• Không có kết quả nào được tìm thấy

HOẠT ĐỘNG LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN KHOA DU LỊCH VÀ VIỆT NAM HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

183

1. Mở đầu

Hoạt động làm thêm (HĐLT) không phải là hoạt động chủ đạo của sinh viên (SV), nếu SV quá chú trọng vào công việc làm thêm, dành nhiều thời gian cho công việc làm thêm cũng như SV không biết cách xây dựng kế hoạch và cân bằng giữa công việc làm thêm với hoạt động học tập và các hoạt động rèn luyện khác, có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập và rèn luyện của SV trong quá trình học đại học. Nhưng nếu SV biết lựa chọn nhưng công việc làm thêm với ngành học SV được đào tạo sẽ giúp SV có điều kiện thuận lợi tiếp thu tri thức, rèn luyện kỹ năng (KN) cũng như những phẩm chất cần có cho nghề nghiệp trong tương lai [4].

Bài viết này mục đích chúng tôi khảo sát nhằm tìm hiểu thực tiễn số lượng SV tham gia làm thêm, thời gian SV dành làm thêm và thời điểm SV đi làm thêm cũng như sự phù hợp của công việc làm thêm với ngành học được đào tạo của SV Khoa Du lịch và

Việt Nam học - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu này khảo sát trên 225 SV (N=225) là SV các ngành Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Du lịch, Quan hệ công chúng, Việt Nam học, Tâm lý học thuộc khoa Du lịch và Việt Nam học - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi là phương

pháp nghiên cứu chính, ngoài ra bài viết còn sử dụng phương pháp nghiên cứu khác bổ trợ như: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích dữ liệu bằng toán thống kê, sử dụng phần mềm SPSS 20.0.

2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Tỷ lệ SV đi làm thêm

HĐLT giúp SV có những trải nghiệm thực tế, tạo dựng mối quan hệ xã hội và phát triển những tri thức, hình thành KN, thái độ cần thiết với công việc của SV trong tương lai. Khi SV làm thêm với những công việc gần gũi với ngành học của SV có thể giúp SV ứng dụng và thực hành những tri thức đã được học vào trong thực tiễn.

Số liệu khảo sát ở bảng 3.1 cho thấy, tỷ lệ SV tham gia làm thêm cao hơn tỷ lệ SV không đi làm thêm trong mẫu khảo sát. SV năm 3 và năm 4 đi làm thêm nhiều hơn ở SV năm 2. Điều này cho thấy có thể trong quá trình học tập, SV tham gia thực tế, kiến tập và học thực hành tại các cơ sở, SV có mối quan hệ với doanh nghiệp đã xin đi làm thêm ngay tại các cơ sở này.

Đặc điểm SV Khoa Du lịch và Việt Nam học - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành giới tính chủ yếu là nữ, cho nên số SV nữ (80 SV) đi làm thêm nhiều hơn số SV nam (61 SV). Các ngành học trong khoa có số lượng SV chiếm ưu thế là ngành Quản trị khách sạn (40 SV), Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống (62 SV), Du lịch (19 SV) cũng có số lượng SV đi làm thêm đông hơn so với các ngành Quan hệ công chúng (3 SV), ngành Việt Nam học (4 SV) và ngành Tâm lý học (13 SV).

HOẠT ĐỘNG LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN KHOA DU LỊCH

Bảng 2.1. Số lượng SV tham gia khảo sát (N=225) Nhóm khách thế

SL

Đi làm

thêm Không đi

làm thêm Tổng

% SL % SL %

Năm học

Năm 2 43 58,9 30 41,1 73 100

Năm 3 48 64,9 26 35,1 74 100

Năm 4 50 64,1 28 35,9 78 100

Giới tính

Nam 61 61 39 39 100 100

Nữ 80 64 45 36 125 100

Ngành học

Quản trị

khách sạn 40 61,5 25 38,5 65 100 Quản trị nhà

hàng và dịch

vụ ăn uống 62 62 38 38 100 100

Du lịch 19 65,5 10 34,5 29 100

Quan hệ

công chúng 3 50 3 50 6 100

Việt Nam

học 4 57,1 3 42,9 7 100

Tâm lý học 13 72,2 5 27,8 18 100 Như vậy, có thể thấy do đặc thù của các ngành Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Du lịch có các cơ sở học thực hành, thực tập phong phú, ngay từ năm 2, năm 3 SV đã tham gia học thực hành tại cơ sở, điều này tạo điều kiện và cơ hội dễ dàng cho SV có các công việc làm thêm cũng phù hợp với chuyên ngành. Qua đây cho thấy, các ngành học khác trong Khoa khi đào tạo cũng cần đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp và thiết kế các chương trình học gắn với thực tế, thực hành nghề nghiệp giúp SV SV có cơ hội vừa học tập vừa làm thêm để rèn luyện và phát triển nghề ngiệp trong tương lai.

