• Không có kết quả nào được tìm thấy

CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

195

1. Đặt vấn đề

Trong quá trình giảng dạy và học tập học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh (TTHCM), đã có sự áp dụng các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học phần nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc áp dụng các biện pháp chưa được tiến hành đồng bộ, chưa mang lại hiệu quả trọn vẹn cho quá trình giảng dạy học phần này trong nhà trường. Một trong những hoạt động chưa được chú ý nhiều đó là tổ chức hoạt động ngoại khóa (HĐNK). Trong khi, hoạt động này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển toàn diện người học về cả kiến thức cũng như các kỹ năng sống. Vì thế, bài viết sẽ góp phần làm rõ sự cần thiết phải tổ chức HĐNK cũng như những hình thức HĐNK trong giảng dạy học phần TTHCM.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Khái niệm HĐNK và sự cần thiết tổ chức HĐNK trong giảng dạy học phần TTHCM

2.1.1. Khái niệm HĐNK

HĐNK là một thuật ngữ để chỉ các hình thức hoạt động kết hợp dạy học với vui chơi ngoài lớp, nhằm mục đích gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội. HĐNK là một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng trong nhà

trường. Hoạt động này có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động chính khóa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh, sinh viên (SV). HĐNK học phần TTHCM là hoạt động giáo dục ngoài giờ học chính khóa được tổ chức với nhiều hình thức khác nhau

nhằm giúp SV củng cố tri thức, hiểu rõ nội dung học phần một cách đầy đủ và sâu sắc hơn, đồng thời bổ sung cho SV các kĩ năng và kinh nghiệm sống giúp SV phát triển một cách toàn diện.

2.1.2. Sự cần thiết tổ chức HĐNK trong giảng dạy học phần TTHCM

2.1.2.1. Tổ chức HĐNK có vai trò lớn trong việc nâng cao chất lượng học phần

Cùng với các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại thì phương pháp tố chức HĐNK cho SV đóng một vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng học phần TTHCM. HĐNK bao gồm các hoạt động ngoài giờ học chính như các buổi tham quan, dã ngoại, tham quan bảo tàng, triển lãm phục vụ môn học, các buổi hội thảo chuyên đề, các phong trào đoàn thể, hoạt động xã hội, hoạt động văn thể mỹ...nhờ đó các kiến thức được tiếp thu ở trên lớp có cơ hội được áp dụng, mở rộng thêm trên thực tế, đồng thời có tác dụng nâng cao hứng thú của hoạt động chính khóa. Tham gia HĐNK là biểu hiện tinh thần tập thể, tính kỷ luật và

tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, nhu cầu học hỏi bạn bè và

có thể tự điều chỉnh và hoàn thiện bản thân. Thực tế, thông qua HĐNK chất lượng học phần ở các lớp cao hơn. HĐNK là một quá trình vận động, kết hợp nhiều yếu tố, biện pháp thuộc nhiều phương diện khác nhau của người dạy và người học, của nội dung - hình thức và quy trình dạy học.

Tác dụng tích hợp của HĐNK được khẳng định ở chỗ: nó gắn kết được giữa lý thuyết và thực hành, làm cho vốn kiến thức của SV được liên kết, được mở rộng, được củng cố sâu hơn (vì nguồn tư liệu được sưu tầm rất đa dạng và phong phú), giúp SV tập dượt với công việc của người nghiên cứu (Biết cách xử lý

CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG

tư liệu, tự phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề). Điều này theo phương pháp mới, rất có ý nghĩa và quan trọng trong việc thực hiện những nhiệm vụ và mục đích dạy học hiện nay. Bởi vì, sự hữu hiệu của một hệ thống giáo dục nào đó phải được đo bằng khả năng rèn luyện SV năng lực thích ứng một cách thành công với thế giới không ngừng thay đổi.

2.1.2.2. Do đặc điểm học phần TTHCM có nội dung dài trong khi thời gian lên lớp hạn chế, cần thiết phải có hoạt động bổ trợ cho giờ học chính khóa

Học phần TTHCM có nhiều nội dung lớn, bao gồm 6 chương, trong đó, ngoài chương mở đầu về

“Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn TTHCM” thì 5 chương còn lại đều bao chứa nhiều chủ đề lớn thể hiện nhiều quan điểm, luận điểm của HCM, trong khi học phần này có 2 tín chỉ. Vì thế, việc học lý thuyết với nội dung dài liên tục trong thời gian ngắn sẽ tạo ra áp lực nặng nề, căng thẳng đối với SV nhất là khi SV phải ghi nhớ những khái niệm, phạm trù, quan điểm, học thuyết. Mặc dù việc cung cấp hệ thống các khái niệm này là cần thiết đối với SV nhưng với nội dung lý thuyết dài sẽ tạo cho SV tâm lý chung ngại học. Vì vậy quan niệm “học đi đôi với hành” “lý thuyết gắn liền với thực tiễn”

là quan điểm đúng đắn, tiến bộ. Đối với việc dạy và

học học phần TTHCM hết sức phong phú và đa dạng mà HĐNK là phương thức thực hành hữu hiệu, thiết thực. SV có thể vận dụng những kiến thức được học trong cuộc sống thực tế một cách linh hoạt, gần gũi, cụ thể, sinh động theo kiểu “Vui để học”. Mục đích của HĐNK nhằm giúp SV tăng cường tính thực hành, luôn vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống thông qua lời nói và việc làm. Giáo dục và vun đắp cho SV những tình cảm cao đẹp qua nhân cách của Chủ tịch HCM, sống học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức HCM.

2.2. Các hình thức HĐNK trong giảng dạy học phần TTHCM

- Hình thức tham quan, dã ngoại: GV có thể tổ chức tập hợp khoảng 2-3 lớp trong một đợt đi tham quan, dã ngoại. Địa điểm tham quan chủ yếu là những nơi lưu giữ các giá trị gắn với cuộc đời, sự nghiệp của HCM như Bảo tàng HCM, Bảo tàng Quân đội, Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Hà Nội, Phủ Chủ tịch, Lăng Bác, Quê Bác…SV không chỉ được xem trực tiếp những đồ dùng, vật dụng, tác phẩm gắn bó với cuộc đời và sự nghiệp của HCM mà còn được nghe thuyết minh chi tiết từ những người phụ trách của bảo tàng, di tích. Hình thức tham quan, dã ngoại cuốn hút nhiều SV, giúp SV có thể hiểu sâu sắc hơn về con

người HCM và những nội dung tư tưởng của Người trong quá trình lãnh đạo cách mạng.

- Hình thức tổ chức cuộc thi, trò chơi: Đây là một trong những hình thức tạo ra phong trào thi đua học tập một cách rộng khắp ở các lớp SV. Tổ chức cuộc thi, trò chơi có hình thức đa dạng phong phú: Thi viết, thi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, thi thuyết trình, thi hùng biện, thi tìm hiểu, sưu tầm các tài liệu... Ngoài những hội thi hùng biện, thuyết trình, kể chuyện thường dành cho cá nhân còn có những hội thi khác dành cho các tập thể, nhóm nhỏ như thi đố kiến thức, đố vui, hái hoa dân chủ, thi sân khấu hóa... Với hình thức tổ chức cuộc thi vấn đề cần quan tâm là hình thức, quy mô, tính chất cuộc thi và điều quan trọng hơn nữa là

nội dung (thể hiện mục đích cần đạt được): Nội dung chính, nội dung phụ, nội dung giáo dục, vui chơi giải trí, nội dung thử thách, gợi ý thông minh… Hiện nay do điều kiện về mặt thời gian, cơ sở vật chất, tiến độ giảng dạy nên các hình thức tổ chức cuộc thi hay được các GV thực hiện, đó là: thi thuyết trình theo chủ đề, thi hùng biện, thi đố vui kiến thức.

+ Thi thuyết trình theo chủ đề thường được tổ chức để tuyên truyền về nội dung tư tưởng, tấm gương đạo đức của HCM mà các GV muốn định hướng cho SV.

Đây là hình thức thường được sử dụng trong trường hợp đối tượng dự thi là cá nhân. Yêu cầu của công tác tổ chức hình thức này là phải lựa chọn nội dung thi phù hợp với SV tham gia. Đây là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của hội thi. Các GV phải lựa chọn các vấn đề SV quan tâm để thu hút được sự tham gia đông đảo, tạo ra sự hào hứng cho SV. GV phải là giám khảo thực sự nắm bắt kiến thức học phần sâu, rộng, có sự đánh giá chính xác, khách quan.

Thi hùng biện thường được sử dụng nhằm mục đích nắm tình hình diễn biến tư tưởng, nhận thức chính trị của SV đối với một vấn đề chính trị xã hội cụ thể, từ đó có sự điều chỉnh, định hướng kịp thời. Chính vì vậy, hội thi hùng biện về TTHCM bao giờ cũng được giới hạn ở một nội dung, một vấn đề cụ thể, nhất định, như: “TTHCM về vấn đề độc lập dân tộc”; “Việc rèn luyện các phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính theo TTHCM trong SV hiện nay”... Tương tự như hội thi thuyết trình, hình thức này cũng thường được sử dụng với đối tượng dự thi là cá nhân.

