• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Đặt vấn đề

Tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu hiện nay, việc sở hữu cho bản thân một khả năng Anh văn tốt luôn là “chìa khóa” giúp bạn có thể dễ dàng hội nhập và

có những thành công lớn hơn so với những người có khả năng tiếng Anh chưa cao. Là cầu nối giữa các nước, tiếng Anh như một công cụ đắc lực trong giao tiếp, dù ở bất kỳ ngành nghề nào. Trong đó ngành CNTT nói riêng, ngành kỹ thuật nói chung thì tiếng Anh “chiếm giữ” vai trò hết sức quan trọng không chỉ trong quá trình học tập mà còn trong quá trình tìm kiếm cho mình một công việc tốt sau khi tốt nghiệp ra trường. Ngày càng có nhiều sinh viên (SV) kỹ thuật đã và vẫn đang cố gắng làm chủ tiếng Anh để biến nó trở thành công cụ hỗ trợ tiếp cận với nguồn kiến thức kỹ thuật tiên tiến, tìm tòi cơ hội công việc sau này, nên nâng cao trình độ tiếng Anh là yếu tố cần thiết, sống còn cho SV thời hiện đại.

Nhằm giúp SV học tập tốt hơn trong môi trường hội nhập, môn tiếng Anh chuyên ngành đã được đưa vào chương trình đào tạo và giảng dạy của tất cả các khoa, ngành của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường (ĐHTN&MT) Hà Nội nói chung và khoa Công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng nhằm cung cấp cho SV một lượng lớn từ vựng chuyên sâu về chuyên ngành CNTT. Tuy nhiên do đặc thù là một trường không chuyên ngữ, đa số các SV đều là các bạn đến từ các vùng nông thôn nên trình độ tiếng

Anh cơ bản của SV còn nhiều hạn chế.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Khái quát chung về vấn đề dạy và học tiếng anh chuyên ngành

Theo Hutchinson, T. and A. Water, tiếng Anh chuyên ngành (English for specific purposes – ESP) là thuật ngữ dùng để chỉ tiếng Anh được dùng trong chuyên môn làm việc hoặc để phục vụ công việc ở từng chuyên ngành khác nhau. Theo Munby (1978) cho rằng ESP là các khóa học tiếng Anh trong đó nhu cầu giao tiếp của người học chi phối toàn bộ chương trình giảng dạy và tài liệu giảng dạy. Bên cạnh đó, Dudley – Evans (1998) đề cập tới một số đặc điểm sau: ESP được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của người học; nó sử dụng các phương pháp và

hoạt động ngôn ngữ của chuyên ngành mà nó phục vụ; nó tập trung vào kiểu loại ngôn ngữ phù hợp với các hoạt động này về ngữ pháp, từ vựng, ngữ vực, kĩ năng học tập, diễn ngôn và phong cách.

2.2. Thực trạng giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành ở Trường ĐHTN&MT Hà Nội

GV giảng dạy tiếng Anh của Trường ĐHTN&MT Hà Nội đáp ứng theo yêu cầu chuẩn theo quy định và

đang hoạt động trong nhiều nhóm tiếng anh chuyên ngành trong đó có chuyên ngành CNTT. Đội ngũ giảng viên (GV) giảng dạy tiếng Anh nhiệt tình, có tâm huyết, không ngừng phấn đấu học tập, trau dồi kinh nghiệm, thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với các đối tượng học sinh SV.

Hàng năm, GV giảng dạy tiếng Anh luân phiên nhau tham gia các khóa học ngắn hạn về phương

TĂNG CƯỜNG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

49

pháp dạy học tích cực trong và ngoài nước, do đó khả năng chuyên môn và dạy học của GV tiếng Anh ngày càng được nâng lên đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế.

GV giảng dạy ESP đôi khi chịu áp lực khi giảng dạy vì phải tìm tòi học hỏi về kiến thức chuyên môn của môn học. Mặc dù đã có sự phối kết hợp giữa GV giảng dạy tiếng anh với GV chuyên ngành, nhưng đôi khi cũng còn có nhiều trở ngại trong việc chuyển tải nội dung bài học tới các em thực sự có hiệu quả bởi chính họ cũng không được đào tạo về các chuyên ngành này.