2.2.2. Thời gian và thời điểm đi làm thêm của SV Qua số liệu khảo sát cho thấy, SV năm 4 (42%) và SV năm 2 (23,3%) đi làm với thời gian trung bình từ 24 giờ trong tuần cao hơn so với SV năm 3. Có thể trong chương trình học, SV năm 2 và năm 4 học ít hơn những học phần so với SV năm 3 và SV được học những học phần thực hành nhiều hơn SV năm 3 nên SV có cơ hội làm việc và làm thêm nhiều hơn SV năm 3.

Xét về giới tính thì SV nữ đi làm thêm nhiều hơn SV nam. SV nữ (28,8%) đi làm thêm trong một tuần với thời gian trung bình từ 24 giờ trở lên cao hơn so với các bạn SV nam (27,9%).

SV theo học các ngành học khác nhau thuộc

Khoa Du lịch và Việt Nam học - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cũng có thời gian trung bình làm thêm trong 1 tuần có sự khác nhau. Những SV thuộc khối ngành dịch vụ như ngành Quản trị khách sạn (27,5% từ 12 - 24 giờ), Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống (38,7% từ 24 giờ trở lên), Du lịch (47,5% từ 12-24 giờ) có tỷ lệ số SV đi làm từ 12 giờ cho đến 24 giờ trở lên cao hơn so với SV các ngành Quan hệ công chúng (67,7% dưới 8 giờ), ngành Việt Nam học (50% từ 8 đến 12 giờ), ngành Tâm lý học (38,5% từ 8 đến 12 giờ).

Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của SV, SV dành thời gian và sắp xếp kế hoạch các hoạt động phải ưu tiên cho hoạt động học tập, sau đó mới đến các hoạt động khác. Do đó, thời gian dành cho làm thêm phải được sắp xếp sau thời gian học tập tại trường, tại cơ sở học thực hành cũng như thời gian tự học. Vì vậy, nếu SV đi làm thêm với thời gian quá nhiều và thời điểm không hợp lý không ưu tiên cho hoạt động học tập thì có thể ảnh hưởng đến hoạt động học tập.

Theo kết quả khảo sát cho thấy, thời điểm mà

SV dành để đi làm thêm là khi “không có lịch học”

chiếm tỷ lệ cao hơn so với các thời điểm khác. Có đến 48,8% SV năm 2, 60,4% SV năm 3 và 50% SV năm 4 đi làm khi “không có lịch học”. Tuy nhiên, còn nhiều SV có thời điểm đi làm “không cố định” chiếm tỷ lệ cao. Có đến 30,2% SV năm 2, 14,6% SV năm 3 và 22% SV năm 4 có thời gian đi làm không cố định, có thể trùng vào lịch học của SV.

SV nam (62,3%) có thời gian đi làm vào thời điểm “không có lịch học” cao hơn SV nữ (46,2%), ngược lại SV nữ (31,2%) có thời gian đi làm vào thời điểm “không cố định” lại nhiều hơn SV nam (9,8%)

Xét theo ngành học, SV học ngành Quản trị khách sạn (70%), Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống (46,8%), Du lịch (57,9%) đi làm vào thời điểm

“không có lịch học” cao hơn so với SV học ngành Quan hệ công chúng (33,3%), ngành Việt Nam học (25%), ngành Tâm lý học (38,5%). SV các ngành Quan hệ công chúng (66,7%), ngành Quản trị nhà

hàng và dịch vụ ăn uống (19,4%), Du lịch (10,5%) và ngành Việt nam học (50%) có tỉ lệ SV đi làm vào thời điểm “buổi tối” cao hơn SV ngành Quản trị khách sạn (3%) và SV ngành Tâm lý học (0%).

SV học ngành Tâm lý học (53,8%), ngành Du lịch (26,3%) và ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống (25,8%) có thời gian đi làm vào thời điểm

“không cố định” cao hơn so với SV các ngành khác.