Thi đố kiến thức là một hình thức giáo dục sinh động, phong phú và hấp dẫn. Có nhiều cách thức tổ chức thi đố vui kiến thức khác nhau như: đố vui, trắc nghiệm, hái hoa dân chủ. Một số hình thức mới như:

chiếc nón kỳ diệu, đường lên đỉnh Olympia, hành trình văn hóa, vui để học. Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

197

GV lựa chọn hình thức thi đố kiến thức cho phù hợp.

Lưu ý: khi sử dụng hình thức tổ chức hội thi, các GV cũng có thể kết hợp các hình thức nói trên để tạo sự phong phú hấp dẫn cho hội thi. Ví dụ: như kết hợp thi đố kiến thức với thi hùng biện hoặc thi thuyết trình.

Trong trường hợp này, những người hùng biện hay thuyết trình vẫn là những cá nhân nhưng họ sẽ đại diện cho tập thể để trình bày về nội dung thi và đó là ý kiến tập thể mà họ đại diện.

- Hình thức xem phim tài liệu về HCM: Phim tài liệu về HCM là một thuật ngữ trong điện ảnh để chỉ thể loại phim khai thác mọi khía cạnh trong đời sống ở góc độ chân thực và tự nhiên nhất về cuộc đời, sự nghiệp, con người HCM. Hiện nay có rất nhiều bộ phim tài liệu về Người: “HCM chân dung một con người”, “Người là niềm tin tất thắng”, “HCM - một hành trình” và “HCM - Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam”… Tổ chức chiếu phim tài liệu về Bác Hồ không chỉ làm phong phú thêm nội dung giảng dạy TTHCM mà còn phát huy hiệu quả nâng cao sự hiểu biết cho SV về Bác. Kết hợp giảng dạy những nội dung tư tưởng cơ bản trên lớp với xem phim, thấy được hình ảnh, việc làm của Bác nên chất lượng giảng dạy sẽ được nâng lên. SV sẽ hứng thú và tham gia tích cực hơn vào hoạt động học tập. Đặc biệt khi toàn Đảng, toàn dân phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM”, chính hình thức xem phim tư liệu sẽ giúp SV càng thấy rõ hơn mục đích, ý nghĩa cuộc vận động. Hình thức này đã mang lại hiệu quả thiết thực, không chỉ nâng cao nhận thức cho SV các lớp, mà còn làm cho cuộc vận động “Học tập và

làm theo tấm gương đạo đức HCM” lan tỏa trong ý thức của mỗi SV, giúp họ hiểu hơn giá trị cuộc sống, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội.

- Hình thức hoạt động tình nguyện: Đây là HĐNK giúp SV biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra; biết điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp; rèn luyện những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử có văn hóa, những thói quen trong học tập, lao động; kỹ năng tự quản, tự tổ chức, điều khiển, nhận xét, đánh giá, hòa nhập và thực hiện một số hoạt động tập thể có hiệu quả khác…Hoạt động tình nguyện cũng không nằm ngoài mục đích đó, nhất là hoạt động tình nguyện gắn với học phần TTHCM. Khi SV tham gia vào hoạt động tình nguyện như “Mùa hè xanh”, “Thanh niên tình nguyện”…SV không chỉ mở rộng được hiểu biết thực tế về mảnh đất, con người nơi mình tình nguyện;

tăng thêm những kỹ năng sống, ứng xử; mà còn truyền đạt được TTHCM. Sau đợt tình nguyện, bản thân SV

sẽ thấy hạnh phúc vì đã giúp đỡ được nhiều người, làm được những việc có ích cho xã hội và càng thấm nhuần hơn TTHCM, nhất là trong lối sống, cách ứng xử, rèn luyện cả thể chất lẫn đạo đức. Như vậy, HĐNK trong giảng dạy học phần TTHCM có nhiều hình thức khác nhau. Mỗi hình thức có những yêu cầu riêng nên cũng cần những điều kiện khác nhau. Tuy nhiên để HĐNK đạt được hiệu quả cao cần đảm bảo tốt về các yếu tố như: Trình độ chuyên môn của GV, sự hiểu biết, kĩ năng tổ chức HĐNK của GV, khả năng nhận thức, tính tích cực của SV và các điều kiện về cơ sở vật chất.