ESP thường chỉ dành cho những SV có trình độ từ trung cấp (Intermediate) đến cao cấp (advanced), nghĩa là SV đã có sự hiểu biết cơ bản của tiếng Anh.

Nói cách khác, SV phải học qua chương trình cơ sở, cái này vẫn được gọi là General English ( GE - tiếng anh cơ bản) trước khi bắt đầu chương trình ESP.

Như vậy rõ ràng rằng, GE là phục vụ những yêu cầu chung, yêu cầu căn bản của bất kỳ người học ngoại ngữ nào.

2.3. Thực trạng học tiếng Anh chuyên ngành của SV năm hai khoa CNTT trường ĐHTN&MT Hà Nội

Việc giảng dạy tiếng anh chuyên ngành không nằm ngoài mục tiêu phát triển đầy đủ bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) cho SV như tiếng anh cơ bản.

Tiếng Anh chuyên ngành dành cho mục đích chuyên nghiệp, rõ ràng, tập trung sự chú ý của người học theo các yêu cầu ngôn ngữ và giao tiếp của một lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Có thể nói vấn đề chính của giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành là xây dựng cho SV kỹ năng giao tiếp và sử dụng văn bản chuyên ngành tiếng Anh trong lĩnh vực họ được đào tạo. Tuy nhiên, nhiều SV sử dụng cấu trúc, thuật ngữ chuyên ngành Tiếng Anh như cấu trúc tiếng Việt, việc phát âm các từ đặc biệt là các từ chuyên ngành của SV không đúng. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan như:

Mặc dù tiếng Anh là môn học bắt buộc ở cấp học phổ thông nhưng trình độ tiếng Anh của SV mới vào trường vẫn còn rất kém, điều đó phản ánh thực trạng là lượng kiến thức về ngoại ngữ mà các em tích lũy được ở phổ thông không tương xứng với thời lượng mà SV đã được học. Lỗ hổng kiến thức của SV thực sự báo động. Các kỹ năng của SV còn rất hạn chết, đặc biệt là các kỹ năng nghe, nói.

Một thực tế là SV trong một lớp học đến từ nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh – đa số từ các huyện, xã, vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa của các tỉnh

miền núi phía Bắc với điều kiện học tập khác nhau nên tất yếu có sự đa dạng về trình độ và kỹ năng sử dụng tiếng Anh. Một số khác chưa biết chút gì về tiếng Anh vì bản thân các em khi học ở các trường phổ thông các em lại học các ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nga,… Đó là chưa kể đến mục đích học tập khác nhau của SV. Nhiều SV chưa nhận thức được tầm quan trọng của Tiếng Anh là chìa khóa xin việc và thành công sau này. Điều này có nghĩa là với cùng một nội dung và phương pháp giảng dạy nhưng mức độ tiếp thu và thực hành của từng SV trong một lớp học chuyên ngành có sự chênh lệch, khác biệt lớn. Do vậy một số khó khăn phát sinh trong quá trình dạy và

học là điều khó tránh khỏi.

Mặt khác, sĩ số lớp học phần Tiếng Anh chuyên ngành CNTT quá đông, thường hơn 50 SV. Do vậy, việc chú ý quan tâm phát triển ngôn ngữ của GV trong giờ học đối với từng SV là rất hạn chế. GV phải giành một thời gian khá nhiều để ổn định trật tự, quản lý và

bao quát tất cả SV, đặc biệt là SV ngồi cuối lớp là khó khăn lớn đối với người dạy. Do đó, nhiều SV không có cơ hội thực hành, phát triển kỹ năng ngôn ngữ, nhất là

đối với SV thụ động, nhút nhát tự ti về kiến thức ngôn ngữ bản thân. Mà số lượng SV này thường không phải là ít do xuất phát điểm về hoàn cảnh sống và trình độ của người học.

