• Không có kết quả nào được tìm thấy

ÁP DỤNG KỸ NĂNG SIÊU NHẬN THỨC VÀO DẠY HỌC GIÚP SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH Y ĐA KHOA

1. Đặt vấn đề

Theo Tan (2004), trong thế kỷ 21, sinh viên (SV) cần có kỹ năng siêu nhận thức (KNSNT) để nâng cao năng lực tư duy (Tan, 2004). Đây có thể coi là

một chìa khóa để giúp SV giải quyết các vấn đề và

thách thức của việc học tập trong thế kỷ 21 (Yusnaeni

& Corebima, 2017). Qua việc tổng quan các tài liệu có uy tín trên hệ thống ISI, Scopus, google scholar, nhóm nghiên cứu nhận thấy hầu hết các nghiên cứu quốc tế mới chỉ tập trung KNSNT trên đối tượng SV nói chung, chưa đi sâu vào nghiên cứu trên đối tượng SV chuyên ngành y đa khoa (Fathima &

Saravanakumar, 2012; Sree & Begum). Các nghiên cứu trong nước về KNSNT tại các trường Đại học Y dược cũng là một khoảng trống cần được triển khai nghiên cứu để bổ sung vào hệ thống cơ sở lý luận về phương pháp dạy học trong thời gian tới. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tổng quan có hệ thống lý luận về KNSNT vào việc giảng dạy giúp phát triển khả năng tự học Tiếng Pháp cho SV chuyên ngành y đa khoa, và mô tả quan điểm của SV chuyên ngành y đa khoa về việc áp dụng kỹ năng này.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu Số liệu thứ cấp: Các bài báo quốc tế có uy tín có liên quan đến chủ đề nghiên cứu trên hệ thống ISI, Scopus, google scholar.

Nghiên cứu định tính: 15 SV năm thứ 2, theo học chuyên ngành y đa khoa tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng.

- Thời gian nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian năm học 2020-2021.

- Địa điểm nghiên cứu: Tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng (72A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đằng Giang, Ngô Quyền, Hải Phòng).

2.2. Kỹ năng siêu nhận thức và vai trò của KNSNT

Nhận thức (cognition) đề cập đến quá trình nhận biết. “Meta” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “vượt ra ngoài”. Siêu nhận thức (metacognition) đề cập đến việc hiểu biết, cách chúng ta biết hoặc cách chúng ta học, kiểm soát một cách có ý thức quá trình học tập của chúng ta và nắm quyền làm chủ việc học của chúng ta (Fathima & Saravanakumar, 2012). Siêu nhận thức là một mục tiêu dành cho SV mà giáo viên có thể khuyến khích để SV tự kiểm soát việc học của mình. Các nghiên cứu hiện đại chia siêu nhận thức thành hai thành phần chính và có mối liên hệ với nhau: kiến thức siêu nhận thức và điều chỉnh siêu nhận thức (Ann Brown, 1987; McDaniel, Blischak, & Challis, 1994). Trong đó, kiến thức siêu nhận thức bao gồm: kiến thức về cách chúng ta học, kiến thức về các chiến lược học tập thích hợp, và

kiến thức về bối cảnh mà các chiến lược có thể được thực hiện (Schraw & Moshman, 1995). Điều chỉnh siêu nhận thức bao gồm lập kế hoạch, giám sát, và

đánh giá (Tarricone, 2011).

Như vậy, siêu nhận thức có thể hiểu là kỹ năng mà cá nhân hiểu biết về kiến thức và năng lực tư duy của chính mình; đồng thời chủ động theo dõi và đánh giá quá trình nhận thức của bản thân; cũng như nỗ lực điều chỉnh quá trình nhận thức khi cần thiết để giải quyết được vấn đề trong học tập (Nhân dân điện tử, 2019). Siêu nhận thức có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện dự án bởi vì SV phải phát

ÁP DỤNG KỸ NĂNG SIÊU NHẬN THỨC VÀO DẠY HỌC

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

71

huy tính chủ động, và sáng tạo để đạt được mục tiêu của dự án. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng đây là phương thức có hiệu quả nhất đối với việc cải thiện quá trình học tập của SV. Bởi lẽ, nó tập trung vào cách thức SV suy nghĩ về quá trình tư duy của mình và cách thức SV cảm nhận về bản thân với vai trò là người học (Marzano, 1998). Do đó, KNSNT là rất phù hợp để áp dụng trong các dự án dạy học Tiếng pháp cho SV chuyên ngành y đa khoa.

