• Không có kết quả nào được tìm thấy

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

103

1. Đặt vấn đề

Tỷ lệ người cao tuổi (NCT) ở Việt Nam đang tăng nhanh. Năm 1979, tỷ lệ người cao tuổi chiếm 4.7%, đến năm 2019 chiếm 7,7%. Ở NCT chức năng của tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể bị suy giảm, trong đó có suy giảm tính linh hoạt, tốc độ, tính chính xác và ổn định trong hoạt động vận động, trong đó có sự biến đổi hình thái bước đi. Hình thái bước đi thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sống hàng ngày như đi lại, bước cầu thang,... Những biến đổi này đã được chỉ ra là có liên quan đến gia tăng tỷ lệ té ngã NCT. Nghiên cứu 3628 lần té ngã ờ NCT chỉ ra rằng một trong các nguyên nhân chính là do rối loạn bước đi hoặc tư thế thăng bằng của cơ thể.

Yoga là hình thức rèn luyện thân thể có lịch sử rất lâu dài. Đây là hình thức tập luyện thích hợp với nhiều lứa tuổi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra khi tập luyện Yoga giúp cải thiện nhiều sinh lý như sức mạnh cơ, tính đàn hồi cơ, mức độ linh hoạt khớp,...

Tuy nhiên, hiệu quả của tập luyện Yoga tới hình thái dáng đi ở người cao tuổi khỏe mạnh vẫn còn rất hạn chế. Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định hiệu quả của hoạt động tập luyện Yoga đối với cải thiện hình thái bước đi của phụ nữ trên 60 tuổi ở Việt Nam.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Kế hoạch thực nghiệm

Đối tượng thực nghiệm gồm 37 người cao tuổi nữ, được chia làm 2 nhóm, nhóm thực nghiệm (TN) 19 người và nhóm đối chứng (ĐC) 18 người. Nhóm TN tập 12 bài tập Yoga trong 8 tuần, mỗi tuần tập 5 buổi với 90 phút/buổi. Các bài tập gồm: Tư thế cái cây (tree pose), Tư thế con mèo, Tư thế chiến binh 1, Tư thế chiến binh 2 (warrior II), Tư thế chó con mở rộng (extended puppy), Tư thế phục kích thấp (low lunge), Tư thế chim chó (bird dog), Đưa chân lên tường (legs up the wall), Tư thế trăng lưỡi liềm thấp, Tư thế Yoga ngọn núi, Tư thế chó cúi mặt, Tư thế xác chết. Thực nghiệm kéo dài 8 tuần liên tục.

Nhóm ĐC không tham gia các hình thức hoạt động tập luyện, được liên hệ và theo dõi các thông số sinh hoạt, sức khỏe và vận động hàng ngày.

2.2. Đối tượng nghiên cứu

Tác dụng của tập luyện Yoga tới hình thái dáng đi của người cao tuổi nữ.

Khách thể của nghiên cứu là 37 phụ nữ trên 60 tuổi sinh sống tại thành phố Tuy Hòa, Phú Yên. Các yêu cầu đối với đối tượng được chọn lựa tham gia nghiên cứu được trình bày ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Các tiêu chí lựa chọn đối tượng thực nghiệm

Điều kiện lựa chọn đối

tượng thực nghiệm Điều kiện loại trừ Giới tính nữ, từ 60 tuổi trở

lên Không phù hợp các điều

kiện lựa chọn

Không có lịch sử bệnh lý mãn tính như: Thoái hóa khớp, thấp khớp, loãng xương, Pakinson, trầm cảm, suy giảm nhận thức, bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, không có lịch sử bị gãy xương chi dưới, không bị đau lưng

Tham gia dưới 95% tổng số lượng buổi tập luyện theo kế hoạch hoặc nghỉ liên tiếp từ 2 buổi tập trở lên

Không tham gia tập luyện các môn thể thao khác trong khoảng thời gian 3 tháng trước và trong quá trình thực nghiệm

Trong thời gian thực ng-hiệm phát sinh bệnh lý, hoặc sự cố ảnh hưởng đến sức khỏe, kế hoạch tập luyện

Có đủ điều kiện tham gia và

tuân thủ kế hoạch tập luyện;

không sử dụng các chất gây nghiện.

Có sự thay đổi mạnh mẽ tâm lý hoặc sinh hoạt hàng ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính tập chung trong thời gian nghiên cứu 2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.4. Phân tích dáng đi

Các thông số của bước đi như độ dài bước và

tốc độ bước đi được lấy từ kết quả của 2 lần kiểm tra tốc độ đi bình thường. Kiểm tra Thomas sửa đổi được sử dụng để đo tính linh hoạt của hông và khớp gối. Quy trình kiểm tra bao gồm:

1-đối tượng nghiên cứu nằm ngửa trên mặt bàn phẳng; 2-gập hết mức 2 khớp gối sau đó đưa 2 đầu gối tới gần ngực hết mức có thể; 3-duỗi thẳng 1 chân bất kỳ sau đó hạ dần chân đó về sau và từ từ hạ chân đó hướng xuống mặt bàn phía sau với mục tiêu cố bàn thì sẽ xuất hiện các góc mở hông tương ứng phía bên chân gập (hình 1). Kết quả cuối cùng được xác định thông qua giá trị trung bình của 2 lần thực hiện kiểm tra.