Thời lượng cho các học phần tiếng Anh chuyên ngành CNTT không nhiều, phần lớn là 3 tín chỉ. Việc cung cấp kiến thức mới song song với việc luyện tập kỹ năng sẽ phiến diện, nhất là đối với SV không chủ động tìm tòi, nghiên cứu tài liệu trước và sau giờ học, mặc dù giáo viên giảng dạy đã luôn cố gắng tận dụng tối đa việc hướng dẫn cho SV tự học, thực hành, luyện tập ngoài giờ học trên lớp.

Cơ sở vật chất giành cho các lớp học tiếng Anh chuyên ngành CNTT còn hạn chế, chưa có phòng chuyên biệt, phòng đồ dùng, mà điều này thực sự cần thiết cho việc minh họa các hoạt động, bộ phận cấu trúc máy tính hay thuật ngữ chuyên ngành trong giờ dạy. SV sẽ dễ tiếp thu khái niệm, kiến thức và ghi nhớ nhanh hơn, say mê với bài giảng thông qua các vật thể thật, sống động.

2.4. Một số giải phát nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cho SV năm hai khoa CNTT trường ĐHTN&MT Hà Nội

Trước hết việc phân loại trình độ đầu vào cho SV là rất cần thiết. Điều này giúp cho GV có thể thiết kế bài giảng trọng tâm hơn, tổ chức các hoạt động ngôn ngữ được tốt hơn. Bản thân SV với cùng trình độ sẽ có tâm lý học tập trung hơn, dễ dàng chia sẻ, trao đổi

kiến thức thực hành ngôn ngữ một cách nhiệt tình hơn.

Điều này giúp giờ học ngôn ngữ đạt hiệu quả cao.

Trong điều kiện hiện tại của Trường ĐHTN&MT Hà Nội thì việc đảm bảo các lớp học phần tiếng Anh chuyên ngành CNTT với sĩ số dưới 30 SV là hợp lý.

Với sĩ số lớp học trung bình 30 SV, GV có thể quản lý và tổ chức các hoạt động lớp học hiệu quả. Do vậy người học có cơ hội thực hành giao tiếp, tham gia các dạng bài luyện tập ngôn ngữ trên lớp, người dạy nắm bắt hiểu rõ trình độ, tâm lý của SV phát triển qua từng tiết học để có phương pháp giảng dạy phù hợp cho mỗi một SV trong lớp học của mình. Phương pháp lấy người học làm trung tâm có thể áp dụng hiệu quả với lớp học. Đặc biệt với giờ học tiếng Anh chuyên ngành đòi hỏi SV phải tham gia tích cực, lĩnh hội không những kiến thức về chuyên ngành của mình, mà còn phải hiểu những kiến thức đó bằng ngôn ngữ tiếng Anh, tham gia các hoạt động giao tiếp với những thuật ngữ chuyên ngành.

Việc phân bố thời lượng học tập và giảng dạy tiếng Anh nói chung cũng như tiếng Anh chuyên ngành CNTT nói riêng sẽ được trường chủ động điều chỉnh, chú trọng gia tăng số lượng tín chỉ hay bài học cùng với việc đầu tư nhanh và kịp thời trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học tiếng Anh chuyên ngành.

3. Kết luận

CNTT là một trong những lĩnh vực thay đổi

“chóng mặt” để đáp ứng nhu cầu của con người. Là

SV IT nếu không nâng cao tiếng anh chuyên ngành CNTT, chỉ chờ các tài liệu đã được dịch thuật thì sẽ trở nên vô cùng lạc hậu. Vô hình chung sẽ tự đào thải bản thân mình trong công việc, vì đây là ngành có tính cạnh tranh gay gắt và mức độ đào thải nhân lực được đánh giá cao nhất hiện nay. Nếu SV không tự trang bị một lượng kiến thức tiếng Anh chuyên ngành “đủ dùng”, chúng ta sẽ dễ bị mất công việc trong thời đại hội nhập. Học tiếng Anh chuyên ngành CNTT không chỉ giúp SV có thể tìm hiểu chuyên sâu hơn về lĩnh vực của mình mà còn giúp mở rộng cánh cửa cho con đường tương lai nghề nghiệp.

Tài liệu tham khảo

1. Dudley – Evans, T. (1998), Research Perspective on English for Academic purposes. Cambridge:

Cambridge universities press.