Qua số liệu phân tích cho thấy SV các ngành

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

185

thuộc khối dịch vụ có thời gian đi làm và thời điểm đi làm “không cố định” có tỷ lệ cao hơn các ngành khác, có thể thấy đặc thù các ngành học dịch vụ giúp SV có các việc làm thêm và thời điểm làm thêm phong phú, đa dạng và phù hợp với ngành học của SV. Tuy nhiên, SV cần sắp xếp thời gian và thời điểm đi làm thêm cần phải chú ý phù hợp và ưu tiên hoạt động học tập. Đây là cơ sở đề xuất xây dựng các chuyên đề tổ chức cho SV hướng vào nâng cao KN quản lý và sắp xếp thời gian cho SV Khoa Du lịch và Việt Nam học nói riêng và SV Trường Đại học Nguyễn Tất Thành nói chung nhằm giúp SV có KN quan lý thời gian một cách hiệu quả.

2.2.3. Mức độ phù hợp công việc làm thêm với ngành học của SV

Kết quả khảo sát cho thấy, SV năm 4 đã biết cách chọn công việc có sự “phù hợp” (44%) và “hoàn toàn phù hợp” (50%) với ngành học của mình cao hơn so với SV năm 2 có 30% SV cho rằng công việc làm thêm là “ít phù hợp” và 55,8% SV cho là “phù hợp”, và SV năm 3 là 37,5% cho rằng “ít phù hợp”, 45,8%

cho rằng “phù hợp”. Số liệu này cho thấy, có thể SV năm 4 trong quá trình đi thực tập, SV đã thiết lập được mối quan hệ cũng như có nhận thức lựa chọn những nghề nghiệp phù hợp với ngành nghề của mình được đào tạo để làm thêm, đồng thời kết hợp giữa việc làm thêm với chương trình thực tập của SV trong quá trình đào tạo.

Xét về giới tính của SV cho thấy, những SV nữ lựa chọn những việc làm thêm có sự phù hợp với ngành học được đào tạo cao hơn so với SV nam. Có 55% SV nữ cho rằng công việc làm thêm là “phù hợp” và 13,8% cho rằng là “hoàn toàn phù hợp” với ngành học SV được đào tạo. Ngược lại có 32,8% SV nam cho rằng công việc làm thêm “ít phù hợp” và

39,3% SV cho rằng “phù hợp” với ngành học được đào tạo. Điều này cho thấy, số lượng SV nam có sự lựa chọn và thích ứng đa dạng hơn với những công việc làm thêm so với SV nữ.

Xét theo ngành học SV được đào tạo tại Khoa Du lịch và Việt Nam học của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, kết quả khảo sát cho thấy những SV học những ngành về dịch vụ như ngành Quản trị khách sạn (57,55% SV), Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống (53,2% SV), Du lịch (42,1% SV) SV cho rằng công việc làm thêm “phù hợp” với ngành SV được đào tạo. Trong khi đó những ngành đạo tạo khác như ngành Quan hệ công chúng (67,7% SV cho rằng

“không phù hợp”, 33% SV cho rằng “ít phù hợp”), ngành Việt Nam học (75% SV cho rằng “ít phù

hợp”), ngành Tâm lý học (53,8% SV cho rằng “ít phù hợp”) SV cho rằng những công việc làm thêm

“không phù hợp” hay “ít phù hợp” với ngành học SV được đào tạo.

Như vậy, từ kết quả phân tích ở trên cho thấy, SV lựa chọn những công việc làm thêm có sự khác nhau về tỷ lệ SV theo ngành học SV được đào tạo. Những ngành SV được đào tạo trong Khoa thuộc khối ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn, du lịch có công việc làm thêm phù hợp với ngành học đào tạo có tỷ lệ cao hơn so với những ngành học khác. Điều này cho thấy, giảng viên, Khoa và các Phòng ban có liên quan trong trường cần có những định hướng cụ thể để giúp SV có sự lựa chọn những công việc làm thêm phù hợp với ngành học SV được đào tạo, nhằm giúp SV sớm ứng dụng những tri thức được đào tạo vào thực tiễn, qua việc làm thêm cũng giúp SV bổ sung thêm những tri thức, rèn luyện những KN và hình thành nhưng phẩm chất nghề nghiệp cần có đối với những công việc của SV khi ra trường.

3. Kết luận

Nghiên cứu này bước đầu tiến hành khảo sát trên SV thuộc Khoa Du lịch và Việt Nam học, vì vậy, trong tương lai cần có những nghiên cứu khảo sát về HĐLT cũng như những tác động của việc làm thêm đến hoạt động học tập và rèn luyện của SV thuộc tất cả các ngành học trong trường Nguyễn Tất Thành cũng như những nghiên cứu so sánh giữa các trường đại học để từ đó có những đề xuất và đưa ra những biện pháp giúp SV nâng cao nhận thức, KN lựa chọn việc làm thêm, sắp xếp thời gian làm thêm hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

Tài liệu tham khảo

1. Barron, P. and Anastasiadou, C. (2009), Student part-time employment: Implications, challenges and opportunities for higher education, International Journal of Contemporary Hospitality Management.