Hình 1. Kiểm tra Thomas sửa đổi

Các thống kê mô tả và kiểm định thông qua phần mềm SPSS phiên bản 22.0. Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (x± SD) được sử dụng để trình bày biến bằng số liệu. Sự khác biệt ban đầu về thông tin nhân khẩu học giữa hai nhóm được so sánh bằng cách sử dụng kiểm định 2 mẫu “t”. Phân tích phương sai

Anova hai yếu tố để: (1) So sánh số liệu thu được khi kiểm tra ban đầu và kết thúc thực nghiệm ở mỗi nhóm; (2) So sánh sự khác biệt giữa hai nhóm ban đầu và kết thúc thực nghiệm. Ý nghĩa thống kê được chọn P<0.05.

2.5. Kết quả và bàn luận 2.5.1. Kết quả nghiên cứu

Trong quá trình thực nghiệm nhóm TN có 02 đối tượng nghỉ tập quá số buổi và nghỉ tập liên tiếp hơn 2 buổi, nhóm ĐC có 02 không tham gia đủ số phiếu điều tra hàng ngày. Do đó, số liệu thu thập từ 04 đối tượng này không được đưa vào quá trình xử lý số liệu. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm không ghi nhận sự khác biệt về lứa tuổi, chỉ số BMI, thói quen, tâm lý và sinh hoạt hàng ngày (bảng 2).

Bảng 2: Kết quả kiểm tra nhóm nhân khẩu học ở 2 nhóm

Trung bình Nhóm

TN (n = 17) ĐC (n= 16) P

x

tuôi 65.6 ± 5.1 65.6 ± 5.1 p > 0.05

xBMI 24.3 ± 3.1 24.8 ± 3.3 p > 0.05 Bảng 3. Kết quả so sánh thông số dáng đi của 2 nhóm

Bảng 4. So sánh tính linh hoạt của kiểm tra Thomas của 2 nhóm

Thông số/

nhóm Kiểm tra lần 1 (x± SD)

Kiểm tra lần 2 (x± SD)

(TNP

&ĐC) sánh So

(%)1-2

(1-2)P

Độ xoay hông (0)

<0.0001 Nhóm TN 43.4 ± 4.7 54.5 ± 4.0 < 0.05 + 19.2

Nhóm ĐC 40.7 ± 3.9 40.1 ± 6.9 > 0.05 + 1.1 Góc

thẳng đùi (0)

0.0386 Nhóm TN 5.9 ± 2,8 3.1 ± 1.4 < 0.05 − 56.8

Nhóm ĐC 5.5 ± 1.9 4.2 ± 2.6 > 0.05 − 3.1 Thông số/nhóm Kiểm tra

lần 1 (x± SD)

Kiểm tra lần 2 (x± SD)

P (TN&ĐC) So sánh

1-2 (%) P

(1-2) Tốc độ bước

(m/s)

0.0017 Nhóm TN 1.05 ± 0.13 1.19 ± 0.21 < 0.05 + 14.1

Nhóm ĐC 1.05 ± 0.04 1.05 ± 0.08 > 0.05 + 0.6 Độ dài bước (m)

<0.0001 Nhóm TN 1.03 ± 0.09 1.13 ± 0.08 < 0.05 +9.7

Nhóm ĐC 1.02 ± 0.06 1.02 ± 0.10 > 0.05 0.0

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

105

Góc gập hông (0)

<0.0001 Nhóm TN 69.7 ± 7.1 89.8 ± 8.3 < 0.05 + 24.4

Nhóm ĐC 69.5 ± 4.6 69.9 ± 5.7 > 0.05 + 0.5

Sau thực nghiệm tốc độ bước đi và độ dài bước đi ở nhóm thực nghiệm có sự cải thiện rõ rệt (bảng 3).

Tốc độ bước tăng 14.1% (1.05m/s lên 1.19m/s), độ dài bước tăng 9.7% (1.03m lên 1.13m). Trong khi đó ở nhóm đối chứng không có sự thay đổi (p > 0.05).