2. Hutchinson, T. and Waters, A. (1987), English for specific purposes, A learning – centre approach.

Cambridge: Cambridge universities press.

3. Munby, J. (1978) Communicative syllabus design. Cambridge: Cambridge Universities Express.

cho các trường đại học đã qua kiểm định. Do vậy, cơ quan quản lý giáo dục cần đẩy mạnh hơn nữa việc đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học theo hướng đẩy nhanh tiến độ tự đánh giá của các trường, xây dựng tiêu chuẩn và hình thành một số cơ quan kiểm định chất lượng độc lập. Bên cạnh đó, cần thực hiện việc hậu kiểm việc mở trường, nâng cao chất lượng đào tạo, quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm quản lý ngành,... Các quy trình, quy định về thành lập trường phải được thực hiện nghiêm túc, cương quyết đình chỉ hoạt động, sáp nhập, giải thể đối với các trường thành lập không thực hiện đúng cam kết.

3. Kết luận

Chương trình giáo dục theo NL cho phép phát triển một tiến trình học tập mang tính cá thể hóa cao; đảm bảo cho GV được linh hoạt và chủ động trong việc sử dụng nhiều phương thức giảng dạy khác nhau nhằm giúp người học đạt các mục tiêu NL cũng như đảm bảo cơ sở thông tin cụ thể và dễ dàng cho đánh giá kết quả học tập; xây dựng các tổ chức, hiệp hội chuyên môn ở cấp môn học, cấp khoa giúp hình thành và phát triển chất lượng các môn học, ngành học cũng như

tăng cường NL cho đội ngũ GV.

Phát triển chương trình giáo dục theo chuẩn NL đã và đang trở thành xu thế toàn cầu và tất yếu trong nhà

trường ở mọi cấp học. Sự kết hợp giữa việc xây dựng bộ chuẩn NL khoa học với hệ thổng kiểm tra đánh giá chuẩn xác, đa dạng của chương trình giáo dục theo NL sẽ bảo đảm cho tiến trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở các nhà trường đạt hiệu quả, thực sự góp phần gắn đào tạo với nhu cầu kinh tế xã hội.

Tài liệu tham khảo

1. Đảng cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, 2, NXB Chính trị Quốc gia Sự thâth, Hà Nội.

2. Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO&TQM, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Cao Văn Sâm (2006), Một số định hướng về dạy học tích hợp, Tổng cục Dạy nghề.

4. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Quản lý, lãnh đạo nhà trường thế kỷ 21, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC...

(tiếp theo trang 12)

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

51

1. Đặt vấn đề

SV ngành giáo dục tiểu học tại Trường Đại học Tân Trào được học 03 học phần tiếng Anh, bao gồm tiếng Anh 1, 2 và 3. Vì tiếng Anh là ngôn ngữ đặc biệt thông dụng trong xã hội hiện nay, SV của bất cứ trường đại học nào cũng cần phải học và sử dụng được để vận dụng vào học tập, kiếm tìm tài liệu và áp dụng vào cuộc sống. SV ngành giáo dục tiểu học tại Trường Đại học Tân Trào thuộc nhiều dân tộc khác nhau đang sống ở địa phương có rất nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, khoa học. Do đó, SV gặp không ít những trở ngại về tiếp cận học, sử dụng ngôn ngữ tiếng nước ngoài, đặc biệt là kỹ năng (KN) giao tiếp và các phương pháp học tiếng Anh ở trường đại học. Học tiếng Anh cần phát triển được KN nghe, nói, đọc, viết. Muốn làm tốt điều này, giảng viên (GV) cần có những phương pháp, hình thức dạy sáng tạo, linh hoạt và đòi hỏi SV phải có ý thức tích cực, chủ động và thường xuyên rèn luyện các KN học tiếng Anh. Khi GV triển khai được các phương pháp mới và hình thức học tập linh hoạt, giúp SV trải nghiệm tốt hơn thì sẽ khắc phục được hạn chế đơn điệu về phương pháp, nhàm chán về hình thức trong giảng dạy tiếng Anh hiện nay.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Phát triển kỹ năng học tiếng Anh cho SV

Đề cương

Tài liệu liên quan