ đặc thù của cá nhân sinh viên đối với nghề nghiệp chuyên môn, do nhận thức được ý nghĩa của nghề trong đời sống nên nó có sức hấp dẫn về mặt tình cảm, lôi cuốn hoạt động.

HTNN của SV được biểu hiện ở: i) Mặt nhận thức: Tầm quan trọng của HTNN; Ý nghĩa và

vai trò của HTNN; Giá trị nghề nghiệp SV chọn; ii) Mặt thái độ:

Yêu thích chuyên ngành đang theo học; Hài lòng với chuyên ngành đang học; Thích thú khi nghĩ đến nghề mình chọn; Quyết tâm theo đuổi nghề đã chọn; Hào hứng trong các giờ học; Nuối tiếc khi phải nghỉ buổi học; iii)

Mặt hành vi: Đi học đúng giờ; Chú ý nghe giảng; Ghi chép bài đầy đủ; Hay phát biểu ý kiến: Nói với người khác về nghề mình học; Sưu tầm những tài liệu có liên quan đến nghề của mình; Đọc, tìm nhiều thông tin về nghề của mình; Gặp gỡ những người đã làm nghề mình đang theo học; Tham gia các ngày hội việc làm;

Liên hệ với các công ty giới thiệu việc làm; Tham gia các cuộc hội thảo hướng nghiệp.

2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tổ chức khảo sát

Tác giả sử dụng phương pháp (PP) điều tra viết là PP chính để phát hiện thực trạng mức độ, biểu hiện, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến HTNN của SV Học viện BC&TT trên cở sở khảo sát 234 SV của đang theo nhiều chuyên ngành khác nhau được chia thành hai nhóm ngành học: Nhóm ngành lí luận và nhóm ngành báo chí và truyền thông. Căn cứ vào điểm trung bình (ĐTB) các biểu hiện, HTNN của SV Học viện BC&TT được đánh giá 3 mức độ:

1≤ĐTB≤1.67: Thấp; 1.67<ĐTB≤2.34: Trung bình (TB); 2.34<ĐTB≤3: Cao.

2.2. Thực trạng HTNN của SV Học viện BC&TT 2.2.1. Đánh giá chung về thực trạng trạng HTNN của SV Học viện BC&TT

Kết quả bảng trên cho thấy, HTNN của SV Học viện BC&TT ở mức cao (ĐTB=2.39). Trong đó, mặt

HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

175

nhận thức về HTNN của SV (ĐTB = 2.44) cao hơn mặt thái độ (ĐTB = 2.36) và mặt hành vi (ĐTB = 2.36), nhưng kết quả kiểm định cho thấy sự khác biệt này không có ý nghĩa (Sig = 0.2703).

HTNN của SV Học viện BC&TT khác biệt giữa các nhóm ngành học. HTNN của SV thuộc nhóm ngành Báo chí và truyền thông (ĐTB = 2.47) cao hơn SV thuộc nhóm ngành Lí luận chính trị (LLCT) (ĐTB = 2.30). Trong đó, HTNN của SV thuộc nhóm ngành Báo chí và truyền thông cao hơn SV thuộc nhóm ngành LLCT ở cả ba mặt: nhận thức, thái độ và hành vi. Kết quả kiểm định cho thấy sự khác biệt này có ý nghĩa (Sig = 0.0318). Điều này cho thấy, nhóm ngành học ảnh hưởng gì đến HTNN của SV Học viện BC&TT.

Có sự khác biệt về giới tính trong HTNN của SV Học viện BC&TT: HTNN của nam SV (ĐTB

= 2.38) cao nữ SV (ĐTB = 2.39). Tuy nhiên, kết quả kiểm định cho thấy sự khác biệt này không có ý nghĩa (Sig = 0.317). Điều này cho thấy, giới tính không ảnh hưởng gì đến HTNN của SV Học viện.

2.2.2. Đánh giá cụ thể về thực trạng HTNN của SV Học viện BC&TT

- Thực trạng HTNN của sinh viên Học viện biểu hiện ở mặt nhận thức

Kết quả khảo sát cho thấy, HTNN ở trên lớp của SV Học viện biểu hiện ở mặt nhận thức ở mức độ cao (ĐTB = 2.44). Điều này cho thấy, SV nhận thức rất rõ về tầm quan trọng, về vai trò của HTNN, cũng như về giá trị nghề nghiệp mình chọn mới. Đây chính là cơ sở quan trọng cho việc hình thành HTNN, qua đó ảnh hưởng của nó đến hoạt động học tập của SV.

