• Không có kết quả nào được tìm thấy

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

109

1. Đặt vấn đề

Khoa Giáo Dục Thể Chất (K.GDTC) thuộc Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng (ĐHTDTT ĐN) có chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình đào tạo các bậc học ngành GDTC, các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng nhận, chứng chỉ theo nhu cầu xã hội (NCXH) và tổ chức nhiệm vụ nghiên cứu khoa học chuyên môn. Trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, trong năm 2018 K.GDTC đã hoàn thành và đưa vào áp dụng giảng dạy chương trình đào tạo (CTĐT) ngành GDTC theo định hướng đào tạo nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay. Song song với việc áp dụng giảng dạy, K.GDTC Trường ĐHTDTT ĐN đã liên tục tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng và

mức độ đáp ứng của CTĐT ngành GDTC 2018 với định hướng đào tạo nghề nghiệp theo NCXH để có hướng điều chỉnh CTĐT kịp thời và phù hợp.

Kết quả của nghiên cứu (NC) này dựa trên các cơ sở số liệu thu thập từ hoạt động đào tạo của đơn vị từ trước năm 2018 và từ năm 2018 đến nay để có sự đánh giá toàn diện nhất cho kết quả thu được.

Kết quả của NC được dự đoán có ý nghĩa thiết thực đối với việc hoàn thiện khung CTĐT ngành GDTC tại Trường ĐHTDTT ĐN, qua đó mở ra hướng phát triển bền vững cho ngành đào tạo, đồng thời là hướng mở đối với tương lai của các thế hệ sinh viên (SV) chuyên ngành.

2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Kế hoạch nghiên cứu

Hoạt động NC được tiến hành liên tục từ năm

2015→nay. Quá trình NC được chia làm 3 bước:

1-NC đánh giá CTĐT của K.GDTC Trường ĐHTDTT ĐN và so sánh chương trình này với các tiêu chuẩn chung của Bộ GD&ĐT cũng như một số CTĐT của các đơn vị tương đương; 2-Thống kê các số liệu NC về các vấn đề liên quan đến nội dung NC;

3-Xử lý thông tin NC và phân tích kết quả.

2.2. Phương pháp NC

NC sử dụng các phương pháp NC khoa học TDTT thường quy: phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu;

phỏng vấn; quan sát sư phạm; phân tích thống kê.

Các số liệu về CTĐT được lấy từ phòng Đào tạo của trường, các dữ liệu về SV được thu thập thông qua phòng Công tác Chính trị học sinh, SV. Dữ liệu về việc làm được NC thực hiện độc lập thông qua các phương pháp liên lạc viễn thông và mạng xã hội thường dùng (zalo, facebook). Các dữ liệu công việc được phân nhóm độc lập theo đặc thù công việc. NC sử dụng Excel 2013 để thực hiện các phân tích số liệu, các mô tả số liệu ban đầu được biểu hiện dưới dạng n/%.

2.3. Kết quả nghiên cứu

2.3.1. Thực trạng CTĐT ngành GDTC Trường ĐHTDTT ĐN

Bảng 2.1. So sánh chương trình GDTC phổ thông, nội dung thi đấu hội khỏe Phù Đổng và các giải thể thao quần chúng phổ thông với CTĐT ngành GDTC

trường ĐHTDTT ĐN

Các môn TT trong Chương trình GDTC của Bộ

GD&ĐT

Các môn thi đấu tại

HKPĐ

Các môn thi đấu tại các giải TT quần

chúng khác

Các môn TT trong CTĐT ngành GDTC ĐHTDTT ĐN

THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH GIÁO DỤC

Vận động cơ bản: chạy ngắn; chạy bền; nhảy cao; nhảy Xa; ném bóng.

Điền kinh Điền kinh;

chạy việt dã, chạy vũ trang; 3 môn phối hợp

Điền kinh:

chạy ngắn, chạy trung bình, nhảy cao, nhảy Xa, đẩy tạ, ném bóng Thể dục: đội

hình đội ngũ;

thể dục tay không; bài thể dục với dụng cụ đơn giản

Thể dục cổ

động Thể dục: đội

hình đội ngũ;

thể dục tay không; thể dục dụng cụ (xà đơn, xà kép, TD tự do, nhảy chống);

erobic, nhịp điệu Bơi lội, bóng

đá, bóng chuyền, cầu lông, đá cầu, bóng rổ, bóng bàn+, bóng ném+, võ thuật+, khiêu vũ+, trò chơi vận động.

Bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, bóng bàn, karatedo, vovinam, cờ vua, đá cầu, đẩy gậy

Bơi lội, bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, bóng bàn, cờ vua, cờ tướng, đẩy gậy, bi sắt, kéo co, quần vợt

Bơi lội, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, đá cầu, bóng rổ, bóng bàn, bóng ném, võ thuật, thể thao giải trí*, trò chơi vận động*, quần vợt, cờ.

Ghi chú: TT: thể thao; +: Các môn TT trong chương trình GDTC mới của Bộ GD&ĐT; *: Môn TT tự chọn trong CTĐT của trường.

Bảng 2.1 cho thấy: CTĐT ngành GDTC tại trường ĐHTDTT ĐN phong phú hơn và đáp ứng vượt chương trình giảng

dạy ở các cấp phổ thông; số lượng các môn và nội dung thi đấu có từ 13→16 môn thấp hơn hẳn so với CTĐT ngành GDTC trường ĐHTDTT ĐN (27 môn). Kết quả cũng cho thấy CTĐT ngành GDTC trường ĐHTDTT ĐN đã đáp ứng được việc cung

cấp nhân lực phục vụ hầu hết các môn thể thao (TT) theo chương trình của Bộ GD&ĐT, các kế hoạch thi đấu Phù Đổng và phong trào thi đấu TT phổ thông.

Điều đó cũng khẳng định sự thích nghi và kịp thời trong đáp ứng nhu cầu của xã hội trong lĩnh vực TT quần chúng của CTĐT ngành GDTC trường ĐHTDTT ĐN.

Thêm vào đó, đội ngũ giảng viên (GV) tham gia

giảng dạy có trình độ chuyên môn cao với 03 Phó Giáo sư, 31 tiến sĩ, 64 thạc sĩ, 02 bác sĩ chuyên môn (không có GV trình độ cử nhân ĐH). Hệ thống cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện được đầu tư có hệ thống với tổng 36 sân tập các loại, đáp ứng đủ nhu cầu tập luyện trong trường.

2.3.2. Kết quả công tác đào tạo ngành GDTC Bảng 2.2. Kết quả tốt nghiệp của các khóa đại

học từ năm 2015-2020 [1]

KQTN/

Năm học Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình

n % n % n % n %

2015-2016 1 0.15 36 5.50 364 55.66 253 38.69 2016-2017 10 1.46 53 7.76 349 51.10 271 39.68 2017-2018 18 2.37 88 11.61 447 58.97 205 27.04 2018-2019 15 6.44 45 19.31 141 60.52 32 13.73 2019-2020 18 14.0 69 57.12 181 155.28 160 152.65

Kết quả bảng 2.2 cho thấy: SV ngành GDTC có kết quả học tập từ Khá trở lên chiếm tỉ lệ cao, chất lượng SV tốt nghiệp qua từng năm học cũng tăng lên.

Như vậy, xét về mức độ phù hợp của CTĐT ngành GDTC trong mối tương quan với chương trình GDTC phổ thông và đặc điểm phát triển TT quần chúng của các địa phương trong khu vực cũng như xét theo kết quả đào tạo của trường trong những năm qua, CTĐT ngành GDTC hiện hành đã mang lại kết quả khả quan.

2.3.3. Kết quả khảo sát việc làm của cựu SV

Kết quả khảo sát trên cho thấy SV có việc làm tại khu vực nhà nước (chủ yếu là giáo viên GDTC) chiếm tỉ lệ thấp do chỉ tiêu tuyển dụng ngày càng hạn chế ở các tỉnh, thành trong khu vực, điều đó dẫn đến SV sau khi ra trường phải lựa chọn việc làm ở các khu vực tư nhân, liên doanh. Trong bối cảnh đó, trường ĐHTDTT ĐN cần phải xác định lại hướng đi trong việc xác định nhu cầu việc làm cho SV sau khi Khóa SV tốt

nghiệp SV khảo

sát

SV có việc làm

chưa SV có việc

làm

Khu vực việc làm Nhà

nước Tư nhân Liên

doanh Tự tạo việc làm

n % n % n % n %

ĐH7 500 227 127

(56.0%) 100

(44.0%) 36 28.3 87 68.5 02 1.5 02 1.5

ĐH8 680 118 90

(73.3%) 28

(23.7%) 10 8.4 102 84.4 02 1.6 04 3.3

ĐH9 205 134 109

(81.3%) 25

(18.6%) 18 13.4 73 54.5 0 0 18 13.4 Bảng 2.3. Kết quả khảo sát việc làm SV ngành GDTC năm 2017-2019

(lớp ĐH 7, 8, 9)[2]

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

111

ra trường ở các đơn vị sử dụng lao động ngoài công lập tại các tỉnh, thành trong khu vực; để từ đó có thể góp phần làm tăng đầu ra việc làm cho SV, tăng sức hấp dẫn cho việc lựa chọn ngành nghề TDTT.