Tính linh hoạt chi dưới ở nhóm thực nghiệm tăng lên sau thực nghiệm (bảng 4). Thể hiện qua việc tăng giới hạn biên độ xoay hông (43.4o lên 54.5o, tăng 19.2%), góc gập đùi giảm xuống (5.9o xuống còn 3.1o, giảm 56.8%) và tăng biên độ thực hiện vận động của động tác gập hông do ảnh hưởng của các nhóm cơ hông và

đùi trước (69.7o lên 89.8o, tăng 24.4 %). Trong khi đó, các thông số đo ở nhóm đối chứng trước và sau 8 tuần không có sự thay đổi (p > 0.05). Đối với biên độ của các nhóm cơ hông và trước đùi, cơ thắt lưng và hông lớn trị số thay đổi đạt giá trị “+” cao thể hiện tính hiệu quả tương ứng chỉ số; ngược lại giá trị của

“-” của nhóm cơ thẳng trước đùi càng cao tính hiệu quả cao tương ứng.

2.5.2. Thảo luận

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả tích cực sau 8 tuần tập luyện Yoga đối với phụ nữ trên 60 tuổi thành phố Tuy Hòa: 1) Tăng độ dài bước đi, tốc độ bước đi; 2) Biên độ vận động chi dưới được mở rộng.

Ở người cao tuổi, những ảnh hưởng tiêu cực của lão hóa làm giảm sức mạnh các cơ bắp, tính linh hoạt của chi dưới do đó làm giảm độ dài bước, tốc độ bước đi. Chiacchiero và cộng sự chỉ ra rằng giảm phạm vi hoạt động và tính linh hoạt chi dưới có thể tăng nguy cơ té ngã đối với NCT. Nghiên cứu của Kerrigan và cộng sự cho thấy độ dài bước đi giảm có liên quan chặt chẽ với tăng nguy cơ té ngã. Họ cũng chỉ ra rằng độ mở rộng hông bị hạn chế kết hợp với độ nghiêng trước của khung xương chậu là

nguyên nhân chính dẫn đến giảm độ dài và tốc độ bước đi ở những NCT đã có lịch sử té ngã. Như vậy, lão hóa là yếu tố quyết định chính của sự suy giảm chức năng dáng đi, giảm độ duỗi của hông, chiều dài sải chân và độ nghiêng của khung xương chậu góp phần đáng kể vào việc tăng nguy cơ té ngã và chấn thương liên quan đến suy giảm dáng đi ở người lớn tuổi. Cải thiện tốc độ bước, độ dài bước đi giúp tăng sự cân bằng và giảm nguy cơ té ngã.

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy tác dụng của việc tập luyện Yoga liên tục 8 tuần đã giúp tăng độ dài bước đi, tốc độ bước đi, độ linh hoạt của hông ở

phụ nữ cao tuổi. Sau thực nghiệm, ở nhóm đối chứng có sự gia tăng mạnh về tốc độ bước (tăng 14.1%), độ dài 1 bước (tăng 9.7%), biên độ thực hiện vận động của động tác gập hông của các nhóm cơ hông và đùi trước (tăng 24.4 % p<0.0001), động tác gập hông do khả năng kéo dãn của nhóm cơ thẳng trước đùi (giảm 56.8%p=0.0386) và các động tác xoay hông do ảnh hưởng của các cơ thắt lưng và hông lớn (tăng 19.2%

p<0.0001). Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, nguyên nhân của sự gia tăng đó có thể liên quan đến đặc thù vận động của các bài tập Yoga được đưa vào thực nghiệm. Các bài tập đó đã giúp tăng sức mạnh chân, độ linh hoạt cột sống, khả năng thăng bằng của cơ thể, độ mở rộng hông. Mặc dù trong nghiên cứu này không xem xét trực tiếp ảnh hưởng của tập luyện Yoga tới té ngã ở người cao tuổi. Tuy nhiên, việc cải thiện các thông số dáng đi đạt được sau thực nghiệm và kết quả từ các nghiên cứu trước đây có thể cho phép suy luận rằng tập luyện Yoga giúp giảm tỷ lệ té ngã bởi sự thay đổi hình thái dáng đi ở người cao tuổi dưới ảnh hưởng của lão hóa.

Một số hạn chế của nghiên cứu này: Tính linh hoạt của chi dưới trong nghiên cứu này chỉ được đánh giá thông qua 3 nhóm cơ chủ yếu là cơ hông đùi trước, nhóm cơ thẳng trước đùi, cơ thắt lưng hông.

Vì thế, cần có các nghiên cứu mở rộng hơn, trong đó bao gồm cả các yếu tố thần kinh cơ, gân kheo, các nhóm cơ phụ, sức mạnh cơ,... để đánh giá được toàn diện.

3. Kết luận

Tập Yoga có hiệu quả cải thiện các thông số dáng đi và sự linh hoạt của chân ở NCT nữ lứa tuổi trên 60 khỏe mạnh. Luyện tập Yoga nên được sử dụng như một phương pháp cho phụ nữ lớn tuổi để làm chậm sự suy giảm tính ổn định dáng đi và sự linh hoạt trong hoạt động vận động, giúp giảm tỷ lệ té ngã.