HTNN của SV Học viện thể hiện ở mặt nhận thức có sự khác biệt giữa các nhóm ngành học: HTNN thể hiện ở mặt nhận thức của SV thuộc nhóm ngành

Báo chí và truyền thông (ĐTB = 2.52) cao hơn SV thuộc nhóm ngành LLCT (ĐTB = 2.36). Trong đó, SV thuộc nhóm ngành Báo chí và truyền thông có ĐTB cao hơn SV thuộc nhóm ngành LLCT ở cả ba biểu hiện: “Nhận thức tầm quan trọng của HTNN”,

“Nhận thức về ý nghĩa và vai trò của hứng thú”,

“Nhận thức về giá trị nghề nghiệp mình chọn”. Kết quả kiểm định cho thấy sự khác biệt này là không có ý nghĩa (Sig = 0.187). Điều này cho thấy, nhóm ngành học ảnh hưởng gì đến mặt nhận thức HTNN của SV Học viện BC&TT.

Có sự khác biệt về giới tính trong HTNN của SV Học viện biểu hiện ở mặt nhận thức: HTNN của nữ SV (ĐTB = 2.45) cao nam SV (ĐTB = 2.43). Tuy nhiên, kết quả kiểm định cho thấy sự khác biệt này không có ý nghĩa (Sig = 0.437). Điều này cho thấy, giới tính không ảnh hưởng gì đến mặt nhận thức HTNN của SV Học viện BC&TT.

- Thực trạng HTNN của sinh viên Học viện BC&TT thể hiện ở mặt thái độ

Kết quả khảo sát cho thấy, HTNN của SV Học viện thể hiện ở mặt thái độ ở mức độ cao (ĐTB = 3.36). Điều này cho thấy SV có thái độ rất tích cực với chuyên ngành mình đang theo học. Trong đó, biểu hiện thái độ tích cực nhất là “Hài lòng với chuyên ngành đang học” (ĐTB = 2.40),

“Quyết tâm theo nghề đã chọn” (ĐTB = 2.40) và “Yêu thích chuyên ngành đang học”

và có thái độ ít tích cực ở các biểu hiện “Nuối tiếc khi phải nghỉ buổi học”. Như vậy, để nâng cao HTNN, nâng cao chất lượng đào tạo, các giảng viên, Học viện chú ý quan tâm đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, tổ chức hoạt động dạy học (HĐDH) nhằm thay đổi thái độ của SV ngay trong từng HĐDH.

HTNN của SV Học viện thể hiện ở mặt thái độ có sự khác biệt giữa các nhóm ngành học: HTNN thể hiện ở mặt thái độ của SV thuộc nhóm ngành Báo chí và truyền thông (ĐTB = 2.44) cao hơn SV thuộc nhóm ngành LLCT (ĐTB = 2.28). Kết quả kiểm định cho thấy sự khác biệt này là có ý nghĩa (Sig = 0.017).

Điều này cho thấy, nhóm ngành học ảnh hưởng gì đến mặt thái độ HTNN của SV Học viện.

Có sự khác biệt về giới tính trong HTNN của SV Học viện biểu hiện ở mặt thái độ: Biểu hiện thái độ

Biểu hiện của mặt nhận thức

Nhóm ngành học Giới tính

Chung Lí luận chính

trị Báo chí và

truyền thông Nữ Nam

ĐTB Mức ĐTB Mức ĐTB Mức ĐTB Mức ĐTB Mức

Nhận thức tầm quan trọng của

HTNN 2.41 Cao 2.54 Cao 2.50 Cao 2.47 Cao 2.48 Cao

Nhận thức về ý nghĩa và vai trò

của HTNN 2.39 Cao 2.50 Cao 2.45 Cao 2.44 Cao 2.45 Cao

Nhận thức về giá trị nghề nghiệp

mình chọn 2.27 Trung bình 2.53 Cao 2.41 Cao 2.39 Cao 2.40 Cao Chung 2.36 Cao 2.52 Cao 2.45 Cao 2.43 Cao 2.44 Cao

Bảng 2.2: Kết quả thực trạng mức độ HTNN của SV Học viện BC&TT biểu hiện ở mặt nhận thức

trong HTNN của nữ SV (ĐTB = 2.37) cao nam SV (ĐTB = 2.35). Tuy nhiên, kết quả kiểm định cho thấy sự khác biệt này không có ý nghĩa (Sig = 0.237).

Điều này cho thấy, giới tính không ảnh hưởng gì đến mặt thái độ HTNN của SV Học viện BC&TT.