2.3.4. Dự báo nhu cầu việc làm từng nhóm nghề trong ngành TDTT tại Miền Trung

Biểu đồ Dự báo nhu cầu việc làm ngành TDTT tại Miền Trung (biểu đồ 1) là rất lớn và có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt ở các lĩnh vực nghề nghiệp mới như HLV thể hình và HLV cá nhân (Personal training), vị trí việc làm ở các môn TT giải trí, đặc biệt là TT biển. Ở các doanh nghiệp tư nhân sẽ cần nhiều việc làm như nhân viên quản lý phòng tập, trung tâm, truyền thông TDTT và hướng dẫn viên TT.

Biểu đồ 1. Kết quả dự báo vị trí việc làm ngành TDTT Những năm qua, công tác đào tạo ngành GDTC trong nhà trường đã được quan tâm, đạt nhiều kết quả, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển văn hóa, TT của khu vực. Tuy nhiên, phạm vi việc làm của nhóm ngành này còn hẹp và tồn tại sự bất hợp lý trong việc quản lý và sử dụng nhân lực…, chưa theo kịp yêu cầu của sự phát triển ngành nghề TDTT theo xu thế mới. Do đó, nhà trường đang từng bước tiến hành những biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa cơ hội việc làm và thích ứng nghề nghiệp cho SV ra trường.

2.3.5. Định hướng đào tạo nghề nghiệp cho SV ngành GDTC

Trước những thách thức và dự báo việc làm như trên, để có thể đón đầu được xu thế phát triển nghề nghiệp mới và mở rộng cơ hội việc làm cho SV, cần chú trọng những vấn đề sau: 1-Hướng đến đào tạo SV năng động, sáng tạo tham gia vào hoạt động kinh tế TDTT tư nhân, cần có kế hoạch và triển khai các CTĐT bồi dưỡng cấp chứng nhận, chứng chỉ hướng dẫn viên TT, cứu hộ, trọng tài,…; NC phối hợp mở thêm các chuyên ngành về TT giải trí (Fitness, Yoga, Golf,…) để tạo điều kiện cho SV tham gia vào các cơ sở kinh doanh TT tư nhân; 2-chú trọng đào tạo và nâng cao năng lực ngoại ngữ và kĩ năng mềm để SV tham gia tích cực vào các lĩnh vực TT giải trí, TT

biển, TT kết hợp với du lịch ở các trung tâm cơ sở dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng biển; 3-gắn kết hoạt động dạy học trong trường ĐH với hoạt động thực tiễn văn hóa, TT, du lịch, dịch vụ ở các địa phương: tăng cường sự kết hợp giữa nhà trường và các điểm du lịch, các hoạt động TT cộng đồng, các giải TT quần chúng quốc tế trong khu vực (Ironman, Marathon, Triathlon…); thành lập các CLB, cộng tác viên giúp SV GDTC có điều kiện thực tế và việc làm tương lai;

vận động, xây dựng và phát triển các mô hình CLB TT ở trường và đoàn thanh niên của thành phố nhằm tổ chức, vui chơi giải trí thi đấu các môn TT giải trí, tổ chức đi thực tế hàng tuần trên các bãi biển; thu hút chuyên gia có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, quản lý, HLV các môn TTGT, TT biển.

3. Kết luận

Thực trạng công tác đào tạo ngành GDTC của Trường ĐHTDTT ĐN cho thấy: CTĐT đảm bảo các yêu cầu chuyên môn, có mối tương quan với chương trình GDTC phổ thông của Bộ GD&ĐT và đáp ứng được yêu cầu phát triển TT quần chúng của địa phương. Kết quả đào tạo đạt được do sự định hướng đúng đắn và vận dụng kết quả NC thực tiễn trong xây dựng, điều chỉnh CTĐT; đầu tư cho công tác bồi dưỡng GV; đảm bảo cơ sở vật chất dạy học, cũng như nâng cao chất lượng thực hành các môn TT của SV.

Biện pháp khắc phục của nhà trường là từng bước giáo dục nhận thức nghề nghiệp, kết hợp đổi mới chương trình đào tạo theo hướng chú trọng vào các kỹ năng ngành nghề trong lĩnh vực dịch vụ TDTT, TT biển và TT giải trí, mở rộng liên kết đào tạo.

Tài liệu tham khảo 1. Khoa GDTC Trường ĐHTDTT ĐN (2019), Báo cáo tình hình việc làm của SV tốt nghiệp ngành GDTC.