2.3. Vai trò của KNSNT trong việc giảng dạy giúp phát triển khả năng tự học Tiếng Pháp cho SV chuyên ngành y đa khoa

Theo O ‘Neil và Brown (1997), siêu nhận thức là

quá trình suy nghĩ về tư duy của bản thân để đưa ra các chiến lược giải quyết vấn đề (O’Neil Jr & Abedi, 1996). Blakey và Spence (1990) cũng đề cập thêm rằng siêu nhận thức là quá trình suy nghĩ về tư duy và học cách học tập (Blakey & Spence, 1990). Học bằng cách trao quyền cho các kỹ năng tư duy, siêu nhận thức là một trong những nỗ lực nhằm nâng cao kỹ năng tư duy của SV. Theo Efklides (2006), siêu nhận thức là một phần quan trọng của việc học tập (Efklides, 2006). Sperling và cộng sự (2004) cũng đề cập thêm rằng các KNSNT có thể giúp SV cung cấp thông tin về các hoạt động học tập và tiến trình học tập của họ (Sperling, Howard, Staley, & DuBois, 2004).

SV có siêu nhận thức tốt trong quá trình học tập của mình có thể là những người học độc lập.

Livingston (1997) chứng minh rằng sự gia tăng các KNSNT của SV phụ thuộc vào khả năng học tập độc lập của SV. SV có học tập độc lập cao thì có khả năng siêu nhận thức cao (Livingston, 1997). Weiner và Kluwe (1978) cũng chia sẻ rằng siêu nhận thức đề cập đến các hoạt động thần kinh đặc biệt để kiểm tra, lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, dự đoán và đánh giá quá trình tư duy của chính họ (Weinert & Kluwe, 1987). Như vậy, KNSNT có vai trò quan trọng trong việc giảng dạy, giúp phát triển khả năng tự học Tiếng Pháp cho SV chuyên ngành y đa khoa. Siêu nhận thức là chìa khóa giúp SV chuyên ngành y đa khoa có thể chủ động đọc tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Pháp cũng như tăng cơ hội việc làm trong các bệnh viện có sử dụng tiếng Pháp. Ngoài ra, siêu nhận thức có vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng tư duy phản biện, kích thích tư duy sáng tạo của SV chuyên ngành y đa khoa thông qua môn học ngoại ngữ chuyên ngành tự chọn (Tiếng Pháp).

2.4. Việc áp dụng KNSNT trong việc giảng dạy giúp phát triển khả năng tự học Tiếng Pháp cho SV

chuyên ngành y đa khoa

Đã có nhiều quan điểm khác nhau về việc áp dụng KNSNT trong việc giảng dạy và học tập. Parlan và cộng sự đã đưa ra các chiến lược liên quan đến các buổi học, gồm có: chuẩn bị (xem xét khả năng giảng dạy, xác định mục tiêu học tập, lựa chọn chiến lược học tập và sắp xếp lịch học; xác định các mục tiêu quan trọng, kiến thức có liên quan trước đó và

các khái niệm đã được hiểu và cuối cùng lập danh sách câu hỏi); tham gia vào hoạt động học tập; kiểm tra (theo dõi việc lập kế hoạch, đánh giá việc học tập, kiểm tra tính hiệu quả của phương pháp học tập, phản ánh về quá trình học tập được sử dụng); đánh giá và theo dõi (đưa ra phản hồi và theo dõi kết quả học tập) (Parlan, Ibnu, Rahayu, & Suharti, 2018).

Trong lĩnh vực siêu nhận thức, Segedy và cộng sự đã trình bày mô hình minh họa các chiến lược siêu nhận thức như sau: đưa ra mục tiêu và lập kế hoạch (xác định, lựa chọn và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu); tiếp thu kiến thức, xác minh; giám sát (đánh giá sự hiểu biết, xác định và sửa chữa những quan niệm sai lầm và đánh giá sự tiến bộ theo mục tiêu; tìm kiếm sự giúp đỡ (xác định khó khăn, chủ động hỏi người tư vấn để đưa ra những gợi ý một cách cụ thể) (Segedy, Kinnebrew, & Biswas, 2011).

Theo mô hình của Nosratinia và cộng sự, chiến lược siêu nhận thức bao gồm năm thành phần chính:

chuẩn bị và lập kế hoạch cho việc học tập (đặt và đạt được mục tiêu); lựa chọn và sử dụng các chiến lược học tập trong hoàn cảnh cho mục đích cụ thể (suy nghĩ và đưa ra quyết định có ý thức về quá trình học tập); giám sát việc sử dụng chiến lược (xem lại các chiến lược được sử dụng và đảm bảo việc thực hiện đúng chiến lược); tổ chức các chiến lược học tập khác nhau (phối hợp, tổ chức, liên hệ các chiến lược khác nhau); và đánh giá việc sử dụng chiến lược học tập (tự đặt câu hỏi, thảo luận ngắn gọn sau khi thực hiện chiến lược) (Nosratinia, Ghavidel, & Zaker, 2015).