- Thực trạng HTNN của sinh viên Học viện BC&TT thể hiện ở mặt hành vi

Kết quả khảo sát cho thấy, thực trạng mức độ HTNN của SV Học viện thể hiện ở mặt hành vi ở mức cao. Điều này cho thấy, HTNN của SV đã được thể hiện rất thường xuyên ở trong các hành vi học tập, cũng như các hành tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp. Trong đó, các hành vi được thực hiện nhiều nhất là “Chú ý nghe giảng”, “Ghi chép bài đầy đủ”,

“Tham gia các ngày hội việc làm”, “Tham gia các cuộc hội thảo hướng nghiệp”, “Liên hệ với các công ty giới thiệu việc làm” và các hành vi SV ít thực hiện hơn là “Nói với người khác về nghề mình học”, “Gặp gỡ những người đã làm nghề mình đang theo học”.

HTNN của SV Học viện thể hiện ở mặt hành vi có sự khác biệt giữa các nhóm ngành học: HTNN thể hiện ở mặt hành vi của SV thuộc nhóm ngành Báo chí và truyền thông (ĐTB = 2.44) cao hơn SV thuộc nhóm ngành LLCT (ĐTB = 2.27). Kết quả kiểm định cho thấy sự khác biệt này là có ý nghĩa (Sig

= 0.0115). Điều này cho thấy, nhóm ngành học ảnh hưởng gì đến mặt hành vi HTNN của SV Học viện.

Có sự khác biệt về giới tính trong HTNN của SV Học viện Báo chí và Tuyên truyền biểu hiện ở mặt hành vi: Biểu hiện hành vi trong hứng thú nghề nghiệp của nam SV (ĐTB = 2.36) cao nữ SV (ĐTB

= 2.35). Tuy nhiên, kết quả kiểm định cho thấy sự khác biệt này không có ý nghĩa (Sig = 0.237). Điều này cho thấy, giới tính không ảnh hưởng gì đến mặt hành vi HTNN của SV Học viện.

2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến HTNN của SV Học viện BC&TT

Kết quả khảo sát cho thấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng ở mức độ cao tới thực trạng HTNN của SV Học viện , trong đó các yếu tố “Thu nhập của nghề nghiệp”, “Cơ hội việc làm”, “Hiểu biết về nghề”,

“Ước muốn của bản thân”, “Cơ hội thăng tiến của nghề nghiệp” có ảnh hưởng nhiều nhất và các yếu tố

“Tình trạng sức khỏe”, “CSVC và điều kiện, phương tiện học tập”, “Thái độ của của xã hội với nghề nghiệp” có ảnh hưởng ít hơn. Đây là thông tin quan trọng giúp Học viện, cố vấn học tập,… có quyết định phù hợp để tạo ra HTNN của SV.

3. Kết luận và kiến nghị

- Kết luận: HTNN của SV Học viện BC&TT ở

mức cao (ĐTB=2.39). HTNN của SV thuộc nhóm ngành Báo chí và truyền thông cao hơn SV thuộc nhóm ngành LLCT ở cả ba mặt: nhận thức, thái độ và hành vi. Kết quả kiểm định cho thấy sự khác biệt này có ý nghĩa (Sig = 0.0318). Điều này cho thấy, nhóm ngành học ảnh hưởng gì đến HTNN của SV Học viện..Giới tính không ảnh hưởng gì đến HTNN của SV Học viện. Các yếu tố “Thu nhập của nghề nghiệp”, “Cơ hội việc làm”, “Hiểu biết về nghề”,

“Ước muốn của bản thân”, “Cơ hội thăng tiến của nghề nghiệp” có ảnh hưởng nhiều nhất và các yếu tố

“Tình trạng sức khỏe”, “CSVC và điều kiện, phương tiện học tập”, “Thái độ của của xã hội với nghề nghiệp” có ảnh hưởng ít hơn.

- Kiến nghị

* Đối với Học viện BC&TT: Cần có bộ phận chuyên trách tư vấn hướng nghiệp giúp các học viên nhận thức được HTNN của bản thân cũng như cung cấp thông tin thị trường lao động. Cần nâng cấp CSVC, máy móc thiết bị tạo môi trường học tập tốt nhất giúp SV hình thành và phát triển HTNN. Tiếp tục nâng cao chất lượng chương trình đào tạo, cải tiến PPDH tích cực để phát triển HTNN của SV.

* Đối với sinh viên: Nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn trong học tập chuyên ngành đang theo học nhằm hình thành HTNN. Thường xuyên ý thức tự giác nâng cao trình độ và năng lực nhận thức đáp ứng tốt yêu cầu hoạt động học tập ở Học viện. SV cần có tinh thần hăng hái, tích cực tự giác, sáng tạo trong học tập và rèn luyện.