2. Khoa GDTC Trường ĐHTDTT ĐN (2018), Chương trình đào tạo ngành GDTC

3. Nguyễn Nhất Hùng và cộng sự (2017), Đánh giá mối quan hệ giữa chương trình GDTC phổ thông với CTĐT ngành GDTC Trường ĐHTDTT ĐN. [Đề tài NCKH cấp trường], ĐHTDTT ĐN.

4. Nguyễn Văn Long và cộng sự (2017), Đánh giá thực trạng việc làm sau khi tốt nghiệp của SV trường ĐHTDTT ĐN ở một số tỉnh khu vực Miền Trung [Đề tài NCKH cấp trường], Trường ĐHTDTT ĐN.

5. Huỳnh Việt Nam và cộng sự (2018), Khảo sát thị trường việc làm ngành TDTT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, [Đề tài NCKH cấp trường]. ĐHTDTT ĐN.

1. Đặt vấn đề

Bóng rổ là một môn học được sinh viên (SV) yêu thích. Tuy nhiên, với yêu cầu cao của công tác GDTC trong nhà trường, đồng thời cơ sở vật chất còn thiếu và điều kiện hạn hẹp thời gian, việc ứng dụng hệ thống các bài tập có đầy đủ cơ sở khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn và SV Khoa GDTC Đại học Huế là một việc làm vô cùng cấp bách. Nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy môn học Bóng rổ cho SV, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn ứng dụng hệ thống bài tập bổ trợ trong quá trình giảng dạy môn Bóng rổ cho SV nghành GDTC – Đại học Huế".

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Lựa chọn hệ thống các bài tập và các nội dung đánh giá.

Để lựa chọn các bài tập ứng dụng trong giảng dạy môn Bóng rổ, đề tài tiến hành phỏng vấn các giáo viên (GV) giảng dạy tại Khoa GDTC Đại học Huế, các nhà

huấn luyện, chuyên môn Bóng rổ trên địa bàn về cơ sở lựa chọn các bài tập bổ trợ ứng dụng trong giảng dạy môn Bóng rổ. Kết quả thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Kết quả phỏng vấn các cơ sở lựa chọn bài tập bổ trợ ứng dụng trong giảng dạy môn

Bóng rổ (n=30).

TT Nội dung phỏng vấn Kết quả phỏng vấn Số ý kiến

lựa chọn Tỷ lệ

% 1 Căn cứ vào nhiệm vụ giảng dạy -

huấn luyện. 27 90.00

2 Căn cứ vào nguyên tắc giảng dạy -

huấn luyện thể thao. 29 96.66

3 Căn cứ vào đặc điểm, đối tượng

giảng dạy - huấn luyện. 28 93.33

4 Căn cứ vào việc sử dụng phương

pháp giảng dạy - huấn luyện thể thao. 28 93.33 5 Căn cứ vào đặc điểm quá trình phát

triển thể lực. 28 93.33

Sau khi xác định các yêu cầu lựa chọn các bài tập, chúng tôi lại tiến hành phỏng vấn các giáo viên, huấn luyện viên và các chuyên gia Bóng rổ về yêu cầu lựa chọn bài tập (bảng 2.2.)

Bảng 2.2. Kết quả phỏng vấn xác định yêu cầu lựa chọn bài tập ứng dụng trong giảng dạy Bóng rổ (n=30).

TT Nội dung phỏng vấn

Kết quả phỏng vấn Số ý kiến lựa chọn Tỷ lệ

% 1 Các bài tập lựa chọn phải phù hợp

với mục đích, nhiệm vụ đặt ra trong

chương trình giảng dạy - huấn luyện. 28 93.33 2 Các bài tập có tác dụng trực tiếp hoặc

gián tiếp tới sự phát triển kỹ năng, kỹ

xảo và yếu tố thể lực của SV. 29 96.66 3 Các bài tập phải phù hợp với đặc

điểm trình độ thể lực của đối tượng

tập luyện. 28 93.33

4 Các bài tập phải khắc phục những yếu tố ảnh hưởng tới việc tiếp thu kỹ thuật

động tác và tâm sinh lý của người tập. 29 96.66 5 Các bài tập phải hợp lý, vừa sức và nâng

dần độ khó khối lượng tập luyện đặc

biệt chú ý khâu an toàn trong tập luyện. 28 93.33

Từ kết quả ở bảng 2.2 cho thấy, các yêu cầu đưa ra

* ThS, Khoa Giáo dục thể chất, Đại học Huế

LỰA CHỌN ỨNG DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ

Đề cương

Tài liệu liên quan