3. Kết luận

Trên cơ sở vai trò của HĐNK đối với việc nâng cao chất lượng học phần TTHCM, các nhà quản lý, giáo viên cần lựa chọn các hình thức HĐNK cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện của SV, của nhà trường để đem lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, việc tổ chức HĐNK tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Song hiệu quả của hoạt động này đến đâu vẫn phụ thuộc phần lớn vào GV - tác giả, người chủ trò của nó. Chính vì thế trong quá trình giảng dạy học phần đòi hỏi mỗi GV cần thiết phải nêu cao vai trò của mình bằng cách nâng cao trình độ, kỹ năng tổ chức HĐNK, đa dạng hóa các hình thức tổ chức ngoại khóa và tích cực tìm hiểu, đầu tư hơn trong việc kiếm tìm các hình thức ngoại khóa sinh động, đáp ứng yêu cầu của SV ngày nay.

Bên cạnh đó vai trò của SV cũng vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học phần nói chung và

HĐNK nói riêng. Muốn vậy SV cũng cần tích cực chủ động nghiên cứu nội dung TTHCM đồng thời tích cực tham gia HĐNK một cách hiệu quả nhằm phát triển toàn diện về kiến thức cũng như kĩ năng mềm.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Một số chuyên đề về TTHCM, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021): Giáo trình TTHCM (dành cho bậc đại học – không chuyên ngành Lý luận chính trị), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

4. Quốc Hội (2019), Luật số: 43/2019/QH14, Luật Giáo dục, Hà Nội

5. Trường Đại học sư phạm Tp.HCM, Viện Nghiên cứu Giáo dục (2007), Kỷ yếu hội thảo hiệu quả của HĐNK đối với việc nâng cao chất lượng dạy - học trong nhà trường phổ thông.

1. Đặt vấn đề

Ở Việt Nam, kỹ năng sống (KNS) được đề cập trong rất nhiều chương trình giáo dục khác nhau ở các bậc học, từ giáo dục trong Nhà trường đến giáo dục gia đình với nhiều nội dung đa dạng khác nhau, ở các đối tượng khác nhau. Những thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại đã tác động to lớn đến con người nói chung, đặc biệt là thế hệ trẻ, trong đó có đối tượng thanh niên là học viên (HV) ở các Nhà trường quân đội. Trường Sĩ quan Chính trị (SQCT) là trung tâm đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội (CBCTCPĐ) cho toàn quân. Với mục tiêu đào tạo ra đội ngũ chính trị viên - những người chủ trì về chính trị, trực tiếp tiến hành các hoạt động Công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) thì nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho họ ngay trong thời gian đào tạo tại Nhà trường là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao của người học sau khi tốt nghiệp ra trường.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. KNS và giáo dục KNS cho HV đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở Trường SQCT

Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên:

Kỹ năng là khả năng tận dụng những kiến thức thu được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế. Dưới góc độ Tâm lý học, các nghiên cứu tiếp cận kỹ năng trên hai hướng cơ bản: Hướng thứ nhất, nghiên cứu kỹ năng ở mức độ đơn giản, coi kỹ năng là kỹ thuật

của hành động, thao tác. Chủ yếu tập trung nghiên cứu về các thao tác trong kỹ năng hoạt động, các kỹ thuật cơ bản của hành động; Hướng thứ hai, nghiên cứu kỹ năng ở mức độ phức tạp hơn, không đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động, mà kỹ năng còn biểu hiện năng lực hoạt động của con người. Như vậy, kỹ năng là sự vận dụng đúng đắn những kiến thức, kinh nghiệm đã có một cách sáng tạo vào giải quyết các nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tiễn đặt ra mang lại hiệu quả cao.

HV đào tạo CBCTCPĐ ở Trường SQCT hiện nay là những thanh niên, có độ tuổi từ 18 đến 25, tốt nghiệp trung học phổ thông, trúng tuyển qua kỳ xét tuyển sinh quân sự. Đây là đối tượng được tuyển chọn một cách chặt chẽ, có đủ điều kiện về phẩm chất, năng lực, xu hướng nghề nghiệp để đào tạo theo mục tiêu trở thành người cán bộ chính trị cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Giáo dục KNS cho HV đào tạo CBCTCPĐ ở Trường SQCT là tổng thể những tác động có mục đích, có tổ chức của các lực lượng sư phạm trong Nhà trường đến HV gắn với tự giáo dục của HV nhằm bổ sung, cập nhật, hình thành và phát triển các KNS cho HV, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo CBCTCPĐ ở Trường SQCT hiện nay.

Trong thời gian qua, Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các lực lượng sư phạm của Nhà trường đã có nhiều nội dung, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, bồi dưỡng KNS cho HV đào tạo CBCTCPĐ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của Nhà trường.

Tuy nhiên, trong thực tế việc nhận thức về vai trò, tầm

* Trường Sĩ quan Chính trị, Bộ Quốc phòng

Đề cương

Tài liệu liên quan