Tài liệu tham khảo

1. Chiacchiero M., et al. Relationship between range of motion, flexibility and balance in the elderly.

Top Veteran Rehabilitation, 2010. 26: p.148-155.

2. Dong X., Chang ES, S. MA. Evaluation of physical function in the American elderly community.

J Gerontol Servants A, 2014. 69: p.S31-S38.

3. Ganz DA, et al. Will my patient fall? JAMA, 2007: p. 297, pp.77-86.

4. Hardy SE, et al. An improvement in normal gait speed predicts better survival in the elderly.

Jam. Geriatric Soc, 2007. 55: p.1727-1734.

Đặt vấn đề

Các chương trình giáo dục thể chất (GDTC) hiện tại ở các trường học của Việt Nam đều là các hình thức vận động cơ bản trong các môn thể thao phổ biến, hơn nữa việc giảng dạy mang tính chất truyền thụ và chưa được chứng minh có tác dụng đối với sự phát triển các chức năng và lợi ích về mặt nhận thức.

Trong khi đó, các chương trình tăng cường được bổ xung bằng các bài tập tăng lượng vận động (LVĐ), tạo ra các áp lực cao về tố chất thể lực, sức khỏe và

tư duy hoạt động. Việc lựa chọn các môn thể thao cũng được hướng vào các môn phối hợp được cho là

có khả năng tăng cường năng lực chú ý, chuyển đổi linh hoạt các quá trình ức chế-kích thích, các kỹ năng tư duy và linh hoạt vận động. Do đó, mục đích của nghiên cứu này là đánh giá thí điểm một can thiệp hoạt động thể chất (HĐTC) tăng cường đối với kết quả học tập của nhóm SV năm thứ nhất Học viện An ninh nhân dân. Hình thức tăng cường chủ yếu tập chung vào can thiệp về nội dung giờ học GDTC.

Đồng thời chú trọng những thay đổi khác nhau giữa nhóm các môn văn hóa và các tác động của nó theo thời gian can thiệp.

2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thiết kế nội dung

Nghiên cứu tiến hành trong năm học 2019-2020 trên nhóm SV năm nhất trường Học viện An ninh nhân dân. Kế hoạch được thông qua bởi các cơ quan quản lý và nhà trường. Các lựa chọn ngẫu nhiên trong nghiên cứu này được tiến hành tại https://www.

random.org/sequences/.

Nội dung can thiệp: Chương trình cũ bao gồm:

các môn thể thao cơ bản (điền kinh, thể dục,...) và

võ thuật cơ bản (bắt buộc), các bài tập thể lực (chống đẩy, đứng lên ngồi xuống, co cơ bụng,...). Chương trình can thiệp thay đổi gồm có: Võ thuật (cơ bản và

ứng dụng - bắt buộc), Điền kinh (chạy ngắn) thể dục nhịp điệu và các bài tập thể lực (nhảy dây, bật bục, thể lực tổng hợp,...). Kế hoạch và giảng dạy được thiết kế phối hợp giữa giảng viên (GV) và thành viên nghiên cứu. Mục tiêu kế hoạch giảng dạy là tăng cường lượng HĐTC và mức độ tích cực tham gia của đối tượng nghiên cứu đối với các HĐTC nói chung.

LVĐ của nhóm can thiệp (NCT) được khống chế trong ngưỡng trung bình → mạnh. Nhóm đối chứng (NĐC) giữ nguyên theo chương trình hiện hành của nhà trường.

2.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu đối được chia thành NCT (n = 121, nam = 63 - 52.06%, nữ = 58 - 47.95%) và NĐC (n = 128, nam = 66 - 51.56%, nữ = 62 - 48.44%). Tỉ lệ theo dõi các buổi học của cả 2 nhóm trong 2 học kỳ =87%. Các môn chuyên ngành được chia thành 4 nhóm là các môn chuyên ngành 1 (nhóm N1), chuyên ngành 2 (nhóm N2), các môn nghiệp vụ (nhóm N3) và các môn khác (nhóm N4).

2.3. Các biến và kiểm tra

Các biến tiềm ẩn: tuổi, giới tính, BMI và lịch sử bệnh lý (dạng phỏng vấn phân đôi có-không).

Chất lượng giảng dạy: gồm năm kinh nghiệm giảng dạy và trình độ chuyên môn (1 - Giảng viên chuyên môn hạng III; 2 - Thạc sĩ chuyên môn; 3 -

* Khoa quân sự, võ thuật, TDTT Học viện An ninh Nhân dân

ĐÁNH GIÁ TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT TỚI KẾT

Đề cương

Tài liệu liên quan