Tài liệu tham khảo

[1] Đỗ Thị Coỏng (2003), Nghiên cứu hứng thú nghề nghiệp môn tâm lý học của sinh viên đại học sư phạm Hải Phòng, luận án tiến sĩ TLH, Trường ĐHSP Hà Nội,.

[2] Covaliop, A.G. (1971). Tâm lí học cá nhân, tập 1. Nxb Giáo dục. Hà Nội.

[3] Phạm Tất Dong. (1989). Giúp bạn chọn nghề.

Nxb Giáo dục. Hà Nội

[4] Phạm Minh Hạc. (2013). Từ điển Bách khoa Tâm lí học Giáo dục học Việt Nam. Nxb Giáo dục.

[5] Lê Văn Hồng (chủ biên) (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục Hà

Nội.[6] Trần Thu Hương (2007), “Hứng thú nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn”, Tạp chí Tâm lý học, Số 10, tr.54 – 58.

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

177

1. Mở đầu

Đồng bào Êđê bản địa ở tỉnh Đắk Nông, có khả năng đặc biệt cả về thẩm âm lẫn trình diễn các loại nhạc cụ. Trong đó, phải kể đến cồng chiêng và

âm nhạc cồng chiêng. Cồng chiêng Êđê cũng như các dân tộc khác trên cao nguyên này đã làm nên Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể thế giới. Không chỉ vậy, các nhạc cụ dân gian của vùng đất này cũng tạo nên một “mảng âm nhạc rất độc đáo”. Nhạc cụ dân gian Êđê với nguyên lý cấu tạo đơn sơ, mộc mạc, mang lại bản sắc rất riêng từ những vật liệu như: tre, nứa, vỏ bầu, sừng trâu… nhưng lại gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt cũng như thế giới tâm linh của dân tộc mình.

Hầu hết các nghi lễ theo vòng đời người như lễ thổi tai – đặt tên, lễ cúng sức khoẻ, lễ cưới, lễ tang, lễ bỏ mả,… cũng như các nghi lễ nông nghiệp như:

Lễ động rừng, lễ phát rẫy, trỉa lúa, đưa lúa về kho,…

thì âm nhạc cũng như các nhạc cụ dân gian đều đóng góp một vị trí quan trọng.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Đặc trưng của các nhạc cụ truyền thống của người Êđê

Nổi bật và độc đáo nhất trong các nhạc cụ truyền thống của người Êđê là các bộ chiêng. Người Êđê lưu giữ bộ chiêng cổ truyền thống của mình như báu vật nhưng không thể chế tác chiêng được nữa, họ phải đi mua từ những vùng miền khác. Chiêng mua về được gọi theo nguồn gốc xuất xứ thành tên của từng loại

chiêng như: Čing Lao, Čing Juăn, Čing Kao Trang để chỉ rõ chiêng đó mua từ Lào, người Việt, người Chăm,… Hầu hết các nhánh Êđê đều gọi bộ chiêng của mình là Čing K’nah bên cạnh đó mỗi chiếc chiêng lại có tên riêng của mình như: Čhar (chiêng lớn nhất), Ana čing (chiêng núm lớn nhất, Mđuh čing (chiêng núm nhỡ),… và biểu thị từng thành viên trong gia đình ứng với từng chiếc chiêng như: Čhar (người ông), Ana (người mẹ), Mđuh (người bố),…

Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể thế giới nên đồng bào Êđê cũng như các đồng bào khác đã chú tâm gìn giữ văn hoá của mình đặc biệt là

các giàn chiêng. Từ đó tình trạng “chảy máu” cồng chiêng được khắc phục phần nào. Tuy nhiên, không gian diễn xướng của cồng chiêng thì đang dần bị thu hẹp, bị sân khấu hoá và theo nhu cầu thưởng thức của du khách thập phương khi đến với Đắk Nông cũng như Tây Nguyên. Phải chăng đây là một đời sống khác của cồng chiêng trong quá trình gìn giữ và bảo tồn nét văn hoá này của đồng bào Êđê?

2.2. Các nhạc cụ dân gian khác phục vụ nhu cầu tinh thần của người Êđê

Ngoài sự độc đáo đã được công nhận của các bộ cồng chiêng thì trong đời sống của đồng bào Êđê còn có các nhạc cụ dân gian khác phục vụ nhu cầu tinh thần khác nhau của người dân như:

- Đinh Năm (Khèn bầu 6 ống), là nhạc cụ gồm sáu ống nứa dài ngắn khác nhau có đường kính từ 1,5-2,2cm tuỳ theo kích thước kèn loại lớn hay một đầu

NGHIÊN CỨU NHẠC CỤ DÂN GIAN TRONG ĐỜI SỐNG

Đề cương

Tài liệu liên quan