Theo nghiên cứu của Heidari và cộng sự, chiến lược siêu nhận thức bao gồm: lập kế hoạch (xác định mục tiêu của học tập; dự kiến thời gian cần thiết cho học tập; xác định tốc độ học tập và lựa chọn một chiến lược nhận thức cụ thể); kiếm soát và giám sát (đánh giá tiến độ học tập; theo dõi sự chú ý và

học tập; đặt câu hỏi cho bản thân trong quá trình học tập, kiểm soát thời gian và tốc độ học tập, dự đoán các câu hỏi kiểm tra đánh giá); và điều chỉnh (điều chỉnh tốc độ học và thời gian học; sửa đổi hoặc thay đổi chiến lược nhận thức của học tập) (Heidari,

Haghighat, HAJI, GHORBANI, & Ashoori, 2016).

Trong nghiên cứu này, tác giả áp dụng KNSNT của Heidari và cộng sự vào việc giảng dạy giúp phát triển khả năng tự học Tiếng Pháp cho SV chuyên ngành y đa khoa. KNSNT của Heidari và cộng sự gồm có: lập kế hoạch; kiểm soát và giám sát; và điều chỉnh.

2.5. Quan điểm của SV chuyên ngành y đa khoa về việc áp dụng KNSNT trong việc giảng dạy giúp phát triển khả năng tự học Tiếng Pháp

Hơn một nửa SV tham gia trong nghiên cứu nhận thức đúng về KNSNT. Các em cho rằng KNSNT liên quan đến quá trình suy nghĩ tư duy của cá nhân để lựa chọn cách học hiệu quả nhất, sáng tạo nhất, và

ngắn gọn nhất.

“Theo em hiểu KNSNT là liên quan đến quá trình tư duy, suy nghĩ của cá nhân để có thể làm chủ việc học tập. Em nghĩ trong việc học tập, SV cần suy nghĩ xem các bước mình cần chuẩn bị bài một cách logic, khoa học, có trình tự; đặc biệt hơn là trong việc thảo luận nhóm” (PVS_01)

“Siêu nhận thức cũng có nghĩa là cá nhân có thể tự điều chỉnh kế hoạch học tập của bản thân khi thấy không thật sự hợp lý, hiệu quả” (PVS_05)

Chỉ một số ít SV tham gia trong nghiên cứu biết đến KNSNT qua việc đọc thông tin trên mạng.

KNSNT này chưa được giáo viên trong trường áp dụng nhiều trong các môn học

“Em có biết đến KNSNT qua các bài viết bằng tiếng Việt trên google” (PVS_03)

“Em có chủ động tìm kiếm các kỹ năng, phương pháp chủ động trong học tập và tình cờ em có đọc qua về KNSNT” (PVS_10)

Tất cả SV tham gia trong nghiên cứu đều cho rằng rất cần thiết để việc áp dụng KNSNT trong việc giảng dạy giúp phát triển khả năng tự học Tiếng Pháp của SV.

“Chúng em có đăng ký môn Tiếng Pháp là môn ngoại ngữ chuyên ngành trong chương trình. Chúng em mong muốn được phát huy tính sáng tạo, chủ động trong môn học. Khi đó, chúng em sẽ yêu thích môn học này hơn. Ví dụ, chúng em có thể lên kế hoạch phân công các thành viên trong nhóm chuẩn bị quay một đoạn video đóng vai giữa bác sỹ và người bệnh về nội dung tư vấn đái tháo đường cho người bệnh bằng tiếng Pháp. Chúng em sẽ trình chiều đoạn video này trong lớp học, chủ động tương tác với các bạn để tạo bầu không khí học sôi nổi trong lớp mà vẫn đảm bảo được nội dung học tập” (PVS_13).

“Việc áp dụng KNSNT trong môn học Tiếng Pháp là rất cần thiết, giúp SV tích cực hơn và độc lập hơn trong học tập (dần thay thế cho phương pháp học tập truyền thống). Ngoài ra, nó còn giúp ích tính tự giác trong học tập, nâng cao khả năng tự học khi học các môn học khác trong chương trình” (PVS_15).