21(2). 140-153

2. Curtis, S. (2007), Students’ perceptions of the effects of term-time paid employment, Education and Training. 49(5). 380-390

3. Stinebrickner, Ralph, and Todd R.

Stinebrickner, “Working during school and academic performance.” Journal of labor Economics 21.2 (2003): 473-491

4. Thảo Phan Thị Thu Thảo (2017) “Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của SV thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Luận văn thạc sỹ.

1. Đặt vấn đề

Tại khoa Tâm lý giáo dục và Công tác xã hội (CTXH), Trường Đại học Tân Trào (ĐHTT) đã thực hiện triển khai đưa SV ngành CTXH đến các bệnh viện (BV) trong tỉnh Tuyên Quang để thực hành, thực tập như một nhân viên CTXH trong BV. Đây là cơ hội để sinh viên (SV) tiếp cận và làm quen với môi trường BV. Kết quả nghiên cứu này, trong quá trình kiểm huấn cho SV tại các BV đã có những bài học kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn SV ngành CTXH khi thực hành, thực tập trong BV.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Nội dung cơ bản trong thực hành, thực tập CTXH tại BV

2.1.1. Những nội dung SV thực hiện khi thực hành - thực tập tại BV

Đến nay, khoa Tâm lý giáo dục và CTXH, trường ĐHTT đã tiến hành phối hợp đưa hai lớp ĐH CTXH K1 và K2 đến thực hành, thực tập tại Phòng, tổ CTXH của các BV. Tính đến thời điểm hiện tại, Khoa đã liên kết với 03 BV: BV Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, BV Phục hồi chức năng Hương Sen, BV Bạch Mai (Hà

Nội).... để đưa SV đến thực hành, thực tập.

SV thực hành thực tập ở BV các học phần Thực hành CTXH cá nhân, Thực hành CTXH nhóm và học phần thực tập 1, thực tập 2. Như vậy, hằng năm khoa sẽ giới thiệu SV năm thứ 3 và năm thứ 4 đến thực tập tại các BV. SV tham gia thực tập sẽ nhận được sự hỗ trợ của kiểm huấn viên nhà trường (GV của khoa) và

kiểm huấn viên ở BV (các bác sĩ, nhân viên xã hội tại BV). Trong quá trình thực tập tại BV, SV thực hiện rất

nhiều những công việc để hỗ trợ bác sĩ, bệnh nhân và

người nhà bệnh nhân.

Nội dung thực hành, thực tập bao gồm:

- Hoạt động trợ giúp về thủ tục hành chính: hướng dẫn các thủ tục về dịch vụ khám chữa bệnh tại BV, bảo hiểm, các quyền lợi khám chữa bệnh, thủ tục xuất viện...

- Trợ giúp về tâm lý, tinh thần: Trò chuyện, thăm hỏi, động viên, tham vấn tâm lý, tổ chức sinh hoạt chuyên đề cho nhóm trẻ, nhóm cha mẹ.

- Tổ chức chương trình giáo dục, hỗ trợ can thiệp trị liệu, luyện tập phục hồi chức năng.

- Đào tạo và bồi dưỡng: Kêu gọi, kết hợp với các chuyên gia xây dựng chương trình tập huấn, bồi dưỡng cho nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân.

- Huy động và điều phối nguồn lực vật chất và tài chính: Giúp đỡ vận chuyển bệnh nhân, vận chuyển các trang thiết bị, kêu sửa chữa, bảo dưỡng các phòng học, khu vui chơi, đồ chơi.

- Hỗ trợ nhân viên y tế: Hỗ trợ về các yêu cầu liên quan đến hoạt động chăm sóc, giáo dục bệnh nhân, làm cầu nối giữa gia đình bệnh nhân với y bác sĩ trong các hoạt động giao tiếp, phối hợp điều trị.

- Truyền thông về CTXH: Thực hiện truyền thông về các dịch vụ CTXH tại địa phương, về chính sách, quyền lợi người bệnh, phòng và chăm sóc sức khỏe tâm thần, truyền thông kêu gọi cộng đồng quan tâm trợ giúp người bệnh đặc biệt khó khăn, người nghèo, dân tộc thiểu số.

2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi SV thực hành, thực tập tại BV

2.2.1. Thuận lợi

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HƯỚNG DẪN

Đề cương

Tài liệu liên quan