Hầu hết SV tham gia trong khảo sát rất khó khăn đưa ra cách thức áp dụng KNSNT để phát triển khả năng tự học Tiếng Pháp. Một số SV chia sẻ:

“Em nghĩ giáo viên của môn học Tiếng Pháp chuyên ngành hướng dẫn chúng em về cách thức áp dụng KNSNT trước. Như vậy, sẽ dễ dàng hơn cho chúng em khi áp dụng vào thực tiễn của môn học”

(PVS_07)

“Mỗi SV cần có ý thức, và kế hoạch tốt khi áp dụng KNSNT để phát triển khả năng tự học Tiếng Pháp” (PVS_09)

3. Kết luận

Trên cơ sở tổng quan các tài liệu có liên quan và

khảo sát SV chuyên ngành y đa khoa, nghiên cứu đã chứng minh KNSNT là rất cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong việc giảng dạy giúp phát triển khả năng tự học Tiếng Pháp cho SV chuyên ngành y đa khoa. Nghiên cứu cũng đưa ra một số gợi ý về cách thức áp dụng KNSNT của Heidari và cộng sự vào thực tiễn giảng dạy môn học Tiếng Pháp chuyên ngành. Các Trường Đại học Y Dược tại Việt Nam có thể tham khảo cách thức áp dụng KNSNT để nâng cao ý thức và hướng dẫn SV chuyên ngành y đa khoa làm quen và thực hành kỹ năng này trong môn học tiếng Pháp chuyên ngành.

Tài liệu tham khảo

1. Afandi, A. (2012). Pembelajaran Biologi Menggunakan Pendekatan Metakognitif Melalui Model Reciprocal Learning dan Problem Based Learning ditinjau dari Kemandirian Belajar dan Kemampuan Berpikir Kritis Mahasiswa. INKUIRI, 1(2).

2. Blakey, E., & Spence, S. (1990). Developing metacognition: ERIC Clearinghouse on Information and Technology.

3. Brown, A. (1980). Metacognitive development and reading. Theoretical issues in reading comprehension. New Jersey: Ed. J. Rand, LEA.

4. Brown, A. (1987). Metacognition, executive control, self-regulation, and other more mysterious mechanisms. Metacognition, motivation, and understanding.

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

73

1. Đặt vấn đề

Hiện nay, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa và

quốc tế hóa, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ quốc tế; là công cụ, phương tiện giao tiếp chủ yếu, không thể thiếu trong giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc và vùng lãnh thổ trong mọi lĩnh vực. Đối với Việt Nam, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới cho đến nay, Đảng, Nhà nước ta kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại: độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế, với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Để thực hiện đường lối đó, Đảng và Nhà nước ta đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp. Một trong những giải pháp cụ thể là đẩy mạnh nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt là đối với môn tiếng Anh.

Đối với các trường đại học nước ta, việc dạy và

học tiếng Anh đã và đang được đẩy mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu giao lưu, đối ngoại, hợp tác và phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chất lượng học tiếng Anh của sinh viên (SV) những năm qua còn tồn tại một số hạn chế, nhất là nhận thức, động cơ, trách nhiệm của một số SV về học tiếng Anh có lúc còn chưa đúng đắn; việc nắm kiến thức, thực hiện các kỹ năng, phương pháp, kinh nghiệm trong học tập môn tiếng Anh của một bộ phận SV còn hạn chế; việc sử dụng kiến thức, kỹ năng tiếng Anh của một số SV vào các tình huống cụ thể trong học tập, trong cuộc sống ít; kết quả kiểm tra, thi, đánh giá môn tiếng Anh

của một số SV còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra,... Do vậy, khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao chất lượng học tập tiếng Anh của SV nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo ở các trường đại học nước ta là vấn đề quan trọng, cấp thiết.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Quan niệm nâng cao chất lượng học tiếng Anh của SV các trường đại học nước ta

Nâng cao chất lượng học tiếng Anh của SV các trường đại học nước ta là tổng thể những hình thức, biện pháp của các lực lượng sư phạm, cùng với việc phát huy tính độc lập, năng động, sáng tạo của người học nhằm nâng lên một bước mới cao hơn về trình độ kiến thức, kỹ năng tiếng Anh và khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng đó vào giải quyết các tình huống học tập tiếng Anh, vào thực tiễn nghề nghiệp, vào cuộc sống của họ một cách linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, đáp ứng mục tiêu yêu cầu đào tạo của Nhà

trường. Nội dung nâng cao chất lượng học tiếng Anh của SV các trường đại học nước ta, gồm:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng nắm kiến thức tiếng Anh theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo, cụ thể là

lượng kiến thức trong nội dung, chương trình của bộ môn, của từng học phần, từng bài học tiếng Anh.

Kiến thức tiếng Anh bao gồm các kiến thức về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, kiến thức về kỹ năng tiếng Anh, về phương pháp học tiếng Anh theo yêu cầu đào tạo. Các kiến thức này được triển khai trong toàn bộ nội dung, chương trình, trong từng bài học, từng buổi học, từng học phần.

Thứ hai, nâng cao chất lượng rèn luyện, phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh của SV theo nội dung, chương trình đào tạo, theo từng buổi học, từng học trình, học phần. Bên cạnh việc trang bị tri

* Học viên cao học, Trường Đại học Hoa Sen

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TIẾNG ANH

Đề cương

Tài liệu liên quan